Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Thu Hà - Tuần 12

Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Thu Hà - Tuần 12

I/ Mục tiêu:

 -Ôn 5 động tác vươn thở ,tay chân,vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.

 -Chơi trò chơi “ai nhanh hơn, ai khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.

II/ Địa điểm-Phương tiện.

-Trên sân trường vệ sinh nơi tập luyện đảm bảo an toàn.

III/ Nội dung và phương pháp

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Thu Hà - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
(Nghỉ đi điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010)
 - Đ/c Vũ Ngọc Thoan dạy thay từ thứ hai đến thứ tư.
 Ngày soạn: 9 / 11 / 2010.
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Thể dục.
 Bài 23: Ôn tập 5 ĐT của bài TDPTC
 Trò chơi “ai nhanh hơn, ai khéo hơn”
I/ Mục tiêu:
 -Ôn 5 động tác vươn thở ,tay chân,vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Chơi trò chơi “ai nhanh hơn, ai khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập luyện đảm bảo an toàn.
III/ Nội dung và phương pháp
Nội dung
T.Lượng
PP tổ chức
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy một hàng dọc quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Chơi trò chơi ‘Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
2.Phần cơ bản.
*Ôn 4 động tác: vươn thở, tay chân của bài thể dục.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 5 động tác.
-Ôn 5 động tác vươn thở, tay và chân. vặn mình.
-Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
*Trò chơi “Ai nhanh hơn, ai khéo hơn”
-GVnêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, tổ chức cho HS chơi thử .sau đó chơi thật.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
 6-10 p
18-22 phút
8-10 phút phút
4-5 phút
-ĐHNL.
 * * * * * *
-ĐHNT.
 * * * * * *
-ĐHTL: 
 * * * * * *
 * * * * * *
-ĐHTC:
 * * * *
 GV * * * * 
 * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
 Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài24: Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục đích yêu cầu: 
	- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của bài tập 3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước.
 GV nhận xét dặn dò 
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 2 HS chữa bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS thi làm bài tập theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
-Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 4:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả 
+GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác.
+HS lần lượt chơi cho đến hết.
-Cho HS đặt câu vào vở.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
HS đọc đề bài 
HS trao đổi nhóm 2
HS nêu kết quả , nhận xét 
*Lời giải : Quan hệ từ và tác dụng
-Của nối cái cày với người Hmông
-Bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
-Như (1) nối vòng với hình cánh cung
-Như (2) nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài vào vở 
*Lời giải
-Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
-Mà biểu thị quan hệ tương phản.
-Nếuthì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết-kết quả.
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài theo nhóm 4
Các nhóm trình bày , nhận xét bổ sung 
*Lời giải:
Câu a – và ; Câu b – và, ở, của ; Câu c – thì, thì ; Câu d – và, nhưng
HS đọc đề bài 
HS chơi trò chơi theo yêu cầu của GV .
*VD về lời giải:
Em dỗ mãi mà bé không nín khóc.
 HS lười học thế nào cũng nhận điểm kém.
Câu truyện của Mơ rất hấp dẫn vì Mơ kể bằng tất cả tâm hồn của mình.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về xem lại bài để hiểu kĩ về quan hệ từ.
Tiết 3 Toán
Bài59: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1, 0,01, 0,001,
- Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS.
- Giáo dục HS lòng ham mê học toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
	Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
 GV nhận xét cho điểm .
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (60): 
a)Ví dụ:
*GV nêu ví dụ 1: 142,57 x 0,1 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả bằng cách đặt tính và tính vào bảng con.
-Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1?
 *GV nêu ví dụ 2: 531,75 x 0,01 = ? 
( Thực hiện tương tự như VD 1)
-Muốn nhân một số thập phân với 0,01 ta làm thế nào?
*Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời một số HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (60): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS lên chữa bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (60): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Đặt tính rồi tính: 142,57
 x 0,1
 14,257
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính tương tự như VD1 
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài vào vở nháp 
HS nêu kết quả 
*Kết quả:
 57,98 3,87 0,67
 8,0513 0,6719 0,035
 0,3625 0,2025 0,0056
HS đọc đề bài 
HS làm vào bảng con 
HS chữa bài 
*Kết quả:
 100km2 12,5km2
 1,25km2 0,32km2
HS đọc yêu cầu 
HS làm bài theo nhóm 2 và làm vào vở 
HS chữa bài .
*Bài giải:
Ta có: 1cm trên bản đồ ứng với 1000000cm = 10km trên thực tế
Quãng đường thật từ TP HCM đến Phan Thiết:
 19,8 x 10 = 198 (km)
 Đáp số: 198 km
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... 0,1 ; 0,01 ; 0,001
Tiết 4: Địa lí
Bài12: Công nghiệp
I/ Mục tiêu: 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. 
- Sứ dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.
 GV nhận xét cho điểm 
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát bản đồ – nêu nhiệm vụ của giờ học 
 a) Các ngành công nghiệp:
 2.2-Hoạt động 1: (Thảo luận nhóm 4)
-Cho HS đọc mục 1-SGK.
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta? 
+Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp?
+Quan sát hình 1 và cho biết các hình ảnh đó thể hiện ngành công nghiệp nào?
+Hãy kể một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?
-GV kết luận: SGV-Tr.105
+Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
 b) Nghề thủ công:
 2.3-Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
-Cho HS quan sát hình 2 và đọc mục 2-SGK.
-Cho HS trao đổi cả lớp theo nội dung các câu hỏi:
+Em hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng của nước ta mà em biết?
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: ( SGV-Tr. 105 )
 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
-GV cho HS dựa vào ND SGK
-GV cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi sau:
+Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.106.
* GV cho HS nêu bài học 
HS đọc bài 
HS thảo luận nhóm 4
-Khai thác khoáng sản, điện , luyện kim
-Than, dầu mỏ, quặng sắt, điện, gang, thép, các loại máy móc,
-HS quan sát và trả lời.
-Dầu mỏ, than, quần áo, giày dép
-Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
HS quan sát và đọc bài .
-Gốm, cói, thêu, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước ,...
+Tận dụng lao động , nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống , sản xuất và xuất khẩu .
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc bài 
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học , dặn HS chuẩn bị bài sau
Buổi chiều Tiết 1 Toán
ÔN Tập 
I/ Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1, 0,01, 0,001,
- Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS.
- Giáo dục HS lòng ham mê học toán.
II/Các hoạt động dạy học:
- Hướng dẫn Ôn Tập
*Bài tập 1 
a)Ví dụ:
*GV nêu ví dụ 1: 213,21 x 0,1 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả bằng cách đặt tính và tính vào bảng con.
-Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1?
 ( Thực hiện tương tự như VD 1)
-Muốn nhân một số thập phân với 0,01 ta làm thế nào?
*Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời một số HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
Đặt tính rồi tính: 
 213,21 154,32 256,23 
 x 0,1 x 0,01 x 0,001 
 21,321 1,5432 0,25623
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính tương tự như VD1 
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài vào vở nháp 
HS nêu kết quả 
*Kết quả:
 57,98 3,87 0,67
 8,0513 0,6719 0,035
 0,3625 0,2025 0,0056
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... 0,1 ; 0,01 ; 0,00
Tiết 2: Kĩ thuật
 Bài 12: Cắt khâu thêu tự chọn
 (GV chuyên Hà Thanh Tùng dạy)
Tiết 2: Tập làm văn 
ÔN tập tả người
I.Mục đích yêu cầu:
 -Lập được dàn ý cho bài văn tả người mà mình thường gặp.
II.Các hoạt động ôn tập 
A.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu bố cục bài văn tả người 	
 Giáo viên nhận xét.
B.Hướng dẫn ôn tập.
1.Giới thiệu bài:Giáo viên nêu yêu cầu , mục đích giờ học. 
2.Hướng dẫn học sinh thực hành .
Đề bài : Lập dàn ý cho bài văn Tả người bạn thân của em (Quan sát , tìm những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình )
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề và phân tích đề .
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kết quả quan sát để lập dàn ý cho bài văn.
+ Cho HS làm vào vở .
+ Gọi học sinh đọc bài 
+ Giáo viên chữa bài.
HS đọc và phân tích đề .
HS lập dàn ý vào vở.
HS trình bày .
HS nhận xét bổ sung.
*Gợi ý trả lời
Mở bài : Giơí thiệu người định tả .
Thân bài : 
+Tả hình dáng: ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc , cách ăn mặc ,khuôn mặt ,mái tóc,đôi mắt , hàm răng,...
+Tả tính tình :Lời nói ,cử chỉ, thói quen ,...
+Tả hành động: cách cư xử...
Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình 
3.Củng cố dặn dò:- Giáo viên nhận xét giờ học .
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau 
	 Ngày soạn: 10 / 11 / 2010.
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Tiết 1 : Tập làm văn
 Bài 24:Luyện tập tả người
I.Mục đích yêu cầu: 
-Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu,đặc sắc về ngoại hình hoạt động của người.
-Lập được dàn ý cho bài văn tả người mà mình thường gặp.
II.Các hoạt động dạy học. 
A.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu bố cục bài văn tả người 	
 Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài:Giáo viên nêu yêu cầu , mục đích giờ học. 
2.Hướng dẫn học sinh thực hành .
Đề bài : Đề 1 – Tiếng Việt nâng cao 5 – trang 154 
1.ở đoạn mở bài người viết giới thiệu mình gặp người được tả trong trường hợp nào ?
2.Đoạn thân bài cho thấy Thuý là một người thế nào ?
3. Cách tả bàn tay Thuý có gì hay ?
4. Đoạn kết bài tuy chỉ có một câu nhưng đã nói được điều gì ?
Giáo viên yêu cầu HS đọc bài văn và phân tích đề .
Cho HS làm vào vở .
Gọi học sinh đọc bài 
Giáo viên chữa bài.
HS đọc và phân tích đề .
HS làm vào vở.
HS đọc bài .
HS nhận xét bổ sung.
*Gợi ý trả lời .
1.Trong trường hợp tác giả về thăm quê ngoại .
2.Thuý là một thiếu nữ có hình thức ưa nhìn , chăm chỉ khéo tay , học giỏi .
3. Cách chọn và tả bàn tay Thuý vừa cho thấy được ngoại hình của một cô gái khá đẹp vừa khen cô gái chăm làm khéo tay , vừa gợi dậy tuổi thơ của tác giả , bộc lộ tình cảm của tác giả một cách gián tiếp .
4.Câu kết bài là một câu khen ngợi Thuý .
3.Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học .
Tiết 2: Mĩ Thuật
 Bài 12: VTM- Vẽ mẫu có hai vật mẫu
	 (GV chuyên Hà Thanh Tùng dạy)
Tiết 3 : Toán
Bài:60: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
 -Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.	
II/Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
	Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
 GV nhận xét cho điểm.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (61): 
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c).
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài.
- Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép nhân các số thập phân.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (61): Tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS lên chữa bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (61): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
HS nêu yêu cầu 
-HS làm bài vào nháp 
HS nêu kết quả , nhận xét bổ sung .
-HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 (a x b) x c = a x (b x c)
HS nêu yêu cầu của bài 
HS làm vào vở nháp và bảng lớp 
HS chữa bài 
* Lời giải:
 9,65 x 0,4 x 2,5
 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 
 = 9,65
 Kết quả :98,4 ; 738 ; 68,6 
HS nêu yêu cầu 
HS làm vào bảng con 
HS nêu kết quả và chữa bài .
*Kết quả:
151,68
111,5
HS đọc yêu cầu của bài
 HS trao đổi nhóm 2
HS làm bài vào vở 
HS chữa bài 
*Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25 km
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số thập phân.
Tiết 4: Khoa học
Bài24: Đồng và hợp kim của đồng
I/ Mục đích, yêu cầu:
	 - Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản của chúng. 	
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
	-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng
-Một số đoạn dây đồng.
 - Phiếu học tập cho HĐ 2 : 
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: - HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.49)
 - Nhận xét đánh giá 
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận.
-Cho HS quan sát các đoạn dây đồng, mô tả:
 + Màu sắc
 + Độ sáng
 + Tính cứng, tính dẻo của sợi dây.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét 
1. Tính chất của đồng 
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày.
+ Sợi dây đồng có màu đỏ nâu , có ánh kim , dẻo , dễ dát mỏng , có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau .
	2.2-Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
*Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng
*Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập : Mẫu 
-Cho HS làm việc cá nhân, ghi KQ vào phiếu.
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét 
2. Tính chất của đồng và hợp kim đồng
-HS làm bài.
-HS trình bày.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ , có ánh kim , dẻo , dễ dát mỏng , có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau 
-Dẫn điện , dẫn nhiệt tốt 
- Có màu nâu , có ánh kim , cứng hơn đồng 
- Có màu vàng , có ánh kim , cứng hơn đồng 
2.4-Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: -HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 -HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 4
-GV yêu cầu HS:
+Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. 
+Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng mà em biết?
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?
-Mời đại diện các nhóm trình bày
-GV kết luận
-Cho HS nối tiếp đọc phần bóng đèn toả sáng.
 3. Một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng , cách bảo quản 
*Một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. .
-HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
H1: Lõi dây điện được làm từ đồng 
H2, 3,4,5,6: Các đồ dùng được làm từ hợp kim đồng .
-HS kể thêm.
* Cách bảo quản 
-HS nêu.
+Dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại .
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài 
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt tuần 12
 I . Mục tiêu : Giúp hs 
 - Nhận ra những ưu khuyết điếm trong tuần 12
 - Đề ra phương hướng hoạt động tuần 13
 -Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc.
 II. Nội dung 
1. Nhận xét tuần 12 
- Lớp trưởng nhận xét chung 
- GV chủ nhiệm nhận xét 
*ưu điểm;'
 + Các em có ý thức làm bài ,học bài 
 + Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
 + Có ý thức luyện chữ viết đẹp 
 + Thể dục nhanh nhẹn - vệ sinh sạch sẽ 
*Tồn tại :
 - một số em còn chưa chăm học : 
 - Chưa chú ý nghe giảng : 
 - Quên đồ dùng học tập : 
 2. Phương hướng tuần 13
 - Thi đua học chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
 - Tích cực luyện viết chữ đẹp 
 - Tham gia vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
 - Tham gia thực hiện tốt các chuyên hiệu đội.
 - Tham gia hoạt động ngoài giờ nghiêm túc 
3. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán của dân tộc mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 T12.doc