I. Mục đích yêu cầu
- Hs đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý nghĩa được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài văn. Hiểu: người lao động là quý nhất.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học
Tuần 9 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 Tiết 1- Hoạt động tập thể Tiết 2 - Tập đọc T17: Cái gì quý nhất? I. Mục đích yêu cầu - Hs đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu vấn đề tranh luận và ý nghĩa được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). * Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài văn. Hiểu: người lao động là quý nhất. II. Đồ dùng - Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính bài thơ Trước cổng trời. - Nhận xét- cho điểm 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc - Hs chia đoạn: Đoạn 1: Một hôm, trên đường đi học vềsống được không. Đoạn 2: Quý và Namthầy giáo phân giải. Đoạn 3: Đoạn còn lại. - GV sửa phát âm cho HS kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong bài. - GV đọc mẫu. b, Tìm hiểu bài + Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời? + Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? + Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? + Em hãy chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do em chọn tên đó? + Nội dung bài nói lên điều gì? c, Đọc diễn cảm - Y/c 5 HS luyện đọc theo vai. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 2. - Nhận xét- cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau - Đất Cà Mau. - 2 HS lên bảng trình bày. - 1 HS đọc bài. 1 Hs chia đoạn. - HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 – 3lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1 Hs đọc lại toàn bài. - HS đọc lướt toàn bài. + Hùng cho rằng lúa, gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng, bạc quý nhất. Nam cho rầng thì giờ quý nhất. + Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn. + Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. + Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì người ta nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo,vàng bạc. + Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. - HS chọn tên cho truyện và giải thích lí do mình chọn tên đó. + Người lao động là quý nhất. - HS luyện đọc phân vai. - Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng cho từng nhân vật. - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2. Tiết 3 - Toán T41: Luyện tập I. Mục tiêu - HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Làm được các bài tập 1, 2, 3, 4(a,c). HS khá, giỏi làm được bài 4(b,d) ở nhà. * Mục tiêu riêng: HSHN làm được bài tập 1. II. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. - Nhận xét- sửa sai. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Nhận xét – sửa sai. Bài 2: - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. - Nhận xét- cho điểm. Bài 3: - Hướng dẫn HS cách thực hiện. - Nhận xét- sửa sai. Bài 4: - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm bài. - Gv nhận xét cho điểm. - Nhận xét- sửa sai. - Khuyến khích Hs khá, giỏi làm phần b,d. 3, Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 1 HS nêu yêu cầu, cách làm. - Hs làm bảng con. - 3 Hs làm bảng lớp. a. 35 m 23cm = 35, 23m b. 51 dm 3cm = 51, 3 m c. 14 dm 7 cm = 14, 7 m - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 315m = 3,15 m 234 cm = 2,34 m 506 cm = 5,06 m 34dm = 3,4 m - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 3 Hs làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vở. a. 3 km 245m = 3, 245 km b. 5 km 34 m = 5, 034 km c. 307 m = 0,307 km - HS làm bài vào vở phần a, c. a. 12,44 m = 12 m 44 cm c. 3,45 km = 3 450 m b. 7,4 dm = 7 dm 4 cm d. 34,3km = 34 300m Tiết 5 - Đạo đức T9: Tình bạn I. Mục tiêu - Hs biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Biết ơn tổ tiên, mỗi người chúng ta phải làm gì? - GV nhận xét, đánh giá. 2, Bài mới 2.1, Khởi động Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết 2.2, Giới thiệu bài * Giới thiệu bài, ghi đầu bài 2.3, Các hoạt động Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - 1HS nêu - Cả lớp hát. Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của tình bạn và biết được quyền kết giao bạn bè của trẻ em. Cách tiến hành: + Lớp chúng ta có vui như vậy không? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? - HS nêu. + Buồn tẻ và chán, cô đơn. + Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình. Kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng cần phải có bạn bè và trẻ em cũng cần phải có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè. Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện "Đôi bạn" * Mục tiêu: HS hiểu bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn * Cách tiến hành. - GV kể chuyện "Đôi bạn" + Truyện có những nhân vật nào? - Yêu cầu 3 HS đóng vai theo nội dung. - GV nhận xét tuyên dương - GV dán băng giấy có 2 câu hỏi (như SGK, 17) cho HS thảo luận 2 câu hỏi trên. + Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn chạy thoát thân? + Qua câu chuyện kể trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? - 1HS kể lại truyện. +Có ba nhân vật: Hai người bạn và con gấu. - 3 HS lên bảng: Các em tự phân vai và diễn. - HS thảo luận nhóm 2 - HS trình bày ý kiến trước lớp. + Hành động đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. + Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau; giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ trong học tập, giúp đỡ bạn mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Kết luận: Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn Hoạt động 3: Làm bài tập SGK Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. Cách tiến hành - Yêu cầu HS làm bài tập 2 - HS làm vào vở - HS trao đổi bài làm - Nhóm 2. - Cho HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do và tự liên hệ. - Học sinh trình bày trước lớp - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống, giải thích lý do và tự liên hệ. 4. Hoạt động 4: Củng cố * Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của một tình bạn đẹp * Cách tiến hành - GV yêu cầu nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp - HS tiếp nối nêu. GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, biết chia sẻ buồn vui cùng nhau. - Học sinh liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong nhà trường mà em biết. - GV gắn băng giấy (ghi nhớ trong SGK) lên bảng. - 2 - 3 em đọc. 3, Hoạt động tiếp nối - Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hátvề chủ đề tình bạn Thứ 3, 4, 5, 6: Đ/c Yến dạy thay Thứ ba ngày tháng 10 năm 2009 Tiết 1 - Thể dục T17: Động tác chân -trò chơi “Dẫn bóng’’ I. Mục tiêu - Ôn lại động tác vươn thở và tay. Y/c cần thực hiện cơ bản đúng động tác. - Học động tác chân. Y/c cần thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi “ dẫn bóng’’ . Y/c cần biết cách chơi và tham gia chơi một cách nhiệt tình. II. Địa điểm- phương tiện - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: còi, bóng, III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ y/c bài học. - Chạy quanh sân tập. - Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong để khởi độngcác khớp. - Chơi chò chơi khởi động. 2. Phần cơ bản - Ôn động tác vươn thở và tay. + Cho HS ôn lại động tác vươn thở và tay. b. Học động tác chân: - GV nêu tên động tác sau đó phân tích động tác. + N1: Nâng đùi trái lên cao, đồng thời hai tay đưa sang ngang rồi gập khửu tay, các ngón tay đặt trên mỏm vai. + N2: Đưa chân trái ra sau, kiễng gót chân, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. + N3: Đá chân trái ra đồng thời hai tay đưa ra trước, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng. + N4: Về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng thay đổi chân. c. Ôn ba động tác thể dục đẫ học. - Cho HS ôn lại 3 động tác thể dục đẫ học 2 lần. d. Chơi trò chơi “ dẫn bóng’’ - GV tổ choc cho HS tham trò chơi. 3. Phần kêt thúc - Đứng vỗ tay và hát. - Thả lỏng toàn thân. - Nhận xét tiết học . - Nhắc lại nội dung của học. - Chuẩn bị bài sau. 6- 10 phút 18- 22 phút 2- 3 phút 7- 8 phút 4- 5 phút 4- 6 phút * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Tiết 2 - Toán T42: Viết các số do khối lượng dưới dạng số thập phân I. Mục tiêu Giúp HS ôn: - Bảng đơn vị đo khối lượng. - Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa các số đơn vị đo khối lượng thường dùng. - Luyện tập viết số do khối lượng dưới dạng số thập phânvới các dơn vị đo khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. - Nhận xét- sửa sai. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng VD: 1 tạ = tấn = 0,1 tấn. 1 kg = tạ = 0,01 tạ 1 kg = tấn = 0,001 tấn 2.2, Luyện tập Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - Hs làm bảng con. - 4 Hs lên bảng làm . - Nhận xét – sửa sai. Bài 2: Viết các số do dưới dạng số thập phân. - 2 Hs làm bảng lớp. - Hs dưới lớp làm vở . - Gv nhận xét – cho điểm hs làm đúng. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. - 1 Hs làm bảng lớp. - Hs dưới lớp làm vở. - Gv nhận xét – cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - HS quan sát và nêu. - HS làm. a. 4 tấn 562 kg = 4 tấn= 4,562 tấn b. 3 tấn14 kg = 3 tấn = 3,014 tấn c.12 tấn 6 kg = 12 tấn = 12,006 tấn d. 500 kg = tấn = 0,5 tấn. - HS làm. a. Các đơn vị đo là kg: 2 kg 50 g = 2 kg = 2, 05 kg 45kg 23g = 45 kg = 45, 023 kg. 10kg 3g = 10 kg = 10,003 kg 500 g = kg = 0,5 kg b. Có đơn vị đo là tạ. 2 tạ50 kg = 2 tạ = 2, 5 tạ. 3 tạ3 kg = 3 tạ = 3, 03 tạ 34 kg = tạ = 0,34 kg 450 kg = tạ = 4,5 tạ - HS làm. Bài giải: Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong một ngày là: 9 x 6 = 54 (kg ) Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là. 54 x 30 = 1620 ( kg ) Đáp số: 1620 kg Tiết 3 - Luyện từ và câu T17: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên ... Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh. + Đất: có chất màu nuôi cây. + Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây. +Không khí: cây cần khí trời để sống . + ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh. - HS tự do phát biểu theo ý kiến của mình. - HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. - Bài tập y/c thuyết trình. - Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao. - Hs suy nghĩ , làm bài vào vở , 2 Hs làm bài vào giấy khổ to. - HS cả lớp lên trình bày. Tiết 4: Địa lí Các dân tộc, sự phân bố dân cư I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Kể tên được một số dân tộc ít người của nước ta. - Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta. - Nêu được một số đặc điểmvề dân tộc. - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Đồ dùng: - Bảnh số liệu về mật độ dân cư. - Lược đồ về mật độ dân số Việt Nam. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: A. Giới thiệu bài (10’) 1. ổn định tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? - Nhận xét- cho điểm. 3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Phát triển bài (25’) Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam: - Y/c HS đọc sgk và trả lời câu hỏi: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? + Dân tộc nào đông nhất? sống ở đâu là chủ yếu? các dân tộc ít người sống ở đâu? + Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sống của họ? Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam: - Em hiểu như thế nào là mật độ dân số? - GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một số nước Châu á. + Bảng số liệu cho ta biết điều gì? + So sánh mật độ dân số một số nước châu á? + Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam? Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam: - Y/c HS làm việc theo cặp. - Chỉ trên lược đồ và nêu: + Các vùng có mật độ dân số trên một nghìn người? + Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người / km2? + Các vùng có mật độ dân cư từ trên 100 đến 500 người/ km2? + Vùng có mật độ dân cư trên dưới 100 người/ km2? + Qua phân tích trên hãy cho biết: dân cư nước ta tập chung đông ở vùng nào? vùng nào dân cư sống thưa thớt? + Việc dân cư tập chug đông đúc ở vùng đồng băng, ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư vùng này? + Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế vùng này? + Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, nhà nước ta đẫ làm gì? * Hoạt động 4: Kết luận (5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 3 HS lên bảng trình bày. - Nước ta có 54 dân tộc . - Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống tập chung ở các vùng đồng bằng, các vùng vên biển. các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên. - Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc là: dao, mông, thai, mường, tày... các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng tây nguyên... - Mật độ dân só là số dân trung bìmh sông trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên. - HS quan sát, - So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số các nước Châu á. - Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới lớn hơn 3 lần mật độ dân số Cam- pu – chia. - Mật độ dân số nước ta rất cao. - HS làm việc theo cặp. - Nơi có mật độ dân số trên 1000 người/ 1 km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển. - Một số nơi đồng bằng Bắc bộ , đồng bằng Nam bộ, một số nơi đồng bằng ven biển miền Trung. - Vùng Trung du bắc bộ, một số nơi ở đồng bằng nam bộ, đồng bằng ven biển miền trung, cao nguyên Đắk lắk, một số nơi ở miền trung. - Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/ km2. - Dân cư nước ta tập chung đông ở các đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên - Việc dân cư tập chung đông đúc ở vùng đồng bằng làm vùng này thiếu việc làm. - Việc dân cư sống thưa thớt ở các vùng núi dẫn đến thiếu lao động cho sản xuất, phát triển kinh tế vùng này. - Tạo việc làm tại chỗ,thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới. Tiết 2: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích yêu cầu - Chọn được câu chuyện có nội dung kể về một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. - Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí. - Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài (10’) 1. ổn định tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Y/c HS kể chuyện giờ trước. - Nhận xét- cho điểm. 3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Phát triển bài (25’) * Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. Hỏi: + Đề bài Y/c gì? - Kể một câu chuyện thăm quan em cần kể những gì? - Gọi HS đọc gợi ý trong sgk - Y/c HS giới thiệu về chuyến đi thăm quan của em cho các bạn nghe? * Hoạt động 2: Kể nhóm: - Y/c HS kể chuyện theo nhóm. + Bạn thấy cảnh vật ở đây như thế nào? + Sự vật nào làm bạn thấy thích thú nhất? + Nếu có dịp đi thăm quan, bạn có quay trở lại đó không ? vì sao? + Kỉ niệm nào về chuyến đi làm bạn nhớ nhất? + Bạn mong muốn điều gì sau chuyến đi? * Hoạt động 3: Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét- cho điểm. * Hoạt động 4: Kết luận (5) - Nhắc lại nội dung bài - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 3 HS lên bảng. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Đề bài y/c kể lại câu chuyện một lần em đi thăm cảnh đẹp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - 3 HS giới thiệu. - HS hoạt động nhóm. - 7 – 10 HS tham gia kể chuyện. Tiết 5: Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 9 1. Chuyên cần. - Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học không lí do, hay đi học muộn. 2. Học tập: - Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập , chữ viết còn xấu 3. Đạo đức: Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường ,lớp, đoàn kết với bạn bè. 4. Các hoạt động khác: - Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường. Tiết 5: Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam I. Mục tiêu: - HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam. - HS cần cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam. - HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về điêu khắc cổ. III. Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài (10’) 1. ổn định tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Giới thiệu bài . B. Phát triển bài (25’) *. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ: - Giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở trong sgk để HS biết. + Xuất sứ? + Nội dung đề tài? + Chất liệu? * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng: - HS quan sát tranh trong sgk và kể tên - Y/c HS hoạt động theo nhóm. * Hoạt động 3: Kết luận (5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau - Hát - HS quan sát các pho tượng điêu khắc cổ mà em sưu tầm được qua tranh ảnh, sách báo. - Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm. - Thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú, sinh động. - Thường được làm bằng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa... - Ttượng phật A-di- đà( chùa phật tích, Bắc Ninh ) - Tượng phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay( chùa bút tháp Bắc Ninh) - Tượng vũ nữ chăm ( Quảng Nam ) Tiết 4: Khoa học Phòng tránh bị xâm hại I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. - Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Liệt kê dang sách những ai có thể đáng tin cậy chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ trong sgk. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài (10’) 1. ổn địmh tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV / AIDS ? - Nhận xét- cho điểm. 3 . Giới thiệu bài B. Phát triển bài. * Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại: * Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến bị xâm hại và những điều cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành - Y/c HS đọc lời thoại trong sgk. - Hỏi: + Các bạn trong tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì? - Y/c HS thảo luận tìm các cách đề phòng bị xâm hại: * Hoạt động 2: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại: * Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân. * Cách tiến hành: - Y/c HS thảo luận theo nhóm các tình huống sau: + Phải làm gì khi có người tặng quà cho mình? + Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? + Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân? * Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại. * Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại. * Cách tiến hành: + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta phải làm gì? + Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải làm gì? + Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ cùng ai khi bị xâm hại? * Hoạt động 4: Kết luận (5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 3 HS lên bảng nêu. - 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp. - Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể bị cướp hết đồ, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện... - Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối, đường vắng có thể bị kể xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ. Tranh 3: bạn gái có thể bị bắt cóc,bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ. - HS thảo luận theo nhóm. Để phòng tránh không bị xâm hại cần: + Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ. + Không ra đường một mình khi đã muộn. + Không ở trong phòng kí một mình với người lạ. + Không đi nhờ xe với người lạ. + Không cho người lạ chạm vào người mình.... - HS thảo luận theo các tình huống. - Đại diện nhóm lên trình bày. - HS phát biểu ý kiến của mình. - Khi bị xâm hại, chúng ta nói ngay với người lớn để được chia sẻ và biết cách giải quyết, ứng xử. - Bố mẹ. ông bà, cô giáo, ...
Tài liệu đính kèm: