I. MỤC TIÊU
1- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (Thái sư, câu đương, kiệu, quận hiệu, .)
2- Hiểu ý nghĩa câu truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- Một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
3- Trân trọng tấm gương chính trực của thái sư Trần Thủ Độ
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ngày soạn: 07/01/2012 TUẤN 20 Ngày giảng: 09/01/2012 Thứ Hai TẬP ĐỌC Tiết 39. Thái sư Trần Thủ Độ I. MỤC TIÊU 1- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (Thái sư, câu đương, kiệu, quận hiệu, ...) 2- Hiểu ý nghĩa câu truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- Một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 3- Trân trọng tấm gương chính trực của thái sư Trần Thủ Độ II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức : 1’ - Kiểm tra sĩ số : có mặt..vắng mặt.. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 3-5’ - Gọi 4 h/s lên bảng đọc phân vai phần 2 trích đoạn kịch Người công dân số Một - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : 1’ + Em biết gì về Trần Thủ Độ ? ( Là người có công lớn trong sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến Nguyên xâm lược nước ta. b. Hướng đẫn h/s luyện đọc và tìm tiểu bài : Luyện đọc: 12’ - Gọi 1 h/s đọc toàn bài - GV chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho. + Đoạn 2: Tiếp đến vàng, lụa thưởng cho. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn - Cho HS đọc theo nhóm bàn - GV đọc mẫu toàn bài Tìm hiểu bài : 10’ - HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết : + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? + Theo em, Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì ? GV giảng : Trần Thủ Độ quyết không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước. + Ý đoạn 1 nói gì ? - HS đọc thầm đoạn 2 và cho biết: +Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? +Theo em, ông sử lí như vậy có ý gì? + Nêu nội dung đoạn 2? - HS đọc thầm đoạn 3 và cho biết: + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? - GV ghi ý 3 lên bảng + Em hãy nêu nội dung chính của truyện? - GV ghi nội dung chính của bài. c. Luyện đọc diễn cảm : 10’ - Gọi h/s đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay cho toàn bài. + Tìm giọng đọc của bài? - Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm + Cho 2 nhóm (mỗi nhóm 3 HS ) thi đọc bài theo đoạn. + Gọi h/s thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét cho điểm 3. Củng cố , dặn dò: 2’ + Câu chuyên ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? + Em học được điều gì từ thái sư Trần Thủ Độ? - Gọi 5 h/s đọc toàn truyện theo vai. - Nhận xét tiết học . - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. - 4 HS đọc bài, lớp nhận xét + Nghe - 1HS đọc bài - Nghe, đánh dấu - HS đọc nối tiếp đoạn Lần 1: Kết hợp sửa phát âm (lập nên, lấy làm lo lắm, quở trách) - HS đọc thầm phần chú giải Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ + Thềm cấm: khu vực cấm trước cung vua + Khinh nhờn: coi thường + Hạ thần: từ quan lại thời xưa dùng tự xưng + Tâu xằng: tâu sai sự thật. - Hướng dẫn ngắt câu dài: Xin bệ hạ quở trách thần / và ban thưởng cho .... Lần 3 : Tiếp tục sửa sai (nếu còn). - HS đọc theo nhóm bàn. - Nghe + Đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác. + Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước. + 2, 3 HS nêu 1. Trần Thủ Độ răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước. + Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa. + Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. - 2, 3 HS nêu 2- Trần Thủ Độ khuyến khích những người làm đúng phép nước. + Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. + cử xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. 3-Trần Thủ Độ gương mẫu, nghiêm minh luôn đề cao phép nước. - 2, 3 HS phát biểu. Ý chính: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - Một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - 3 h/s đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay cho toàn bài. + Đoạn 1: Đọc chậm rãi, rõ ràng + Đoạn 2: ôn tồn, điềm đạm. + Đoạn 3: chân thành, tin cậy. + 2 nhóm (mỗi nhóm 3 HS ) thi đọc bài theo đoạn. + h/s thi đọc diễn cảm: 2 nhóm (mỗi nhóm 3 h/s ) . - 5 h/s đọc toàn bài theo cách phân vai. IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Tiết 96. Luyện tập I. MỤC TIÊU - Biết tính chu vi hình tròn, tính được bán kính, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của nó II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Gọi HS làm bảng BT 2, yêu cầu HS dưới lớp nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn - GV nhận xét cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : 1’ b. Củng cố về tính chu vi hình tròn: Bài 1: (7’) - Gọi HS đọc đề bài - GV gợi ý câu c) có thể đổi ra số thập phân hoặc phân số - GV chốt và cho điểm + Nêu công thức tính chu vi hình tròn. Bài 2: (7’) - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS nêu cách tính đường kính, bán kính khi biết chu vi. - GV kết luận cách tính đường kính, bán kính khi biết chu vi - Nêu cách tính đường kính của hình tròn? - Muốn tính bán kính của hình tròn ta dựa vào đâu để tính ? - Cho HS làm bài Bài 3: (7’) - Gọi HS đọc đề bài - GV gọi mở: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Vì vậy bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe. - GV chốt bài giải đúng. * Bài 4: (7’) - Gọi HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài - GV cho điểm 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nhắc lại cách tính bán kính, đường kính khi biết chu vi của hình tròn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập trong VBT. - 1 HS lên bảng làm Bài 2-VBT - HS nêu miệng. Bài 1. Tính chu vi hình tròn có bán kính r: - 1 HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở - 3 HS đọc kết quả từng trường hợp - HS khác nhận xét r = 9m r = 4,4dm r = cm + 2 HS nêu. Bài 2. Tính đường kính và bán kình của hình tròn khi biết chu vi. - 2 HS đọc - HS nêu cách tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi của nó (dựa vào công thức tính chu vi của hình tròn r = C : 2 : 3,14 ; d = C : 3,14) - HS làm bài và đổi vở chữa bài - 1 HS lên bảng chữa bài - 1 HS nhận xét a) Tính đường kính hình tròn có chu vi 15,7m b) Tính bán kính hình tròn có chu vi 18,84dm Bài giải a) Đường kính của hình tròn là: 3,14: 3,14=1(m) b) Bán kính của hình tròn là: 18,84: 2: 3,14=3 (dm) Bài 3. - 1HS đọc đề bài - HS tự làm bài. 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét bài bạn. Bài giải Chu vi của bánh xe là: 0,65 x 3,14=2,041(m) Người đó đi được số m là: 2,041 x 10=20,41(m) Đáp số: 20,41 (m) * Bài 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: - HS đọc và tự phân tích bài - 1 HS trình bày lại cách làm của mình và kết quả. Cả lớp nhận xét. Cho nửa hình tròn h (xem hình vẽ trong SGK). Chu vi hình h là: 18,84cm 9,42cm 24,84cm 15,42cm Kết quả: Khoanh vào B IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN Tiết 20. Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng nói: - HS kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một số sách báo, truyện đọc lớp 5, ... về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Bảng lớp viết đề bài trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kể chuyện Chiếc đồng hồ quả quýt. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu của giờ học. b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:(5’) - GV ghi đề bài, yêu cầu học sinh đọc Đề bài: Kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng. - GV giúp HS hiểu y/c của đề bài. b/ Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện(25’) - KC trong nhóm: + Em hãy giới thiệu câu chuyện mình định kể cho các bạn biết? - KC trước lớp: + Chi tiết nào trong câu chuyện khiến bạn cảm động nhất? + Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? GV dán lên bảng tiêu chí đánh giá. + Tiêu chí đánh giá bài kể chuyện - Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? - Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) - Khả năng hiểu chuyện của người kể. - GV nhận xét bổ sung, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; - 2HS kể nối tiếp câu chuyện - 1 HS đọc đề bài. - 3 HS nối tiếp đọc các ... u tạo của một CTHĐ ? - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nghe Bài 1. + Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. HS dưới lớp đọc thầm. + Việc bếp núc : việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát , đĩa... - 2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK. + Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11. + Liên hoan văn nghệ tại lớp. + Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. + Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa... : Tâm, Phượng và các bạn nữ. - Trang trí lớp học : Trung, Nam, Sơn. - Ra báo : Thuỷ Minh + ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. - Các tiết mục văn nghệ : dẫn chương trình- Thu Hương, kịch câm- Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác. + Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn... Cuối cùng, thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo. + Gồm có 3 phần : I. Mục đích II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể. - HS lắng nghe. Bài 2. Lập chương trình hoạt động tổ chức ngày 20-11. - 1 h/s đọc thành tiếng trước lớp. - H/s ngồi theo nhóm và nhận đồ dùng học tập. - HS hoạt động theo nhóm. - Treo bảng nhóm, đọc bảng. - HS cả lớp bổ sung. VD: I. Mục đích: - Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo VN 20/11. - Bày tỏ kòng biết ơn thầy cô II. Phân công công việc: - Mua hoa, quả, bánh kẹo, chén bátThương và các bạn nữ. - Trang trí: Việt, Đại, Hiếu - Ra báo (ngày 18/11): Quân và ban biên tập - Các tiết mục (dẫn chương trình: Thu Phương) + Kịch câm: Tiến Anh + Hài: Sang + Đồng ca: Cả lớp - Dọn lớp sau buổi lễ: Cả lớp III. Tiến trình: - Phát biểu chúc mừng và tặng hoa cô (Thu Phương). - Liên hoan văn nghệ + Ăn ngọt, uống nước + Giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng (Thu Phương) + Biểu diễn: Đồng ca; tấu hài, Kịch câm - Kết thúc (thầy cô chủ nhiệm phát biểu). + H/s nêu, lớp bổ sung V. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Tiết100. Giới thiệu biểu đồ hình quạt I. MỤC TIÊU Giúp h/s : - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. - Tìm hiểu trong thực tế các đồ vật có dạng hình quạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Các hình minh hoạ trong SGK. Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’ - Gọi HS lên bảng làm bài tập 1, 2 VBT - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: 1’ + Các em đã được học các loại biểu đồ nào ? Làm quen với một loại biểu đồ mới, đó là biểu đồ hình quạt. b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt : 14’ Ví dụ 1 - GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu h/s quan sát và nói : Đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường học. + Biểu đồ có dạng hình gì? + Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào? + Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại? + Đó là những loại nào ? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu ? - GV giảng : Biểu đồ hình quạt trên cho biết : Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì : Có 50% số sách là truyện thiếu nhi. Có 25% số sách là sách giáo khoa. Có 25% số sách là các loại sách khác. Ví dụ 2 - GV treo biểu đồ Ví dụ 2 lên bảng và yêu cầu h/s quan sát và đọc ví dụ 2: + Biểu đồ nói về điều gì ? + HS lớp 5C tham gia các môn thể thao nào? + Tỉ số phần trăm học sinh của từng môn là bao nhiêu? + Lớp 5C có bao nhiêu học sinh? + Biết lớp 5C có 32 h/s, trong đó số h/s tham gia môn bơi là 12,5%. Hãy tính số HS tham gia môn bơi của lớp 5C? GV giảng : Quan sát biểu đồ ta biết được tỉ số phần trăm h/s tham gia các môn thể thao của lớp 5C, biết số h/s của lớp 5C. Từ đó, ta có thể tìm được một số h/s tham gia trong từng môn . c. Thực hành, luyện tập : Bài 1: 8’ - GV yêu cầu h/s đọc đề bài toán 1 và quan sát biểu đồ trong bài toán. + Biểu đồ nói về điều gì ? + Có bao nhiêu phần trăm học sinh thích màu xanh? + Phần nào trên biểu đồ cho em biết điều đó? + Vậy có bao nhiêu học sinh thích màu xanh? - Làm tương tự với các phần còn lại. - Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét và cho điểm h/s. *Bài 2: 8’ Đọc tỉ số phần trăm của HS khá, giỏi, trung bình. - GV yêu cầu h/s đọc đề bài toán và quan sát biểu đồ. + Biểu đồ nói về điều gì? + Kết quả học tập của HS trường này được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? + Phần nào trên biểu đồ biểu diễn số phần trăm học sinh giỏi ? Vì sao em biết ? + Có bao nhiêu phần trăm HS của trường là HS giỏi? + Em hãy đọc tỉ số phầm trăm học sinh khá, trung bình của trường này và chỉ rõ phần biểu diễn tương ứng trên biểu đồ? - GV mời 1 h/s lên thuyết minh lại về biểu đồ trong bài. 3. Củng cố, dăn dò: 4’ * Hãy biểu thị và tính tỉ số phần trăm HS Giỏi, Tiên tiến của lớp em? - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại các biểu đồ hình quạt trong bài và chuẩn bị bài mới. - 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 VBT + Bài 1: độ dài sợi dây thép là: 113,04cm + Bài 2: bán kính hình tròn lớn hơn bán kính hình tròn bé là: 1,5 m - HS quan sát biểu đồ. + Dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. + Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm. + Sách trong thư viện của trường học này được chia thành 3 loại . + Đó là Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, các loại sách khác. +Tỉ số phần trăm của từng loại là: Truyện thiếu nhi chiếm 50% Sách giáo khoa 25% Các loại sách khác 25% - HS nghe giảng. - H/s thực hiện. + Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C. + Tham gia 4 môn thể thao đó là : nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua. + Nhìn vào biểu đồ ta thấy : Có 50% số học sinh chơi nhảy dây. Có 25% số học sinh chơi cầu lông. Có 12,5% số học sinh tham gia môn bơi. Có 12,5% số học sinh tham gia chơi cờ vua. + Lớp 5C có 32 học sinh. Số h/s tham gia môn bơi của lớp 5C là : 32 12,5 : 100 = 4 (học sinh) Bài 1. Tìm số HS yêu thích các màu sắc - H/s đọc và quan sát biểu đồ. + Biểu đồ nói về tỉ số phần trăm h/s thích các màu trong cuộc điều tra 120 h/s. + Có 40% h/s thích màu xanh. + 1h/s lên bảng chỉ phần biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm h/s thích màu xanh, 2 h/s ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem. + Học sinh thích màu xanh là : 120 40 : 100 = 48 (học sinh) + 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có 25% học sinh thích màu đỏ Vậy số học sinh thích màu đỏ là : 120 25 : 100 = 30 (học sinh) Có 20% học sinh thích màu trắng Vậy số học sinh thích màu đỏ trắng là : 120 20 : 100 = 24 (học sinh) Có 15% học sinh thích màu tím Vậy số học sinh thích màu tím là : 120 15 : 100 = 18 (học sinh) - 1 HS nhận xét bài làm của bạn. *Bài 2. Đọc tỉ số phần trăm của HS khá, giỏi, trung bình. - HS đọc đề và quan sát hình trong SGK. + Nói về kết quả học tập của HS ở một trường tiểu học. + Được chia làm 3 loại. Đó là học sinh: giỏi, khá, trung bình. + Phần màu trắng biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh giỏi của trường. Phần chú giải phía bên ngoài biểu đồ cho biết điều đó. + Có 17,5% HS của trường là h/s giỏi. +1 h/s lên bảng vừa chỉ trên biểu đồ vừa nêu : Số học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường (chỉ phần màu xanh nhạt) Số học sinh trung bình chiếm 22,5% số học sinh toàn trường (chỉ phần màu xanh đậm) * H/s làm nhanh, lớp nhận xét IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................. SINH HOẠT TUẦN 20 NHẬN XÉT- PHƯƠNG HƯỚNG I. MỤC TIÊU - Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần để HS nhận thấy, có hướng phấn đấu và sửa chữa. - Rèn kỹ năng sinh hoạt lớp - Giúp HS có ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Tổ chức: 5’ - Lớp trưởng nhận xét 2. Giáo viên nhận xét : 10’ - Nền nếp: Đã đi vào ổn định nhưng chưa thật tốt. Cụ thể việc truy bài 15’ đầu giờ còn mất trật tự, giờ tự quản y thức chưa cao như : Thương, Đức, Hiền, Đại, Vy, Ngọc Ninh, Quang Ninh... - Học tập: Đa số HS có nền nếp học tập, bên cạnh đó còn một số em chưa có nền nếp học tập, trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng như Vy, Hà, Thái, Đại, Ngọc Ninh... Bài tập về nhà còn chưa hoàn thành như Thái, Uyên ; chữ viết xấu, sai chính tả như : Việt, Uyên, Quang Ninh, Tiến Anh, Quy. - Các hoạt động khác: đã có nền nếp 3. Phương hướng : 5’ - Nền nếp: Thực hiện tốt hơn nữa nền nếp của trường, lớp đề ra. - Học tập: Phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Thi đua học tập giữa các tổ để nâng cao thành tích học tập của lớp để mừng Đảng, mừng xuân. - Bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu. - Rèn chữ cho HS viết chữ xấu vào các buổi học thực hành. - Các hoạt động khác: Duy trì lịch lao động chuyên. Cửa Ông, ngày .....tháng........năm 2011 Duyệt của chuyên môn .
Tài liệu đính kèm: