Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 18

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 18

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài Tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 chữ/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ (HSK&G đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài).

 - Lập được bảng thống kê các bài Tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy mầu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc Người gác rừng tí hon.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
========================================
Tập đọc
Tiết 35. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1 - T173)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài Tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 chữ/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ (HSK&G đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài).
	- Lập được bảng thống kê các bài Tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy mầu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.
	- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc Người gác rừng tí hon.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL đã học từ tuần 11 đến tuần 17 sách Tiếng Việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng :
- Mời HS lên bốc thăm chọn bài.
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- 6 em nối tiếp lên bốc thăm và chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Lần lượt từng em đọc bài và TLCH do GV nêu về nội dung đoạn đọc.
3.3. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 11 - 13 :
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T126.
- 6 em trình bày, lớp bổ sung.
3.4. Hướng dẫn HS làm bài tập 3 : 
- Nhắc HS : Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Khen HS có nhận xét và dẫn chứng sát đúng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào VBT- T127.
- Trình bày miệng nối tiếp.
- Nhận xét, góp ý.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS tiếp tục ôn tập để kiểm tra trong những giờ tiếp theo.
==========================================
Toán
Tiết 86. DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC (T87)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
2. Kĩ năng :
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Các hình tam giác trong Bộ đồ dùng dạy - học Toán.
	- HS : Mỗi em 2 hình tam giác bằng bìa, kéo.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác :
- Hướng dẫn HS cắt ghép 2 hình tam giác đã chuẩn bị thành hình chữ nhật.
- Lấy 2 hình tam giác trong bộ đồ dùng (1 hình đã cắt theo yêu cầu), mời HS lên bảng ghép.
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét qua các câu hỏi : 
 + Chiều dài HCN bằng cạnh nào của hình tam giác ?
 + Chiều rộng của HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không ?
 + Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác ?
- Nêu yêu cầu : Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Hỏi : Muốn tính S hình tam giác ta làm thế nào ?
- Hướng dẫn HS lập công thức tính S hình tam giác : Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì S được tính như thế nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính S hình tam giác.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV, nêu cách làm.
- 1 HS khá lên ghép hình, lớp theo dõi, nhận xét.
- Quan sát và nêu.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- HSG nêu, lớp theo dõi.
- HSG nêu, lớp theo dõi.
- 2 em nhắc lại, lớp đọc thầm.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét. 
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân vào vở, 2 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài : 
a) 8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b) 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- HS khá nêu, lớp theo dõi.
- Làm bài ra nháp sau khi làm xong bài 1, 2 HSK&G lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 5m = 50 dm 
 50 x 24 : 2 = 600 (dm2)
 b) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2).
4. Củng cố : 
- HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa học để vận dụng.
========================================
Đạo đức
Tiết 18. THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :	
- Củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập. 
3. Thái độ :
	- Biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.
II. Đồ dùng dạy-học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ghi lại những việc nên làm và không nên làm của HS lớp 5.
- Nêu yêu cầu : Hãy ghi lại những việc nên làm và không nên làm của HS lớp 5.
- Nhận xét, khen nhóm làm việc có hiệu quả.
- Trao đổi theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Liên hệ bản thân.
- Yêu cầu HS : Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em ?
- Khen những HS có việc làm tốt. 
- Làm bài ra nháp.
- Trình bày nối tiếp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu : Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân ?
- Cùng cả lớp nhận xét, khen HS có cố gắng vươn lên.
- Cá nhân ghi lại và trao đổi với bạn.
- Trình bày nối tiếp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung vừa thực hành.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS tích cực thực hành các nội dung đã học.
========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 20. ÔN TẬP CHUẨN BỊ KTĐK CKI (T99 - VBT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân ; cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm một số phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của nó.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho HS 
 + Cả lớp làm bài 1, 2, 3a.
 + HSK&G làm tất cả 4 bài tập và bài 117 (T31 - BT Toán 5).
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia một STN cho một STP, chia một STP cho một STN, chia một STP cho một STP, thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức ; cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm một số phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của nó.
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ.
- Chấm - chữa bài với từng nhóm đối tượng.
- Nhận nhiệm vụ.
- 1 vài em nhắc lại, lớp theo dõi.
- HS tự làm các bài tập trong VBT-T99, 100.
- Lần lượt chữa từng bài :
* Bài 1 :
- Kết quả : 10 ; 16,8 ; 9,35.
* Bài 2 :
- Kết quả : a) 24,885 ; b) 2,023.
* Bài 3 : 	
Bài giải
 a) Số thóc tăng thêm là :
 8,5 - 8 = 0,5 (tấn)
Tỉ số phần trăm số thóc tăng thêm là :
 0,5 : 8 x 100 = 6,25%
 b) Số thóc tăng thêm của năm 2005 là :
 8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn)
 Số thóc năm 2005 thu được là : 
 8,5 + 0,53125 = 9,03125 (tấn)
 Đáp số : 9,03125 tấn thóc
* Bài 4 : Khoanh vào D.
* Bài 117 : 
 Tỉ số % của số HS được điểm 9 là : 
 25% + 6,25% = 31,25%
 Tỉ số % của số HS được điểm 9 hoặc điểm 10 là : 
 25% + 31,25% = 56,25%
 Số HS lớp 5A là : 
 18 x 100 : 56,25 = 32 (học sinh)
 Đáp số : 32 học sinh
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để chuẩn bị cho KTĐK CKI.
=======================================
Địa lí
Tiết 18. KTĐK CUỐI HỌC KÌ I
(Chuyên môn trường ra đề)
===================*****==================
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 87. LUYỆN TẬP (T88)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác ; giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức vào giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (Bài tập 4).
	- HS : Ê-ke hoặc thước có vạch cm.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện đối với ý b.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 :
- Hướng dẫn HS quan sát từng hình, chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
- Kết luận câu trả lời đúng, nói thêm : Nếu coi cạnh góc vuông này là đường cao thì cạnh góc vuông kia là đáy.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu dựa vào bài 2 nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét, góp ý.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 3 :
 + Dùng ê-ke hoặc thước có vạch cm để đo các cạnh.
 + Áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác để tính.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, khen HS làm bài tốt.
- 1 em nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- 1 em nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
- 2 em lên bảng, lớp làm bài ra nháp.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
 a) 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
 b) 16dm = 1,6m ; 
 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- Quan sát và nêu miệng :
 + Hình tam giác ABC : đáy AC, đường cao AB.
 + Hình tam giác DEG : đáy DG, đường cao DE.
- Lắng nghe.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
Bài giải
 Diện tích hình tam giác ABC là :
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 Diện tích hình tam giác DEG là :
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp sô : a ) 6cm2
 b) 7,5cm2.
- Theo dõi.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 3, 2 HSK&G làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3cm
 SABC = 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 b) MN = QP = 4cm ; MQ = NP = 3cm;
 ME = 1cm ; EN = 3cm.
 SMNPQ = 4 x 3 = 12 (cm2)
 SMQE = 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
 SNEP = 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
 SMQE + SNEP = 1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
 SEQP = 12 – 6 = 6 (cm2)
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ cách t ... họn cá nhân viết thư hay nhất.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Nêu miệng.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết thư vào VBT-T130.
- Đọc nối tiếp.
- Nhận xét, góp ý.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
	- GV dặn HS xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển) trong sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 67.
=======================================
Ôn Tiếng Việt ( Luyện từ và câu)
Tiết 28. ÔN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ (T76-Tiếng Việt 5 nâng cao)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về cấu tạo từ, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
2. Kĩ năng :
	- Lập được bảng phân loại từ đơn, từ phức.
	- Tìm được từ đồng nghĩa với các từ đã cho.
	- Xác định được nghĩa của từ và phân biệt được sắc thái nghĩa của các thành ngữ gần nghĩa.
3. Thái độ :
	- Có ý thức sử dụng đúng các loại từ đã học.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (Chép sẵn bài tập).
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Treo bảng phụ đã chép 3 bài tập lên bảng, mời HS đọc nội dung, yêu cầu của từng bài.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 3 bài tập.
 + HS còn lại làm bài 1 và 2.
- Theo dõi - giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt chữa từng bài :
* Bài 1 :
- Từ đơn : cô, dạy, em, tập, viết, gió, đưa, thoảng, hương, nhài, nắng, ghé, vào, cửa, lớp, xem, học, bài, những, lời, giảng, ấm, trang, vở, em, ngắm, mãi, những, điểm, mười, cô, cho.
- Từ ghép : chúng em, cô giáo, yêu thương.
- Từ láy : thơm tho. 
* Bài 2 :
a) Từ đồng nghĩa :
- Ghé : đậu, bám, dừng,...
- Xem : nhìn, trông, coi, ngó, dòm,...
- Yêu thương : thương yêu, yêu quý, yêu mến,...
- Ngắm : nhìn, xem,....
b) Các từ ghé, ấm được dùng với nghĩa chuyển.
* Bài 3 :
a) Mắt lá răm : mắt nhỏ, dài hình thoi như lá răm.
 Mắt bồ câu : mắt trong, đẹp như mắt chim bồ câu.
 Mắt sắc như dao cau : mắt sắc sảo ví như dao bổ cau.
b) Mặt búng ra sữa : mặt còn non trẻ như bụ sữa.
 Mặt sắt đen sì : mặt của người quá cứng rắn, lạnh lùng, nghiêm khắc.
 Mặt xưng mày xỉa : mặt của người đang tức tối, cáu giận điều gì.
 Mặt dạn mày dày : mặt của người quá từng trải đến mức thành trơ trẽn.
 Mặt nặng như chì : mặt của người đang khó chịu tức giận hoặc bị bệnh.
 Mặt rắn như sành : mặt của người trơ trẽn, bướng bỉnh, khó bảo.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn luyện để vận dụng.
====================*****=================== 
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 89. KTĐK CUỐI KÌ I
(Chuyên môn Phòng GD&ĐT ra đề)
========================================
Luyện từ và câu
Tiết 36. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6 - T176)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, đại từ xưng hô, văn miêu tả. 
- Củng cố nội dung các bài TĐ và HTL đã học từ tuần 11 đến tuần 17: hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ.
3. Thái độ :
	- Yêu thích vẻ đẹp của quê hương, của bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng : (Thực hiện tương tự tiết 1)
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 : 
- Mời HS đọc bài thơ.
- Mời HS đọc các yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, đại từ xưng hô.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm thảo luận tốt.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm 4 và ghi kết quả vào VBT-T131, 132.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - bổ sung :
a) Biên giới ;
 b) Nghĩa chuyển ;
 c) Em, ta ;
 d) Ví dụ : Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức bài vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn tập lại các kiến thức đã học về LTVC, Chính tả, TLV để chuẩn bị cho bài KTĐK CKI.
============================================
Chính tả
Tiết 18. KTĐK CUỐI KÌ I (Đọc - hiểu, LTVC)
(Chuyên môn Phòng GD&ĐT ra đề)
===========================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 18. KTĐK CUỐI HỌC KÌ I
(Chuyên môn trường ra đề)
============================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 29. ÔN TẬP VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về văn tả người.
2. Kĩ năng :
	- Viết được bài văn tả người theo đúng yêu cầu.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II. Đồ dùng dạy - học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại bố cục của bài văn tả người.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G : Viết bài văn tả mẹ theo yêu cầu của đề số 3 (T158 - Tiếng Việt 5 nâng cao).
 + HS còn lại : Viết bài văn tả người thân yêu nhất theo yêu cầu của đề số 1 (T158 - Tiếng Việt 5 nâng cao).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm bài, nhận xét, góp ý.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết bài văn tả người đã học để vận dụng.
===========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Trên cánh đồng Ca-dắc-xtăng 
trong vở Luyện viết chữ lớp 5)
====================*****====================
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 85. HÌNH THANG (T91)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nắm được một số đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
2. Kĩ năng : 
	- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
	- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
	- Nhận biết hình thang vuông.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
- Quan sát, liên hệ thực tế.
* Hoạt động 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- Vẽ hình lên bảng, hỏi : 
 + Hình thang ABCD có mấy cạnh ?
 + Có hai cạnh nào song song với nhau?
 + Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang ?
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang, TLCH : Đường cao có quan hệ như thế nào với hai đáy ?
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình thang.
- Kết luận về đặc điểm của hình thang.
- Quan sát và trả lời.
- Nối tiếp nhau lên bảng chỉ và TLCH.
- Quan sát và nêu. 
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
Bài 1 : 
- Kết luận câu trả lời đúng.
Bài 2 : 
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Yêu cầu HS nêu tên từng hình.
Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
Bài 4 : 
- Vẽ hình lên bảng, nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình thang vuông.
- Quan sát hình trong SGK, nêu miệng.
- Quan sát hình, trao đổi theo cặp. 
- 1 em nêu.
- Dùng bút chì tự vẽ vào SGK sau khi thực hiện xong bài 2.
- Quan sát hình và nêu ý kiến. 
- 1 em nêu.
4. Củng cố : 
- HS nhắc lại đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
5. Dặn dò :
- GV nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa học để vận dụng tính diện tích của hình thang ; dặn HS xem trước bài Diện tích hình thang.
==========================================
Tập làm văn
Tiết 36. KTĐK CUỐI KÌ I (Chính tả, Tập làm văn)
(Chuyên môn Phòng GD&ĐT ra đề)
==========================================
Âm nhạc
Tiết 18. TẬP BIỂU DIỄN HAI BÀI HÁT : 
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ. 
ÔN TẬP TĐN SỐ 4 (T30)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
- Tập biểu diễn hai bài hát đã học.
- Biết hát kết hợp với các hoạt động.
- Biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách bài TTĐN số 4.
3. Thái độ :
	- Giáo dục cho HS lòng yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (TĐN số 2-TBDH).
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tập biểu diễn hai bài hát.
a) Bài Những bông hoa những bài ca :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài hát 2 lượt.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
b) Bài Ước mơ :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài hát 2 lượt.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 2 : Ôn tập TĐN số 4.
- Treo bảng phụ, tổ chức cho HS ôn tập, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm trình bày bài TĐN.
4. Củng cố :
	- HS hát lại bài Những bông hoa những bài ca.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát đã học để biểu diễn trong các dịp sinh hoạt tập thể.
==========================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 17+18
I/ Mục tiêu :
	- Qua buổi sinh hoạt HS thấy được ưu khuyết điểm của bản thân ở các mặt hoạt động để từ đó có hướng phát huy và khắc phục.
	- Thấy được ý nghĩa của buổi sinh hoạt lớp.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hình hoạt động chung của cả lớp trong học kì I về các mặt hoạt động.
	- GV nhận xét, bổ sung, khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện ở học kì I, nhắc nhở những HS còn mắc lỗi khắc phục trong học kì II.
III/ Phương hướng học kì II :
	- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Khắc phục những hạn chế đã nêu.
	- Chuẩn bị tốt sách vở, đồ dùng học tập cho học kì II.
===================***&&&&&***===================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 18.doc