Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 14

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 14

TOÁN

TIẾT 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

- Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.

- HS: Bảng con.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

HĐ 2: Bài mới: (12’ - 13’)

2.1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :

- GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số.

- Gọi HS trả lời theo dãy, GV viết bảng ; đọc là: hai phần ba.

- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.

- GV chỉ vào các phân số ; ; ; yêu cầu học sinh đọc theo dãy.

2.2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:

- GV yêu cầu HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 ; dưới dạng phân số vào bảng con rồi chữa. Giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3.

- Tương tự với các phép chia còn lại GV giúp HS nêu như chú ý 1 trong SGK.

- Làm tương tự đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK.

 

doc 433 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ sáu ngày 17 tháng 8 năm 2012
 Tiết 1
TOÁN
TIẾT 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
HĐ 2: Bài mới: (12’ - 13’)
Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :
GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số. 
Gọi HS trả lời theo dãy, GV viết bảng ; đọc là: hai phần ba.
Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
GV chỉ vào các phân số ; ; ; yêu cầu học sinh đọc theo dãy.
Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: 
GV yêu cầu HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 ; dưới dạng phân số vào bảng con rồi chữa. Giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3. 
- Tương tự với các phép chia còn lại GV giúp HS nêu như chú ý 1 trong SGK.
Làm tương tự đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK.
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’): 
a) Miệng: 	* Bài 1/ 4: ( 5’)
KT : HS đọc phân số và nêu TS, MS theo dãy.
Chốt : Cách đọc phân số.
b) Bảng con: * Bài 2/ 4: ( 4’)
KT : Viết thương dưới dạng phân số.
Chốt : cách viết.
c) Vở:	* Bài 3/ 4: ( 4’)
KT : Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Chốt : Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
* Bài 4/ 4: ( 5’)
KT : Điền mẫu số, tử số để phân số có giá trị là 1 ; 0.
Sai lầm : HS điền sai TS, MS.
 HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
	- Miệng : GV ghi nhanh các phân số lên bảng -> HS đọc. 
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
	......................
	......................
___________________________________________________________________
Tiết 2
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước VN mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph-3ph) : Không kiểm tra
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) 
b. Luyện đọc đúng (10ph- 12ph) : nhắc HS : bài có yêu cầu HTL (Sau 80 năm...các em), chú ý nhẩm để thuộc.
 *GV hướng dẫn HS luyện đọc
- 1HS đọc mẫu toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu ® nghĩ sao?
+ Đoạn 2: còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn (1- 2 lần)
- Nhận xét
- Đoạn 1:
+ Luyện đọc: cao giọng cuối câu hỏi: Vậy các em nghĩ sao?
- 1 HS đọc
+ Giải nghĩa từ: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường
- Đọc chú giải 
+ Hướng dẫn: đọc đúng câu hỏi “Vậy... sao?”
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 2:
+ Luyện đọc: câu 2: nghỉ sau: lệ, nay, đồ
- 1 HS đọc
+ Giải nghĩa từ: 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, ...
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài: 
- Hướng dẫn: ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu... 
- 1- 2 HS đọc
- Đọc mẫu
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10ph - 12ph)
? Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đọc thầm đoạn 1. Trả lời:
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên...
+ Từ ngày khai trường này, các em HS được hưởng một nền GD hoàn toàn VN
? Sau CM tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
? HS có trách nhiệm ntn trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Đọc thầm đoạn 2. Trả lời: xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại...
- Thảo luận nhóm đôi. Trả lời
- Chốt nội dung
d. Luyện đọc diễn cảm và HTL (10ph - 12ph)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn
Đoạn 1: đọc giọng nhẹ nhàng, thân ái; nhấn: đầu tiên, tưng bừng, khác thường...
Đoạn 2: đọc giọng xúc động, thể hiện niềm tin; nhấn: xây dựng lại, trông mong...
- Đọc đoạn theo dãy
- Hướng dẫn: ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm hi vọng của Bác đối với HS VN - Đọc mẫu cả bài
- Đọc (đoạn hoặc cả bài)-8-10 HS
- Đọc thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
? Nêu nội dung bức thư ?
- VN: + Tiếp tục HTL
 + Chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
___________________________________________
Tiết 3
CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT)
VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
2 Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/k .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- HS: bảng con
- GV: bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph - 3ph): Không kiểm tra
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn chính tả (10ph - 12ph)
- Đọc mẫu lần 1
-Mở SGK đọc thầm theo
? Nêu nội dung chính của bài thơ?
- Đất nước VN có nhiều cảnh đẹp, con người VN phải chịu nhiều thương đau nhưng...
- Ghi bảng: dập dờn, sớm chiều, áo nâu, nghèo, gươm
- Phân tích chữ ghi tiếng khó, viết bảng con
c. Viết chính tả (14ph - 16ph)
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở...
- Đọc từng cụm từ
- Viết bài vào vở
d. Hướng dẫn chấm- chữa (3ph - 5ph)
- Đọc
- Soát lỗi, ghi số lỗi (bằng bút chì)
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Chữa lỗi
- Tranh thủ chấm bài
đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (7ph - 9ph)
Bài 2/6:
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Nhắc: chỉ ghi từ ngữ, cụm từ có tiếng cần điền
- Suy nghĩ, làm bài vào vở
- Chữa, chốt lời giải đúng: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ
- 1- 2HS đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh
Bài 3/7:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Làm bài vào SGK
- Đổi sách, kiểm tra chéo
- Chữa bài, chốt lời giải đúng
- Nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ngh
3. Củng cố, dặn dò (1ph - 2ph)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ quy tắc chính tả vừa học.
____________________________
 Tiết 4
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I- MỤC TIÊU
 - Làm quen với lớp.
 - Điều tra cơ bản về tổ chức lớp: cơ cấu các tổ, cán bộ lớp.
II - CÁCH TIẾN HÀNH
 1, Nêu nội dung tiết học.
 2, Cách tiến hành
 - GV giới thiệu với HS về bản thân.
 - Lớp Trưởng báo cáo về tình hình lớp học: cơ cấu các tổ, thành viên cán bộ lớp.
 - GV nhắc nhở và nêu một số quy định của lớp học.
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
 Tiết 1
TOÁN
TIẾT 2. ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: bảng phụ.
HS: Bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Viết các phân số sau: ; ;
HĐ2: Bài mới: (12’ - 13’)
: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 
- VD 1 : Yêu cầu HS làm bảng con. 
- HS nêu nhận xét như SGK.
- VD 2 : Tương tự với VD1.
- Sau 2 VD, GV hướng dẫn HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
2.2 : Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Yêu cầu HS rút gọn phân số . 
 HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’): 
a) Bảng con: 	 * Bài 1/ 6: ( 5’)
KT : Rút gọn các phân số.
Chốt : Nêu cách rút gọn phân số ?
b) Vở : 	 * Bài 2/ 6: ( 7’)
KT : Quy đồng mẫu số các phân số.
Sai lầm : Phần b HS quy đồng MS cả 2 phân số mà không nhận ra MS này chia hết cho MS kia.
Chốt : Muốn quy đồng mẫu số 2 phân số em làm thế nào ?
	* Bài 3/ 6: ( 7’)
KT : Tìm phân số bằng nhau trong các phân số đã cho.
Chốt : Cách xác định các phân số bằng nhau.
 HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
	- Miệng : Nêu tính chất cơ bản của phân số ? 
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
	.....................
	......................
_______________________________________
Tiết 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hình thành khái niệm (10ph - 12ph)
Bài 1/7:
-1 HS đọc nội dung BT, lớp theo dõi SGK
- Treo BP: + xây dựng - kiến thiết
 + vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm
- 1 HS đọc lại
- So sánh nghĩa: nghĩa các từ này giống nhau...
- Nhận xét
- Chốt: những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa
Bài 2/8:
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- Trao đổi nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì...
+ Vàng xuộm,... không thể thay thế cho nhau vì...
? Thế nào là từ đồng nghĩa?...
- Trả lời, rút ra kiến thức lí thuyết
- Chốt, rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ SGK
c. Hướng dẫn luyện tập (20ph - 22ph)
Bài 1/8 (4ph - 6ph)
- 1 HS đọc yêu cầu và những từ in đậm trong đoạn văn: nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu
- Suy nghĩ, phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ nước nhà - non sông
+ hoàn cầu - năm châu
Bài 2/8 (6ph - 8ph)
- 1 HS nêu yêu cầu + mẫu
- Trao đổi nhóm đôi, tìm từ ra nháp
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét
Bài 3/8 (8ph - 10ph)
- 1 HS nêu yêu cầu + mẫu
- Hướng dẫn: đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ...
- Viết bài vào vở
- Tiếp nối nhau đọc câu văn
- Nhận xét
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (2ph - 4ph)
? Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- VN: học thuộc ghi nhớ.
 Tiết 3
KỂ CHUYỆN
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1- 2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước...
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.; 
- Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (2ph - 3ph): Không kiểm tra
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph - 2ph) 
b. Giáo viên kể (6ph - 8ph)
- Lần 1( diễn cảm)
- Lần 2 kết hợp tranh minh hoạ - giải nghĩa từ: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành ... ____________________________________
 Tiết 4
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
III.Các hoạt động dạy học
1. HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
2. Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (2ph- 3ph)
? Tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa vời từ hạnh phúc?
- Làm bảng con
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)
Bài 1/151(4ph-6ph)
- 1 HS nêu yêu cầu + mẫu
- Dựa vào mẫu tìm từ
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
Nhận xét, chốt lời giải đúng:
cô ,chú ,cậu ,mợ ,a rể ,chị dâu ,cụ ,thím 
bạn học ,chị Tổng phụ trách ,cô lao công ,bác bảo vệ 
bác sĩ ,kĩ sư, giáo viên ,bộ đội ,công an
Tày ,Nùng ,Thái Mường ,
Lưu ý: chấp nhận ý kiến khi HS liệt kê các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa cụ thể. VD: công nhân-thợ xây
Bài 2/151 (7ph-9ph)
- 1 HS nêu nội dung BT + mẫu
- Thảo luận nhóm đôi tìm tục ngữ, thành ngữ, ca dao
- GV ghi nhanh lên bảng
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng :
 +Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ .
 +Máu chảy ruột mèm .
 +Tay đứt ruột xót 
+ Kính thày yêu bạn .
 +Học thày không tày học bạn .
 +Không thày đố mày làm nên .
 + Bán anh em xa mua láng giềng gần 
- Đọc lại các thành ngữ...tìm được
* Giải nghĩa một thành ngữ mà em tìm được ?
Bài 3/151(8ph-10ph)
- Đọc nội dung BT + mẫu
- Dựa vào mẫu, tìm từ
- Tiếp nối nhau phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng :
Miêu tả mái tóc :đen mượt ,óng mượt ,dày dặn ,xơ xác ,lơ thơ 
Miêu tả đôi mắt :Bồ câu ,ti hí ,đen nhánh ,mơ màng ,tinh nhanh ,long lanh ,
Miêu tả khuôn mặt :phúc hậu ,bầu bĩnh ,đầy đặn ,vuông chữ điền ,bánh đúc 
Miêu tả làn da :nõn nà ,bánh mật ,trắng hồng ,ngăm đen ,
Miêu tả vóc người :mập mạp ,lực lưỡng ,cân đối ,thanh mảnh ,mảnh mai ,
- 1 HS đọc lại
Bài 4/151 (12ph-14ph)
- Nêu yêu cầu
- Lưu ý: không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng
- Viết đoạn văn miêu tả dáng người của người thân hoặc một người mà em biết vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc bài
Nhận xét :
 +Nội dung .
 +Dùng từ .
 +Diễn đạt .
- Nhận xét, chấm điểm
d. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
 Tiết 1
Toán
Tiết 75: GIẢI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM (75)
I - Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Biết vận dùng tìn tỷ số phần trăm của 2 số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỷ số phần trăm của 2 số
II - Đồ dùng dạy - học: 
* Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
+ Bảng con: 134,4: 8,4;	
	 75,14 : 5,8
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
* Hoạt động 2.1: 
+ Ví dụ 1: 
- Nêu ví dụ. 
- Học sinh đọc đề bài, giáo viên tóm tắt.
- Học sinh thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức của bài trước để tìm kết quả. => Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo cách trình bày SGK.
- Hỏi: Muốn tìm tỷ số phần trăm của học sinh nữ với học sinh toàn trường ta làm như thế nào?
* Hoạt động 2.2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết thông thường.
- Học sinh giải thích tỷ số vừa tìm được.
- Hỏi muốn tìm tỷ số phần trăm của số 315 và 600 ta làm như thế nào? => Học sinh đọc SGK.
* Hoạt động 2.3: Bài toán.
- Học sinh đọc bài, tự làm bảng con.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
* Bài 1/75: (2 - 3 phút).
- Học sinh đọc thầm bài toán, nêu yêu cầu. Đọc nhóm đôi, đọc kết quả theo dãy.
- Kiến thức: Biết chuyển từ số thập phân sang tỷ số phần trăm.
* Bài 2/75: 
- Kiến thức: áp dụng tỷ số phần trăm của 2 số.
* Bài 3/75:
- Học sinh tự phân tích đề, làm vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên chữa, nhận xét. 
- Kiến thức: Giải toán có liên quan đến tìm tỷ số phần trăm của 2 số.
* Dự kiến sai lầm:
- HS giải toán về tỉ số phần trăm còn chậm.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
________________________________________
 Tiết 2
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
 (Tả hoạt động)
I.Mục đích, yêu cầu
1. Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2ph-3ph):
- Đọc đoạn văn tả một người mà em yêu mến.
- 1-2 HS đọc
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph- 34ph)
Bài 1/152 (15ph-17ph)
- Đọc yêu cầu BT + gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Gạch chân từ trong tâm: tả hoạt động, bạn nhỏ, em bé, tập nói, tập đi
- Vài HS nói đối tượng mình chọn tả
- Dựa vào gợi ý kết hợp quan sát tranh minh hoạ, lập dàn ý vào vở
- Trình bày trước lớp 
- Nhận xét, góp ý
- Nhận xét, hoàn thiện dàn ý :
Mở bài :Giới thiệu em bé định tả :là bé trai hay bé gái ,mấy tuổi ,tên là gì ,có nét gì ngộ nghĩnh ,đáng yêu .
Thân bài :
*Tả bao quát về hình dáng :
Thân hình 
Mái tóc 
Khuôn mặt 
Chân tay .
* Tả hoạt động của bé :Nhận xét chung về bé ,bé thích làm gì ? khóc cười ,tập đi ,tập nói ,đòi ăn ,chơi đồ chơi ,làm nũng mẹ ,đùa nghịch 
 d. Kết luận :Nêu cảm nghĩ của em về bé .
Bài 2/152 (17ph- 19ph):
- Nêu yêu cầu
- Nhắc HS: Thân bài có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn phần tiêu biểu để tả; Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn; Thể hiện cảm xúc của người viết...
- Viết bài vào vở
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét :Nội dung ,dùng từ ,diễn đạt 
- Nhận xét, chấm điểm
c. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhận xét tiết học.
- VN: chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
_______________________________________
 Tiết 3
Khoa học
CAO SU
I. Mục tiêu
	- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
	- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
	- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình SGK.
	- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
2. Dạy bài mới (32’):
	- GV giới thiệu bài:
 GV có thể sử dụng phương pháp hỏi - đáp hoặc phương pháp trò chơi để yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su mà các em biết. Đối với những vùng HS ít có điều kiện tiếp xúc với các đồ dùng bằng cao su, GV có thể cho HS quan sát các hình trang 62/SGK và kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su có trong hình vẽ. 
	- Hình 1: Ủng, cục tẩy, đệm.
	- Hình 2: Lốp, săm ôtô.
* Hoạt động 1: Thực hành (10’):
	+ Mục tiêu: 
 - HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
	+ Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
	+ Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63/SGK.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết qủa làm thực hành của nhóm mình. Nội dung phần trình bày của HS cần nêu được:
	Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
	Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
à Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
* Hoạt động 2: Thảo luận (20’):
	+ Mục tiêu: 
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
	+ Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Làm việc cá nhân:
	+ HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết trang 63/SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
	+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
	+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
	+ Cao su được sử dụng để làm gì?
	+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
 à Kết luận: 
	- Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên ( được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ).
	- Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
	- Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
	- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao ( cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hoá chất dính vào cao su.
 3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 31.
 Tiết 4
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY
I. Mục tiêu:
 - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc cả bài và thưc hiện các động tác cơ bản đúng.
 - Trò chơi: “Thỏ nhảy” yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động.
II. Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập, còi.
III.Nội dung giảng dạy:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1)Nhận xét:
- Ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2)Khởi động:
B. PHẦN CƠ BẢN:
 1.Bài thể dục phát triển chung.
+ Ôn cả bài thể dục phát triển chung. 
- Lần 1: GV điều khiển.
+ GV nhận xét ưu nhược điểm.
-Lần 2: GV điều khiển 
+GV nhận xét ưu nhược điểm.
+Lần 3: Lớp trưởng hô nhịp cho HS tập toàn bộ ĐT
+Lần 4: Lớp trưởng hô nhịp không làm mẫu.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2) Trò chơi: THỏ nhảy
-GV nêu tên trò chơi.
-Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. PHẦN KẾT THÚC:
2) GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5à 8 phút
20à22 phút
3à4lần 
1đt 2x8nhịp
8-->10phút
3à 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu.
- 1 HS tập chậm 1 lần, mỗi ĐT 2x 8 nhịp.
-HS cả lớp tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa chỗ sai cho HS. .
-Cả lớp tập theo động tác hô và tập mẫu của cán sự.
-Các tổ thi đua trình diễn.
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao hoan thien tuan 114.doc