Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 29

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 29

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.

2. Kĩ năng :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

3. Thái độ :

 - GD cho HS tình cảm bạn bè trong sáng, cao thượng.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=======================================
Tập đọc 
Tiết 57. MỘT VỤ ĐẮM TÀU (T108)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
2. Kĩ năng :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
3. Thái độ :
	- GD cho HS tình cảm bạn bè trong sáng, cao thượng.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ giới thiệu chủ điểm và bài học.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Ghi bảng và hướng dẫn HS đọc : Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
- Tóm tắt ND và hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Giảng từ : nhổ neo.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 kết hợp tìm động từ và tính từ.
- Giảng từ : hoảng hốt, dịu dàng.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại, TLCH : Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? và câu hỏi 3, tiếp tục kết hợp tìm các động từ và tính từ.
- Giảng từ : khủng khiếp, hỗn loạn, tuyệt vọng, bàng hoàng.
- Hỏi : 3 đoạn cuối nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3. 
- Nêu yêu cầu 4.
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Chiếc xuồng cuối cùng" đến hết.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Theo dõi và nêu.
- 2 em nêu (5 đoạn), lớp bổ sung.
- 10 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Sự hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Theo dõi.
- Nêu miệng nối tiếp.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
- Nghe và nhắc lại.
- 5 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Con gái.
=========================================
Toán
Tiết 141. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiếp theo-T149)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
 - Tiếp tục củng cố về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số.
2. Kĩ năng :
- Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ nhỏ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Kết luận kết quả đúng. 
* Bài 2 : 
- Kết luận kết quả đúng. 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
* Bài 5 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chốt lại kết quả đúng.
- Quan sát, nêu miệng : Khoanh vào D.
- Suy nghĩ, nêu miệng và giải thích : Khoanh vào B.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- HSG nêu, lớp theo dõi.
- Lớp làm bài ra nháp (sau khi làm xong bài 2), 1 HSG làm trên bảng phụ nhỏ.
- Nhận xét, chữa bài :
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Làm bài vào vở, 3 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : >, . 
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b).
- 2 em lên bảng làm và giải thích.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) ; b) .
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
========================================
Đạo đức
Tiết 29. ÔN TẬP CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC ĐÃ HỌC (Tiếp)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :	
- Củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 12.
2. Kĩ năng :
- Biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
3. Thái độ :
	- GD tình yêu quê hương, đất nước ; yêu chuộng hòa bình.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Viết về quê hương.
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 1 (T19-VBT Đạo đức). 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, khen HS có việc làm tốt, có ý nghĩa.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào VBT, nêu miệng nối tiếp.
- Lớp nhận xét, bổ sung :
 a) Quê em ở xa Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
 b) Quê em có các di tích lịch sử là : Khu di tích Bộ Y tế (Thôn Lăng Cuồng), Khu di tích Bộ Lao động (Thôn Lăng Lằm),...
* Hoạt động 2 : Xử lý tình huống.
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 2 (T21-VBT Đạo đức).
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, kết luận, khen nhóm có cách xử lý hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung :
 a) Em sẽ nhắc bố, mẹ tham gia tổng vệ sinh và dậy sớm tham gia vệ sinh với mọi người.
 b) Tích cực tham gia và rủ các bạn cùng tham gia.
* Hoạt động 3 : Tập làm hướng dẫn viên du lịch.	
- Yêu cầu HS giới thiệu với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử mà em biết theo các câu hỏi gợi ý :
 + Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó là gì ?
 + Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu ?
 + Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó đẹp hoặc cố kính như thế nào ?
 + Danh lam thắng cảnh đó có được công nhận là di sản thế giới không ?
 + Di tích lịch sử đó có được Nhà nước xếp hạng không ?
- Khen HS, nhóm có lời giới thiệu hay.
- Lắng nghe.
- Trao đổi và thực hiện theo nhóm 4.
- Một số CN, nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 4 : Kể những hoạt động vì hòa bình.	
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 3 (T26-VBT Đạo đức).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, khen HS tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào VBT, nêu miệng nối tiếp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn tập.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động để thể hiện tình yêu quê hương, yêu hòa bình.
========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 42. LUYỆN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN 
(T29 - Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 5)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách đọc, viết số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (Chép các bài tập).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Treo bảng phụ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HS cả lớp làm 3 bài tập (T29).
 + HSK&G làm thêm bài tập 13 (T6-Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5).
- Hướng dẫn HS làm bài 13 : Viết liên tiếp các số từ 18 đến 99, sau đó xóa để được số theo yêu cầu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nhận nhiệm vụ.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Chữa bài :
* Bài 1 : (HS đọc, viết).
* Bài 2 : 
 75 789 ; 434 560 ; 2 896 925 ; 3 780 231.
* Bài 3 : 
 a) x là : 1 ; 
 Chữ số đó là : 32013.
 b) x là : 2, 5, 8 ; 
 Các chữ số đó là : 5226 ; 5526 ; 5826.
 c) x là : 0 ; 
 Chữ số đó là : 41 850.
* Bài 13 : 
 Số được tạo bởi các số có hai chữ số chia hết cho 9 viết liền nhau theo thứ tự từ bé đến lớn là : 18273645546372819099 (20 chữ số).
 Số bé nhất có được sau khi xóa đi một nửa số chữ số của số trên là : 1232819099
 Số lớn nhất có được là : 8772819099.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 60. MỘT VỤ ĐẮM TÀU 
(T39-bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố nội dung bài : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
2. Kĩ năng :
	- Rèn kĩ nămg đọc đúng, đọc diễn cảm theo cách phân vai.
3. Thái độ :
	- GD cho HS tình bạn cao thượng, trong sáng.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện đọc :
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc :
 + Phần đầu đoạn văn đọc với giọng hồi hộp, chú ý khi đọc câu “Còn chỗ cho một đứa bé”, “Đứa nhỏ thôi, nặng lắm rồi”.
 + Đọc diễn tả tiếng kêu át sóng biển và những âm thanh hỗn loạn, phần cuối đoạn văn cần thể hiện cảm xúc mạnh của Giu-li-ét-ta khi vĩnh biệt bạn; đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Theo dõi, nhắc nhở, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe và đọc thầm.
- Theo dõi.
- Luyện đọc phân vai theo nhóm 3.
- Các nhóm thể hiện giọng đọc.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
- Nêu yêu cầu : Hãy  ... n đối thoại theo yêu cầu.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cây cối.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS : 
 + HSK&G : Viết hoàn chỉnh 2 đoạn đối thoại đã viết ở giờ trước.
 + HS còn lại : Viết hoàn chỉnh 1 đoạn đối thoại đã viết ở giờ trước.
- Nhắc nhở HS về nhiệm vụ phải làm, chú ý đến tính cách của từng nhân vật.
- Tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận xét, khen CN (nhóm) có đoạn đối thoại hay.
- Nhận nhiệm vụ.
- Lắng nghe.
- Làm bài theo nhóm.
- Chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết bài văn tả cây cối để vận dụng ; hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài Tập viết đoạn đối thoại giờ sau.
===========================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Trâu đồi-T39-Luyện viết chữ lớp 5)
====================*****===================
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 145. ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiếp -T153)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố về : Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân ; mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bảng phụ nhỏ, bút dạ, bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS chữa bài. 
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp chữa bài.
- Theo dõi.
- Làm bài ra nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn cả bài).
- 2 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài :
a) 4,382 km ; 2,079m ; 0,7 km ;
b) 7,4 m ; 5,09 m ; 5,075 m.
- Theo dõi.
- Làm bài vào bảng con. Kết quả :
 a) 2,35 kg ; 1,065 kg ; 
 b) 8,76 tấn ; 2,077 tấn.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) 0,5m = 50cm ; b) 0,075km = 75m ;
 c) 0,064kg = 64g ; d) 0,08 tấn = 80kg.
- Lớp làm nháp (sau khi làm xong bài 3), 1HSK làm trên bảng phụ nhỏ.
- Nhận xét, chữa bài :
a) 3576m = 3,576km ; 
b) 53cm = 0,53cm;
c) 5360kg = 5,36 tấn ; 
d) 657g = 0,657kg.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
============================================
Tập làm văn
Tiết 58. TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI (T116)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về văn tả cây cối.
2. Kĩ nămg :
	- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả cây cối.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng lớp ghi 5 đề bài ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Nhận xét về kết quả làm bài của HS :
- Sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để nêu nhận xét về kết quả bài làm của HS :
 + Những ưu điểm chính : xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục,...
 + Những thiếu sót, hạn chế : dùng từ, đặt câu, chính tả,...
- Thông báo điểm.
3.3. Hướng dẫn HS chữa bài :
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung :
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng, mời HS lên chữa.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài :
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay :
- Đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
- Cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Theo dõi.
- 1 vài em lên bảng, lớp chữa vào nháp.
- Lớp trao đổi về bài đã chữa trên bảng.
- Tự phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài, rà soát lại việc sửa lỗi.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Tự chọn và viết lại vào VBT.
- Nối tiếp trình bày đoạn văn vừa viết lại.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV khen những HS viết bài tốt ; Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập về tả con vật.
========================================
Âm nhạc
Tiết 29. ÔN TẬP TĐN SỐ 7, SỐ 8. NGHE NHẠC (T47)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nghe một bài dân ca.
2. Kĩ năng :
- Biết hát lại những bài hát đã học.
- Tập biểu diễn.
- Biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 7, số 8.
3. Thái độ :
	- Giáo dục cho HS lòng yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Bài TĐN số 7, số 8 (TBDH).
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ôn TĐN số 7, số 8.
a) TĐN số 7 :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài TĐN 1 lượt.
- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách.
- Chỉ định HS đọc nhạc và gõ đệm.
b) TĐN số 8 :
- Chỉ định HS gõ tiết tấu bài TĐN.
- Hướng dẫn nửa lớp gõ tiết tấu, nửa lớp đọc nhạc và hát lời của bài TĐN, sau đó đổi lại.
- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách bài TĐN : phách 1 gõ bằng tay phải, phách 2-3 gõ bằng tay trái.
- Chỉ định HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp thực hiện.
- Thực hiện theo dãy, cá nhân, lớp.
- 2 nhóm thực hiện, lớp theo dõi.
- 2 em thực hiện, lớp theo dõi.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 3 em trình bày, lớp theo dõi.
* Hoạt động 2 : Nghe nhạc.
- Hát cho HS nghe bài Hò ba lý, giới thiệu nội dung và xuất xứ.
- Yêu cầu HS nói lên cảm nhận về bài dân ca. 
- Nêu yêu cầu : Kể tên hoặc hát một vài câu trong các bài dân ca khác.
- Hát lại cho HS nghe bài Hò ba lý. 
- Lắng nghe.
- 1 vài em phát biểu ý kiến.
- Nối tiếp thực hiện.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS đọc lại 2 bài TĐN số 7, số 8.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát và các bài TĐN đã học để biểu diễn trong các dịp sinh hoạt tập thể.
========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS Ôn tập về dấu câu
Tiết 2, Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5-Dự án SEQAP)
====================***&&&&&***====================
Khoa học
Tiết 57. SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH (T116)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Nắm được một số nét cơ bản và chu trình sinh sản của loài ếch.
2. Kĩ năng :
	- Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
3. Thái độ :
	- Có ý thức bảo vệ động vật có ích.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV+HS : Hình trang 116, 117 SGK ; giấy A4, bút vẽ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu sự sinh sản của ruồi và cách diệt ruồi.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
- GV đưa ảnh ra màn hình, hỏi : Đây là con gì ? (Con ếch).
- GV hỏi : Các em đã nghe thấy tiếng ếch kêu bao giờ chưa ? Em nào có thể bắt chước được tiếng kêu của ếch ? (1 vài em thực hiện).
- GV nêu vấn đề : Vì sao ếch lại kêu được ? Có phải tất cả các con ếch đều kêu được không ? Ếch kêu để làm gì ? Ếch sinh sản như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Sự sinh sản của ếch (GV ghi bảng, HS ghi vở).
3.2. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự sinh sản của ếch.
- Lần lượt nêu các câu hỏi :
 + Ếch thường sống ở đâu ?
 + Ếch là loài đẻ trứng hay đẻ con ?
 + Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
 + Ếch đẻ trứng ở đâu ?
 + Trứng ếch nở thành gì ?
 + Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
 + Nòng nọc có hình dạng như thế nào ?
 + Nòng nọc sống ở đâu ? Ếch sống ở đâu ?
 + Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ?
 + Ếch thường kêu khi nào ?
 + Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái?
 + Ngoài ếch, em còn biết những con vật nào cùng thuộc loài ếch không ?...
- Nhận xét, kết luận : Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước).
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, nêu noi dung của từng hình và nêu chu trình sinh sản của ếch.
- Lần lượt chiếu từng hình lên bảng, hỏi và gọi HS trả lời :
 + Hình 1 : Em thấy gì trong tranh ? Ếch đực có đặc điểm gì ? Ếch đực đang làm gì ? Vì sao ếch đực lại kêu được ? Ếch đực kêu để làm gì ? (Chốt nội dung dưới tranh).
 + Hình 2 : Đây là gì ? Trứng ếch có đặc điểm gì ? (Chốt nội dung dưới tranh)
 + Hình 3-8 : Hỏi đáp lần lượt từng hình, chốt : Mùa hè, mùa sinh sản của ếch, ếch đực thường cất tiếng kêu để gọi ếch cái kết thành đôi. Trứng ếch nở thành nòng nọc, nòng nọc lớn dần và phát triển thành ếch.
- Mời HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nối tiếp trả lời :
 + Ếch sống cả trên cạn và dưới nước.
 + Ếch đẻ trứng.
 + Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè.
 + Ếch đẻ trứng thành từng chùm trên mặt nước.
 + Trứng ếch nở thành nòng nọc.
 + Nòng nọc có đầu tròn, đuôi dẹt.
 + Nòng nọc sống dưới nước.
 + Ếch thường kêu vào mùa hè.
 +.........
- Theo dõi.
- Quan sát và thảo luận theo cặp.
- Quan sát và nêu miệng nối tiếp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Theo dõi.
- Chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
- Nhận xét, khen HS thực hiện tốt và chiếu sơ đồ chu trình sinh sản của ếch lên màn hình.
- Từng em vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào giấy A4.
- Vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- 1 vài em thực hiện, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời : Thức ăn của loài ếch là gì ? Ếch là loài vật có ích hay có hại ? Vì sao số lượng ếch càng ngày càng giảm ? Cần làm gì để bảo vệ loài ếch ?
	- HS hát bài Chú ếch con.
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản và nuôi con của chim.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 29.doc