Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Phước 2

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Phước 2

VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. MỤC TIÊU:

- Mô tả được sơ lượt vị trí địa lí và giơi hạn nước Việt Nam .

+ Trên bán đảo Đông Dương , thuộc khu vực Đông Nam Á . Việt Nam vừa có đất liền , vừa có biển , đảo và quần đảo .

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta : Trung Quốc , Lào , Cam-pu-chia .

- Ghi nhớ diện tích phần đát liền Việt Nam : khoảng 330 000 km2 .

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) .

- HSKG biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dài theo chiều Bắc- Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Quả Địa cầu

+ 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK)

+ 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Phước 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 :
VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU: 
- Mô tả được sơ lượt vị trí địa lí và giơi hạn nước Việt Nam .
+ Trên bán đảo Đông Dương , thuộc khu vực Đông Nam Á . Việt Nam vừa có đất liền , vừa có biển , đảo và quần đảo .
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta : Trung Quốc , Lào , Cam-pu-chia .
- Ghi nhớ diện tích phần đát liền Việt Nam : khoảng 330 000 km2 .
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) .
- HSKG biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dài theo chiều Bắc- Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Quả Địa cầu 
+ 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK)
+ 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và hường dẫn phương pháp học bộ môn 
- Học sinh nghe hướng dẫn
3.Bài mới:
- Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiểu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta.
- Học sinh nghe 
1. Vị trí địa lí và giới hạn
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1/ SGK và trả lời vào phiếu học tập.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào ?
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ.
- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào ?
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ?
- đông, nam và tây nam
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ?
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo ... 
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Ÿ Giáo viên chốt ý ghi bảng .
Ÿ Bước 2:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ
+ Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp
+ Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
Ÿ Bước 3:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trong quả địa cầu
+ Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ?
- Vừa gắn vào lục địa Châu A vừa có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ và đường biển. 
Ÿ Giáo viên chốt ý ( SGV/ 78)
2. Hình dạng và diện tích
* Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm)
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
Ÿ Bước 1:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm
+ Học sinh thảo luận
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ?
- Hẹp ngang , chạy dài và có đường bờ biển cong như chữ S
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ?
- 1650 km
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- Chưa đầy 50 km
- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ?
- 330.000 km2
- So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
+So sánh:
S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc
Ÿ Bước 2:
+ Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời.
+ Học sinh trình bày
- Nhóm khác bổ sung
Ÿ Giáo viên chốt ý
- HS hình thành ghi nhớ
4. Củng cố :
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Dán 7 bìa vào lược đồ khung
- Học sinh tham gia theo 2 nhóm, mỗi nhóm 7 em
- Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc
- Học sinh đánh giá, nhận xét
5. Dặn dò
- Chuẩn bị: “Địa hình và khoáng sản”
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe .
TUẦN 2 :
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình : Phần đất liền của Việt Nam , diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng .
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam : than , sắt , a-pa-tit , dầu mỏ khí tự nhiên , .. 
- Chỉ các dãy núi và đồng lớn trên bản đồ ( lược đồ ) : Dãy Hoàng Liên Sơn , Trường Sơn , đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng Duyên Hải miền Trung .
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ ) : than ở Quảng Ninh , sắt ở Thái Nguyên , a-pa-tit ở Lào Cai , dầu mỏ khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam , 
- HSKG biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng tây bắc- đông nam, cánh cung.
- GDBVMT: biết được một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lí
*SDNLTK&HQ:
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên- là những nguồn TNLL của đất nước
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với MT
- Khai thác 1 cách hợp lí và SDTK khoáng sản nói chung,
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Các hình của bài trong SGK được phóng lớn - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và khoáng sản Việt Nam.
- Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
- Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- VN – Đất nước chúng ta .
- GV nêu câu hỏi 
- Nhận xét - ghi điểm .
- Trả lời theo yêu cầu của GV
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết Địa lí hôm nay giúp các em tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm chính về địa hình và khoáng sản của nước ta”. 
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
1 . Địa hình
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1/SGK và trả lời. 
- Học sinh đọc, quan sát và trả lời 
- Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. 
- Học sinh chỉ trên lược đồ 
- Kể tên và chỉ vị trí trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Trong đó, dãy nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hướng vòng cung? (HSKG phải nắm được) 
- Hướng TB - ĐN: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. 
- Hướng vòng cung: Dãy gồm các cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. 
- Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta. 
- Đồng bằng sông Hồng ® Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long ® Nam bộ. 
- Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta. 
- Trên phần đất liền nước ta ,3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa. 
Ÿ Giáo viên sửa ý và chốt ý. 
- Lên trình bày, chỉ bản đồ, lược đồ 
2 . Khoáng sản
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? 
+ than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit... 
- Hoàn thành bảng sau: 
- Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trả lời
- Học sinh khác bổ sung 
- Giáo viên kết luận : Nước ta có nhiều loại khoáng sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, đồng , thiếc, a-pa-tit, bô-xit.
- GDHS cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí, nếu sử dụng một cách bừa bãi thì nguồn tài nguyên ấy sẽ ngày càng cạn kiệt dần
- Lắng nghe
* Hoạt động 3: ( làm việc cả lớp)	
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
- Treo 2 bản đồ:
+ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
+ Khoáng sản Việt Nam 
- Gọi từng cặp 2 học sinh lên bảng, mỗi cặp 1 yêu câu: 
- Học sinh lên bảng và thực hành chỉ theo cặp. 
4. Củng cố :
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
HS trả lời.
VD: Chỉ trên bản đồ: 
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn 
+ Đồng bằng Bắc bộ 
+ Nơi có mỏ a-pa-tit 
+ Khu vực có nhiều dầu mỏ 
- Tuyên dương, khen cặp chỉ đúng và nhanh. 
- Học sinh khác nhận xét, sửa sai. 
Ÿ Tổng kết ý 
- Nêu lại những nét chính về: 
+ Địa hình Việt Nam 
+ Khoáng sản Việt Nam 
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị: “Khí hậu” .
- Nhận xét tiết học .
- Lắng nghe .
TUẦN 3 :
KHÍ HẬU
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam :
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa .
+ Có sự khá nhau giữa hai miền : miền Bắc có mùa đông lạnh , mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa , khô rõ rệt .
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta , ảnh hưởng tích cực : Cây cối xanh tốt quanh năm sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực thiên tai , lũ lụt , hạn hán , .. .
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam ( dãy núi Bạch Mã ) trên bản đồ ( lược đồ ) .
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- HSKG giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, biết chỉ hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Các hình của bài trong SGK – quả địa cầu
- Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
- Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
Địa hình và khoáng sản 
- Nêu yêu cầu kiểm tra: 
1/ Nêu đặc điểm về địa hình nước ta. 
- HS trả lời, kết hợp chỉ lược đồ, bản đồ. 
2/ Nước ta có những khoáng sản chủ yếu nào và vùng phân bố của chúng ở đâu? 
- Lớp nhận xét, tự đánh giá. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Bài mới:
“Tiết Địa lí hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm của khí hậu”. 
- Học sinh nghe 
1 .Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
* Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Tổ chức cho các nhóm thảo luận để tìm hiểu theo các câu hỏi: 
- HS thảo luận, quan sát lược đồ 1, quan sát quả địa cầu, đọc SGK và trả lời: 
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu? 
- Học sinh chỉ 
- Nước ta nằm ở đới khí hậu nào? 
- Nhiệt đới 
- Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? 
- Nói chung là nóng, trừ một số vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. 
-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta . 
- Vì nằm ở vị trí gần biển, trong vùng có gió mùa. 
- Hoàn thành bảng sau :
Thời gian gió mùa thổi
Hướng gió chính
Tháng 1
Tháng 7
Lưu ý : Tháng 1 : Đại diện cho mùa gió đông bắc. Tháng 7 đại diện cho mùa gió tây nam hoặc đông nam
+ Bước 2: 
- Sửa chữa câu trả lời của học sinh
- Nhóm trình bày, bổ sung
- Gọi một số học sinh lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên Bản đồ Khí hậu VN hoặc H1
- Học sinh chỉ bản đồ 
+ Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi)
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. 
- Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. 
- Giải thích sơ nét 
GV kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau
* Hoạt động 2:(làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
+ Bước 1: 
- Treo bản đồ tự nhiên Việt Namvà giới thiệu 
® Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam. 
- Học sinh lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. 
- Phát phiếu học tập
- Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam về: 
- Học sinh làm việc cá nhân để trả lời: 
- Sự chênh lệch nhiệt độ: 
+ ... í Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm. 
4. Củng cố :
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài.
5. Dặn dò
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 14.	
GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ duy nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
Học sinh khá, giỏi:
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: toả khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam.
- Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam: do hình dạng đất nước theo hướng Bắc-Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
	- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
	- GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
	- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi trong SGK.
3 BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- HS theo dõi, xác định nhiệm vụ tiết học.
HOẠT ĐỘNG 1:
CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
-Trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
-Trình bày kết quả 
+ Đường ôtô: các loại ôtô, xe máy... 
+ Đường sắt: tàu hỏa.
+ Đường sông ; tàu thủy, ca nô, thuyền, bè...
+ Đường biển: tàu biển.
+Đường hành không: máy bay
Bước 2: 
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
- ôtô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, đi trên các loại đường có chất lượng khác nhau, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường ôtô lớn nhất trong các loại hình vận tải.(năm 2003: 175.856 nghìn tấn) ; các phương tiện giao thông đường thủy chỉ đi được ở những đoạn sông nhất định ; tàu hỏa chỉ đi được trên những đường ray.
Kết luận:
-Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
-Đường ôtô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách.
-Kể các phương tiện giao thông thường được sử dụng?
-Vì sao loại hình vận tải đường ôtô có vai trò quan trọng nhất?
*Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt (phóng nhanh, vượt ẩu) nên hay xảy ra tai nạn. Chúng ta cần phải phấn đấu nhiều để chất lượng đường và phương tiện giao thông ngày càng tốt hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức bảo vệ các tuyến giao thông và chấp hành luật lệ giao thông để hạn chế tai nạn.
- Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIAO THÔNG
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Bước 1:
- Gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, các em quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố tỏa khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chạy theo chiều Bắc - Nam nhiều hơn hay ít hơn các tuyến đường có chiều Đông - Tây?
-Làm bài tập 2 SGK.
Bước 2: 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
-Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
Kết luận: 
- Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp cả nước.
- Phần lớn các tuyến giao thông chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc Nam.
- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam là tuyến đường ôtô và là đường sắt duy nhất, chạy dọc chiều dài đất nước.
- Các sân bay quốc tế là: Nội Bài (H Nội), Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đ Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh 
- Hỏi: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi phía tây của đất nước?
- Đường Hồ Chí Minh.
* Đó là con đường huyền thoạt đối với lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội của nhiều tỉnh miền núi.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
- Yêu cầu HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
- 3- 4 HS trả lời, lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
5. Dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài vá chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
TUẦN: 15.	
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khống sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: may mặc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đ Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
Học sinh khá, giỏi:
Nêu được vai trị của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,: các dịch vụ du lịch được cải thiện.
II. ĐỒ DNG DẠY HỌC
- GV: Bản đồ Hành chính VN
- HS: Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch (phong cách lễ hội, di tích lịch sử). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS:
- 2 – 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Đọc ghi nhớ.
+ Nươc ta có những loại hình giao thông nào?
+ Sự phân bố các loại đường giao thông có đặc điểm gì?
Nhận xét
3.Bài mới:
GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
HOẠT ĐỘNG 1
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
-Hỏi đáp.
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi.
- Thương mại gồm có những hoạt động nào?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
- Nêu vai trò của ngành thương mại?
- Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
Bước 2:
Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
- Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
* Kết luận:
- Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm:
+ Nội thương: buôn bán trong nước.
+ Ngoại thương: buôn bán với nước ngòai.
-Hoạt động thương mại phát triển nhất ở H Nội và thành phố Hồ Chí Minh 
- Vai trị của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Xuất khẩu: khóang sản (than đá, dầu mỏ...), hàng công nghiệp nhẹ (giầy, dép, quần áo, bánh kẹo...), hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh..), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp hoa quả...), thủy sản (con tôm đông lạnh, cá hộp...)
- Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu. 
- Theo dõi.
HOẠT ĐỘNG 2:NGÀNH DU LỊCH
Bước 1: 
Yu cầu HS thảo luận nhóm.
- Thảo luận các vấn đề:
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch ở nước ta đã tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta
Bước 2:
Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh trình bày kết quả làm việc, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
- Nêu những điều kiện để phát triển du lịch của một trung tâm. Ví dụ: Hà Nội có nhiều hồ và phong cảnh đẹp như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây..., và nhiều di tích lịch sử khác (Văn Miếu _ Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, khu phố cổ, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh...)
Kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
- Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...
- Theo dõi.
4. Củng cố :
Gọi 2 – 3 HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
- 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
5. Dặn dò
Dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
TUẦN: 16, 17.	
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết một số đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định:
- Chơi trò chơi khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 – 3 HS đọc thuộc lòng nội dung bài học và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- 2 – 3 HS lên đọc thuộc lòng nội dung bài học và kết hợp trả lời các câu hỏi trong SGK ở bài học trước.
- Nhận xét phần kiểm tra.
3.Bài mới:
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
4 ÔN TẬP
- Yêu cầu HS hoàn thảo luận và hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
-Treo các bản đồ trên lớp cho học sinh đối chiếu.
- Trình bày trước lớp: mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. học sinh chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
Kết luận:
1- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
2- Câu a sai ; câu b đúng ; câu c đúng, câu d đúng ; câu e sai.
3- Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là ; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
* Có thể tổ chưc đố vui, đối đáp, tiếp sức.
- Lắng nghe, ghi nhớ các nội dung ôn tập.
4. Củng cố :
- Tổ chức thi đua trả lời câu hỏi.
- Chia lớp thanh hai đội: Mỗi đội nêu một câu hỏi cho đội kia trả lời, nhận xét cho điểm.
- Tổng kết cuộc thi.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì 1.
TUẦN: 18.	
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I
Theo sự chỉ đạo của BGH
_______________________________________________
DUYỆT CỦA TỔ CM 	 DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA DIA LI 5HOANG VP2.doc