Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 31

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 31

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

2. Kĩ năng :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

3. Thái độ :

 - GD cho HS lòng yêu nước.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - GV : Tranh minh họa trong SGK, bảng phụ (Nội dung).

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=====================================
Tập đọc 
Tiết 61. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN (T126)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
2. Kĩ năng :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Tranh minh họa trong SGK, bảng phụ (Nội dung).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc đoạn 4 của bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi : Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
- HS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Tóm tắt ND và gợi ý cho HS nêu giọng đọc của bài (hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào).
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- GV giải thích thêm về cách gọi tên của người miền Nam : anh Ba, Út.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Giảng từ : rải truyền đơn.
- Hỏi thêm : Chị Út đã nhận công việc đầu tiên đó với tâm trạng như thế nào ? Anh Ba đã hướng dẫn chị Út thực hiện công việc đầu tiên như thế nào ?
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1 và lưu ý HS về “công việc đầu tiên” được nói đến trong bài. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 và 3, kết hợp tìm động từ và tính từ.
- Giảng từ : bồn chồn, thấp thỏm, rảo bước (Cho HS quan sát lại hình minh họa).
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH : Anh Ba đã có thái độ như thế nào khi chị Út hoàn thành công việc đầu tiên ? Chị Út đã thực hiện những công việc tiếp theo như thế nào ? Chị đã tâm sự gì với anh Ba ? và câu hỏi 4.
- Giảng từ : ham, thoát li.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Hỏi thêm : Qua bài này, em thấy chị Út có đức tính gì ?
- Yêu cầu HS nêu câu tục ngữ nói về lòng yêu nước, sự dũng cảm và mạnh mẽ của người phụ nữ. 
- Chốt ý 3. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng (gắn bảng phụ), mời HS nhắc lại. 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hỏi : Bài văn có mấy nhân vật ? Để đọc bài văn theo cách phân vai, cần có mấy người đọc ?
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Anh lấy từ mái nhàkhông biết giấy gì." 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và nêu.
- 2 em nêu (3 đoạn), lớp bổ sung.
- 6 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu ý kiến.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Chị Út hoàn thành công việc đầu tiên.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Lòng yêu nước của chị Út.
- Suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- Nghe và nhắc lại.
- Nêu miệng.
- 3 em đọc phân vai, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc phân vai.
- 2 nhóm thể hiện giọng đọc ; lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
	- GV nhắc lại câu nói của Bác Hồ : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước....” và nhắc nhở HS giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; dặn HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Bầm ơi.
=====================================
Toán
Tiết 151. PHÉP TRỪ (T159)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số ; tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng :
	- 
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học : 
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS làm bảng con : 295 674 + 859 706 ; 89,17 + 267,89 ; .
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Ôn tập :
- Nêu và ghi bảng biểu thức : a - b = c.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức.
- Hỏi HS : a - a = ? ; a - 0 = ?
- Theo dõi.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1, 2 em nêu, lớp theo dõi.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Cùng HS phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ 2PS, 2STP.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Cho HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
* Bài 3 : 
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài làm đúng.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm vào bảng con. Kết quả : 
a) 4 766 ; 17 532 ; c) 1,688 ; 0,565 ;
 c) 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào nháp, đổi nháp chấm chéo. Kết quả : a) x = 3,32 ; b) x = 1,9.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Những em còn lại đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài :
Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là :
 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
 S đất trồng lúa và đất trồng hoa là :
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số : 696,1 ha.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
=====================================
Đạo đức
Tiết 31. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2-T43)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
	- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng :
	- Biết bày tỏ thái độ trước những ý kiến liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Thái độ :
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nêu phần Ghi nhớ trang 44.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2, SGK).
- Yêu cầu HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
- Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dung tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
- Giới thiệu theo HD của GV ; Các em khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 4, SGK. 
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, kết luận ý đúng.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 4 ; một số nhóm trình bày ; cả lớp nhận xét, bổ sung :
 + a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 + b, c, d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 + Con người cần biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Làm bài tập 5, SGK
- Yêu cầu HS thảo luận : Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
- Thảo luận nhóm 6 ; đại diện một số nhóm trình bày kết quả ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
4. Củng cố : 
	- HS đọc Ghi nhớ, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS về ý thức bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên ; dặn học bài và thực hành theo yêu cầu cuối bài.
=====================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 66. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN (T126)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
2. Kĩ năng :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kết hợp trong phần luyện đọc. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện đọc :
- Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe và đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Luyện đọc đúng theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HSK&G thi đọc diễn cảm, những em còn lại thi đọc đúng.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV dặn HS tiếp tục luyện đọc ; hướng dẫn HS đọc và TLCH của bài Bầm ơi.
=========================================
Ôn Toán
Tiết 46. LUYỆN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (T84 - VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo diện tích.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 4 bài tập và làm thêm bài 2 (T86).
 + HS còn lại làm cả 4 bài.
- Hướng dẫn HS làm bài 2 (T86) :
 + Tính chiều cao thửa ruộng.
 + Tính diện tích thửa ruộng.
 + Tính số thóc thu hoạch được (Đổi từ kg ra tấn).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận nhiệm vụ.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được gia ... ===================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 65. ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về tả con vật.
2. Kĩ năng :
- Viết được bài văn tả con vật đủ 3 phần.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con vật.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G : Viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật có sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá.
 + HS còn lại : Viết bài văn tả con vật đủ ba phần, có sử dụng một vài hình ảnh so sánh, nhân hoá.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS
- Nhận xét, khen CN thực hiện tốt.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân vào vở, 1 vài em trình bày miệng bài văn.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết bài văn tả con vật để vận dụng ; dặn HS chuẩn bị cho bài Ôn tập về tả cảnh giờ sau.
===========================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài 
Lời của than-T42-Luyện viết chữ lớp 5)
==================*****===================
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 155. PHÉP CHIA (T163)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Ôn tập, củng cố cách thực hiện phép chia các STN, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để tính nhẩm.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS làm bảng con : 8,98 + 1,02 x 12 ; (8,98 + 1,02) x 12.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Ôn tập :
a) Phép chia hết :
- Nêu và ghi bảng biểu thức : a : b = c
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức.
- Cho HS nêu 1 số chú ý trong phép chia.
b) Phép chia có dư :
- Nêu và ghi bảng biểu thức : a : b = c (dư r).
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức.
- Cho HS nêu chú ý trong phép chia có dư.
- Theo dõi.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Cùng HS phân tích mẫu để HS rút ra nhận xét về phép chia hết và phép chia có dư.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia 2STN, STP.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia phân số.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia nhẩm cho 0,1 ; 0,01 ; 0,25 ; 0,5.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Mời HS nêu cách làm. 
- Hướng dẫn nhanh (cùng bài 3).
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Thực hiện cùng GV.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài ra nháp, 4 em lên bảng.
- Chữa bài :
 a) 256 ; 365 (dư 5) ; b) 21,7 ; 4,5.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 2 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài : a) ; b) .
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Nhẩm và nêu miệng. Kết quả :
 a) 250 ; 4800 ; 950 b) 44 ; 64 ; 150
 250 ; 4800 ; 7200 44 ; 64 ; 500
- HSG nêu.
- Theo dõi.
- Thực hiện ra nháp (sau khi làm xong bài 3) và nêu miệng. Kết quả : a) ; b) 10.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
=====================================
Tập làm văn
Tiết 62. ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH (T134)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về văn tả cảnh.
2. Kĩ năng :
- Lập dàn ý của bài văn tả cảnh với những ý riêng của mình.
- Trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh theo dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : VBT, bảng nhóm, bút dạ.
III/ Hoạt động dạy - học :	
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại kết cấu của một dàn ý.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Mời HS đọc đề bài và gợi ý.
- Nhắc HS : Cần chọn tả một trong bốn cảnh đã nêu ; Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mình, thể hiện sự quan sát riêng để có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
* Bài 2 : 
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T86. 
- Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày.
- Tự sửa dàn ý của mình.
- Tập nói theo nhóm 4 và tập nói trước lớp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học ; dặn HS sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV Tả cảnh (Kiểm tra viết).
========================================
Âm nhạc
Tiết 31. ÔN TẬP BÀI HÁT : DÀN DỒNG CA MÙA HẠ. NGHE NHẠC (T48)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng : 
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
3. Thái độ :
- GD cho HS tình cảm gắn bó với mái trường.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- HS : Thanh phách.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài TĐN số 8.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu đôi nét về bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
3.2. Dạy bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
- Hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.	
- Hát lại bài hát.
- Dạy hát từng câu, đoạn, cả bài.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp.
- Hướng dẫn HS hát đối đáp, đồng ca : Chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát hai câu đối đáp nhau, hai câu cuối đồng ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
- Lắng nghe.
- Đọc CN, đồng thanh.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Chia nhóm và thực hiện theo HD.
- Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. 
4. Củng cố :
- HS kể tên những bài hát về chủ đề mùa hè.
5. Dặn dò :
- GV nhắc nhở HS ôn lại bài hát Dàn đồng ca mùa hạ, tìm các động tác thích hợp để phụ họa cho nội dung bài hát.
=================================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS Ôn tập về dấu câu
Tiết 2, Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5-Dự án SEQAP)
====================***&&&&&***====================
Tập đọc 
Tiết 61. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN (T126)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.
	- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
2. Kĩ năng :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Máy chiếu, bảng phụ (Nội dung chính).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc đoạn 4 của bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi : Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : (Máy chiếu)
- HS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung tranh.
	- GV cho HS quan sát ảnh và giới thiệu về bà Nguyễn Thị Định.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- GV giải thích thêm về cách gọi tên của người miền Nam.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc (hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào).
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Giảng từ : rải truyền đơn.
- Hỏi thêm : Chị Út đã nhận công việc đầu tiên đó với tâm trạng như thế nào ? Anh Ba đã hướng dẫn chị Út thực hiện công việc đầu tiên như thế nào ?
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1 và lưu ý HS về “công việc đầu tiên” được nói đến trong bài. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 và 3, kết hợp tìm động từ và tính từ.
- Giảng từ : bồn chồn, thấp thỏm, rảo bước (Cho HS quan sát lại hình minh họa).
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH : Anh Ba đã có thái độ như thế nào khi chị Út hoàn thành công việc đầu tiên ? Chị Út đã thực hiện những công việc tiếp theo như thế nào ? Chị đã tâm sự gì với anh Ba ? và câu hỏi 4.
- Giảng từ : ham, thoát li.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Hỏi thêm (Máy chiếu) : Qua bài này, em thấy chị Út có đức tính gì ?
- Yêu cầu HS nêu câu tục ngữ nói về lòng yêu nước, sự dũng cảm và mạnh mẽ của người phụ nữ. 
- Chốt ý 3. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng (gắn bảng phụ), mời HS nhắc lại. 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hỏi : Bài văn có mấy nhân vật ? Để đọc bài văn theo cách phân vai, cần có mấy người đọc ?
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Anh lấy từ mái nhàkhông biết giấy gì." (Máy chiếu)
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu (3 đoạn), lớp bổ sung.
- 6 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu ý kiến.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Chị Út hoàn thành công việc đầu tiên.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Lòng yêu nước của chị Út.
- Quan sát và lựa chọn phương án, nêu ý kiến.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- Nghe và nhắc lại.
- Nêu miệng.
- 3 em đọc phân vai, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc phân vai.
- 2 nhóm thể hiện giọng đọc ; lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
	- GV nhắc lại câu nói của Bác Hồ : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước....” và nhắc nhở HS giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; dặn HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Bầm ơi.
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 31.doc