Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 6

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 6

I.Mục tiêu

-Biêt đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

-Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy yêu bạn.

-Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em.

-Học sinh khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

-Biết ơn kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.

II. Đồ dùng

-Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 155 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ VANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THUẬN 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần :1
Giáo viên: Phan Văn Thạch
Lớp: 5B
Năm học: 2011- 2012
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I.Mục tiêu
-Biêt đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy yêu bạn.
-Học thuộc đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em.
-Học sinh khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
-Biết ơn kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.
II. Đồ dùng
-Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em.
b.Hdẫn Hs luyện đọc, tìm hiểu bài
-Luyện đọc: 2 đoạn (Đoạn 1: Từ đầu đến nghĩ sao? Đoạn 2: Phần còn lại)
Hd giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
Gv đọc diễn cảm toàn bài
-Tìm hiểu bài
Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Nêu nội dung ý nghĩa của bài ?
c.Hdẫn Hs đọc diễn cảm, học thuộc lòng
Gv đọc mẫu
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Học thuộc lòng, xem bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Hs nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs đọc chú giải, giải nghĩa từ
Hs luyện đọc cặp
Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân đô hộTừ ngày khai trường này, các em được hưởng một nền GD hoàn toàn VN.
Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho dân ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Vì vậy Hs phải chăm chỉ, siêng năng học tập.
HS rút ra ý nghĩa
1Hs đọc, luyện đọc theo cặp
Hs thi đọc
Hs nhẩm thuộc lòng
HS nêu lại nội dung chính của bài
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Chính tả
Nghe viết: Việt Nam thân yêu
I.Mục tiêu
-Nghe viết đúng bài chính tả; Không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
-Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu bài tập 2, thực hiện đúng bài tập 3.
-Hs sinh khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II. Đồ dùng
-Bút dạ; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hdẫn Hs nghe viết
Gv đọc bài chính tả
Tìm từ khó
Bài này cho em biết điều gì?
Gv đọc cả câu
Gv đọc từng câu hoặc dòng thơ
Gv đọc lại toàn bài
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung
c.Hd làm bài tập 
Bài tập 2: Gv nhận xét theo đáp án (ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ).
Bài tập 3:Lời giải (đứng trước i, ê, e :viết k, gh, ngh; đứng trước các âm còn lại viết c, g, ng). 
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Học thuộc lòng quy tắc viết chính tả trên.
Hs nghe,quan sát tranh
Hs lắng nghe, giải nghĩa từ
Hs đọc thầm, viết bảng từ dễ viết sai 
Hs trả lời
Hs viết chính tả
Hs tự soát lỗi
Hs đọc, hiểu yêu cầu bài tập
Hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài
Hs làm bài vào vở
Hs nhẩm thuộc quy tắc
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
I.Mục tiêu
-Biêt đọc, viết phân số.
-Biết biểu diễn phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học, rèn tính chính xác.
II. Đồ dùng
-Các tấm bìa như sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
Gv yêu cầu Hs quan sát từng tấm bìa, nêu tên gọi các phân số, tự viết các phân số và đọc phân số.
Hdẫn Hs chỉ vào các phân số,đọc: ;; ; 
c.Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
Gv hướng dẫn viết: 1: 3; 4: 10; 9: 2 dưới dạng phân số 
Tương tự các ý 2, 3, 4 sgk
c.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Hs quan sát 
Hs đọc, viết các phân số 
Hs nhắc lại
Hs chỉ, đọc
Hs thực hiện:
1: 3 = 
Hs nêu: 1chia 3 có thương là 1 phần 3
Hs đọc các phân số
Hs làm bảng lớp
Hs làm vào vở
Cả lớp sửa bài. 
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Đạo đức
Bài 1: Em là học sinh lớp 5
I.Mục tiêu
-Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
-Biết nhắc các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
-Kĩ năng tự nhận thức; Kĩ năng xác định giá trị; Kĩ năng ra quyết định.
II. Đồ dùng
-Đồ dùng để chơi trò Phóng viên; Sưu tầm chuyện về tấm gương Hs lớp 5 gương mẫu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hđ 1:Quan sát tranh, thảo luận câu hỏi sgk
Gv nhận xét, kết luận 
c.Hđ 2:Làm bài tập 1, sgk 
Bài tập 1: 
Gv nhận xét, kết luận: các ý a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 thể hiện.
Bài tập 2: 
Gv nhận xét, kết luận.
d.Hđ 3: Trò chơi “Phóng viên”
Gv hướng dẫn cách chơi, cử 2 em làm phóng viên
Gv nhận xét chung
3.Hoạt động tiếp nối
Vẽ tranh về chủ đề trường em. Bản thân lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. 
Gv nhận xét tiết học. 
Học thuộc lòng quy tắc viết chính tả trên.
Hs quan sát tranh SGK, thảo luận, trình bày
Cả lớp nhận xét
Hs đọc thầm, thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
Hs xử lí tình huống
Hs tự liên hệ
Hs tiến hành trò chơi
Cả lớp nhận xét 
Hs lập
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Thể dục
Giới thiệu chương trình. Tổ chức lớp đội hình đội ngũ. 
Trò chơi “Kết bạn” và “Lò cò tiếp sức”
I.Mục tiêu
-Biêt được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.
-Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
-Biết cách chơi và tham gia hơi được các trò chơi.
II. Phương tiện
-Trên sân trường; Chuẩn bị còi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu
Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu
Gv nhận lớp
Khởi động
2.Phần cơ bản 
Gv giới thiệu nội dung chương trình 
Giới thiệu cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
Trò chơi “Kết bạn” và “Lò cò tiếp sức”
Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi
Gv theo dõi, biểu dương tổ thắng cuộc 
3.Phần kết thúc
Gv hệ thống bài
Gv nhận xét tiết học
Ôn tập động tác đã học
Tập hợp lớp, điểm số, báo cáo sĩ số 
Hs nghe, xoay các khớp
Hs làm mẫu
Hs cả lớp cùng thực hiện
Hs luyện tập theo tổ
Hs lắng nghe
Cả lớp chơi thử, chơi chính thức
Thực hiện một số động tác hồi tĩnh
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
I.Mục tiêu
-Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩ giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Tìm được từ đồng ngĩa theo yêu cầu Bt1, Bt2; đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu.
-Hs sinh khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được.
II. Đồ dùng
-Bút dạ; Bảng phụ( giấy A4).
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn phần nhận xét
Câu 1: Gv kết luận (a.xây dựng - kiến thiết; b.vàng xuộm - vàng hoe – vàng lịm).
Gv hướng dẫn so sánh các từ in đậm, những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa
Câu 2: Gv kết luận (xây dựng – kiến thiết, vì nghĩa giống nhau hoàn toàn; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm, vì nghĩ không giống nhau).
*Ghi nhớ
c. Hdẫn phần luyện tập
Bài tập 1: Gv nhận xét, chốt lại kết quả 
Lời giải (nước nhà - hoàn cầu – non sông – năm châu). 
Bài tập 2: Gv nhận xét, bổ sung (đẹp: xinh, tươi đẹp, mĩ; to lớn: to đùng, to tướng, vĩ đại, khổng lồ; học tập: học hành, học hỏi, học).
Bài tập 3: Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Hs đọc yêu cầu bài, nêu các từ in đậm
HS giải nghĩa, so sánh.
Cả lớp bổ sung
Hs thảo luận nhóm, cá nhân phát biểu
Cả lớp nhận xét 
Hs đọc ghi nhớ
Hs làm theo cặp
Hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài
Hs làm theo cặp
Hs trình bày, cả lớp nhận xét
Hs làm bài vào vở, nhẩm thuộc quy tắc
Hs nêu lại ghi nhớ
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Toán
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I.Mục tiêu
-Biêt tính chất cơ bản của phân số.
-Biết vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
-Các tấm bìa như sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hdẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số
Ví dụ 1: 
Tương tự ví dụ 2
c.Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
Gv hướng dẫn rút gọn phân số: 
-Tương tự các ý 2, 3, 4 SGK
c.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2 sgk
Bài 1: Lời giải:; 
Bài 2:Lời giải: 
; 
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà ôn kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
Hs tính, viết kết quả 
Cả lớp nhận xét
Hs rút ra tính chất cơ bản của phân số 
Hs nhắc lại
Hs làm bảng lớp
Cả lớp sửa bài.
Hs làm vở
Hs nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số 
IV.Bổ sung
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 
Kể chuyện
Lý Tự Trọng
I.Mục tiêu
-Biết dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
-Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
-Hs sinh khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng
-Tranh minh họa truyện sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định HS
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs kể chuyện
Gv kể lần 1
Nhân vật: Lý tự trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư
Giải nghĩa từ khó
Gv kể lần 2
Gv kết hợp tranh:Biết kết hợp tranh: Tranh1:LTT rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập; Tranh 2:Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu; Tranh 3:Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí; Tranh 4: Trong một buổi mitstinh, anh bắn chết một tên mật thám, và bị bắt; Tranh 5: Trước tòa án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình; Tranh 6: Ra pháp trường, LTT hát vang bài Quốc tế ca.
c. Hdẫn Hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
K/c theo cặp
K/c trước lớp
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Kể lại câu chuyện, c ... đi tìm đường cứu nước.
-Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
-Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng
-Bản đồ thế giới, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hđ 1:Quê hươưng và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
Gv nhận xét, kết luận
c.Hđ 2:Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn tất Thành.
Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
Gv kết luận, rút ra bài học
Hđ 3:Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Nguyễn Tất thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? 
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
2Hs trả bài 
Thảo luận nhóm đôi 
Hs trả lời câu hỏi
Cả lớp nhận xét
Hs làm việc nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs hoạt động nhóm, trình bày 
Cả lớp bổ sung
Hs đọc bài học
Hs liên hệ
Hs nhắc lại bài học
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Toán
Luyện tập chung. 
I.Mục tiêu
-Biết :
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
-Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
-Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2 sgk
Bài 1:Gv cho Hs đọc đề, tóm tắt bài toán.
 Diện tích nền căn phòng : 9 x 6 = 54 (m2) 
 54m2 = 540000 cm2
Diện tích một viên gạch là:
 30 x 30 = 900 ( cm2
Bài 2: Tương tự
a) Chiều rộng của thửa ruộng là:
 80 : 2 = 40 (m) 
 Diện tích của thửa ruộng là :
 80 x 40 = 3200 (m2 )
b) 3200m2 gấp 100m2 số lần là :
 3200 : 100 = 32 (lần )
 Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là :
 50 x 32 = 1600 (kg )
 1600 kg = 16 tạ 
Gv chấm 7-10 bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
1 Hs làm bài trên bảng
Cả lớp sửa bài. 
Hs làm bài vào vở
HS làm bài vào vở
Hs nhắc lại bài học
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Luyện từ và câu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I.Mục tiêu
-Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ (ND ghi nhớ)
-Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âmđể chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT1, mục III); đặt câuvới 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2.
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng âm ở BT1 (mục III).
II. Đồ dùng
-Bút dạ; Bảng phụ( giấy khổ to);Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
Gv nhận xét, ghi điểm
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn phần nhận xét
Câu 1: Gv treo bảng phụ:
Cách 1:( Rắn) hổ mang ( đang) bò lên núi.
Cách 2:(Con) hổ ( đang) mang ( con) bò lên núi.
Gv kết luận: Do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý hiểu ra 2 cách như trên.
*Ghi nhớ
c.Hdẫn Hs làm bài tập
Bài tập 1:Hs đọc đề bài
Gv kết luận: 
a. đậu: ruồi đậu, xôi đậu
b. bò: kiến bò, thịt bò
c. chín: tinh thông, số 9
d. bác: xưng hô, làm chín thức ăn
e. tôi: xưng tôi, làm cho tan
f. đá: chất rắn, đưa nhanh và hất mabhj chân
Bài tập 2:Đặt câu với một cặp từ đồng âm
Bé thì bò, còn con bò lại đi.
Bé đá con ngựa đá.
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Học thuộc câu đố; Chuẩn bị bài sau.
2Hs trả bài
Hs đọc yêu cầu bài, làm việc nhóm 
Hs trình bày 
Cả lớp bổ sung
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Em hãy lấy 1Vd 
HS làm việc cá nhân
HS trình bày. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Làm việc vào vở
Từng Hs nối tiếp nhau đọc 
Cả lớp nhận xét 
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Địa lý
Đất và rừng
I.Mục tiêu
-Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe ra rít.
-Nêu được một số đặc điể của đất phù sa và đất phe ra rít: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, đất màu mỡ và phân bố ở đồng bằng; đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo nàn và phân bố ở vùng đồi núi; Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm rạp, nhiều tầng; Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất
-Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa và đất phe ra rít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bảng đồ(lược đồ): Đất phe ra rít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng; rừng ngập mặn ở vùng ven biển
-Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đất và rừng.
II. Đồ dùng
Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam; Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hđ 1:Đất ở nước ta
GV cho HS quan sát lược đồ sgk
Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam.
Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương?
GV kết luận. 
c.Hđ 2:Rừng ở nước ta
Nêu vai trò của rừng? Để bảo vệ rừng nhà nước và ND phải làm gì? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác đất và rừng hợp lí?
Gv kết luận
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
2Hs trả bài
HS quan sát lược đồ trả lời câu hỏi.
1-2 Hs lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.vùng biển nước ta trên bản đồ.
HS khác nhận xét, bổ sung. 
Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày. Hs khác lên chỉ trên bản đồ.
Cả lớp nhận xét
Hs liên hệ
Hs nhắc lại bài học
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I.Mục tiêu
-Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét.
-Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét; Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.
-Giáo dục Hs có ý thức đề phòng bệnh.
II. Đồ dùng
Hình ảnh trong sgk. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hđ 1:Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét 
1. Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? (Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh thường có biều hiện như thế nào?)
2. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
3. Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
4. Bênh sốt rét có nguy hiểm như thế nào?
Gv kết luận
c.Hđ 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét
1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
Gv kết luận
 3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau
2 Hs nêu bài học
Hoạt động nhóm
Đại diện từng nhóm lên trả lời câu hỏi.
Cả lớp nhận xét
Hs thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét, bỗ sung
Hs liên hệ
Hs đọc lại mục bạn cần biết
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
-Biết: So sánh và sắp thứ tự các phân số.
-Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
-Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng
-Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2, 4 sgk
Bài 1: Viết các phân ..
a. ; ; ; b. ; ; ; 
Bài 2: Tính
a. = 
d. = 
Bài 4:
Tóm tắt:	?
Tuổi bố
Tuổi con	 30 tuổi
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
Hs làm nháp
Hs tự chữa bài
Hs làm vào vở
1 Hs lên bảng
Cả lớp nhận xét
Làm bài vào vở.
Hs nhắc lại bài học
IV.Bổ sung
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh 
I.Mục tiêu
-Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1) .
-Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước(BT2).
-Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, yêu thích cảnh đẹp .
II. Đồ dùng
Bảng phụ; Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn
a) Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? và trong những thời điểm nào? Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
b) Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
Gv nhận xét, chốt lại
Bài tập 2: Hãy lập dàn ý  
Nhận xét bài làm của Hs và cho điểm
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau”.
2 Hs trả bài
Hs làm việc nhóm 
Hs trình bày
Cả lớp nhận xét
Hs lập dàn ý vào vở
Hs trình bày.
2 HS làm trên giấy khổ to dán lên bảng
Hs chữa bài
IV.Bổ sung
Sinh hoạt tập thể
I. yêu cầu:
- Ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Học nội quy trường lớp.
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 6.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II. Nội dung: GV ổn định tổ chức lớp học. Nội quy của trường lớp:
- Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ.
- Mua sắm đầy đủ dụng cụ, sách vở phục vụ học tập.
- Đi học đều, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
- Khi đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Trong lớp giữ trật tự.
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học.
- Thân thể sạch sẽ.
- Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ.
- Khen: ...
- Tồn tại:
	- Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài chậm.
- Đi học quên đồ dùng.
- Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp.
 2/ Phương hướng tuần 7:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 6.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập cho đại trà.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
3/ Đọc báo Đội:
- GV chia báo cho HS đọc theo tổ 
- Trưởng nhóm điều khiển cả nhóm.
- GV quan sát, nhắc HS đọc nghiêm túc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa cktknL5 tuan 1tuan 6.doc