Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 32

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 32

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

2. Kĩ năng :

 - Đọc diễn cảm được một đoạn hay toàn bộ bài văn.

3. Thái độ :

- GD cho HS ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=====================================
Tập đọc 
Tiết 63. ÚT VỊNH (T136)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
2. Kĩ năng :
	- Đọc diễn cảm được một đoạn hay toàn bộ bài văn.
3. Thái độ :
- GD cho HS ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
	- GV cho HS quan sát tranh giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Giảng từ : chềnh ềnh.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2.
- Giảng từ : cam kết, thuyết phục.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH : Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy gì ? và câu hỏi 3+4, kết hợp tìm động từ.
- Giảng từ : nhào tới.
- Hỏi : Đoạn 3 và 4 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, ghi bảng, mời HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Thấy lạgang tấc."
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu (4 đoạn), lớp bổ sung.
- 8 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Những sự cố thường xảy ra ở đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Út Vịnh thực hiện tốt nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Út Vịnh đã cứu được hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Nghe và nhắc lại.
- 3 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc nhở HS thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ ; dặn HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Những cánh buồm.
=======================================
Toán
Tiết 156. LUYỆN TẬP (T164)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách thực hiện phép chia ; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (BT3).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia phân số.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
* Bài 2 :
- Mời HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; 0,5 ; 0,25.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 : 
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu để rút ra cách thực hiện.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Kết luận câu trả lời đúng. 
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Lớp làm bài vào vở (ý a và dòng 1 ý b, những em làm xong tiếp tục làm ý b dòng 2 và nêu miệng), 3 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
 a) 22 ; 4.
 b) 1,6 ; 0,3 ; 35,2 ; 32,6 ; 5,6 ; 0,45.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Nhẩm và nêu miệng (cột 1 và 2, những em làm xong tiếp tục thực hiện cột 3).
- Nhận xét, chữa bài.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Lớp làm bài vào nháp, 1 em làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng : b) 1,4 ; c) 0,5 ; d) 1,75.
- Nêu miệng và giải thích cách làm (sau khi thực hiện xong bài 3). Kết quả : Khoanh vào D.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
============================================
Đạo đức
Tiết 32. EM YÊU TUYÊN QUANG (3 tiết)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Biết được những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương Tuyên Quang.
- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
2. Kĩ năng :
- Thực hiện các hành vi giữ gìn, bảo vệ danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
- Giới thiệu được cho bạn bè và mọi người về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
3. Thái độ :
- Tự hào, trân trọng những cảnh đẹp thiên nhiên và truyền thống cách mạng của quê hương Tuyên Quang.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Tập tranh ảnh danh lam thắng cảnh của ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang, bộ tranh khu di tích lịch sử Tân Trào, phiếu học tập.
	- HS : Bảng nhóm.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Khởi động :
	- GV + HS hát bài “Rừng Tuyên Quang in bóng Tân Trào”.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tập tranh và yêu cầu thảo luận theo nội dung : Hãy kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang mà em biết.
- Kết luận : Tuyên Quang là 1 tỉnh miền núi, phong cảnh hữu tình, là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có danh lam tháng cảnh nổi tiếng như : Thành nhà Mạc-TP Tuyên Quang, suối nước nóng Mỹ Lâm, hồ thủy điện Na Hang, đền Kiếp Bạc-TP Tuyên Quang, khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào (đình Hồng Thái, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, Hang Bòng,...). Mỗi chúng ta, ai cũng tự hào về quê hương Tuyên Quang của mình.
- Thảo luận nhóm 6 theo hướng dẫn của GV và ghi kết quả ra bảng nhóm ; Đại diện nhóm trình bày ; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số mốc lịch sử gắn với di tích lịch sử của Tuyên Quang.
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS thực hiện các nội dung ghi trong phiếu (Mẫu phiếu ở cuối).
- Kết luận : Mỗi địa danh của khu di tích lịch sử Tân Trào đều gắn với sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Cũng từ nơi đây, dưới sự đùm bọc, che chở của mỗi người dân Tân Trào-Tuyên Quang, Bác Hồ đã lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Khu di tích lịch sử Tân Trào là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang. Nhiệm vụ của chúng ta là phải biết bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử đó.
- Làm việc cá nhân.
- Một số em trình bày ; các em khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS TLCH : Em cần có thái độ và ý thức như thế nào đối với các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang ?
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS sưu tầm các tư liệu để chuẩn bị cho hoạt động “Em là hướng dẫn viên du lịch”.
PHIẾU HỌC TẬP
	Họ và tên : ..............................................................................................................
	Hãy nối các mốc thời gian và sự kiện lịch sử ở cột A với di tích lịch sử ở cột B :
A. Mốc thời gian và sự kiện lịch sử
B. Di tích lịch sử
1. Nơi đón tiếp đại biểu về dự đại hội quốc dân tháng 8/1945.
a) Đình Tân Trào
2. Nơi diễn ra đại hội quốc dân Tân Trào.
b) Đình Hồng Thái
3. Ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Hà Nội.
c) Lán Nà Lừa
4. Nơi Bác Hồ làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8/1945.
d) Cây đa Tân Trào
========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 48. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (T92-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về phép cộng và phép trừ STN, PS, STP.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cách cộng và trừ PS, STP.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 4 bài tập.
 + HS còn lại làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Nhận xét, chữa bài :
 Bài 4. b = 0 ; a là số bất kì.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 69. BẦM ƠI (T130)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
2. Kĩ năng :
 - Biết đọc diễn cảm và học thuộc lòng một đoạn thơ trong bài thơ.
3. Thái độ :
	- GD tình cảm quân dân, tình mẹ con.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kết hợp trong phần luyện đọc. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện đọc diễn cảm và HTL :
- Đọc mẫu đoạn thơ : “Bầm ơi có rét ...thương bầm bấy nhiêu”.
- Yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe và đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : heo heo, lâm thâm, cấy, run, lội, cấy, thương, bao nhiêu, bấy nhiêu.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV dặn HS tiếp tục luyện đọc ; hướn ...  lục bát.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Bảng phụ (Bài tập 2).
- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS nhớ - viết :
- Mời HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại để ghi nhớ.
- Nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai. 
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài thơ.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài :
 + Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
 + Trình bày các dòng thơ như thế nào ?
 + Những chữ nào phải viết hoa ?
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Thu chấm 7 bài, nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- Nhẩm lại bài.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- Tự nhớ và viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Những em còn lại đổi vở soát lỗi.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2 :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 
* Bài 3 :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Gợi ý, hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại cách viết đúng. 
- 1 em nêu, lớp theo dõi SGK.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T87.
- 1 em làm trên bảng phụ, gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) Trường / Tiểu học / Bế Văn Đàn
 b) Trường / Trung học cơ sở / Đoàn Kết
 c) Công ti / Dầu khí / Biển Đông
- 1 em nêu, lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T87, 3 em viết trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài : Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Mầm non Sao Mai.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa vừa học để viết đúng.
===============================================
Buổi chiều
Lịch sử (Lịch sử địa phương)
Tiết 32. MỘT SỐ CHIẾN THẮNG TIÊU BIỂU 
CỦA QUÂN VÀ DÂN TUYÊN QUANG 
TRONG CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC-THU ĐÔNG NĂM 1947
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Nắm được ý nghĩa của một số chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
2. Kĩ năng : 
	- Trình bày được một số chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947. 
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng nhận xét và ghi nhớ các sự kiện lịch sử của địa phương.
	- Có kỹ năng chỉ được các địa danh trên lược đồ, bản đồ.
3. Thái độ :
	- Giáo dục lòng tự hào về những đóng góp của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
	- Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của cha ông và quê hương.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang, lược đồ chiến dịch Việt bắc Thu - Đông năm 1947, ảnh về Bến Bình Ca, bia chiến thắng km7, bia chiến thắng Cầu Cả.
III/ Hoạt động dạy học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu những di tích chính của khu di tích lịch sư Tân Trào.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Giới thiệu một số chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
- GV giới thiệu kết hợp với sử dụng lược đồ Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 và Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang để chỉ những địa danh chính chiến thắng của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
- Mời HS chỉ trên Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang những địa danh lập nên chiến thắng (Bình Ca, km7, Khe Lau, Cầu Cả).
- GV nhận xét và chốt lại một số chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu-đông năm 1947 : Chiến thắng Bình Ca, chiến thắng km7, chiến thắng Khe Lau, chiến thắng Cầu Cả.
- Theo dõi.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của những chiến thắng mà nhân dân Tuyên Quang thu được trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của những chiến thắng trên.
- Chốt lại ý kiến đúng.
- Làm việc cá nhân, trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung : góp phần tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch.
4. Củng cố :
	- HS chỉ trên bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang những địa danh đã ghi lại những chiến thắng của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
5. Dặn dò :
- GV nhắc HS học bài ; hướng dẫn HS ôn tập chuẩn bị KTĐK CKII.
=========================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 71. ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về văn tả cảnh.
2. Kĩ năng :
- Viết được bài văn tả cảnh đủ 3 phần.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G : Viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh có sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá.
 + HS còn lại : Viết bài văn tả cảnh đủ ba phần, có sử dụng một vài hình ảnh so sánh, nhân hoá.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận xét, khen CN thực hiện tốt.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân.
- Trình bày miệng trước lớp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết bài văn tả cảnh để vận dụng ; dặn HS chuẩn bị cho bài Ôn tập tả người giờ sau.
=============================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài 
Lời của than-T42-Luyện viết chữ lớp 5)
====================*****=====================
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 160. LUYỆN TẬP (T167)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố cách tính chu vi, diện tích các hình và giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
2. Kĩ năng :
	- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
	- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bảng phụ (BT3).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cho HS nêu công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
* Bài 2 : 
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2) 
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 2 : Tính chiều rộng thửa ruộng, diện tích thửa ruộng, số thóc thu hoạch được.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài ra nháp, 1 HSK lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
 a) 400m ; b) 9900 m2.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Lớp làm bài ra nháp, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài : 144 m 2.
- Theo dõi.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 2, 1 em làm trên bảng phụ và giải thích cách làm. Kết quả : 3300 kg.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 em lên bảng chữa bài ; lớp nhận xét, bổ sung :
Bài giải
S hình thang bằng S hình vuông, đó là :
 10 x 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là :
 (12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là :
 100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số : 10 cm.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập.
============================================
Tập làm văn
Tiết 64. TẢ CẢNH (T144)
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về văn tả cảnh.
2. Kĩ năng :
	- Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Mời HS đọc đề kiểm tra trong SGK.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS, nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
3.3. HS làm bài kiểm tra :
- Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Thu bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS ghi nhớ kết cấu của bài văn tả người để vận dụng.
========================================
Âm nhạc
Tiết 32. HỌC BÀI HÁT : LÝ CÂY BÔNG 
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
	- Hát đúng nhạc và thuộc lời bài Lý cây bông. 
3. Thái độ :
	- Yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Thanh phách.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Dạy hát.
- Dạy hát từng câu.
- Lắng nghe và thực hiện theo.
- Dạy hát cả đoạn của bài hát. 
- Lắng nghe và thực hiện theo.
- Cho HS hát lại từng đoạn.
- Thực hiện theo nhóm, dãy bàn, cả lớp.
* Hoạt động 2 : Củng cố bài hát.
- Hát cá nhân, nhóm, dãy bàn, cả lớp.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Từng nửa lớp hát, tất cả cùng hát hoà giọng.
4. Củng cố :
	- HS trình bày lại bài hát.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS học thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ họa.
========================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 31+32
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt ; khắc phục những tồn tại.
	- Ôn tập tốt kiến thức chuẩn bị cho kì thi Hoàn thành chương trình Tiểu học.	
	- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4.
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 32.doc