Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 17

Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 17

I. Mục tiêu

- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Làm được các bài tập 1a, 2a, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.

* Mục tiêu riêng: HSHN làm được các phép tính cộng, trừ, nhân đơn giản.

II, Các hoạt động dạy- học

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 - Hoạt động tập thể
Tiết 2 - Toán
T81: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1a, 2a, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
* Mục tiêu riêng: HSHN làm được các phép tính cộng, trừ, nhân đơn giản.
II, Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện tính.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính.
- Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức với các số thập phân.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
- Hướng dẫn HS xác định câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs làm bảng con, bảng lớp: 
 72 100 : 30 = 240
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp đặt tính vào vở nháp, ghi kết quả phép tính vào vở:
216,72 : 42 = 5,16 
109,98 : 42,3 = 2,6
1 : 12,5 = 0,08
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
a, (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68 
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b, 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 
 = 1,7 – 0,1725 
 = 1,5275
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở. 
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 ( người )
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6 %
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là.
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a, 1,6 %; b, 16129 người. 
- HS xác định câu trả lời đúng: C.
Tiết 5 - Tập đọc
T33: Ngu công xã Trịnh Tường
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài văn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu.vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
+ Đoạn 2: tiếp theo . đến phá rừng làm nương như trước nữa.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV sửa phát âm, giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
+ Thảo quả là cây gì?
+ Đến Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác 
và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2- 3 lượt).
- HS đọc bài theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc bài.
+ Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành chùm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngèo vắt ngang những đồi cao.
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
+ Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
+ Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
+ Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó.
+ Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ, giám làm.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài và nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 - Toán
T82: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1, 2, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
* Mục tiêu riêng: HSHN thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân có nhớ đơn giản.
II. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Tìm 7% của 70 000?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân.
- GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm x.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs làm bảng con, bảng lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm bảng con.
4= 4 = 4,5 2 = 2 = 2,75
3= 3 = 3,8 1= 1= 1,48
- HS xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính.
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a, x 100 = 1,643 + 7,357
 x 100 = 9
 x = 9 : 100 
 x = 0,09
b, 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35 % + 40 % = 75 % (Lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100 % - 75 % = 25 % (lượng nước trong hồ)
 Đáp số:25 % lượng nước trong hồ.
Cách 2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
D. 805 m2 = 0,0805 ha
Tiết 4 - Luyện từ và câu
T33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục đích yêu cầu
- Hs tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN nhận biết được một số từ đơn, từ phức.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ các bảng bài tập 1.
- Bút dạ, 3- 4 phiếu kẻ sẵn bảng phân loại cấu tạo từ; 4-5 tờ giấy phô tô nội dung bảng tổng kết bài tập 2, phiếu bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
+ Trong Tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ phức gồm những loại từ nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
Bài 2:
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Nhận xét.
Bài 3:
 - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 4.
- GV gợi ý để HS trả lời.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa điền vào mỗi thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt theo yêu cầu BT 3 trang 161.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.
+ Từ đơn gồm một tiếng.
+ Từ phức gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.
+ Từ phức gồm hai loại: Từ ghép và từ láy.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
a, đánh: từ nhiều nghĩa.
b, trong: từ đồng nghĩa.
c, đậu: từ đồng âm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc bài Cây rơm.
- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm nêu câu trả lời.
a, Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,...
- Các từ đồng nghĩa với dâng là: tặng, biếu, nộp, cho, hiến, đưa,...
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,...
b, ...
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, nêu:
a, Có mới nới cũ.
b, Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c, Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Tiết 5 - Kể chuyện
T17: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
I. Mục đích yêu cầu
- HS chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
* Mục tiêu riêng: HSHN lắng nghe bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số sách, truyện, bài báo liên quan.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài.
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Giúp cho HS hiểu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện chọn kể.
b. Kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Kể ... , dành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh tiến bộ ở nhều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/ 9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ – Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.
Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19- 8 – 1945 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng tám thành công.
Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đẫ thật sự độc lập tự do; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do độc lập..
Tôn Thất Thuyết- vua Hàm Nghi
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX
Nguyễn Tất Thành
4. Củng cố – dặn dò(5’)
- Nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
Tiết 5 .
 Thể dục. Bài 33
Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 2-4 vòng tròn bán kính 4-5m cho trò chơi.
III, Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn các động tác tay, chân ,vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục.
- Khởi động xoay các khớp gối, hông, tay, vai, cổ,...
2. Phần cơ bản:
a. Ôn đi đều vòng phải, vòng trái.
- Tổ chức cho HS tập luyện theo tổ.
- HS ôn theo nhóm.
- HS thi đua giữa các nhóm.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
b. Học trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
- HS chú ý cách chơi, luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.
3. Phần kết thúc:
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá bài học.
- Yêu cầu ôn nội dung ĐHĐN.
6-10 phút
18-22 phút
8-10 phút
10-12 phút
4-6 phút
 * * * * 3
 * * * * 
 * * * * 3
 * * * * 
 * * * * 
 * * * * 
 *
Tiết 5. 
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật
Xem tranh: Du kích tập bắn
I. Mục tiêu
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, Sưu tầm tranh Du kích tập bắn trong Tuyển tập tranh Việt Nam.
- Một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Giới thiệu bài:Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
- Tốt nghiệp khoá V (1929-1934) Trờng Mĩ thuật Đông Dương.
- Là 1 trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ.
- Tham gia cùng đoạn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, cho ra đời bức tranh Du kích tập bắn.
- Còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng.
- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật năm 1996.
* Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn:
- Hình ảnh chính trong tranh là gì?
- Hình ảnh phụ trong bức tranh là những hình ảnh nào?
- Có những màu chính nào trong tranh?
- KL: Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng.
- Cho HS xem một số tranh khác của hoạ sĩ, yêu cầu nhận xét về:
+ Bố cục:
+ Tư thế các nhân vật:
+ Màu sắc trong tranh:
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi HS tích cực phát biểu.
* Hoạt động 4: Kết luận (5)
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS quan sát tranh của tác giả.
- HS chú ý nghe và ghi nhận đôi nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS quan sát tranh Du kích tập bắn của hoạ sĩ.
- HS nhận xét về các hình ảnh chính, phụ trong tranh, bố cục, màu sắc,.. của bức tranh.
- HS xem thêm một số bức tranh khác của học sĩ.
- HS nêu cảm nhận của mình sau khi xem tranh của hoạ sĩ.
Tiết 3. 
 Khoa học
Ôn tập học kì 1.
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 68 sgk.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Em hãy nêu đặc điểm và cộng dụng của một số tơ sợi tự nhiên và tơ sợi tổng hợp?
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài (25’)
a. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
* cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
- GV ghi giúp lên bảng, hoàn thành phiếu.
Câi 1: Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau lên trình bày.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập.
- HS nêu kết quả làm bài.
- HS cùng nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu bài tập.
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình.
Phòng tránh được bệnh.
 Giải thích.
Hình 1: Nằm màn.
- Sốt xuất huyết.
- Sốt rét.
- Viêm não.
- Những bệnh đó lây do muỗi đốt 
người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2: Rửa sạch tay(trước và sau khi đi đại tiện)
- Viêm gan A.
- Giun.
- Cách bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội.
- Viêm gan A.
- Giun.
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,..)
- Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy, cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4: Ăn chín.
- Viêm gan A.
- Giun, sán.
- Ngộ độc thức ăn.
- Cách bệnh đường tiêu hóa khác(ỉa chảy, tả, lị,..)
- Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín, sạch.
b. Hoạt động 2: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
* Cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
- Nhận xét, góp ý bổ sung
c. Hoạt động 3: Trò chơi Đoán chữ:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố một số kiến thức trong chủ đề “Con ngời và sức khoẻ”.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Nhóm nào đoán đợc nhiều câu đúng là thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Kết luận (5)
- Hệ thống nội dung ôn tập.
- Nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị bài kiểm tra.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nêu công dụng, tính chất của 3 vật liệu đã học.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
Tiết 4. 
 Địa lí
 Ôn tập học kì 1.
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân:
- GV treo bản đồ lên bảng.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung các bài tập sgk.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* Hoạt động 2: Hoàn thiện kiến thức:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Xác định câu đúng, câu sai trong các câu bài tập 2.
- Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
- Xác định trên bản đồ VN đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A.
* Hoạt động 3: Kết luận (5)
- Hệ thống lại kiến thức bài.
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS quan sát bản đồ.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành các bài tập sgk.
- HS nối tiếp trình bày kết quả làm việc.
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
- Câu đúng: b, c, d; câu sai: a, e.
- Các trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM.
- HS nối tiếp xác định trên bản đồ.
Tiết 5. 
Thể dục. Bài 34
Đi đều vòng phải, vòng trái .
Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung, phương pháp:
 Nội dung
Định lượng
 Phương pháp, tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành hàng dọc theo nhịp hô của GV.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- Trò chơi khởi động.
- Kiểm tra nội dung ĐHĐN.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn đi đều vòng phải, vòng trái.
- Tổ chức cho HS tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công.
- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung, sửa sai cho HS.
- HS ôn luyện theo nhóm, các nhóm điều khiển nhóm mình ôn luyện.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- Thi đua thực hiện giữa các nhóm.
b. Chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
- HS khởi động lại.
- HS chơi trò chơi.
- Tổ chức cho HS khởi động lại các khớp cổ chân, gối.
- Tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi thành vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.
- Hệ thống bài và nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- Yêu cầu ôn các động tác ĐHĐN.
6-10 phút
18-22 phút
5-8 phút
7-9 phút
4-6 phút
 * * * * 3
 * * * * 
 * * * * 3
 * * * * 
 * * * * 3
 * * * * 
Tiết 5. 
Khoa học	
Kiểm tra học kì 1.
 ( Đề kiểm tra do nhà trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc