Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 6

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 6

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ý nghĩa của bài văn : Phản đối chế độ phận biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm : A - pác - thai, Nen - xơn Man - đê - la ; các số liệu thống kê 1/5, 9/10, 3/4,

 - Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen - xơn Man- đê - la và nhân dân Nam Phi.

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN 
========================================
Tập đọc
Tiết 11. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A - PÁC - THAI (T54)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Phản đối chế độ phận biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm : A - pác - thai, Nen - xơn Man - đê - la ; các số liệu thống kê 1/5, 9/10, 3/4,
	- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen - xơn Man- đê - la và nhân dân Nam Phi.
3. Thái độ :
	- GD tình đoàn kết, hữu nghị, không phân biệt chủng tộc giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (ND), tranh ảnh trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Ê - mi - li, con..., nêu nội dung của bài.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài : HS quan sát tranh minh họa, nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc : 
- Giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man - đê - la và tranh minh hoạ.
- Giới thiệu về Nam Phi : Quốc gia ở cực nam Châu Phi, diện tích 1 219 000 km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Prê - tô - ri - a, rất giàu khoáng sản.
- Ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng : A - pác - thai ; Nen- xơn Man - đê - la ; 1/5 ; 9/10 ; 3/4 ; 1/7 ; 1/10.
- Giải thích các số liệu thống kê để làm rõ sự bất công.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng, ngắt nghỉ hơi đúng, nêu nghĩa từ chú giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Đọc diễn cảm bài văn, lưu ý HS cách đọc.
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : Nam Phi là một quốc gia như thế nào ?
- Giảng từ : A- pác- thai.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 1.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH 2 (Không hỏi câu 3).
- Giảng từ : bền bỉ, tổng tuyển cử.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Nêu yêu cầu : Hãy giới thiệu vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài văn.
- Chốt lại nội dung bài, gắn bảng phụ, mời HS nhắc lại. 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : 
- Treo bảng phụ, đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 với giọng cảm hứng ca ngợi, sảng khoái.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 2 em đọc nối tiếp toàn bài, lớp đọc thầm.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- 1 vài em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu cách chia đoạn (3 đoạn).
- 6 em đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, phát biểu ý kiến.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung : Đời sống của người dân Nam Phi dưới chế độ A- pác- thai.
- Đọc thầm, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung : Cuộc đấu tranh chống chế độ A- pác- thai của người dân Nam Phi giành thắng lợi.
- 1 vài em giới thiệu, lớp nhận xét.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- Nghe và nhắc lại.
- 3 em đọc nối tiếp bài văn, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ về tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
5. Dặn dò :
	- GV hướng dẫn HS đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài Tác phẩm của Si - le và tên phát xít.
==============================================
Toán
Tiết 26. LUYỆN TẬP (T28)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Giúp HS củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng :
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi, so sánh và giải toán có liên quan đến số đo diện tích.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Ý a : + Ghi bảng và hướng dẫn mẫu.
 + Mời HS lên bảng làm bài.
 + Kết luận bài làm đúng, ghi điểm.
- Ý b : + Yêu cầu HS nêu cách làm. 
 + Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- 2 em lên bảng, lớp làm nháp 2 ý đầu (HS làm xong 2 ý đầu, làm tiếp các ý còn lại, nêu miệng kết quả).
- Nhận xét, chữa bài : 
 8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2
 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em viết trên bảng, lớp viết bảng con 2 ý đầu (HS làm xong 2 ý đầu, làm tiếp ý còn lại, nêu miệng kết quả).
- Nhận xét, chữa bài : 
 4dm2 65cm2 = 4dm2 ; 
 95cm2 = cm2
* Bài 2 :
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
- Làm bài vào bảng con. Kết quả : Khoanh vào B.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng, ghi điểm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em lên bảng, lớp làm nháp cột 1 (HS làm xong cột 1, làm tiếp cột 2).
- Nhận xét, chữa bài :
 2dm2 7cm2 = 207cm2
 300mm2 > 2cm2 89mm2
* Bài 4 :
- Hướng dẫn HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng, ghi điểm.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- 1, 2 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Chữa bài trên bảng :
Bài giải
 Diện tích một viên gạch là :
 40 x 40 = 1600 (cm2)
 Diện tích căn phòng là :
 1600 x 150 = 240 000 (cm2)
 240 000 cm2 = 24m2
 Đáp số : 24m2
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Héc-ta.
===========================================
Đạo đức
Tiết 6. CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiếp - T9)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết : Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên.
2. Kĩ năng :
	- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình ; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
3. Thái độ :
	- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Phiếu phân tích những khó khăn của bản thân.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Nêu tấm gương vượt khó tiêu biểu (Bài tập 3).
- Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Gợi ý để HS phát hiện được những bạn có khó khăn ở trong lớp, trong trường và có kế hoạch giúp bạn vượt khó.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Phát hiện và nêu.
* Hoạt động 2 : Tự liên hệ (Bài tập 4).
- Yêu cầu HS tự phân tích những khó khăn của mình và đề ra cách khắc phục.
- Cho HS trao đổi theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Kết luận về những khó khăn trong cuộc sống mà mỗi mgười có thể gặp phải, ý chí vượt khó vươn lên của bản thân mỗi người, sự giúp đỡ của cộng đồng. 
- Làm việc cá nhân theo sự hướng dẫn của GV, ghi vào phiếu đã chuẩn bị.
- Trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Các nhóm chọn 1, 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày.
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS đọc lại Ghi nhớ (T10-SGK).
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS về ý chí vượt khó vươn lên ; hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Nhớ ơn tổ tiên.
===========================================
Buổi chiều
Lịch sử 
Tiết 6. QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (T14)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết : Ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP.HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước.
2. Kĩ năng :
	- Trình bày được mục đích, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
3. Thái độ :
	- GD lòng kính trọng, yêu quý, biết ơn đối với Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Ảnh về quê hương Bác Hồ, Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến “cứu nước, cứu dân.”, TLCH :
 + Nguyễn Tất Thành sinh ngày, tháng, năm nào ? Ở đâu ?
 + Cha, mẹ Nguyễn Tất Thành là ai ?
 + Em biết gì thêm về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
 + Vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm con đường cứu nước mới ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời kết hợp cho HS quan sát ảnh về quê hương Bác Hồ.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời.
- 1 vài em phát biểu ý kiến, lớp bổ sung.
- Lắng nghe và quan sát.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục đích và quyết tâm đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ “Đầu thế kỉ XX...” đến hết, TLCH : 
 + Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì ?
 + Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể kiểm sống và đi ra nước ngoài ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Cho HS xác định vị trí TP.HCM trên bản đồ Hành chính Việt Nam kết hợp cho HS quan sát ảnh bến cảng Nhà Rồng trong SGK.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, tìm câu trả lời.
- 1 vài em đại diện phát biểu ý kiến, lớp bổ sung.
- Cả lớp quan sát, 2 em lên bảng chỉ.
4. Củng cố :
	- GV hệ thống lại nội dung chính của bài và hỏi : Thông qua bài học, em thấy Bác Hồ là người như thế nào ? Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào ? 
	- HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS học bài ; hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
===================*****====================
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 27. HÉC - TA (T29)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết : Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của héc-ta ; quan hệ giữa héc-ta và mét vuông ; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta).
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức trên để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích và  ... cố về so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số, giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng được kiến thức trên vào giải toán có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài vào bảng con, 2 em lên bảng.
- Chữa bài trên bảng :
 a) ; b) 
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ phân số khác mẫu số.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài vào nháp ý a và b, 2 em lên bảng (HS thực hiện xong ý a và b làm luôn ý c và d).
- Nhận xét, chữa bài :
a) ; 
b) .
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 2.
- Ghi kết quả lên bảng, nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- Thực hiện ra nháp sau khi làm xong bài 2, nêu miệng và giải thích cách làm. Kết quả : 15 000m2.
* Bài 4 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Tuổi bố : 
 Tuổi con :
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bàng nhau là :
 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi con là :
 30 : 3 = 10 (tuổi)
 Tuổi bố là : 
 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số : + Con : 10 tuổi
 + Bố : 40 tuổi. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách cộng, trừ phân số khác mẫu số ; cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn tập để vận dụng ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung.
==============================================
Tập làm văn
Tiết 12. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (T62)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Qua những đoạn văn hay, HS học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
2. Kĩ năng :
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
3. Thái độ : 
	- Yêu thích văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy- học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 1 HS đọc “Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện ...”
	- Kiểm tra việc HS quan sát và ghi lại cảnh sông nước.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập : 
* Bài 1 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Giải nghĩa từ liên tưởng : từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ sang chuyện khác, hình ảnh khác ; từ chuyện của người nghĩ đến chuyện của mình. 
* Bài 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS sửa chữa.
- Đọc nối tiếp nội dung của bài.
- Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Cá nhân nêu kết quả quan sát được ở nhà.
- Lập dàn ý vào VBT-T40.
- Trình bày miệng dàn ý.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
5. Dặn dò : 
	- GV hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh.
==============================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 6
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét, bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt.
 - Khắc phục những tồn tại.
====================***&&&&&***=====================
Ôn Toán
Tiết 8. LUYỆN TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH (T35)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng được mối quan hệ của các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích để làm các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS :
	+ HSK&G làm cả 4 bài tập.
	+ HS còn lại làm bài 1 ý a dòng 1 và 2, ý b dòng 1 và 2 ; bài 2 cột 1 ; bài 3 và 4.
	- HS làm bài theo nhiệm vụ được phân công.
	- GV cùng HS chữa bài theo từng nhóm đối tượng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập đẻ vận dụng.
============================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu) 
Tiết 2. TỪ TRÁI NGHĨA (T55-Tiếng Việt 5 nâng cao)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về khái niệm từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ, các thành ngữ, tục ngữ ; biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
3. Thái độ :
	- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa phù hợp đối tượng.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ chép sẵn bài tập.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
	- HS nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
	- GV treo bảng phụ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS và hướng dẫn HS làm bài :
	+ HSK&G : Làm cả 3 bài tập.
	+ HS còn lại : làm bài 1, 2 và bài 3 ý a.
	- HS thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
	- GV cùng chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa. 
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
===========================================
Ôn Toán
Tiết 7. LUYỆN TẬP VỀ ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG, 
HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG (T33-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về đọc, viết, đổi các đơn vị đo đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. 
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng được mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông và ngược lại để đổi các đơn vị đo.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
	- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS :
	+ HSK&G làm cả 3 bài tập.
	+ HS còn lại làm bài 1 và 2.
	- HS làm bài theo nhiệm vụ được phân công.
	- GV cùng HS chữa bài theo từng nhóm đối tượng.
4. Củng cố :
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông và ngược lại.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=====================*****====================
Mĩ thuật
Tiết 6. VẼ TRANG TRÍ : 
VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC (T18)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nhận biết các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
	- Biết cách vẽ các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
2. Kĩ năng :
	- Vẽ được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
3. Thái độ :
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí ; yêu thích vẽ trang trí.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bài mẫu, một số đồ vật có họa tiết trang trí đối xứng.
	- HS : Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
- GV cho HS quan sát một số đồ vật có họa tiết trang trí đối xứng để giới thiệu về các loại họa tiết trang trí, tác dụng của họa tiết trang trí.
	- GV giới thiệu họa tiết đối xưng và nêu câu hỏi : Thế nào là họa tiết trang trí đối xứng ?
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát một số bài mẫu, gợi ý nhận xét :
 + Họa tiết này giống hình gì ?
 + Họa tiết nằm trong khung hình nào ?
 + Em hãy so sánh các phần của họa tiết được chia qua các đường trục.
- Kết luận về họa tiết đối xứng, về trục vẽ, hình đối xứng trong thiên nhiên và vẻ đẹp của hình đối xứng.
- Cả lớp cùng quan sát và nêu nhận xét.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ.
- Gắn bài mẫu, hướng dẫn HS cách vẽ :
 + Vẽ khung hình.
 + Kẻ trục đối xứng và lấy điểm đối xứng
 + Vẽ phác hình họa tiết.
 + Vẽ nét chi tiết.
 + Vẽ màu (Lưu ý HS : Các phần họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau).
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ.
- Theo dõi.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- Gợi ý HS lựa chọn dạng bài vẽ.
- Đến từng bàn quan sát, giúp đỡ.
- Cá nhân tự lựa chọn theo gợi ý của GV.
- Vẽ vào vở Tập vẽ. 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Chọn một số bài vẽ của HS, hướng dẫn HS nhận xét, xếp loại.
- Chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu.
- Nhận xét chung, xếp loại. 
- Quan sát, nhận xét, xếp loại theo hướng dẫn của GV.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục để áp dụng trong thực tế ; hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài Vẽ tranh : Đề tài An toàn giao thông : Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
==============================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện Tập làm văn)
Tiết 1. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Giúp HS nắm chắc cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng :
	- Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh theo kết cấu đã học.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần hướng dẫn HS làm bài.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài :
- Yêu cầu HS nhắc lại kết cấu 3 phần của bài văn tả cảnh.
- Yêu cầu HS chọn một đề bài khác với đề bài đã chọn tuần trước để viết.
- Căn cứ vào đề bài HS đã chọn để hướng dẫn viết bài theo từng nhóm đề.
- Góp ý để HS chỉnh sửa.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- 1 vài em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lần lượt nêu đề bài đã lựa chọn.
- Từng nhóm theo dõi.
- Viết bài ra nháp.
- Sửa bài viết và viết vào vở.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kết cấu 3 phần của bài văn tả cảnh.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS ghi nhớ kết cấu của bài văn tả cảnh để vận dụng khi lập dàn ý và viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 6.doc