I. Mục tiêu:
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK)
II. Chuẩn bị
Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có).
III. Các hoạt động:
TUẦN 6 Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK) II. Chuẩn bị Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5 A. Bài cũ: Ê-mi-li con - Nhận xét, đánh giá cho điểm. 2 hs đđọc lại bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” 12 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân - Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? - Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. - Học sinh xung phong đọc - Bài này được chia làm 3 đoạn - 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc theo cặp - Học sinh nêu các từ khó khác - 1hs đọc tồn bài Giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe 12 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên - Giao việc: - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả. 1, Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không? - Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai. Giáo viên chốt: - Các nhóm khác bổ sung Trước sự bất công đó, người da đen, da màu đã làm gì? Giáo viên mời nhóm 3. - Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da đen, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. - Yêu hòa bình, bảo vệ công lý, không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc. Giáo viên chốt - Các nhóm khác bổ sung - Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin. - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài. - Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn. 9 * Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp - Mời học sinh nêu giọng đọc. - Đọc với giọng thông báo, nhấn giọng các số liệu, từ ngữ phản ánh chính sách bất công, cuộc đấu tranh và thắng lợi của người da đen và da màu ở Nam Phi. - Mời học sinh đọc lại - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 3 4. Củng cố dặn dò. Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” - Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ: NHỚ-VIẾT: Ê-MI-LI, CON... I. Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ tự do. - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ưa , ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, giấy khổ to ghi nội dung bài 2, 3. Vở, SGK III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5 1 Bài cũ: - Giáo viên đọc cho học sinh viết: sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa. - 2 học sinh viết bảng - Lớp viết nháp - Học sinh nhận xét cách đánh dấu thanh của bạn. - Nêu qui tắc đánh dấu thanh uô/ ua - Học sinh nêu Giáo viên nhận xét 2 Bài mới: 20 * Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc một lần bài thơ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Học sinh nghe - 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 của bài - Giáo viên nhắc nhở học sinh về cách trình bày bài thơ như hết một khổ thơ thì phải biết cách dòng. - Học sinh nghe + Đây là thơ tự do nên hết một câu lùi vào 1 ô + Bài có một số tiếng nước ngoài khi viết cần chú ý có dấu gạch nối giữa các tiếng như: Ê-mi-li. + Chú ý vị trí các dấu câu trong bài thơ đặt cho đúng - Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh Giáo viên chấm, sửa bài 13 * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập - Hoạt động cá nhân, lớp Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm - Học sinh gạch dưới các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa và quan sát nhận xét cách đánh dấu thanh. - Học sinh sửa bài - Học sinh nhận xét các tiếng tìm được của bạn và cách đánh dấu thanh các tiếng đó. Giáo viên nhận xét và chốt - Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc bài 3 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài - Lớp nhận xét Giáo viên nhận xét - 1 học sinh đọc lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi đã hoàn chỉnh. 2 3 Củng cố Dặn dò: HS nhắc lại cách viết đầu thanh trong các tiếng có chứa ưa , ươ. - Học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3 - Nhận xét tiết học TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. - BT cần làm : B1a (2 số đo đầu) ; B1b (2 số đo đầu) ; B2 ; B3 (cột 1) ; B4. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu bài tập. III.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5 34 1 1. Kiểm tra bài cũ: GV nx và sửa bài 2.Luyện tập: Bài 1: GV nêu yc và hướng dẫn mẫu Bài 2: GV giao phiếu học tập cho các nhóm và điều khiển HS làm theo nhóm. Bài 3: GV nêu yc và h. dẫn. Bài 4: GV h. dẫn HS tìm hiểu yc của bài toán GV chấm và chữa bài. 3.Củng cố,dặn dò: Dặn HS về nhà ôn lại bài, c.bị bài sau. Nhận xét tiết học. HS làm bài 3 của tiết trước HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm, cả lơpù nx, sửa chữa. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm t.luận và làm bài. -Các nhóm trình bài kq. -Cả lớp nx,sửa bài. + HS làm bài vào vở rồi lên bảng sửa bài. Cả lớp nx, sửa chữa. -HS đọc đề toán. -HS tự trình bày bài giải vào vở. -HS tự sửa bài. Diện tích một viên gạch là: 40 x 40=1600(cm2) Diện tích căn phòng là: 1600 x 150 = 240000 (cm2) 240000 cm2 = 24 m2 Đáp số:24m2 -HS nhắc lại q. hệ giữa 2 vị đo d.tích liền nhau. KHOA HỌC DÙNG THUỐC AN TOÀN I. Mục tiêu: HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn : - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc. - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng mợt sớ thuớc loại thơng dụng. - Kĩ năng xử lí thơng tin, phân tích, đới chiếu để dùng thuớc đúng cách , đúng liều , an toàn. II. Chuẩn bị: Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 20, 21. III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 4 1 Bài cũ: Thực hành nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý + Nêu tác hại của thuốc lá? + Nêu tác hại của rượu bia? -HS trả lời. + Nêu tác hại của ma tuý? - HS khác nhận xét Giáo viên nhận xét - cho điểm 2 . Bài mới 8 * Hoạt động 1: Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh - Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ” (phân vai từ tiết trước) - Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét Mẹ: Chào Bác sĩ Bác sĩ: Con chị bị sao? Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ. Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi? Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được. - Giáo viên hỏi: Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết? - B12, B6, A, B, D... - Em hãy kể vài loại kháng sinh mà em biết? - Am-pi-xi-lin, sun-pha-mit - Giáo viên chuyển ý: Khi bị bệnh chúng ta nên dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên để biết thuốc kháng sinh là gì. Cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn chúng ta cùng nhau thảo luận nhóm. - Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý. 10 * Hoạt động 2: Nêu được thuốc kháng sinh, cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn - Hoạt động nhóm,lớp - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên (Đếm số hoặc phát thể từ hoa, quả, vật) (Câu hỏi gắn sau thuyền) - HS nhận câu hỏi - Đọc yêu cầu câu hỏi - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào câu chuyện vựơt thác để tìm đến bến bờ tri thức - Học sinh thảo luận Dặn dò vượt thác an toàn * Nhóm 1, 2 trả lời, giáo viên nhận xét * Nhóm 1, 2: Thuốc kháng sinh là gì? - Giáo viên hỏi: Khi bị bệnh ta phải làm gì? (Báo cho người lớn, dùng thuốc tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ) ® Là thuốc chống lại những bệnh nhiễm trùng, những bệnh do vi khuẩn gây ra. Giáo viên chốt - ghi bảng * Nhóm 3, 4: Kể tên 1 số bệnh cần dùng thuốc kháng sinh và 1 số bệnh kháng sinh không có tác dụng. - Giáo viên hỏi: khi dùng thuốc chúng ta phải tuân thủ qui định gì? (Không dùng thuốc khi chưa biết chính xác cách dùng, khi dùng phải thực hiện các điều đã được Bác sĩ chỉ dẫn) ® Viêm màng não, nhiễm trùng máu, tả, thương hàn. - Một số bệnh kháng sinh không chữa được, nếu dùng có thể gây nguy hiểm: cúm, viêm gan... Giáo viên chốt - ghi bảng * Nhóm 5, 6: kháng sinh đặc biệt gây nguy hiểm với những trường hợp nào? - Giáo viên hỏi: Đang dùng kháng sinh mà bị phát ban, ngứa, khó thở ta phải làm gì? (Ngừng dùng thuốc, không dùng lại kháng sinh đó nữa) ® Nguy hiểm với người bị dị ứng với 1 số loại thuốc kháng sinh, người đang bị viêm gan. 10 * Hoạt động 3: Sử dụng thuốc khôn ngoan - Hoạt động lớp - Giáo viên nêu ... quan sát và miêu tả con kênh? - Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. 15 Bài 2: HD HS lập dàn ý. - Hoạt động lớp, cá nhân - Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét. + Trình tự quan sát + Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. + Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. - Nhiều học sinh trình bày dàn ý - Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. - Lớp nhận xét 2 3 Củng cố dặn dò - Hoạt động lớp - Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm. - Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét - Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” Toán LUYỆN TẬP CHUNG I, Mục tiêu: + So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số. + Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - BT cần làm : B1 ; B2 (a,d) ; B4. II.Chuẩn bị: III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5 1 . Bài cũ: 2 HS làm lại BT3 / 31. 34 2 . Bài mới: Bài 1: GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: GV viết từng biểu thức lên bảng. GV nhận xét, sửa sai. Bài 4: Cho HS tự làm vào vở. GV chấm và sửa bài. - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số. - HS làm bài cá nhân rồi đọc kết quả. - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - Cả lớp tham gia nhận xét sửa bài. - HS tự làm bài vào vở. Giải Hiệu số phần bằng nhau là 4-1=3 (lần) Tuổi của con là. 30:3=10 (tuổi) Tuổi của bố là. 30+10=40 (tuổi) Đáp số: con 10 Tuổi. Bố 40 Tuổi - Sửa bài nếu làm sai. 1 3, Tổng kết - dặn dò: - Ôn lại kiến thức vừa học - Chuẩn bị bài ở tiết học sau - Nhận xét tiết học ĐỊA LÍ: ĐẤT VÀ RỪNG I. Mục tiêu: - Biết các loại đất chính ở nước ta : đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Phân biết được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít ; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặnn trên bản đồ (lược đồ) : đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi ; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta : điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ. - HS khá, giỏi : Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí. II. Chuẩn bị: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 3 1 Bài cũ: “Vùng biển nước ta” - Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? - Học sinh trả lời - Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? Giáo viên nhận xét. Đánh giá - Lớp nhận xét 2 Bài mới: “Đất và rừng” - Học sinh nghe 10 * Hoạt động 1: Đất ở nước ta - Hoạt động nhóm đôi, lớp + Bước 1: ® Giáo viên treo lược đồ - Học sinh quan sát - Yêu cầu đọc tên lược đồ. - Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ + Bước 2: - Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. - Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. * Đất phe ra lít: - Phân bố ở miền núi - Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. - Thích hợp trồng cây lâu năm * Đất phe ra lít - đá vôi: - Phân bố ở miền núi - Có màu đỏ hoặc vàng tơi xốp phì nhiêu hơn đất phe ra lít. - Thích hợp trồng trọt cây công nghiệp lâu năm. - Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa, bổ sung * Đất phù sa: - Phân bố ở đồng bằng - Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. - Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. * Đất phù sa cổ: - Phân bố ở đồng bằng - Được hình thành do phù sa của sông và biển hội tụ lâu năm. - Thích hợp trồng cây lương thực. - Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ) - Học sinh đọc - Sau đó giáo viên chốt ý chính ® “Nước ta có nhiều loại đất nhưng diện tích lớn hơn cả là hai nhóm đất: đất phe ra lít màu đỏ hoặc vàng ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng” - Học sinh lặp lại 10 * Hoạt động 2: Rừng ở nước ta - Hoạt động nhóm bàn + Bước 1: Gv yêu HS quan sát các hình 1,2,3 ; đọc SGK và hoàn thành bài tập: - Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ. - Kẻ bảng sau vào giấy rồi điền nội dung cho phù hợp: Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn + Bước 2: - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả làm việc - Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày 10 * Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ rừng, cải tạo đất trồng (GD BVMT) - HS trả lời các câu hỏi : + Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân phải làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? -HS nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người. + Trồng rừng, giữ rừng và bảo vệ rừng. Khơng phá rừng và đĩt rừng - Giáo viên liên hệ một số địa phương để giới thiệu cho học sinh biết một số biện pháp khác ở địa phương. - Học sinh trình bày và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng. - Tiền Giang - Long An: giữa hai vụ lúa ® trồng dưa, đậu. - Vùng trung du ® Làm ruộng bậc thang trên các sườn đồi. - Học sinh trưng bày tranh ảnh - Cần Giờ - đắp đập ngăn nước mặn... 2 3, Củng cố Dặn dò: HS nhắc lại các nội dung vừa học. - Chuẩn bị: “Ôn tập” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng - Nhận xét tiết học KHOA HỌC PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. - Kĩ năng xữ lí và tởng hợp thơng tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sớt rét. - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sớt rét. II.Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK/22, 23 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. III. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 3 1 Bài cũ: “Dùng thuốc an toàn” - Giáo viên nêu câu hỏi: + Thuốc kháng sinh là gì? - Học sinh trả lời: Là thuốc chống lại những bệnh nhiễm trùng (các vết thương bị nhiễm khuẩn) và những bệnh do vi khuẩn gây ra. + Thuốc kháng sinh đặc biệt nguy hiểm đối với trường hợp nào? - Học sinh nêu: với người bị dị ứng với một số loại thuốc kháng sinh, người đang bị viêm gan. Giáo viên nhận xét và cho điểm 2 Bài mới: “Phòng bệnh sốt rét” 12 * Hoạt động 1: - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2, 3 trang 22. - Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”. ® Cả lớp theo dõi - Qua trò chơi, các em cho biết: - Học sinh trả lời (dự kiến) a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. ® Giáo viên nhận xét + chốt: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. 14 * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - Hoạt động nhóm, cá nhân - Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. - Học sinh quan sát - Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? - 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 học sinh nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). - Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: - Giáo viên đính 4 hình vẽ SGK/23 lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm bàn “hình vẽ nội dung gì?” - Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. - Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Học sinh đính câu trả lời ứng với hình vẽ. ® Giáo viên nhận xét + chốt. 5 3 Củng cố - Hoạt động lớp - Giáo viên phát mỗi bàn 1 thẻ từ có ghi sẵn nội dung (đặt úp). - Học sinh nhận thẻ - Giáo viên phổ biến cách chơi, thi đua “Ai nhanh hơn”. - Học sinh thi đua Giáo viên nhận xét, tuyên dương ®GDMT Để phòng tránh bệnh em cần phải làm gì? * phải biết giữ gìn, quét dọn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong màn ; giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng gây bệnh . 1 4 Dặn dò: - Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” - Nhận xét tiết học SINH HOẠT CHỦ NHIỆM BGH DUYỆT
Tài liệu đính kèm: