Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Tường Vy - Tuần 4

Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Tường Vy - Tuần 4

I-Mục tiêu:

 -Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài

 -Đọc đúng các tiếng từ dễ lẫn trong bài.Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân

 -Hiểu nội dung của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,nói lên khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II-Chuẩn bị:

 -Tranh minh hoạ SGK

 -Bảng phụ viết sẵn câu,đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III-Các hoạt động day học chủ yếu:

 

doc 56 trang Người đăng huong21 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Trương Thị Tường Vy - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Tập trung toàn trường
_____________________________________________
tập đọc
 Tiết 7 : Những con sếu bằng giấy
I-Mục tiêu:
	-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài
	-Đọc đúng các tiếng từ dễ lẫn trong bài.Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân
	-Hiểu nội dung của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,nói lên khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II-Chuẩn bị:
	-Tranh minh hoạ SGK
	-Bảng phụ viết sẵn câu,đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân
-6 em
?Tại sao t/g lại đặt tên vở kịch là “ lòng dân”?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Luyện đọc:
-Gọi HS đọc toàn bài
-1 em khá đọc
-GV chia đoạn gọi HS đọc nối tiếp đoạn
-4 em đọc nối tiếp 4 đoạn
-GV phát hiện và ghi những từ HS đọc dễ lẫn lên bảng, HD phát âm
-Một số em đọc lại
-Gọi đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Cặp đôi luyện đọc
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
-1 em đọc to,lớp đọc thầm
-GV đọc mẫu
c-Tìm hểu bài:
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK
-HS thảo luận nhóm đôi
?Vì sao Xa-da-cô bị nhiểm phóng xạ?
-Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
-Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử,rất có hại cho sức khoẻ và môi trường.
?Bom nguyên tử là loại bom gì?
-Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
?hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
-Đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người.Đến năm 1951 lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
?Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu Xa-da-cô mới mắc bệnh?
-10 năm sau em mới mắc bệnh
?Lúc Xa-da-cô mới mắc bệnh cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
-Ngày ngày gấp sếu bằng giấy,vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
?Vì sao Xa-da-cô lại tin như thế?
-Vì em chỉ còn sống được ít ngày,em mong muốn được khỏi bệnh,được sống như trẻ em khác.
?Các bạn nhỏ làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
-Các bạn góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sat hại
?Nếu đứng trước tượng đài của Xa-da-cô em sẽ nói gì?
-HS tiếp nối phát biểu
?Nội dung chính của bài là gì?
-Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,nói lên khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới
-GV ghi bảng
-HS nhắc lại ý nghĩa của bài
d-Luyện đọc diễn cảm:
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
-4 em đọc
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
-Vài em đọc
-Cho luyện đọc theo nhóm
-Nhóm đôi luyện đọc
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
-5-7 em đọc bài
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
4-Củng cố-dặn dò:
-Tóm tắt nội dung bài.
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà học bài.
toán
Tiết 16 : ôn tập và bổ sung về giải toán
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ
	-Biết cách giải toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
	-Có ý thức trong giơ học
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp
-HS hát
2-Kiểm tra: 
-Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 2
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn tìm hiểu VD về quan hệ tỉ lệ thuận:
*Ví dụ:
-GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của VD gọi HS đọc
-1 em đọc
?1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-4 km
?2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-8 km
?2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
-2 lần
?8km gấp mấy lần 4km?
-2 lần
?Vậy thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường đi gấp lên mấy lần?
-Cũng gấp lên 2 lần
?Qua VD trên em hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được?
-Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi cũng gấp lên bấy nhiêu lần
*Bài toán: Gọi 1 em đọc đề bài
-1 em đọc
-GV hướng dẫn HS giải bài bằng cách rút về đơn vị
-HS lần lượt nêu các bước giải
Bài giải
Một giờ ô tô đi được là: 
90 : 2 = 45 (km)
Bốn giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số 180 km
-GV hướng dẫn HS giải bằng cách tìm tỉ số
Bài giải
Số lần 4 giờ gấp 2 giờ là:
4 : 2 = 2 (lần)
Bốn giờ ô tô đi được là:
90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số 180 km
c-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT
-1 em
-GV gợi ý để HS giải bài
?Theo em nếu giá vải không đổi,số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ thế nào?
-Số tiền mua vải cũng tăng lên
?Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được
-Số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vải cũng gấp lên bấy nhiêu lần
-Cho 1 em làm bảng phụ,lớp làm vở
Bài giải
Mua 1m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000(đồng)
Mua 7 m vải đó hết số tiền là:
16 000 x 7 = 112 000 (đồng)
 Đáp số: 112 000 đồng
-GV cùng HS nhận xét cho điểm
Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu BT
-1 em
-Gợi ý cho HS giải bằng 2 cách
-Cho HS tự làm rồi chữa
-2 em lên bảng,lớp làm bảng con
Cách 1: 
Trong 1 ngày trồng được số cây là
 1 200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
 400 x 12 = 4 800 (cây)
 Đáp số:4 800 cây
Cách 2:
Số lần 12 ngày gấp 3 ngày là:
 12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
 1 200 x 4 = 4 800 (cây)
 Đáp số: 4 800 cây
-GV chữa bài,cho điểm
Bài 3:Gọi HS đọc đề bài
-1 em
-Hướng dẫn HS giải bài.Gọi 2 em lên bảng mỗi em làm 1 phần
-2 em lên bảng,lớp làm vào vở
Bài giải a
Bài giải b
Số lần 4 000 người gấp 1 000 người là:
4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
21 x 4 = 88 (người)
 Đáp số: 88 người
Một năm sau dân số của xã tăng thêm là:
15 x 4 = 60 (người)
 Đáp số : 60 người
-GV chấm,chữa bài
5-Tổng kết dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà làm BT ở vở bài tập
________________________________________________ 
khoa học
Tiết 7: Từ tuổi vị thành niên 
I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
	-Kể được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên,tuổi trưởng thành,tuổi già.
	-Xác định được mình đang ở vào giai đoạn nào
	-Nhận thấy được ích lợi của việc biết các giai đoạn phát triển của cơ thể con người
II-Chuẩn bị:
	-Phiếu BT
	-Sưu tầm tranh ảnh các lứa tuổi khác nhau
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng trình các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
-2 em lên bảng
-GV nhận xét cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Hoạt động 1: Đặc điểm con người ở từng giai đoạn.Vị thành niên,trưởng thành,tuổi già
Mục tiêu:Giúp HS nhận ra được một số đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn phát triển của con người
Tiến hành: làm việc theo nhóm
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK
-Thảo luận nhóm đôi và trả lời
?Nêu đặc điểm con người ở tuổi vị thành niên?
-Từ 10-19 tuổi:Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn được thể hiện ở sự phát triển mạnh về tinh thần và thể chất,tình cảm và mối quan hệ xã hội,tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên
? Nêu đặc điểm con người ở tuổi trưởng thành?
-từ 20-60 hoặc 65 tuổi:Trong những năm đầu của giai đoạn này tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất,các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện,lúc này chúng ta có thể lập gia đình,chịu trách nhiệm với bản thân,gia đình và XH
? Nêu đặc điểm con người ở tuổi già?
-Khi con người bước vào giai đoạn này cơ thể dần suy yếu,chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần.tuy nhiên ở tuổi này chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách rèn luyện thân thể,sống điều độ và tham gia các hoạt động XH
-GV cùng HS nhận xét,bổ sung
Hoạt động2:Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh
-Mục tiêu:HS nắm vững được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn
-Tiến hành:
 +Cho các thành viên trong nhóm giới thiệu từng bức ảnh mà mình sưu tầm được
-Các nhóm thực hiện
-Các nhóm trình bày kết quả
 +GV nhận xét bổ sung
Hoạt động3:ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người
-Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
-Lớp cử 1 chủ toạ điều hành
?Chúng ta đang ở giai đoạn nào của tuổi vị thành niên?việc biết được từng giai đoạn phát triển của con người có ích lợi gì?
-Biết được đặc điểm của tuổi dậy thì giúp chúng ta không e ngại,lo sợ về hững biến đổi của cơ thể.tránh được sự lôi kéo không lành mạnh
4-Củng cố dặn dò:
-Tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau
Hoạt động ngoài giờ
Tập cỏc nội dung chuẩn bị khai giảng
I. Mục tiêu
	- HS ụn tập cỏc động tỏc về đội hỡnh đội ngũ. Hát quốc ca
	- Thực hiện tốt yêu cầu đặt ra trong buổi lễ khai giảng của trường
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
+Hoạt động 1: GV cho HS ụn tập nghi thức đội
	-Cho học sinh ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: đều, đúng động tác.
 -Hát quốc ca, đội ca
+Hoạt động 2 : GV cho học sinh luyện tập cỏc tiết mục văn nghệ
+Hoạt động 3; GV cho học sinh làm vệ sinh trong và ngoài lớp học , quột dọn trường lớp, tu sửa......
GV nhận xét tiết học. 
GV nhắc nhở học sinh ăn mặc gọn gàng sạch đẹp trong ngày khai giảng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
toán
Tiết 17 : Luyện tập
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS củng cố kĩ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ
	-Luyện cách trìng bày bài toán sạch,đẹp
	-Có thái độ tích cực trong học tập
II-Chuẩn bị:
	-Bảng phụ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp
-HS hát
2-Kiểm tra: -Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3,chấm vở vài em
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT
-GV gợi ý cho HS tóm tắt rồi giải bài
-1 em lên bảng lớp làm bảng con
Tóm tắt
Bài giải
12 quyển : 24 000 đồng
30 quyển : đồng?
Mua một quyển vở hết số tiền là:
24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là:
2 000 x 30 = 60 000 (đồng)
 Đáp số: 60 000 đồng
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài,cho điểm
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
-GV gợi ý cho HS giải bài
?Biết giá của 1 chiếc bút không đổi,em hãy nêu mối quan hệ giữa số bút muốn mua và số tiền phải trả?
-Khi giảm số bút đi bao hiêu lần thì số tiền cũng giảm đi bấy nhiêu lần
-Yêu cầu HS tự làm bài
-3 HS lên bảng,lớp làm vở theo nhóm
-GV di giúp HS yếu
Bài giải 2 tá = 24
Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là:
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 8 cái bút là:
30 000 : 3 = 10 000 (đồng)
 Đáp số : 10 000 đồng
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT
-1 em đọc
-GV hướng dẫn giải bài
-1 em làm bảng phụ,lớp làm vở
Bài giải
Mỗi ô tô chở được số HS là:
 ... 
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét mẫu
-HS quan sát nhận xét về hình dàng,kích thước,màu sắc thêu dấu nhân.
-GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân
H/s quan sát ,nhận xét đường chỉ đính khuy,khoảng cách giữa các khuy
-GV giới thiệu trên sản phẩm may mặc
-HS quan sát khuy đính trên quần,áo
-GV giới thiệu:
 Cách thêu dấu nhân .
*Hoạt động2:HD thao tác kĩ thuật
-Gọi HS đọc nội dung 2
-1 em đọc SGK
-Gọi HS nêu tên các bước trong quy trình thêu 
1-Vạch và đánh dấu các điểm trên vải .
2-Thêu vào các điểm đã đánh dấu
*Hoạt động 3:Thực hành
-GV thực hành mẫu
-HS nối tiếp nhau phát biểu
-Tổ chức cho HS thực hành
-Thực hành theo nhóm 2 bạn
-Trình bày sản phẩm
-GV nhận xét
4-Củng cố dặn dò:
-GV tóm tắt nội dung bài học
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về chuẩn bị bài giờ sau
Tiết 8 khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
	-HS biết cách giữ VS và làm VS cơ quan sinh dục theo giới
	-Biết cách lựa chon quần áo lót hợp VS.Nêu được những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
	-Luôn có ý thức giữ VS cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
II-Chuẩn bị:
	-Tranh minh hoạ
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
?Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có lợi ích gì?
-GV cùng HS nhận xét,cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Hoạt động 1:Những việc nên làm để giữ VS cơ thể ở tuổi dậy thì
-Mục tiêu:HS nhận ra được Những việc nên làm để giữ VS cơ thể ở tuổi dậy thì
-Tiến hành:
-Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
-GV nêu câu hỏi HS trả lời
Bước 2: Thảo luận
?Em cần làm gì để giữ VS cơ thể?
-HS nối tiếp trả lời: 
+Thường xuyên tắm giặt,gội đầu
+Thường xuyên thay quần áo lót
+Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục
Hoạt động4:Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
-Mục tiêu: HS biết thực hiện Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
-Tiến hành:
-Cho HS tự thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
-HS thảo luận ,đại diện trình bày
 -Gọi HS trình bày 
-HS khác nhận xét
-GV nhận xét bổ sung
4-Củng cố dặn dò:
-Gv tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau
Tiết 4 mĩ thuật
vẽ theo mẫu:vẽ khối hộp và khối cầu
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu.Biết quan sát so sánh nhận xét về đặc điểm hình dáng,kích thước độ đậm nhạt của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu
	-HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu
	-HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu
II-chuẩn bị:
	-Một số mẫu khối hộp và khối cầu
	-Màu vẽ bút chì, tẩy, thước
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
-cho HS quan sát mẫu
? Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau?
Quan sát và thảo luận để trả lời
-Khác nhau
? Khối hộp có mấy mặt?
-3 mặt
? Khối cầu có đặc điểm gì?
-Giống hình tròn
? Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt khối hộp không?
-Khác nhau
?So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu?
-Độ đậm nhạt không đều nhau
?Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu?
-Vài em nêu
Hoạt động2: Cách vẽ 
-GV cho HS quan sát mẫu đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ
+So sánh tỉ lệ gjữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung,sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.
-HS nêu lại cách vẽ 
-Gv vẽ lên bảng từng khối riêng để gợi ý cho HS cách vẽ
Lưu ý cho HS cách vẽ đậm nhạt theo 3 độ chính:đậm,đậm vừa và nhạt
Hoạt động 3:Thực hành
-GV yêu cầu HS làm bài thực hành .GV giúp đỡ những HS yếu
-HS hoàn thành bài ngay tại lớp
Hoạt động 3:Đánh giá sản phẩm
-Gọi HS trưng bày bài vẽ
-Gọi 1-2 em làm ban giám khảo chấm điểm.
-GV tổng kết đánh giá ở 3 mức độ: A+, A, B
4-Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2008
 toán
 $20 Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS biết giải bài toán khi biết tổng(hiệu)hoặc tỉ số của 2 số đó	
-Củng cố về các mối quan hệ tỉ lệ đã học
	-Gải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học
II-Chẩn bị:
	-Bảng phụ 
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra:
-Gọi 2 HS lên bảng,chấm vở vài em
-2 em lên bảng
-Nhận xét bài trên bảng,cho điểm
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn luyện tập:
Bài1:Gọi 1 em nêu yêu cầu
-1 em nêu
-GV cho HS nêu dạng bài toán
-HS nêu nối tiếp:Dạng tìm 2 số ki biết tổng và tỉ của 2 số đó
-GV yêu cầu HS nêu các bước giải và gải bài
-1 em lên bảng,lớp làm vở
Bài giải
Theo sơ đồ,tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là:
28 : 7 2 = 8 (em)
Số HS nữ là:
28 – 8 = 20 (em)
Đáp số: 20 em nữ,8 em nam
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
Bài2:Gọi 1 em nêu yêu cầu
-1 em nêu
-GV tổ chức cho HS thực hiện giống như bài 1:
Bài giải
Theo sơ đồ,hiệu số phần băng nhau là:
2 – 1 = 1 (phần)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 
15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
( 15 + 30 ) 2 = 90 (m)
Đáp số:90m
-GV cùng HS nhận xét,chữa bài
Bài3:Gọi HS nêu yêu cầu BT
-1 em nêu
-Yêu cầu HS tự làm
-2 em lên bảng,lớp làm vở
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (km)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số xăng là:
12 : 2 = 6 (l)
Đáp số: 6 lít xăng
5-Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS làm BT về nhà và chuẩn bị bài giờ sau
________________________________________________________
 tập làm văn
Tiết 8 tả cảnh :kiểm tra viết
I-Mục tiêu:
	-Giúp HS thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
	-Có ý thức trong giờ học
	II-Chuẩn bị:
	-Bảng lớp viết sẵn đề bài 
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
3-Thực hành viết:
-GV ra 3 đề cho HS lựa chon
-Cho HS viết bài
-HS viết bài
-GV thu chấm một số bài
-GV nhận xét chung
4-Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về chuẩn bị bài giờ sau
______________________________________________________________
 Địa lí
 Tiết 4 Sông ngòi
I-Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
	-Chỉ được trên bản đồ (lược đồ)một số sông chính ở Việt Nam
-Trình bày được một số đặc điểm sông ngòi Việt Nam.Nêu được vai trò của sông ngòiđối với đời sống và sản xuất của nhân dân
	-Nhận biết được một số mối quan hệ địa lí khí hậu,sông ngòi (một cách đơn giản)
II-Chuẩn bị:	
-Bản đồ địa lí tự nhiên
-Phiếu bài tập
III-Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định lớp:
-HS hát
2-Kiểm tra bài cũ: 2 em
?Khí hậu có đặc điểm gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-2 em
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Dạy học bài mới:
*Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa
-Gọi HS đọc mục 1 SGK
-1 em đọc
Phát phiếu BT cho HS thảo luận và điền vào phiếu
-HS thảo luận,điền phiếu
?Nước ta có nhiều sông hay ít sông?chúng được phân bố ở đâu,em rút ra được gì về hệ thống sông ngòi Việt Nam
-Nước ta có nhiều sông phân bố ở khắp đất nước -> Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước
?Đọc tên những con sông lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên bản đồ?
-Các sông lớn là:Sông Hồng,sông Đà,sông Thái Bình,
?ở địa phương em có những dòng sông nào?
-HS trả lời
-GV kết luận:Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.Nước sông có nhiều phù sa
*Hoạt động2:Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
-Cho HS hoạt động nhóm và hoàn thành bảng thống kê
-HS thảo luận và điền bảng
-Đại diện nhóm trình bày
-GV cùng HS khác nhận xét bổ sung
Thời gian
Lượng nước
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều dâng lên nhanh chóng
Gây ra lũ lụt làm thiệt hại về người và của cho nhân dân
Mùa khô
Nước ít hạ thấp trơ lòng sông
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho sản xuất nông ngiệp,thuỷ điện,giao thông đường thuỷ gặp khó khăn
*Hoạt động 3:Vai trò của sông ngòi
-Cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi
-Chon 2 đội chơi mỗi đội 5 em
- yêu cầu HS tham gia chơi nhiệt tình
-GV kết luận và rút ra ghi nhớ
-Vài em đọc
4-Củng cố dặn dò:
-Tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về học ghi nhớ và chuẩn bị bài giờ sau
Tiết 8: thể duc
đội hình đội ngũ
trò chơi “mèo đuổi chuột” 
I-Mục tiêu:
	-Ôn củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. quay phải,trái,đằng sau,đi đều vòng phải,vòng trái,đổi chân khi đi sai nhịp.yêu cầu tập hợp nhanh,quay đúng hướng đều,đẹp,đúng khẩu lệnh
	-Trò chơi : Yêu cầu nắm được cách chơi,nội quy chơi,hứng thú trong khi chơi.
II-Địa điểm:
	-Sân trường đảm bảo vệ sinh
	-Chuẩn bị: 1 còi ,kẻ sẵn sân chơi
III-Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Thời gian
(phút)
Phương pháp
1-Phần mở đầu:
5
-Tập hợp lớp
-3 hàng dọc,điểm số báo cáo
-GV phổ biến nội dung bài học
-GV nhắc lại nội quy tập luyện,chấn chỉnh đội ngũ
-Cho HS khởi động
3
-HS chơi trò chơi:Thi đua xếp hàng
2-Phần cơ bản: 
18 - 22
a-Đội hình đội ngũ
7-8
-Ôn quayphải,trái,đằng sau,đi đều vòng phải,vòng trái,đổi chân khi đi đều sai nhịp
-Lần1:Thực hiện theo GV
-Lần 2:Thực hiện theo sự chỉ đạo của tổ trưởng
-Yêu cầu các tổ tự tập luyện và lần lượt trình diễn
1 – 2lần
-Từng tổ lần lượt
-Tổ khác nhận xét
-GV nhận xét,tuyên dương
b-Trò chơi vận động:
10-12
-Chơi trò chơi “Mỡo đuổi chuột”
5
-GV nêu luật chơi
- Cho HS chơi thử
-Tổ cho HS chơi
-HS chơi vui vẻ,nhiệt tình
3-Phần kết thúc:
5
-Nhận xét tiết học
-Giao bài về nhà: Ôn đội hình đội ngũ
Tiết 4 sinh hoạt lớp
1-Nhận xét tuần 3:
*Học tập: Các em đã có ý thức học bài ở nhà song vẫn còn hiện tượng học chống đối,học không kĩ bài.Các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau rất tốt
*Kết quả kiểm tra khảo sát còn thấp
*Đạo đức: Hầu hết các em đều ngoan tuy nhiên đôi khi vẫn còn hiện tượng nói tục(Minh)
*Thể dục vệ sinh: Giờ thể dục giữa giờ cần nghiêm túc hơn,các động tác cần đúng và chính xác hơn nữa.
2-Nêu phương hướng tuần 2:
-Khắc phục những tồn tại trong tuần qua
-Phát huy những mặt đã đạt được
-Phát động phong trào học tập lập thành tích chào mừng ngày 20/10 ngày hội liên hiệp phụ nữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 t4.doc