Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10, 11

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10, 11

I- Mục tiêu

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc, thuộc các bài thơ, đoạn văn dễ nhớ đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật); hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.

 2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học theo chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

 

doc 70 trang Người đăng huong21 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10, 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV: Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam.
 Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
 - GV nhận xét tiết học và dặn HS xem trước bài trang trí - tiết sau
 Tuần 10
Thứ 2 ngày 25 tháng10 năm 2010
Tập đọc
ôn tập giữa kì I
Tiết 1
I- Mục tiêu
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc, thuộc các bài thơ, đoạn văn dễ nhớ đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật); hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.
 2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học theo chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
II - Đồ dùng dạy – học
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một (17 phiếu – gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí, kịch) để HS bốc thăm. Trong đó:
 + 11 phiếu – mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Nghìn năm văn hiến, Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai, Tác phẩm của Si-le và tên phát xít, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh, Cái gì quý nhất?, Đất Cà mau.
 + 6 phiếu – mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc có yêu cầu để HS bốc thăm thi đọc 
thuộc lòng cả bài hoặc đoạn văn, khổ thơ yêu thích: Thư gửi các học sinh , Sắc màu em yêu, Bài ca về trái đất; Ê-mi-li, conTiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà; Trước cổng trời.
III- Các hoạt động dạy – học
 1. Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
 - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết 1.
 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số HS trong lớp)
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
 - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời
 - GV cho điểm.
 3. Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
 - HS làm việc theo nhóm 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. mời 1-2 HS nhìn bảng, đọc lại kết quả:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam – Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước tòa nhà Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
3. Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng:
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo khối lượng viết dưới dạng khác nhau.
- Đổi dơn vị đô độ dài, đơn vị đo khối lượng .
- Luyện giải toán có liên quan đến "rút về đơn vị" , hoặc "Tìm tỉ số"
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động 1: Chuyển phân số thập phân thành số thập phân 
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS đã viết đúng số thập phân, GV cho HS đọc số thập phân đó
Kết quả là : 	
Hoạt động 2: So sánh số đo khối lượng viết dưới dạng khác nhau
 - HS nhắc lại 7 đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé
 - HS nêu yêu cầu : Nối với số đo bằng 38,09 kg
 38, 90 kg 38 kg 90 g
 30,09 kg
 38,090 kg 38090 g
 - HS tự làm bài, sau đó 1HS làm trên bảng lớp. GV yêu cầu HS giải thích cách làm. 
 Hoạt động 3: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích. 
- Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV cho HS giải thích cách làm (Phần giải thích không ghi vào bài làm)
Chẳng hạn : a) 4m 85 cm = 
Phần bài làm chỉ cần ghi: 4m85cm = 4,85m
 Hoạt động 3: Giải toán về quan hệ tỉ lệ
 - HS đọc đầu bài , nêu yêu cầu bài tập 4
 - HS tự làm , GV gọi HS lên bảng chữa, GV chốt lại kết quả đúng.
 - HS nêu cách giải khác với bạn trên bảng.
 - GV chốt lại dạng toán và các cách giải.
Cách 1 Giải
 Giá tiền mỗi bộ quần áo là:
 1 280 000 : 32 = 40 000( đồng )
 Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là
 40 000 x 16 = 640 000 ( đồng)
 Đáp số: 640 000 đồng
Cách 2 Giải
 16 bộ quần áo so với 32 bộ quần áo giảm:
 32 : 16 = 2( lần)
 Mua 16 bộ quần áo hết số tiền là:
 1 280 000 : 2 = 640 000 ( đồng)
 Đáp số : 640 000 đồng
Khoa học
phòng tránh tai nạn Giao thông đường bộ
I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
 - Nêu một số việc nên làm và một số việc không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
 - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
 * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II- Đồ dùng dạy – học
 - Hình trang 40,41 SGK 
 - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III- Hoạt động dạy – học
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 * Mục tiêu: 
 - HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình
 - HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. Ví dụ:
 - Đối với hình 1, HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:
 + Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong hình 1 (người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường.)
 + Tại sao có những việc làm vi phạm đó? (Hàng quán lấn chiếm vỉa hè).
 + Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường?
 - Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 2: Điều gì có thể xảy ra nếu có ý vượt đèn đỏ?
 - Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 3: Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3?
 - Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 4: Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
 Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật Giao thông đường bộ.
 Ví dụ: Vỉa hè bị lấn chiếm
 Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
 Đi xe đạp hàng 3
 Các xe chở hàng cồng kềnh
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu: HS nêu được một số việc nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
 * Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
 Ví dụ: + Hình 5: Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đừơng bộ.
 +Hình 6: Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
 +Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 +Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp
 +Tiếp theo, GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông GV ghi lại các ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luận chung.
 Hoạt động nối tiếp
 - Nhận xét giờ học
 - HS về học bài và chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Tình bạn
I. Mục tiêu: Học bài xong bài này, HS biết:
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
 - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.
 - Biết được ý nghĩa của tình bạn.
 - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
 * Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác.
II. Tài liệu và phương tiện
 - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học 
 Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, SGK)
 *Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai .
 *Cách tiến hành
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập (Lưu ý HS việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học,)
 1.Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
 2. Các nhóm lên đóng vai.
 3. Thảo luận cả lớp:
 - Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
 - Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
 - Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
 GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
 Hoạt động 2: Tự liên hệ
 *Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
 *Cách tiến hành
GV yêu cầu HS tự liên hệ
HS làm việc cá nhân.
HS trao đổi trong nhóm hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
 Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
 *Mục tiêu: Củng cố bài
 * Cách tiến hành
 HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. GV giới thiệu thêm một
số câu chuyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn
 Kĩ THUậT
 Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I - Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
 - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng ... ười đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
Bài tập 2: Cách thực hiện tương tự bài tập 1. HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu (rừng cây bị chặt phá - mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội.)	
 - HS khác nhận xét.GV chốt ý đúng :
 Lời giải:
 Câu 
 Cặp từ biểu thị quan hệ 
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa thớt vắng bóng chim.
Nếuthì
(biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả)
Tuy mảnh vường ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội
Tuy nhưng 
(biểu thị quan hệ tương phản)
 GV: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận cuả câu.
 2. Phần ghi nhớ: HS đọc và nhắc lại nội dung Ghi nhớ trong SGK.
 3. Phần Luyện tập 
Câu
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm tất cả bừng tỉnh giấc.
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Tác dụng của từ in đậm
- và nối Chim, Mây, Nước với hoa
-của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ mi
- rằng nối cho với bộ phận đứng sau
-và nối to với nặng
- như nối rơi xuống với ai ném đá.
-với nối ngồi với ông nội
-về nói giảng với từng loài cây.
 Bài tập 1: Tìm các quan hệ từ trong mỗi câu văn, nêu tác dụng của chúng.
- GV: Nêu tác dụng của quan hệ từ: và ,của ,rằng, như ,với ,về ?
 Bài tập 2: Cách thực hiện tương tự bài tập1.
Câu
Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi
 Cặp quan hệ từ và tác dụng
 Vìnên
(biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
Tuy nhưng
 (biểu thị quan hệ tương phản)
 Nêu tác dụng của cặp từ chỉ quan hệ :vì -nên , tuy –nhưng ?
Bài tập 3: Đặt câu có quan hệ từ: và, nhưng, của
- HS hoạt động cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. 
+ Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót. 
+ Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
+ Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
- HS khác nhận xét. GV chốt.
4. Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học. 
 Toán
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 - Biết giải bài toán có phép nhân số thập phân với số tự nhiên
 III. Các hoạt động dạy- học 
 Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng nhân hai số tự nhiên
 Hoạt động 2: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân 
 với một số tự nhiên
 a. Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1,từ đó hình thành phép tính 1,2 x 3.
 - Gợi ý để HS đổi đơn vị đo (1,2 m = 12dm) để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên 12 x 3.
 - HS tự so sánh kết quả của phép nhân 12 x 3 = 36 (dm) với kết quả của phép nhân 1,2 x 3 = 3,6 (m) và nêu cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3.
 - Nêu cầu HS tự rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 b. GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng quy tắc mới học để thực hiện phép nhân 0,46 x 12 (đặt tính và tính).
 c. Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
 Nhấn mạnh 3 thao tác trong quy tắc, đó là: Nhân, đếm và tách.
 Hoạt động 3: Thực hành.
 Bài 1: HS Đặt tính rồi tính, 2HS làm trên bảng lớp
 3,6	 6 0,8
 x	 x
 7	 45
 25, 2 3 0 4 0
 2 4 3 2
 2 7 3 6, 0
 Bài 2: HS tự tính các phép tính nêu trong bảng. GV cùng HS xác nhận kết qủa đúng.
Thừa số
3,47
15,28
2,06
4,036
Thừa số
3
4
7
10
Tích
10,41
61,12
14,42
40,36
 Bài 3: HS đọc đề toán, giải toán vào vở 
 - HS lên bảng chữa bài 
 - GV chốt lại kết quả đúng
Giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
5,6 x 3 = 16,8 (dm )
Chu vi hình chữ nhật là:
(16,8+5,6) x 2 = 44,8(dm)
Đáp số: 44,8dm
 Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
 I. Mục tiêu
 1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
 2. Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
 3. Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
 II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết mẫu đơn
 III. Các hoạt động dạy - học
 A. Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại (sau tiết trả bài trước).
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS viết đơn 
 Tên của đơn
 Nơi nhận đơn
Giới thiệu bản thân
Đơn kiến nghị
 Đơn viết theo đề 1: Uỷ ban nhân dân hoặc Công ti cây 
xanh ở địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn)
Đơn viết theo đề 2: uỷ ban nhân dân hoặc công an ở địa phương (xã phường, thị trấn)
Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đơn viết theo
 đề 1); bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đơn viết
 theo đề 2)
- HS đọc yêu cầu của bài tập, 1-2 HS ,đọc lại mẫu đơn.
 - GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
 - GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn
 - Một vài HS nói đề bài các em đã chọn (đề 1 hay 2)
 - HS viết đơn vào vở bài tập đã in sẵn mẫu đơn
 - HS tiếp nói nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và thể thức của đơn
 2. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị bài tập làm văn tuần sau.
 Kể chuyện
Người đi săn và con nai
 I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào lời kể của thầy (cô), kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện; cuối cùng kể lại được câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
 2. Rèn kĩ năng nghe:
 - Nghe thầy (cô) kể chuyện, ghi nhớ chuyện.
 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II. Đồ dùng dạy – học:Tranh minh hoạ trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra bài cũ 	
 - HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở điạ phương hoặc nơi khác.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
 - HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài trong SGK.
 2. Giáo viên kể chuyện Người đi săn và con nai 
 - GV chỉ kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK. Bỏ lại đoạn 5 để HS tự phỏng đoán.
 - Giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
 a) Kể lại từng đoạn của câu chuyện
 - GV lưu ý HS kể bằng lời của mình, không quá phụ thuộc vào lời kể của thầy (cô). M : Kể đoạn 1 gắn với tranh 1 như sau: Một buổi tối, người đi săn bụng bảo dạ: “Mùa trám chính, nai về rồi. Mai ta phải đi săn thôi” Thế là anh chuẩn bị súng và đồ dùng cho buổi săn hôm sau.
 - HS kể chuyện theo cặp; sau đó kể trước lớp
 b) Đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào, kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán 
 - GV lưu ý HS đoán xem: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
 - HS kể chuyện theo cặp; sau đó kể trước lớp.
 - GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.
 c) Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - GV mời 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể xong, trả lời câu hỏi:
 +Vì sao người đi săn không bắn con nai? (vì người đi săn thấy con nai rất đẹp, rất đáng yêu dưới ánh trăng nên không nỡ bắn nó: / Vì con nai đẹp quá, người đi săn say mê ngắm nó, quên giương súng/.)
 +Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiện!)
 4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS kể chuyện hay.
 - yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai cho người thân và chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 12: tìm và đọc kĩ một câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
mĩ thuật
Vẽ tranh 
đề tài ngày nhà giáo việt nam 20 – 11
 I. Mục tiêu
 - HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh.
 - HS vẽ được tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
 - HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo.
 II. Chuẩn bị
* Giáo viên
- Một số tranh ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Hình gợi ý cách vẽ.
* Học sinh
 - Vở thực hành.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III. Các họat động dạy – học
 *Giới thiệu bài: HS cả lớp hát bài: Những bông hoa, những bài ca.
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS kể lại các hoạt động kỉ niệm ngày 20 – 11
- GV gợi ý cho HS nhớ lại các hình ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam
 + Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp; các hoạt động phong phú; màu sắc rực rỡ.
 + Các dáng người khác nhau trong hoạt động.
 - HS chọn nội dung để vẽ tranh.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
 - GV giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo trong SGK để HS nhận ra cách vẽ:
 + Vẽ hình ảnh chính trước( vẽ rõ nội dung
 + Vẽ hình ảnh phụ sau( cho tranh sinh động)
 + Vẽ màu tươi sáng.
 - GV treo hình gợi ý cách vẽ
 - Nhắc HS không vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm bức tranh rườm rà.
 Hoạt động 3: Thực hành
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
 - GV chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại
 Luyện toán( 2 tiết)
I. Mục tiêu :Rèn kĩ năng 
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Cộng, trừ số thập phân
- Vận dụng tính chất cơ bản của phép cộng và phép trừ.
- Giải toán có liên quan đến cộng, trừ, nhân số thập phân.
II. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- GV gọi một số HS lên bảng thực hiện phép tính, cả lớp làm vào vở.
45,7 x 34 2,34 x 205 0,045 x 94
- Chữa bài và nhấn mạnh các thao tác: nhân, đếm, tách.
Hoạt động 2: Cộng, trừ số thập phân.
- HS thực hiện một số phép tính với các trường hợp dễ nhầm lẫn
2,34 + 45 24,5 - 3,75 100 – 1,89
Hoạt động 3: Vận dụng tính chất của phép cộng và phép trừ.
HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
3,45 + 5,6 + 7,55 + 4,4 34,5 – 2,3 – 7,7
 67,8 –( 9,5 + 17,8) 2,3 – ( 1,3 + 0,75)
Hoạt động 4: Giải toán
 Một hình chữ nhật có chiều rộng 4,56 m. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 10 11.doc