Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11 đến tuần 14

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11 đến tuần 14

A. Mục đích yêu cầu:

- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ khó, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời của từng nhân vật

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên cuả hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh

B. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài đọc

- Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn đọc

 

doc 53 trang Người đăng huong21 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 29/ 10/ 2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: chào cờ
*****************************
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 19: Chuyện một khu vườn nhỏ
A. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ khó, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời của từng nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên cuả hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh
B. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn đọc 
C. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở bài tập
1. Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh giới thiệu chủ điểm bài, bài đọc
2. Luyện đọc:
- GV giới thiệu tác giả, hướng dẫn đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn (3 đoạn)
? Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- Đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
3. Tìm hiểu bài
 Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
=> GV giảng: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá cây hoa Ti Gôn cũng hoạt động giống như con người thích leo trèo, ngọ nguậy.
? Bạn Thu chưa vui vì điều gì ?
? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
? Em hiểu “ Đất lành chim đậu” là thế nào ?
=> GV giảng: câu tục ngữ thể hiện ước muốn sống yên vui hoà bình của nhân dân
? Nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm:
? Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- GV treo bảng phụ đoạn 3, đọc mẫu
? Tìm các từ cần nhấn giọng trong đoạn
? Gọi HS đọc
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
? Gọi HS thi đọc
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá
III. Củng cố:
? Nêu lại nội dung chính cuả bài văn
- GV nhận xét tiết học
IV. dặn dò:
- Về nhà luyện đọc và có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch
- 1 HS đọc toàn bài
Đoạn 1: Từ đầu.loài cây
Đoạn 2: Cây quỳnh là vườn
Đoạn 3: đoạn còn lại
Lần 1: 3 HS đọc, luyện đọc từ khó
Lần 2: 3 HS đọc, giải nghĩa từ ban công, săm soi, cầu viện
Lần 3: HS luyện đọc nhóm 3
- 1 HS đọc toàn bài
* HS đọc thầm đoạn 1
 để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công
* HS đọc đoạn 2
- Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước
- Cây hoa ti gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu
- Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng
- Vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn
- có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người đến sinh sống làm ăn 
- HS nêu, 2-3 HS nhắc lại trên bảng
- 3 HS đọc
- 1 HS đọc 
- HS đọc nhóm đôi
- 2 HS thi đọc
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*************************
Tiết 3: Thể dục
Giáo viên dạy chuyên
***************************
Tiết 4: Toán
Tiết 51: Luyện tập
A. Mục đích yêu cầu
 - Biết: 
 - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
 - HS làm được các bài (Bài 1, 2a,b; 3 cột 1; 4)
B. Hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
? Tính : a) 5,27 + 14,35 + 9,25
 b) 6,4 + 18,36 + 5,2
III. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (52)
? Bài yêu cầu gì ?
- GV nhận xét bảng, chốt kết quả đúng.
Bài 2 a,b (52)
? Nêu yêu cầu bài tập.
? Gọi 4 HS lên bảng chữa bài, dưới lớp HS tự đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau.
- GVvà cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng
Bài 3: cột 1 (52)
? Đọc yêu cầu bài tập.
? Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì ?
- ? Gọi HS chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 4: (52)
 ? Đọc bài toán ?
? Bài tập cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài tập. bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- GV chấm, chữa bài.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
V. dặn dò:
- Về nhà làm vở bài tập.
HS làm bảng con
HS làm bảng con.
15,32 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66 
HS làm vở.
 a) 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 + (6,03 +3,97)
 = 4,68 + 10
 = 14,68
 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = ( 6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
* HS chữa bài và nêu cách làm.
- So sánh các số thập phân
 3,6 + 5,8 > 8,9 
 7,56 < 4,2 + 3,4 
Tóm tắt:
 28,4
Ngày đầu I———I 2.2
Ngày thứ 2 I———I——I 1,5 ? m
Ngày thứ 3 I————— I——I
 Bài giải
 Ngày thứ hai dệt được số mét vải là:
 28,4 + 2,2 = 30,7 (m)
 Ngày thứ ba dệt được số mét vải là:
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
 Cả ba ngày dệt được số mét vải là:
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số : 91,1 m.
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*****************************
Tiết 5: Đạo đức
Tiết 11: Thực hành giữa học kì I
A. Mục tiêu:
Củng cố những kiến thức đã học về:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Có ý trí vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở bài tập của HS
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
? Là học sinh lớp 5 em phải làm gì ?
? Hãy nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Liên hệ bản thân
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và phát phiếu thảo luận
? Gọi HS đọc nội dung thảo luận
Gọi các nhóm trình bày
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá
III. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
IV. dặn dò:
- Về nhà ôn tập những kiến thức đã học
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Thực hiện đúng nội quy của trường
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Nhường nhịn giúp đỡ em nhỏ
- Gương mẫu về mọi mặt cho các em HS lớp dưới noi theo
- Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận
- Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó
Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi
- Không làm theo những việc xấu
- Nhóm 1: Nêu tấm gương Có chí thì nên mà em biết?
- Nhóm 2: Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp
- Đại diện 2 nhóm trình bày
Điều chỉnh bổ sung
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 30/ 10/ 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 52: Trừ hai số thập phân
A. Mục đích yêu cầu:
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm được các bài (Bài tập1,a,b; Bài 2 a,b; Bài 3)
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
? Gọi HS chữa bài tập 4 . vở bài tập.
- GV kiểm tra vở bài tập của HS
II. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS thực hiện phéptrừ hai số thập phân:
+ Ví dụ 1: GV treo bảng phụ nội dung ví dụ1
? Để tính được độ dài đoạn thẳng BC ta phải làm như thế nào ?
? Nêu phép tính đó
=> GV chốt: Đây là phép trừ hai số thập phân
? Tìm cách thực hiện phép trừ
? Nêu kết quả của phép tính
? Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu
- GV hướng dẫn kĩ thuật tính
(Đặt tính và thực hiện phép trừ 2 số thập phân cũng tương tự cách đặt tính và thực hiện phép cộng 2 số thập phân)
? Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện
- GV và cả lớp nhận xét
Ví dụ 2:
? Nhận xét về số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ so với số các chữ số phần thập phân của số trừ 
? Hãy nêu cách làm cho các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng các chữ số phần thập phân của số trừ mà giá trị không đổi
? Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp làm bảng con
- Gv và cả lớp nhận xét
3. Ghi nhớ
? Nêu cách trừ hai số thập phân
? Đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa/ 53
? Gọi HS đọc phần chú ý/ sách giáo khoa.
4. Thực hành luyện tập
Bài 1a,b: (54)
? Nêu yêu cầu bài tập.
? Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét
Bài 2a,b (54)
? Bài yêu cầu gì ?
- GV nhận xét bảng (chốt cách đặt tính và thực hiện )
Bài 3: (54)
? Đọc bài toán
? Bài tập cho biết gì ? Bài tập hỏi gì ?
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV chấm, chữa bài
III. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học. 
III. dặn dò
Về nhà làm vở bài tập.
- Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn AB dài 1,84m. Hỏi đoạn BC dài bao nhiêu mét
- Lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB
4,29 – 1,84 = ? m
-
Đổi 4,29m = 429 cm 429
 1,84m = 184 cm 184 
 245
 245 cm = 2,45 m 
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45
- HS làm bảng con
-
 4,29 . Thực hiện phép trừ như trừ 
 1,84 Các số tự nhiên
 2,45 . Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với dấu phẩy ở số bị trừ và số trừ
 45,8 – 19,26 = ?
- Số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn so với các chữ số ở phần thập phân của số trừ
- Viết thêm chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân cuả số bị trừ
-
 45,80 . Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ 
 19,26 như trừ các số tự nhiên
 26,54 Viết dấu phẩy ở hiệu 
 thẳng cột với dấu phẩy 
 của số bị
 trừ và số trừ
- 2- 3 HS đọc
*HS làm trên bảng
-
-
a. 68,4 b. 46,8 
 25,7 9,34 
 42,7 36,46 
 * HS làm bảng con
-
-
a. 72,1 b. 5,12 
 30,4 0,68 
 41,7 4,44 
* HS nêu cách thực hiện
HS làm vở 
 Bài giải
 Số kg đường lấy ra tất cả là:
 10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số kg đường còn lại trong thùng là:
 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*****************************
Tiết 3: Chính tả (N ... g
 Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
? Đặt câu với 1 quan hệ từ 
- GV kiểm tra VBT của HS
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
? Đọc yêu cầu và nội dung BT
? Tìm các quan hệ từ trong đoạn trích? Nêu tác dụng của quan hệ từ đó
? Gọi HS lên bảng gạch chân dưới các quan hệ từ 
- GV và cả lớp chữa bài, chốt ý kiến đúng
Bài 2
? Bài yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, nêu quan hệ từ và biểu thị quan hệ từ đó
? Gọi các cặp trình bày
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá
Bài 3
? Nêu yêu cầubài tập
- GV treo bảng phụ nội dung bài tập
? Gọi HS lên bảng điền kết quả 
- Gv và cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng
Bài 4
? Nêu yêu cầu bài tập
? Gọi HS đọc câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng )
- GV và cả lớp bình chọn HS đặt câu đúng và hay
III. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm VBT
- HS viết bảng con
 *HS làm miệng
Từ “ của” nối cái cày với người Hmông
Từ “ bằng” nối bắp cày với gỗ tốt màu
Từ “ như (1)” nối vòng với hình cánh cung
Từ “ như (2)” nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận
 * HS thảo luận nhóm đôi
- Nhưng biểu thị quan hệ tương phản 
- Mà biểu thị quan hệ tương phản
- Nếu  thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả
 *HS làm vở
 a: và
 b: và, ở, của
 c: thì, thì
 d: và, nhưng
 *HS làm vở
- Em dỗ mà bé vẫn không nín khóc
- HS lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém 
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiết 2: Toán
Luyện tập
A. Mục đích yêu cầu
 Biết:
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân với một tổng hai số thập phân trong thực hành tính.
 - HS làm được các bài tập (BT1, BT2)
B. Hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
? GV kiểm tra VBT
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1(61)
? Nêu yêu cầu BT.
a) GV treo bảng phụ nội dung BT
? Gọi HS lên bảng chữa bài
? Nhận xét gì về kết quả phép tính
=> GV chốt tính chất kết hợp cuat phép nhân.
b)Gọi HS chữa bài và giải thích đã sử dụng tính chất kết hợp như thế nào?
- GV và cả lớp chữa bài + nhận xét.
Bài 2(61)
? Bài yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS đổi cheo vở kiểm tra
? Nhận xét gì về 2 phép tính đó
- GV chữa bài, chốt kiến thức: 3 số của phép tính giống nhau nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau.
IV. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm VBT 
- 2 HS nêu
a
b
c
(a x b)x c
a x (b x c)
2,5
31
0,6
(2,5 x31) x 0,6 =465
2,5 x (31 x 0,6) =465
1,6
4
2,5
(1,6 x 4) x 2,5 
=16
1,6 x(4 x 2,5)
=16
4,8
2,5
1,3
(4,8x2,5) x 1,3 =15,6
4,8 x(2,5 x 1,3) =15,6
- Khi nhân 1 tich 2 số với số thứ ba ta có nhân số thứ nhất với tich của 2 số còn lại
b) 9,65 x 0,4 x 2,5 = 1,6 x (4 x 2,5)
 = 1,6 x 10
 = 10
 7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
 = 7,38 x 100
 = 738
 - HS làm bài vào vở.
a) (28,7 + 34,5) x 2,4 = 63,2 x 2,4
 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4 = 28,7 +82,8
 = 111,5
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiết 3: Khoa học
Đồng và hợp kim của đồng
A. Mục tiêu
 - Nhận biết một số tính chất của đồng.
 - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
 - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
B. Đồ dùng
- Thông tin và hình/ 50, 51
- Một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tính chất và công cụ của gang, thép
? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép trong nhà bạn
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
- GV tổ chức HS các nhóm quan sát các đoạn dây đồng và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo và so sánh đoạn dây đồng và đoạn dây thép
? Gọi HS trình bày kết quả quan sát 
=> GV kết luận/ SGK
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV phát phiếu học tập
- 2 HS
*HS quan sát theo nhóm
- Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo
*HS thảo luận theo cặp và ghi lại câu trả lời vào phiếu
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo sợi
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim, và cứng hơn đồng
=> GV kết luận: 
 Đồng là kim loại : đồng thiếc, đồng kẽm là hợp kim của đồng
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
? Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình 50, 51/ SGK
? Kể tên các đồ dùng khác. Nêu cách bảo quản 
III. Củng cố- dặn dò
- GV chốt kiến thức và nhận xét tiết học. Về nhà biết cách bảo quản đồ dùng của gia đình
*HS quan sát hình trang 50, 51/ SGK
- Hình 1: Dây điện
- Hình 2: Đồ thờ cúng và tượng
- Hình 3: Kèn
- Hình 4: Chuông
- Hình 5: Ly hương
- Hình 6: Mâm
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiết 4: Tập làm văn
Luyện tập tả người 
(quan sát và lựa chọn chi tiết)
A. Mục đích yêu cầu
 Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
B. Đồ dùng
 Bảng phụ BT1
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
? Đọc dàn ý của bài văn tả một người trong gia đình
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1
? Đọc bài Bà tôi
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm ghi những đặc điểm ngoại hình của Bà trong đoạn văn
? Gọi các cặp trình bày
-> GV và cả lớp nhận xét, chốt, treo bảng phụ
=> Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế mà ngắn gọn, sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài 2
? Nêu yêu cầu BT
? Đọc bài Người thợ rèn
? Tìm những chi tiết tiêu biểu tả người thợ rèn đang làm việc
? Gọi các nhóm trình bày
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
? Đọc nội dung đã tóm tắt
=> GV chốt cách quan sát, miêu tả của tác giả
III. Củng cố- dặn dò
? Nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp ( cô giáo, thầy giáo, người hàng xóm ) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết tập làm văn tuần 13- Luyện tập tả người
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
 *HS thảo luận nhóm đôi
- Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn
- Đôi mắt: Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp
- Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ
- Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé; dịu dàng, rực rỡ đầy
 *HS thảo luận nhóm 4
Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
 - Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống
- Quai những nhát búa hăm hở( khiến con cá lửa khuất phục )
 - Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bếp
 - Lôi con cá lửa, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “ Này Này Này”
- Trở tay ném thỏi sắt đánh sèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu ( làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng )
 - Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phụ mới 
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp
A. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần
B. Giáo viên nhận xét cụ thể
I. Đạo đức
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết hoà nhã với bạn bè
II. Học tập
- Có ý thức học tập
- Thực hiện tốt nề nếp học tập do trường lớp quy định: thực hiện làm bài và học bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, xây dựng bài
III.Thể dục, vệ sinh, đội
 Nhanh nhẹn gọn gàng , sạch sẽ 
 Làm tốt công tác đội 
 IV. Lao động 
 Tích cực, hoàn thành công việc được giao .
 C. Phương hướng hoạt động tuần 13
- Duy trì nề nếp đi học đều, đúng giờ, tích cực học tập. 
- Tu rèn đạo đức, gương mẫu
- Phù đạo HS 
- Luyện tập thể thao, văn nghệ, nghi thức chuẩn bị Hội khoẻ phù đổng cấp trường
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động do trường lớp phát động
Điều chỉnh bổ sung
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.12.13.14.doc