Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 19

Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 19

I. Mục tiêu

- HS biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

- Giải được các bài tập 1(a); 2(a). HS khá, giỏi giải được tất cả các bài tập.

* Mục tiêu riêng: HS hoà nhập biết cách tính diện tích hình thang, vận dụng giải được các bài toán đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng dạy- học toán.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Tiết 1 – Hoạt động tập thể
Tiết 2 - Toán
T91: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu
- HS biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
- Giải được các bài tập 1(a); 2(a). HS khá, giỏi giải được tất cả các bài tập.
* Mục tiêu riêng: HS hoà nhập biết cách tính diện tích hình thang, vận dụng giải được các bài toán đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy- học toán.
III. Các hoạt động dạy- học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu yêu cầu cắt ghép hình thang thành hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác AMB; sau đó ghép lại như hướng dẫn sgk để được hình tam giác ADK.
- Y/c HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình tam giác và nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình và rút ra công thức tính diện tích hình thang.
+ Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
+ Nếu coi độ dài hai đáy kí hiệu lần lượt là a và b, chiều cao kí hiệu là h em hãy nêu công thức tính diện tích hình thang?
2.3, Luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình thang
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: HD HS khá, giỏi làm thêm
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu cách tính diện hình tam giác.
 A B
 M
 D H C
 A
 M 
 D H C K
 (B) (A)
- HS cắt và ghép hình như hướng dẫn sgk.
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
- Dựa vào hình vẽ ta có:
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
+ Diện tích hình tam giác ADK là: 
mà = 
 = 
+ Vậy diện tích hình thang là:
* Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
 S = 
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a. S = = 50 (cm2)
b. S = = 84 ( m2)
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm bảng con.
a. S = = 32,5 ( cm2)
b. S = = 20( cm2)
 Bài giải:
 Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
 Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
 (110 + 90,2) 100,1 : 2=10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2.
Tiết 4 - Tập đọc
T37: Người công dân số một
I. Mục đích yêu cầu
- Hs biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1; 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).
- Hs khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
* Mục tiêu riêng: HS hoà nhập đọc tương đối lưu loát một đoạn của văn bản kịch, trả lời được câu hỏi 1 của bài.
II. Đồ dùng
- ảnh chụp Bến Nhà Rồng.
- Bảng phụ ghi rõ đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho HS kì I.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn:
+ Phần 1: Từ đầu . vậy anh vào Sài Gòn làm gì?
+ Phần 2: Tiếp theo. không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.
+ Phần 3: Gồm 2 đoạn còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ.
- GV đọc mẫu. 
b, Tìm hiểu bài
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
+ Vở kịch muốn nói điều gì?
c, Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 2 HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2- 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu nước, cứu dân. Những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước là: 
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
- Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin cho đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến việc đó.
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. (Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? – Anh Thành đáp: Anh học trường Sa- xơ- lu Lô- ba... thì... ờ... anh là người nước nào? – Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa? – Anh Thành đáp: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì...)
+ Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đễn việc cứu nước, cứu dân.
+ Bài cho thấy tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- 2 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010
Tiết 1 - Toán
T92: Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS biết tính diện tích hình thang.
- Giải được các bài tập 1; 3(a); HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải một số bài tập đơn giản.
II.Các hoạt động dạy- học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS phân tích và làm bài.
- Nhận xét- sửa sai
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét- sửa sai
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- 3 Hs làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở.
a. S = = 70 (cm2)
b. S = : 2 = (m2)
c. S = = 1,15 (m2)
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
Bài giải:
Đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
 = 80 (m)
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
80 – 5 = 75 ( m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
 75 00 (m2)
75 00 gấp 100 số lần là:
7500 : 100 = 75 (lần)
Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
75 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
a, Đúng.
b, Sai.
Tiết 4 - Luyện từ và câu
T37: Câu ghép
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
* Mục tiêu riêng: HSHN bước đầu nhận biết được câu ghép; xác định được các vế trong câu ghép đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở mục I để HD HS nhận xét.
III. Các hoạt động nhận xét.
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Phần nhận xét.
- GV cho 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung các bài tập trong SGK.
- GV cho HS đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi, và thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- GV HD HS làm bài.
- Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
- Cho HS làm bài và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét kết luận.
- GV yêu cầu HS xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn và câu ghép.
+ Câu đơn là câu có một vế câu (C-V)
Câu 1 là câu đơn.
Câu 2, 3, 4 là câu ghép.
+ Có thể tách các cụm C- V trong các câu trên ra thành các câu đơn được không?
2.3, Phần ghi nhớ
2.4, Phần luyện tập
Bài 1: 
- GV nhắc HS trong khi làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS nhắc lại các kiểu câu kể đã học.
- 2HS đọc bài.
- Lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả bài làm.
+ Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con Khỉ /
 CN
cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to. 
 VN
+ Hễ con chó /đi chậm/, con khỉ/ cấu 
 CN VN CN
hai tai chó giật giật.
 v
+ Con chó /chạy sải thì khỉ /
 c v c
gò lưng như người phi ngựa.
 v
+Chó/ chạy thong thả, khỉ / buông
 c v c
thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc 
 v
ngắc.
+ Không thể tách vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.
HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài tập.
- HS trình bày kết quả bài làm.
STT
Vế 1
Vế 2
Câu1
Trời/ xanh thẳm,
C V
biển /cũng thẳm xanh, như dâng cao lên,chắc nịch.
C V
Câu2
Trời/ rải mây trắng nhạt,
C v
biển/ mơ màng dịu hơi sương.
C v
Câu3
Trời/ âm u mây mưa,
C v
biển/ xám xịt nặng nề.
C v
Câu4
Trời/ ầm ầm dông gió,
C v
biển /đục ngầu giận dữ...
C v
Câu5
Biển /nhiều khi rất đẹp,
C v
ai /cũng thấy như thế.
C v
Bài tập 2:
- HD HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
VD.
+ Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nẩy lộc.
+ Mặt trời mọc, sương tan dần.
- 1 HS đọc lại ghi nhớ.
Tiết 5 - Kể chuyện
T19: Chiếc đồng hồ
I. Mục đích yêu cầu
- HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết nghe bạn kể và kể được nội dung một bức tranh.
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ truyện trong sgk.
III. Các hoạt động dạy- học 
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
2.3, Hướng dẫn HS kể chuyện
* Kể chuyện theo cặp:
- Y/c HS kể chuyện theo cặp.
* Thi kể trước lớp.
- Y/c HS kể chuyện trước lớp và tóm tắt nội dung trong tranh.
- Y/c 1 – 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và rút ra nội dung chuyện.
- GV và HS nhận xét và bình chọn cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và quan sát tranh minh hoạ.
- 1 HS đọc thành tiếng các yêu cầu củ ... ài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào với nhau được gọi là dung dịch.
- HS kể tên: Xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối
- đại diện các nhóm nêu công thức pha chế dung dịch.
- HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc được giao.
- Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc . vì chỉ có hơi nước bốc lên khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước . Muối vẫn còn lại trong cốc.
- Qua thí nghiệm trên cho ta thấy ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách trưng cất.
- đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình.
Tiết 5.
Mĩ thuật
Vẽ tranh
Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I. Mục tiêu:
- HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- HS vẽ được tranh về ngày tết , lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- HS thêm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết , lễ hội và mùa xuân
- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước về đề tài này.
- Giấy vẽ, bút chì, mầu vẽ
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(25)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh ngày tết, lễ hội cho HS nhớ lại.
+ Không khí ngày tết của lễ hội mùa xuân.
+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh, mầu sắc trong ngày tết , lễ hội và mùa xuân.
- GV gợi ý để học sinh kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.
b. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý cho HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài này.
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết
+ những hoạt động trong dịp tết, lễ hội.
- GV cho các em quan sát một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ.
+ Vẽ các hình ảnh chính trước.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ mầu tươi sáng, rực rỡ.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- Y/c HS thực hành vẽ tranh.
- GV quan sát – uấn nắn.
d. Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá.
- GV cùng HS chọn ra một số tranh đẹp và chưa đẹp để nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò(5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS quan sát.
- HS kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.
- HS nghe.
- HS quan sát một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ.
- HS thực hành vẽ tranh.
Tiết 4.
 Địa lí.
 Châu á
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS:
- Nhớ tên các châu lục, đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí , giới hạn của châu á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiiên châu á.
- Đọc được tên các dạy núi, đồng bằng lớn của châu á.
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết được chúng thuộc khu nào 
của châu á.
II. Đồ dùng dạy học:
- Quả địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á.
III. các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Vị trí địa lí và giới hạn:
* Hoạt động 1: ( Làm việc theo nhóm)
- Bước 1: Y/c HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp?
+ Châu á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam trải từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất?
+ Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- Y/c các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
b. Đặc điểm tự nhiên:
* Hoạt động 1: Diện tích và dân số châu á:
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để so sánh diện tích châu á với diện tích các châu lục khác?
+ Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3các chữ a, b , c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu á?
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò(5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát.
- HS Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông giáp với Thái Bình Dương 
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với Châu Phi
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với Châu Âu.
- Châu á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu á chị ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu :
+ Hàn đới ở phía Bắc á.
+ Ôn đới ở giữa lục địa Châu á.
+ Nhiệt đới ở Nam á.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Diện tích châu á lớn nhất trong 6 châu lục . gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
+ Dân số châu á đứng thứ nhất trong tất cả các châu lục.
+ Hình a: Vịnh biển Nhật Bản.( châu á)
+ Hình b: Bán hoang mạc( ca – dắc – xtan) – Trung á
+ Hính c: Đồng bằng ( đảo Ba – li, In - đô - nê – xi – a) - Đông Nam á.
+ Hình d: Rừng Tai – ga( Liên Bang Nga) – Bắc á.
+ Hình e: Dãy núi Hi – ma- li – a( Phần thuộc Nê- pan) – Nam á
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Tiết 5.
 Thể dục
Tung và bắt bóng
Trò chơi “ bòng chuyền sáu”
I. Mục tiêu:
- Ôn tung bóng và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Y/c thực hiện được động tác tương đối chính sác.
- Làm quen trò chơi “ bóng chuyền sáu”. Y/c biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: sân trường.
- Phương tiện: bóng , dây nhẩy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, Y/c tiết học.
- HS chạy thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiễn xung quanh sân tập .
- Xoay các khớp cổ chân , khớp gối, hông , cổ tay, vai
2. Phần cơ bản:
- ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay
- Y/c HS tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV quan sát và uấn nắn.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn .
- Làm quen với bòng chuyền sáu.
+ GV nêu tên 
- Chơi trò chơi “ lò cò tiếp sức”
- Y/c HS nhắc lại cách chơi rồi chơi.
- Y/c các tổ thi đua chơi dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường, vừa đi vừa hát.
- Tập chung lớp học.
- Điều hoà thả lỏng.
- Nhận xét tiết học
6 – 10 phút
18 – 22 phút
4 -6 phút
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
Tiết 4.
 Khoa học.
Sự biến đổi hoá học.
I. Mục tiêu.
 Sau bài học HS biết : 
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học .
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến 
đổi hoá học.
II. Đồ dùng dạy học .
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Nêu tính chất của dung dịch? Nêu cách tạo ra một dung dịch?
3. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
B. Nội dung .
a. Hoạt động1 : 
* Mục tiêu .
HS làm được thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
* Tiến hành :
- GV HD h/s làm thí nghiệm trong SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gv theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện.
- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
- GV nhận xét kết luận.
- Hát đầu giờ .
- HS lắng nghe .
- HS thực hành theo HD của GV và HD trong SGK.
- HS trình bày kết quả thực hành.
Đáp án thí nghiệm.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 1 * Đốt một tờ giấy.
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác , không còn giữ được tính chất ban đầu .
- GV hỏi . Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì ?.
- Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV kết luận .
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
b. Hoạt động 2: Thảo luận .
* Mục tiêu . HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
*tiến hành.
- GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thoả luận câu hỏi sau.
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? 
 + Trường hợp nào có sự biến đổi lí học?
 - GV cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét bổ sung .
- GV kết luận : 
Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học 
4. Củng cố – Dặn dò(5)
 - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
- HS trả lời :
- Đó gọi là hiện tượng biến hoá học.
 - Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
+ 1 HS đọc mục bạn cần biết.
- HS thảo luận .
+ Hình 2 là sự biến đổi hoá học .
+ Hình 3 là sự biến đổi lí học.
+ Hình 4 là sự biến đổi lí học.
+ Hình 5 là sự biến đổi hoá học
+ Hình 6 là sự biến đổi hoá học .
+ Hình 7 là sự biến đổi lí học.
Tiết 5:
 Kĩ thuật.
 Nuôi dưỡng gà
 I.Mục tiêu.
Hs cần phải:
- Nêu được mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn uống.
- Có ý thức nuôi dưỡng chăm sóc gà.
II. đồ dùng dạy học.
Hình ảnh minh hoạ.
Phiếu đánh già kết quả học tập của hs.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức(2’)
2. Kiển tra bài cũ(3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới(30’)
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
* Hoạt động 1: 
Mục đích ý nghĩa của việc nuôi đưỡng gà.
Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
* Hoạt động 2: 
Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
* Cho gà ăn.
- Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
- Theo em , cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm , chất khoáng và vi – ta – min?
* Cho gà uống.
- Quan sát hình , em hãy cho biết người ta cho gà ăn , uống như thế nào?
* Hs nêu ghi nhớ.
4. Củng cố(5’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho gà.
- Gà được nuôi dưỡng đầy đủ , hợp lí sẽ khoẻ mạnh , ít bị bệnh.
Đây là thời kì đang phát triển mạnh .
- Để giảm bớt lượng thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Máng ăn uống phải sạch .
- Hàng ngày phải thay nước , cọ rửa máng.
* Hs nêu ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc