Giáo án Các môn khối 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 17

Giáo án Các môn khối 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 17

I)Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn .

-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

I) Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

III)Các hoạt động dạy-học:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011	
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I)Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn .
-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
I) Chuẩn bị 
- Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III)Các hoạt động dạy-học:
TL
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
4
1,Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Cụ Ún làm nghề gì?
Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
-HS đọc và trả lời câu hỏi
34
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
H Đ 2) Luyện đọc: 10-12’
-Hướng dẫn đọc các từ ngữ: Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan
-2 HS khá đọc nối tiếp cả bài
-HS đọc nối tiếp đoạn
+HS luyện đọc từ
-GV giảng từ: tập quán , canh tác
+HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp
-2 HS đọc toàn bài
-GV đọc diễn cảm cả bài
HĐ 3) Tìm hiểu bài: 8-10’
Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
*Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước ;cùng vợ con đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số xuyên đồi dẫn nước về thôn.
 Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
*Đông bào không còn làm nương như trước mà trồng lúa nước;không còn nạn phá rừng.Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
 Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
*Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
*Bằng trí thông minh và sáng tạo,ông Lìn đã làm giàu cho mình và cho cả thôn từ đói nghèo vươn lên từ thôn có mức sống khá.
Ý nghĩa bài văn là gì ?
*Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
HĐ 4) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài
-HS đọc cả bài
-Luyện đọc diễn cảm đoạn1 : nhấn giọng các từ ngữ : ngỡ ngàng, ngoằn nghoèo, suốt một năm trời, xuyên đổi
-HS luyện đọc đoạn 1
-Thi đọc diễn cảm
2
3/Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
GDMT: gd học sinh ý thức bảo vệ dòng nước và trồng cây là góp phần bvmt.
-HS lắng nghe, liên hệ về những việc làm của địa phương mình về việc thay đổi cách thức sản xuất để làm giàu cho quê hương.
 -Dặn HS chuẩn bị bài ca dao về lao động sản xuất
CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I)Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
-Làm được BT2.
II) Chuẩn bị :
-Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm BT2
III)Các hoạt động dạy-học:
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
 Tìm những từ ngữ chứa tiếng: ra, da, gia ?
 Tìm những từ ngữ chứa tiếng: nây, dây, giây ?
2HS trả lời
35
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài:
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2/Hướng dẫn HS nghe-viết: 18-20’
-GV đọc bài chính tả
- HS lắng nghe
- 2HS đọc lại , lớp đọc thầm.
Nội dung bài chính tả nói gì?
- HS trả lời
-Luyện HS viết các từ ngữ khó : Lý Sơn, Quảng Ngãi, suốt, khuya,bận rộn
-HS luỵên viết từ khó,đọc từ khó.
-GV đọc bài chính tả
-GV đọc bài chính tả lần 2
-HS viết
-HS tự soát lỗi rồi đổi vở theo cặp để chấm
-GV chấm 5-7 em
HĐ 3)Hướng dẫn HS làm bài tập: 9-10’
*BT2a:
*HS đọc yêu cầu BT2a
-Gv phát phiếu cho các nhóm
-HS thảo luận theo nhóm , phân tích cấu tạo từng tiếng rồi ghi vào phiếu theo mẫu ở SGK
-Đại diện các nhóm trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV ghi điểm
*BT2b:
1
Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên
Thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?
-GV chốt lại : 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần hoàn toàn giống nhau hay gần giống nhau
 3,Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về viết lại các từ ngữ sai
*HS trả lời:Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
-HS tự làm bài rồi phát biểu ý kiến
-HS lắng nghe
Toán :Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Biết thực hiên các phép tính với số thập phân giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. HS đại trà làm bài 1a, 2b ,3. HSKG làm hết bài.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4
35
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Thực hành : 28-30’
Bài 1( a): 
- 1HS lên giải BT 2b.
Bài 1( a): HS đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi kết quả vào vở:
a) 216,72 : 42 = 5,16;
HSKG làm thêm các bài 1a, 1b. 1c.
b) 266,22 : 34 = 7,83;
c) 1 : 12,5 = 0,08;
d) 109,98 : 42,3 = 2,6.
Bài 2: 
Bài 2: HS đặt tính rồi ở vở nháp, ghi các kết quả từng bước vào vở:
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68 = 65,68
Bài 3: 
Bài 3: HS làm bài rồi chữa bài. 	Bài giải:
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 - 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: a) 1,6%; b) 16129 người
1
3 Củng cố dặn dò : 
 - Về nhà làm bài 4
Bài 4: Khoanh vào C.
Khoa học : 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 I. Mục tiêu: 
- Đặc điểm giới tính
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Chuẩn bị :
 - Phiếu học tập theo nhóm.
 - Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
33
1.Bài cũ : 
2.Bài mới:
HĐ 1: giới thiệu bài : 1’
HĐ 2: Làm việc với phiếu BT : 8-10’
- HS làm việc cá nhân, đọc câu hỏi trang 68 SGK, trả lời câu hỏi.
Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
- Trong các bệnh trên, bệnh lây qua cả đường sinh sản và đường máu đó là bệnh AIDS.
- Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?
- Là bệnh truyền nhiễm do 1 loại vi- rút gây ra.
- Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
- Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra.
- Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
- Là bệnh truyền nhiễm do 1 loại vi- rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ,... gây ra.
- Bênh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
HĐ 3: Một số cách phòng bệnh( 7-8’)
- Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. 
- HS hđộng nhóm 4 theo sự điều khiển của nhóm trưởng và hướng dẫn của GV.
Quan sát hình minh họa trang 68 và cho biết: 
- Mỗi HS trình bày về một hình minh họa, lớp theo dõi bổ sung, thống nhất ý kiến.
- Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
- Ngoài các bệnh trên còn phòng tránh được một số bệnh nữa như bệnh: ngộ độc thức ăn, các bệnh đường tiêu hoá khác ( ỉa chảy, tả, lị,...)
- Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu.
- GV hỏi: Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
- HS trả lời
- HS trả lời
HĐ 4: Thực hành :8-9’
* Nhóm 1 làm bài tập về tính chất, công dụng của tre; sắt, các hợp kim của sắt; thuỷ tinh.
- HS hoạt động trong nhóm, yêu cầu HS trao đổi thảo luận làm phần thực hành trang 69 vào phiếu.
* Nhóm 2 làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng; đá vôi, tơ sợi.
* Nhóm 3 làm bài tập về tính chất, công dụng của mây, song; xi măng; cao su.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 69 SGK và nhiệm vụ GV giao; cử thư kí ghi vào bảng theo mẫu sau:
STT
Tênvật liệu
Đặcđiểm/Tính chất
Công dụng
1
2
3
- GV nhận xét, kết luận phiếu đúng.
* Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa phải sử dụng thép?
+ Gạch dùng để làm gì?
- Vì thép có tính chất cứng, bền, dẻo,...
- Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà.
+ Tại sao lại dùng tơ sợi để may quần áo, chăn, màn?
- Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
HĐ 5 : Trò chơi: “Ô chữ kì diệu”: 7-8’
 - GV treo bảng có ghi sẵn các ô chữ có đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 10.
- Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, sai mất lượt chơi. Nếu ô chữ nào người chơi không giải được, quyền giải thuộc về HS dưới lớp.
- Nhận xét , tổng kết số điểm.
- Mỗi tổ cử ra một HS để tham gia trò chơi. Bốc thăm để chọn vị trí.
- HS chú ý theo dõi.
- Vài HS nhắc lại.
- HS tham gia chơi
2
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi một số HS nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I)Mục tiêu:
 Chọn được một chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
*HS khá giỏi tìm được truyện ngoài sgk;kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
II) Chuẩn bị :
-Một số sách , truyện, bài báo liên quan 
III)Các hoạt động dạy-học:
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-GV kiểm tra 2 HS
-2 HS kể về 1 buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình
35
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ2/Hướng dẫn HS kể chuyện:
-HS lắng nghe
-GV ghi đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
-HS đọc và gạch dưới các từ chính
-GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
- 1 HS đọc gợi ý
-HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
-HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
-HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
-Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất
-GV khen các em chọn được câu chuyện hay và kể tốt
1
 3/Củng cố, dặn dò: 1-2’.
GDMT:Gợi ý hs kể những câu chuyện nói về con người biết bvmt chống lại hành vi phá hoại môi trường. 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
-HS lắng nghe
Toán : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
Biết thực hiên các phép tính với số thập phân giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. BT cần làm : 1,2,3 HSG làm hết.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
38
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1 : Thực hành : 
Bài 1: HD HS thực hiện một trong h ... iểm tra bài cũ: 4-5’
-Kiểm tra 2 HS 
-2 HS lần lượt đọc biên bản đã viết ở tiết trước
35
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2/Hướng dẫn HS làm bài tập: 28-29’
*BT1:
-GV nêu yêu cầu.Lưu ý HS phải điền đủ, đúng và rõ ràng
* HS đọc yêu cầu và mẫu đơn
- GV đưa bảng phụ và phiếu đã phôtô mẫu đơn cho HS
-1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào phiếu
-Lớp nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ
- Một số HS đọc đơn viết của mình, cả lớp nhận xét
-GV nhận xét chung
*BT2:
*1 HS đọc yêu cầu BT2
-GV nhắc lại yêu cầu
-Cho HS làm bài và trình bày
-HS làm bài
-4 HS đọc lá đơn của mình viết
-Lớp nhận xét và bổ sung
1
-GV nhận xét , khen những HS viết đúng đơn không có mẫu in sẵn
3/Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiếm tra cuối học kỳ I
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ CÂU
I)Mục tiêu:
- Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì); xác định đúng các thành phần chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II) Chuẩn bị :
2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung về các kiểu câu
Một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể
III)Các hoạt động dạy-học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ ở BT1
-Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài CÂY RƠM
-HS trả lời
35
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2/Hướng dẫn HS làm bài tập: 28-29’
*BT1:
Các em tìm trong câu chuyện vui 4 câu: 
*HS đọc BT1
-Cả lớp đọc thầm
1 câu hỏi, 
1 câu kể, 
1 câu cảm, 
1 câu khiến
+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài ...?
+ Em cũng không biết.
+ Thế thì đáng buồn quá!
+ Em hãy cho biết đại từ là gì.
 Nêu các dấu hiệu để nhận biết 1 kiểu câu
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
-1 số HS phát biểu , lớp nhận xét
*BT2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2 và đọc mẫu chuyện 
-GV nhắc lại yêu cầu
*HS đọc Bt2 và mẩu chuyện
-Cả lớp đọc thầm
-HS làm việc cá nhân
-1 số em trình bày kết quả, lớp nhận xét và bổ sung : 
Ai làm gì: Cách đây không lâu / lãnh đạo Hội ...nước Anh // đã quyết..
Ai thế nào:Theo quyết định này,mỗi lần mắc lỗi / công chức // sẽ bị phạt...
Ai làm gì: Số công chức trong hành phố// khá đông. 
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
-HS lắng nghe
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
1
3/Củng cố , dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS ôn tập để kiếm tra học kỳ I
- Nhắc lại dấu hiệu nhận biết các kiểu câu.
Toán :
 Sử dụng máy tính bỏ túi
để giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
BT cần làm: 1 dòng 1+2; bài 2 dòng 1+2; bài 3 a+b ; HSG làm hết.
II. Chuẩn bị : Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4
34
1.Bài cũ : 3-4’
2.Bài mới :
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Tính tỉ số % của 7 và 40 : 3-4’
- 1HS lên bấm máy làm phép tính: 137 + 864 = ?
Một HS nêu cách tính theo quy tắc:
- Tìm thương của 7 và 40.
- Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải số tìm được.
GV hướng dẫn: Bước thứ nhất có thể thực hiện nhờ máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
HĐ 3 : Tính 34% của 56 : 4-5’
- Một HS nêu cách tính (theo quy tắc đã học): 56 x 34 : 100
- GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó nói: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta ấn các phím như nêu trong SGK:
- Các nhóm thực hiện
5
6
x
3
4
%
- HS ấn các phím trên và thấy kết quả trùng với kết quả ghi trên bảng.
HĐ 4 : Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 : 4-5’
- Một HS nêu cách tính đã biết:
78 : 65 x 100
Sau khi HS tính, GV gợi ý cách ấn các phím để tính là:
7
8
¸
6
5
%
- Từ đó HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
HĐ 5 : Thực hành : 16-17’
Bài 1 và bài 2: 
 Bài 1 và bài 2: 
Từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính, một em ghi vào bảng. Sau đó đổi lại: em thứ hai bấm máy rồi đọc cho em thứ nhất kiểm tra kết quả đã ghi vào bảng.
Bài 3( a,b) :
HDHS nhận biết đây là bài toán yêu cầu tìm một số biết 0,6% của nó là 30000 đồng, 60000 đồng, 90000 đồng.
Bài 3( a,b) : HS đọc đề bài
Các nhóm tự tính và nêu kết quả.
2
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- GV đưa ra kết luận: "Nhờ máy tính bỏ túi ta tính được rất nhanh, nhưng ở các bài sau nói chung chúng ta sẽ không sử dụng máy tính bỏ túi, vì chúng ta còn muốn rèn luyện kĩ năng tính toán thông thường không phải bằng máy tính".
 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn:
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi các loại lỗi HS mắc phải.
III. Các hoạt động dạy- học:
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 1’
40
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: 1’
Giới thiệu bài:Nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: Nhận xét về kết quả làm bài của HS : 28-29’
- GV chép đề TLV đã kiểm tra lên bảng.
- 2,3 HS đọc lại đề và nhắc lại yêu cầu
a, Nhận xét về Kq làm bài
 - Những ưu điểm chính về các mặt: xác định đề,diễn đạt chữ viết, cách trình bày, ...
- Khuyết: Nêu những thiếu sót, hạn chế..., nêu 1 vài ví dụ cụ thể.
- HS lắng nghe.
b, HDHS chữa bài:
-Chữa lỗi chung:
 Ghi các lỗi trên bảng phụ.
-1 số HS lên bảng chữa lỗi,cả lớp tự chữa trên nháp.
-Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HDHS chữa lỗi trong bài
-Tự đọc lại bài và tự sửa lỗi.
- GV đọc mẫu một vài đoạn văn hay.
- GV đọc điểm cho HS nghe.
- HS viết lại đoạn văn.
- 1số HS đọc cho cả lớp đoạn văn đã chép lại.
- Nhận xét bài viết của 1 số em.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ lại bài làm và hoàn thiện 1 đoạn hoặc cả bài văn.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Toán : Hình tam giác
I. Mục tiêu:
Biết:
 	- Đặc điểm của hình tam giác: có ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
	- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
	- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
BT cần làm 1, 2 HSG làm hết.
II. Chuẩn bị : 
 - Bộ đồ dùng dạy và học toán
 - Ê ke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3
36
1.Bài cũ : 
2.Bài mới : 
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
HĐ 2 :Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác : 4-5’
- GV sử dụng hình tam giác để :
- Gọi 1HS lên làm BT3.
+ HDHS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
HĐ 3 : Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc) : 6-7’
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
Quan sát và lắng nghe
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình hình học (theo các hình tam giác do GV vẽ lên bảng).
HĐ 4 : Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng): 5-6’
- Giới thiệu hình tam giác (ABC), nêu tên đáy (BC) và đường cao (AH) tương ứng.
Quan sát và lắng nghe
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
Quan sát và lắng nghe
- HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng ê ke) trong các trường hợp bên:
A
B
H
C
A
H
B
C
A
B
C
HĐ 5 : Thực hành : 13-14’
Quan sát và lắng nghe
Bài 1: HD thêm cho những HS yếu
Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác (như trong SGK).
Bài 2: 
Bài 2: Chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình tam giác.
Bài 3: Dành cho HSKG
Bài 3 : Đếm số ô vuông và số nửa ô vuông.
a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông. Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau.
b) Tương tự: Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC có diện tích bằng nhau.
c) Từ phần a) và b) suy ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
1
5 Củng cố dặn dò : 1-2’
- 2HS nêu dặc điểm của hình tam giác.
Lịch sử :
 ÔN TẬP , KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I.Mục tiêu :
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II. Chuẩn bị :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954. 
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
4
31
1. Kiểm tra bài cũ:
2, Bài mới :
HĐ 1:Giới thiệu bài: 
- 2 HS 
- HS chú ý lắng nghe.
1
HĐ 2 : ( làm việc theo nhóm) “ 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi sau: 
1. Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà CM nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.
2. “ Chín năm làm một Điện Biên,
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( đã học ở lớp 4)?
4. Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* GV cho đại diện nhóm trình bày.
- GV theo dõi nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm.
HĐ 3: ( làm việc cả lớp) : 
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “ Tìm địa chỉ đỏ”.
 Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV cho HS tiến hành chơi.
* GV tổng kết nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
- Khen một số nhóm có tinh thần học tập tốt, nhắc nhở một số HS chưa thật chú ý tập trung trong khi thảo luận.
- HS chia nhóm
- Các nhóm tiến hành làm việc.
* Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV
- HS trả lời một số nội dung vừa ôn tập.
Khoa học :
 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
BGH DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 17.doc