Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 9

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 9

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là quí nhất.

2. Kĩ năng :

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

3. Thái độ :

 - GD cho HS thái độ yêu quý, tôn trọng người lao động.

II/ Đồ dùng dạy - học :

- GV + HS : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy - học :

1. Ổn định :

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
==========================================
Tập đọc 
Tiết 17. CÁI GÌ QUÍ NHẤT (T85)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là quí nhất.
2. Kĩ năng :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
3. Thái độ :
	- GD cho HS thái độ yêu quý, tôn trọng người lao động.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV + HS : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Trước cổng trời.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS giỏi đọc bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Mời HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc đoạn 1-2 và TLCH 1-2 trong SGK.
- Giảng từ : tranh luận.
- Hỏi : Đoạn 1 và 2 kể về điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Cho HS đọc đoạn 3 và TLCH 3.
- Giảng từ : vô vị.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Nêu yêu cầu 4.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Chốt nội dung, treo bảng phụ.
- Mời HS nhắc lại nội dung.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc bài theo cách phân vai.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu cách chia (3 đoạn).
- 6 em đọc nối tiếp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm theo.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Cuộc tranh luận của Hùng, Quý và Nam về Cái gì quý nhất.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Người lao động là quý nhất.
- Lắng nghe.
- Nêu miệng nối tiếp.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Người lao động là đáng quý nhất vì họ làm ra tất cả của cải vật chất.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi. 
- 5 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu, lớp bổ sung.
- Luyện đọc theo cặp.
- CN thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận để chuẩn bị cho tiết TLV và áp dụng trong cuộc sống. 
===========================================
Toán
Tiết 41. LUYỆN TẬP (T45)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố các kiến thức đã học về bảng đơn vị đo độ dài.
2. Kĩ năng :
	- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài 2 :
- Viết mẫu lên bảng, hướng dẫn HS cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3 :
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại bài làm đúng, ghi điểm.
Bài 4 :
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng, thống nhất kết quả :
 a) 35,23m ; b) 51,3dm ; c) 14,07m.
- Theo dõi.
- Làm bài vào bảng vở.
- Đổi vở kiểm tra cheo kết quả.
- 1 em lên bảng chữa bài ; lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả : 2,34m ; 5,06m ; 3,4m.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- Nhận xét, chữa bài : a) 3,245km ; 
 b) 5,034km ; 
 c) 0,307km.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài vào nháp ý a và c (HS làm nhanh làm luôn ý b và d), 2 em làm trên bảng phụ nhỏ.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 12m 44cm ; b) 7dm 4cm; 
 c) 3450m ; d) 34300m.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ các kiến thức vừa học để vận dụng ; hướng dẫn chuẩn bị bài Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
==========================================
Đạo đức
Tiết 9. TÌNH BẠN (T16)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được giao kết bạn bè.
2. Kĩ năng :
	- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ :
	- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV + HS : Hình trong SGK.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề Biết ơn tổ tiên.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
- Yêu cầu HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết, TLCH :
 + Bài hát nói lên điều gì ?
 +Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
 + Trẻ em có quyền tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ?
- Kết luận : Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do giao kết bạn bè. 
- Cả lớp cùng hát, thảo luận câu hỏi, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
- Đọc truyện Đôi bạn.
- Mời HS lên đóng vai.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi T17-SGK.
- Kết luận : Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Lắng nghe.
- 3 em lên đóng vai, lớp theo dõi.
- Thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu các cách ứng xử tình huống liên quan đến bạn bè.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong SGK.
- Mời một số HS trình bày và giải thích lý do.
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- Làm việc cá nhân vào VBT-T11.
- 1 vài em trình bày và giải thích ; lớp nhận xét, bổ sung :
 a) Chúc mừng bạn.
 b) An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
 c) Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
 d) Khuyên ngăn bạn.
 đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
 e) Nhờ bạn bè, thầy cô giáo, người lớn khuyên ngăn bạn. 
4. Củng cố :
	- Mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp, liên hệ thực tế trong lớp, trong trường.
	- HS đọc Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS đối xử tốt với bạn bè xung quanh ; sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,...về chủ đề Tình bạn.
==========================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 9. CÁCH MẠNG MÙA THU (T19)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào tháng 8-1945, sự kiện cần nhớ, kết quả ; ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
2. Kĩ năng :
	- Kể lại được một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
	- HSK&G biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
3. Thái độ :
	- Tự hào về truyền thống của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV + HS : Hình SGK, cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
	- GV hát cho HS nghe một đoạn của bài Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi ; nêu nhiệm vụ học tập.
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và một số nơi khác.
- Yêu cầu đọc SGK, TLCH : 
 + Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ?
 + Kết quả ra sao ?
 + Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí và tác động như thế nào đối với tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ta ?
- GV giới thiệu vài nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế (23-8) và Sài Gòn (25-8).
- Nêu câu hỏi liên hệ : Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em ?
- Nói về Đại hội Quốc dân Tân Trào (Tuyên Quang) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thành công (4-1945) của huyện Chiêm Hóa (Dựa theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa).
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến, kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19-8 của nhân dân Hà Nội.
- Theo dõi.
- Dựa vào kết quả sưu tầm được nêu miệng nối tiếp.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.
- Nêu vấn đề cho HS thảo luận :
 + Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ?
 + Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì ? Kết quả đó mang lại tương lai gì cho nước nhà ?
- Chốt lại ý đúng, mời HS nhắc lại.
- Thảo luận theo nhóm 4, phát biểu ý kiến :
 + Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
 + Giành độc lập, tự do cho nước nhà, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến.
- Lắng nghe và nhắc lại.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài. 
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những nội dung vừa học ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
===================*****===================
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 42. VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG 
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (T45)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Viết được số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng (để trống).
- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS viết bảng con : 5km 248m = ...km ; 256m = ...km.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng. 
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng đã học.
- Ghi nhanh lên bảng phụ, mời HS nhắc lại,
- Nêu miệng nối tiếp.
- Theo dõi, nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Ghi ví dụ lên bảng, yêu cầu HS nêu cách làm : 5 tấn 132kg =...tấn.
- Nhận xét, hướng dẫn cách làm : Chuyển về dạng hỗn số có chứa phân số thập phân sau đó chuyển từ phân số thập phân thành số thập phân.
- Kết luận và ghi bảng.
- Theo dõi, 1 vài em nêu ý kiến.
- Theo dõi.
- Thực hiệ ... âu hỏi để nhớ cách trình bày.
- Thực hiện quy trình 3 bước.
- Nhớ và viết bài vào vở.
- Soát bài, sửa lỗi.
- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi, bình chọn bạn viết đẹp nhất.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2a :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 3a :
- Mời HS đọc đề bài.
- Theo dõi, nhắc nhở. 
- Kết luận bài làm đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 1 em nêu, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T56, 1 em làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài theo nhóm và lên bảng viết nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để không viết sai ; dặn HS ôn tập chuẩn bị KTĐK GKI.
===========================================
Địa lí
Tiết 9. CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ (T84)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết được đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
	- Biết một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
	- Hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng miền.
2. Kĩ năng :
	- Sử dụng bảng số liệu, lược đồ để tìm ra kiến thức.
3. Thái độ :
	- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV + HS : Hình trong SGK.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các dân tộc ở nước ta.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 2, TLCH : 
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
 + Dân tộc nào có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở đâu ? Các đân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
 + Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta.
- Theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thiện câu trả lời.
- Đọc thầm, quan sát và tìm câu trả lời.
- 1 vài em phát biểu ý kiến ; lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về mật độ dân số của nước ta.
- Hỏi : Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì ?
- Giải thích thêm về mật độ dân số.
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, TLCH của mục 2.
- Kết luận về mật độ dân số ở nước ta.
- 1, 2 em trả lời ; lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Quan sát, đọc thầm, phát biểu ý kiến.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, TLCH của mục 3.
- Kết luận về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Yêu cầu HS nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều.
- Nói thêm về sự điều chỉnh sự phân bố dân cư của Nhà nước.
- Hỏi : Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn ? Vì sao ?
- Mở rộng về sự phân bố dân cư ở các nước công nghiệp phát triển.
- Quan sát, nêu ý kiến.
- Theo dõi.
- HSK&G nêu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nêu miệng.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS đọc phần nội dung tóm tắt của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa học ; hướng dẫn chuẩn bị bài Nông nghiệp.
=============================================
Buổi chiều
Khoa học
Tiết 18. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (T38)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại ; các quy tắc an toàn cá nhân.
2. Kĩ năng :
	- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại ; liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
3. Thái độ :
	- Có ý thức phòng tránh bị xâm hại.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV + HS : Hình trong SGK.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu những việc trẻ em có thể làm để tham gia phòng tránh HIV/AIDS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
	- Khởi động : GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi “Chanh chua, cua cắp” và nêu câu hỏi vào bài : Các em rút ra bài học gì qua trò chơi ?
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát H1-3 trong SGK, TLCH :
 + Những tình huống nào có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại ?
 + Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
- Kết luận về một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại, một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại. 
- Quan sát, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ :
 + Nhóm 1 : Phải làm gì khi có người tặng quà cho mình ?
 + Nhóm 2 : Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà ?
 + Nhóm 3 : Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,...?
- Nêu câu hỏi : Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ?
- Kết luận về các cách ứng xử phù hợp.
- các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận theo hướng dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lần lượt nêu nối tiếp.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Vẽ bàn tay tin cậy.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, khen HS thực hiện tốt.
- Kết luận.
- Theo dõi.
- Thực hành vẽ bàn tay tin cậy, trao đổi theo cặp về hình vẽ của mình.
- 1 vài em nói trước lớp về “Bàn tay tin cậy” của mình.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại 2 mục Bạn cần biết trong SGK-T39.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ nội dung vừa học để vận dụng ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
=============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Vào hè - T11 vở Luyện viết chữ lớp 5)
=============================================
Âm nhạc
Tiết 9. HỌC HÁT BÀI : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA (18)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
	- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Long.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
3. Thái độ :
	- GD lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS hát bài hát Reo vang bình minh.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Dạy hát.
- Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân.
- Hát mẫu.
- Yêu cầu HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu, đoạn, cả bài.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đọc đồng thanh.
- Hát đồng thanh theo lớp, dãy ; hát cá nhân. 
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp các hoạt động.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp bằng thanh phách.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với đứng vận động phụ họa tại chỗ.
- Thực hiện theo hướng dẫn (lớp, nhóm, cá nhân).
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV (lớp, nhóm, cá nhân).
4. Củng cố :
	- HS hát lại bài hát.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện bài hát, tự tìm một vài động tác để phụ họa khi hát; nhắc nhở HS về lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
====================*****=====================
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 45. LUYỆN TẬP CHUNG (T48)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Ghi kết quả lên bảng, cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : (Giảm tải không học)
* Bài 3 :
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 4 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 4)
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 4.
- Ghi nhanh kết quả lên bảng, cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Làm bài vào bảng con, kết quả : 
 a) 3,6m ; b) 0,4m ; 
 c) 34,05m ; d) 3,45m.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài ra nháp.
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả :
 a) 42,4dm ; b) 56,9cm ; c) 26,02m.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng, thống nhất kết quả :
 a) 3,005kg ; b) 0,03kg ; c) 1,103kg.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 4, nêu miệng kết quả và giải thích cách làm. Đáp số : a) 1,8kg ; b) 1800g.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng ; hướng dẫn chuẩn bị bài Luyện tập chung.
=============================================
Tập làm văn
Tiết 18. LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN (T93)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
2. Kĩ năng :
	- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.
3. Thái độ :
	- Tôn trọng người tranh luận.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nêu cách thuyết trình, tranh luận và thái độ khi tranh luận. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 : 
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Nêu câu hỏi để hướng dẫn HS ghi tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật. Treo bảng phụ ghi câu trả lời tóm tắt. 
- Gợi ý cho HS dựa vào ý kiến của nhân vật để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Ghi tóm tắt các ý kiến tranh luận hay.
- Cùng HS nhận xét, khen cá nhân tranh luận tốt.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HSY.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn CN có ý kiến thuyết phục hay nhất.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào VBT-T62, TLCH của GV.
- Lắng nghe, làm bài vào VBT-T63.
- Tranh luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm bốc thăm tranh luận trước lớp.
- 1 em nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài CN vào VBT-T64.
- 1 số em nêu miệng, lớp theo dõi- nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách mở rộng lí lẽ để thuyết trình, tranh luận.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ghi nhớ cách mở rộng lí lẽ trong thuyết trình, tranh luận để vận dụng trong thực tế ; hướng dẫn HS ôn tập để chuẩn bị cho KTĐK GKI.
===========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự học Toán : Ôn tập chuẩn bị KTĐK GKI)
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 9.doc