Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I/. Yêu cầu:

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên.

II/. Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” + trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 	 27/11/2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 30/11/2009
Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I/. Yêu cầu: 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên.
II/. Chuẩn bị:	
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” + trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1/. Giới thỉệu bài: 
2/. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
Một HS đọc bài.
? Bài văn chia thành mấy phần? Chia làm 03 phần.
+ Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: Từ đầu đến dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
+ Phần 2 gồm đoạn 3: từ Qua khe lá ... đến bắt tộm bọn trâu, thu lại gỗ.
+ Phần 3 gồm các đoạn còn lại.
Học sinh đọc nối tiếp lần 1.
? Tìm các tiếng, từ khó đọ? Loanh quanh, dấu chân, Bành bạch, lách cách.
Học sinh đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: Rô bốt: Người máy. Còng tay: Vòng sắt dùng để khoá tay kẻ phạm tội.
Học sinh đọc nối tiếp, trôi chảy lần 3.
HS luyện đọc theo cặp; một, hai em đọc cả bài; GV đọc diễn cảm toàn bài ; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: Rô bốt, ngoan cố, còng tay
* Tìm hiểu bài: 
? Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào? Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào.
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì? Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm? Thông minh:Tthắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng: lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc, khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, gọi điện báo công an.
Dũng cảm: Chạy đi gọi điện báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
GV cho HS trao đổi nhóm. Đại diện từng nhóm lên phát biểu
? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? (vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá)
? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? (tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản, bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
? Tìm giọng đọc toàn bài?
Giọng kể chậm rãi, nhanh , hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng, chuyển giọng linh hoạt , phù hợp với lời nhân vật.
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài văn. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ, lời nói trực tiếp của nhân vật.
Thi đọc diễn cảm trước lớp.
C/. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại ý nghĩa của truyện? Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
Nhận xét tiết học.
Toán	LUYỆN TẬP CHUNG
I/. Yêu cầu: Biết:
Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. Làm BT 1,2,,4(a).
Giáo dục HS chăm rèn toán.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp:	
A/. Bài cũ: 
Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 3. GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 	
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. 
Cho HS làm bài vào vở, GV thu vở, chấm.
GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
Cho học sinh chơi trò chơi: “Đố nhau”.
Lời giải:
78,29 x 10 = 782,9.	265,307 x 100 = 26530,7.
78,29 x 0,1 = 7,829.	265,307 x 0,01 = 2,65307.
Bài 4: a). Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên kẻ bảng như sách giáo khoa, gọi học sinh lên bảng tính kết quả và rút ra nhận xét:
 (a + b) x c = a x c + b x c.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Xem trước các bài tập phần luyện tập tiếp theo.
Anh văn: Unit five: MY SCHOOL SUBJECTS(A1,2,3)
( Có giáo viên bộ môn)
 Ngày soạn: 	 	 28/11/2009
Ngày dạy: Thứ ba ngày 01/12/2009
Thể dục:	ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
TRÒ CHƠI: “AI NHANH & KHÉO HƠN”
I/.Yêu cầu:
Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng của bài thể dục phát triển chung.
Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn.
II/.Chuẩn bị:
Sân tập
III/.Lên lớp.
A/.Phần mở đầu.
Giáo viên nhận lớp
Kiểm tra bài củ
Kiểm tra 5 động tác đã học, nhận xét.
B/.Phần cơ bản.
Giáo viên yêu cầu tiết học
Khởi động: chạy chậm theo địa hình quanh sân tập, xoay các khớp cở tay cổ chân, đầu gối hông vai.
1.Ôn 5 động tác của bài thể dục:
- Giáo viên nêu tên động tác sau đó hô nhịp theo lần lượt cả 5 động tác .
Lần 2,3 lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét sửa sai cho HS .
2. Học động tác thăng bằng:
Giáo viên vừa làm mẫu và hướng đẩn cho HS tập:
+ Nhịp 1: Chân trái duỗi thẳng từ từ đưa ra sau lên cao, đồng thời đưa hai tay sang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mặt hướng ra trước.
+ Nhịp 2: Thăng bằng sấp trên chân phải, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng.
+ Nhịp 3: Về như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4, nhưng đổi chân.
Ôn 6 động tác đã học: chia tổ để học sinh tự tập luyện
Trò chơi ai nhanh và khéo hơn.
C/.Phần kết thúc:
cho học sinh thả lỏng
nhận xét tiết học
Địa lý:	CÔNG NGHIỆP (TIẾP)
I/. Yêu cầu:
Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, TP Hồ CHí Minh, Đà Nẵng.
II/. Chuẩn bị:
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Nêu vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
GV chấm điểm, nhận xét.
B/. Bài mới:
1/. Phân bố các ngành công nghiệp:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.
HS gắn các bức ảnh lên bản đồ tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành công nghiệp.
GV kết luận: 
-Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
-Phân bố các ngành:
+Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta.
+Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa,Vũng Tàu... thhuyr điện ở Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An...
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
A -Ngành công nghiệp
B - Phân bố
Điện (nhiệt điện)
Điện (thuỷ điện)
Khai thác khoáng sản
Cơ khí, dệt may, thực phẩm
ở nơi có khoáng sản
ở gần nơi có than, dầu khí
ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
ở nơi có nhiều thác ghềnh
Học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, giáo viên chốt ý đúng.
2/. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
* Hoạt động 3: 	Làm việc theo nhóm 3
HS làm các bài tập của mục 4 SGK.
Học sinh trình bày bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
GV kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa, Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một...
Điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta: như hình 4 ở SGK.
C/. Củng cố-dặn dò:
TP Hồ Chí Minh là TT văn hoá, khoa học-kĩ thuật lớn bậc nhất của nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi có kĩ thuật cao như cơ khó, điện tử, công nghệ thông tin.
TP Hồ Chí Minh có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài, có số dân đông nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ rộng lớn đó là yếu tố kích thích sản xuất phát triển.
Chuẩn bị: sưu tầm tranh, ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I/. Yêu cầu: Biết:
Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. Làm BT 1,2,3(b), 4
Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng làm phần b của bài tập 4. Giáo viên kiểm tra vở bài tập một số em. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính.
Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp. Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
a). 375,84 – 95,69 + 36,78 = 280,15 + 36,78 = 316,93.
b). 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,72
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính bằng 2 cách. Cả lớp làm vở nháp, gọi học sinh lên bảng làm. GV chấm, chữa bài.
a). (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42
 hoặc (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 28,35 + 13,65 = 42
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu: 
b). Tính nhẩm kết quả tìm x:
5,4 x x = 5,4; x = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
 hoặc 9,8 x x = 6,2 x 9,8; x = 6,2 (vì hai tích này bằng nhau, mỗi tích đều có hai thừa số, trong đó đã có 1 thừa số bằng nhau nên thừa số còn lại cũng bằng nhau)
Bài 4: GV đọc đề toán, HS tự tóm tắt và giải vào vở. Giáo viên thu vở chấm, nhận xét.
Bài giải:
Giá tiền một mét vải là:
60000 : 4 = 150000 (đồng)
6,8 m vải nhiều hơn 4 m vải là:
6,8 – 4 = 2,8 (m)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m vải là:
15000 x 2,8 = 420000 (đồng)
Đáp số: 42000 đồng
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Nghiên cứu trước bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Chính tả:(NHỚ VIẾT) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG	
I/. Yêu cầu: 
Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
Làm được bài tập 2a,3a.
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II/. Chuẩn bị:
Phiếu học tập. VBT.
Viết trước các dòng thơ cần điền lên bảng lớp.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
HS viết những từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x đã học ở tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1/. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
Một HS đọc 2 khổ thơ cuối trong bài Hành trình của bầy ong
HS đọc thầm đoạn văn. 
? Tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong? Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, làm việc có ích cho đời: Nối liền các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai.
? Tìm các tiếng, từ khó viết?
Luyện viết bảng con: rong ruổi, rù rì, nối liề ... c với vật thật
Mục tiêu: 
HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng làm bằng nhôm.
Mô tả màu sắc, độ sáng, tính dẻo, cứng của các đồ dùng bằng nhôm.
GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: các đồng dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng như sắt và đồng.
3/. Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu:
HS nêu được nguồn gốc và một số tính chất của nhôm
HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng làm bằng nhôm
Cách tiến hành: SGV
GV kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm, cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị axít ăn mòn.
C/. Củng cố- Dặn dò:
Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau: Vài mẫu đá vôi, đá cuội. Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi.
Thể dục: 	(CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN)
Ngày soạn:	 03/12/2007
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 06/12/2007
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/. Mục đích, yêu cầu: 	SGV (254) 
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
1-2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã học về bảo vệ môi trường.
GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1/. Giới thiệu bài: 
2/. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Một HS đọc đề bài. 
GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dùng cảm bảo vệ môit trường của em hoặc những người xung quanh.
HS đọc thầm các gợi ý trong SGK
GV mời một số em nối tiếp nhau nói tên câu chuyện các em chọn kể.
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
HS kể chuyện theo cặp: Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
HS thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung của mỗi câu chuyện.
Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
C/. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị tiết kể chuyện sau: Pax tơ và em bé
Toán: LUYỆN TẬP 
I/. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
Củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của một số học sinh. Giáo viên nhận xét.
B/. Bài mới:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. Cả lớp làm bảng con, gọi học sinh lên bảng làm.
Kết quả các phép tính là:
a. 9,6	b. 0,86	c. 6,1 	d. 5,203
Bài 2:
HS đọc kết quả
GV ghi lên bảng
Thương là 2,05 và số dư là 0,14
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
Cả lớp làm bảng con, gọi học sinh lên bảng làm. 
Chữa bài: 	26,5	25
1,06
 0
	GV nhận xét.
Bài 4:
HS đọc đề toán - GV tóm tắt.
8 bao cân nặng: 	243,2kg
12 bao cân nặng:	 ...? kg
HS tự làm bài. GV thu vở chấm.
	Bài giải
	Mỗi bao gạo cân nặng là:
	243,2 : 8 = 30,4 (kg)
	12 bao gạo cân nặng là:
	30,4 x 12 = 364,8 (kg)
	Đáp số: 364,8 kg
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Xem trước bài: “Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000”
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Yêu cầu: 
HS nêu được chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn.
Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chỉ tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
Biết lập dàn ý cho bài văn tả người.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn tập làm văn.
II/. Chuẩn bị:
Bút dạ và giấy khổ to. 
Ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà, của nhân vật Thắng lên bảng lớp.
Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
GV kiểm tra HS bài tập về nhà tiết trước.
Chấm điểm một vài em.
B/. Bài mới: 
1/. Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng nội dung bài tập 1
GV giao một nửa lớp làm BT 1a, nửa còn lại làm bài tập 1b.
Học sinh trình bày, cả lớp và GV nhận xét.
GV kết luận: Khi tả ngoại hình nhân vật ta cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập 2.
HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp.
GV mời 1 HS khá đọc kết quả ghi chép
Cả lớp và Gv nhận xét nhanh
GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát một bài văn tả người
GV nhắc HS chú ý tả đặc điểm ngoại hình nhân vật theo cách đã gợi tả.
HS tả được về ngoại hình nhân vật và bộc lộ phần nào tính cách nhân vật
HS cả lớp lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật
HS làm bài.
HS trình bày dàn ý đã lập.
Cả lớp và GV nhận xét
C/. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Về nhà hoàn chỉnh dàn ý
Chuẩn bị tiết sau: Viết 1 đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập.
Mỹ thuật:	(CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN)
Khoa học:	ĐÁ VÔI
I/. Mục tiêu: Học sinh biết.
Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
Nêu lợi ích của đá vôi.
Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi
Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước :
II/.Chuẩn bị:
Một vài mẫu đá cuội, đá vôi, giấm chua hoặc a xít .
Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1/. Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi dã vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
Cách tiến hành:
Bước 1: 	Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày	
Nhóm khác bổ sung
GV Kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như : Hương Tích (Hà Tây), Bích động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang).
Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết.
Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn
Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào
Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi)
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
Khi bị giấm chua (hoặc a xít loãng) nhỏ vào
Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc a xít) bị chảy đi
Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a xít loãng) tạo thành một chất khác và khí các bô nic sủi lên
Đá cuội không có phản ứng với a xít
GV kết luận: đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt
Kiến thúc tiết học, GV có thể yêu cầu một số HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK trang 55
C/. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồ gốm, một vài viên gạch ngói.
Đạo đức: 	KÍNH GIÀ YÊU TRẺ(TIẾT 2)
I/. Mục tiêu: 	HS biết:
Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ
Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II/. Chuẩn bị: Đồ dùng để chơi đóng vai
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
Gọi học sinh đọc ghi nhớ. GV nhận xét.
B/. Bài mới : HS thực hành
Hoạt động 1 : Đóng vai
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính giá, yêu trẻ
Chia HS thành các nhóm tổ và phân công mỗi nhóm đóng 1 vai
Thảo luận nhóm tìm cách giải quyết tình huống và đóng vai
Ba nhóm đại diện lên thể hiện
GV kết luận: Tình huống (a): Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, có thể dẫn em bé về nhà nhờ bố mẹ giúp đỡ.
Tình huống (b): Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
Tình huống(c): Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép.
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 3,4:
Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS
HS làm việc theo nhóm 3
Đại diện nhóm lên trình bày
GV kết luận: 
Ngày dành cho người cao tuổi là 1 ngày tháng 10 hàng năm.
Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6.
Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội thiếu niên tiền phong Hồ CHí Minh, Sao nhi đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương ta.
Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em.
Cách tiến hành: 
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
Từng nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung ý kiến.
GV kết luận: 
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
+ Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ
+ Trẻ em thường được mừng tuổi được tặng quà mỗi dịp lễ, tết.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Tìm hiểu các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương em.
Thực hành tốt như bài đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 13(3).doc