Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 (chuẩn kiến thức)

Tiết 1 ĐẠO ĐỨC

 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ.

IMục tiêu:

 -Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

 -Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

 -Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong c/s hàng ngày.

IIĐồ dùng dạy học

- Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Năm .

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:04/12/2009
 Ngày dạy: thứ hai / 07/12/2009
Tiết 1 ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ. 
IMục tiêu:
 -Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 -Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
 -Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong c/s hàng ngày.
IIĐồ dùng dạy học
- Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Năm .
III. Các hoạt động dạy học Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
HĐ 1: tìm hiểu thông tin(trang 22 SGK) 
Mục tiêu: Giúp HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Năm trong gia đình và ngoài xã hội. 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ : quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung bức ảnh trong SGK. 
- GV yêu cầu các nhóm HS lên trình bày.
- GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “mẹ địu con đi làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
-Cho Hs trả lời các câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét,
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu: giúp HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và gái. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 1, SGK. 
- GV mời vài HS lên trình bày ý kiến
- GV kết luận: 
 + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là khi lên xe, luôn nhường các bạn nữ lên trước, chúc mừng các bạn nữ nhân ngày quốc tế phụ nữ.
 + Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể, không thích ngồi cạnh các bạn nữ. 
HĐ 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: giúp HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
 a. Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
 b. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
 c. Nữ giới phải phục tùng năm giới.
 d. Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
 đ. Chỉ nên cho con trai đi học, con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình. 
- GV mời 1 số HS giải thích lý do.
- GV kết luận:
 + Tán thành với các ý kiến a, d.
 + Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì thiếu sự tôn trọng phụ nữ .
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị giới thiệu 1 người phụ nữ mà em kính trọng, sưu tầm các bài hát, thơ ca ngợi người phụ nữ .
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát và chuẩn bị nội dung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời.
-Hs đọc thầm SGK ,trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc
- HS làm việc cá nhân.
-2 HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS cả lớp bày tỏ thái độ theo qui ước.
-Vài HS nêu ý kiến của mình.
- HS cả lớp lắng nghe và bổ sung.
 Tiết 2 TOÁN
 CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu :
-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải bài toán có lời văn.
-Làm BT1 (a), 2.
IIĐồ dùng dạy học
 -BT1: Bảng nhóm , BT2 : phiếu BT
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm bài cũ:
-Gv gọi 2Hs lên bảng yêu cầu Hs làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết trước
-Gv nhận xét cho điểm Hs.
2.Dạy-học bài mới:
a)Giới thiệu bài:
-Gv yêu cầu Hs thực hiện phép chia 12 : 5.
-Gv: Bài học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục chia trong phép chia có dư.
b)Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
.Ví dụ 1:-Gv nêu bài toán:
+ Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
-Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
 -Gv yêu cầu Hs thực hiện phép chia 27 : 4.
 -Gv nêu: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phỉa số dư 3 thành 30 và chia tiếp, có thể làm như thế mãi.
 27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
.Ví dụ 2:
-Gv : Đặt tính và thực hiện tính 43 : 52.
 -Gv 43<52 nên: 
 + Ta chuyển 43 thành 43,0.
 +Đặt tính và tính như 43,0 : 52
 -Gv yêu cầu Hs lên bảng thực hiện .
 -Gv nhận xét. 
c).Quy tắc:
-Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?
3Luyện tập :
Bài 1: Đặt tính và tính.
-Gv yêu cầu Hs áp dụng quy tắc vừa học tự làm
-Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Gv yêu cầu Hs nêu rõ cách tính của một số phép tính sau: 12 : 5 ; 75 : 12.
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
 Bài 2: -Gv gọi Hs đọc đề bài toán.
-Gv yêu cầu Hs tự làm bàivào vở.
-Gv thu vở chấm.
-Gv gọi Hs lên bảng làm.
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
4.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà làm các bài tập.
-2Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-Hs thực hiện và nêu: 12 : 5 = 2 (dư 2).
-Hs nghe và tóm tắt bài toán.
-Chúng ta lấy 27 : 4.
-Hs đặt tính và thực hiện chia, sau đó nêu: 27 : 4 = 6 (dư 3).
 .
 -HS đặt tính rồi làm như sau:
- 27 chia 4 được 6, viết 6; 6 nhân 4 bằng 24, 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
-Viết dấu phẩy vào bên phải 6 rồi viết thêm 0 vào bên phải 3 được 30.
- 30 chia 4 được 7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
-Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20.
- 20 chia 4 được 5, viết 5; 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0, viết 0.
-Vậy 27 : 4 = 6,75 (m).
-Hs nghe yêu cầu.
-Hs thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52, 
1Hs làm bài trên bảng. 43,0 52
 140 0,82 
 36
-3-4Hs nêu, Hs cả lớp theo dõi, nhận xét, sau đó học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
-3Hs lên bảng làm bài, mỗi Hs làm một cột, Hs cả lớp làm bài vào VBT
-Hs nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
-2Hs lần lượt nêu trước lớp, Hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1Hs đọc, Hs cả lớp đọc thầm trong Sgk.
- Hs cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải.
May một bộ quần áo hết số mét vải là:
70 : 25 = 2,8 (m).
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
2,8 x 6 = 16,8 (m).
 Đáp số: 16,8m.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
 CHUỖI NGỌC LAM
I.Mục tiêu :
-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
	-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
IIĐồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa bài đọc Sgk.
	-Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm bài cũ:
-Đọc đoạn 1 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi sau:
1)Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
2)Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
-Gv nhận xét, cho điểm
B.Dạy bài mới:
1Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
2Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a)Luyệm đọc:
-Gv gọi Hs đọc bài: 
-Gv nêu giọng đọc của bài: Giọng kể nhẹ nhàng.
+Giọng bé Gioan mừng vui, thích thú.
+Giọng Pi-e: giọng trầm ngâm, sâu lắng.
+Giọng người thiếu nữ: ngạc nhiên.
 -Gv chia đoạn: 2 đoạn
+Đ1: Từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý. 
+Đ2: Còn lại 
-từ ngữ: .
-Cho Hs đọc đoạn nối tiếp .
Luyện đọc: chuỗi, Nô-en, Gioan, Pi-e, rạng rỡ.
 -Yêu cầu Hs luyện đọc nhóm đôi.
 -Cho Hs đọc cả bài.
-Gv đọc lại toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:Gọi Hs đọc Đ1 
+Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
 -Gv gọi Hs nhận xét.
-Đ2: Gọi 1 Hs đọc đoạn 2 
+Chị của bé tìm gặp Pi-e làm gì?
-Gv gọi Hs nhận xét.
+Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
 -Gv gọi Hs nhận xét.
 +Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?(Dành cho HS khá giỏi)
-Gv gọi Hs nhận xét.
-Gv nhận xét, gọi Hs nêu nội dung bài: 
Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
c)Đọc diễn cảm:
-Gv cho Hs đọc diễn cảm.
-Gv ghi đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và hướng dẫn Hs luyện đọc.
-Gọi Hs nêu cách đọc.
-GV nhận xét, HD đọc,cho Hs luyện đọc
-Cho Hs thi đọc nhóm.
-Cho Hs thi đọc đoạn phân vai.
-Gv nhận xét, ghi điểm những Hs đọc hay.
3.Củng cố-dặn dò:
 -Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu Hs về nhà luyện đọc, đọc trước bài Hạt gạo làng ta.
-Hs1 đọc, trả lời câu hỏi 1.
-Hs2 đọc, trả lời câu hỏi 2.
-Hs lắng nghe.
-1 Hs đọc bài.
-Hs dùng bút chì đánh dấu đoạn.
-Hs đọc từ ngữ.
-Hs đọc nối tiếp L1 -Nhiều Hs đọc từ khó.
-Hs đọc nối tiếp L2 -Nêu từ chú giải.
-Hs đọc nhóm đôi
-1Hs đọc. 
-Hs lắng nghe.
-1Hs đọc , lớp đọc thầm theo.
 +Hs trả lời: Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị gái nhân ngày Nô-en. Mẹ mất, chị đã thay mẹ nuôi cô bé.+Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Thể hiện qua chi tiết “Cô bé mở khăn ra, đổ lên bản một nắm tiền xu”.
-Hs nhận xét.
-1Hs đọc .
- Chị gặp Pi-e để xem có đúng em gái mình đã mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không. 
-Hs nhận xét.
-Vì Pi-e thấy tấm lòng của em đối với chị gái.
-Hs nhận xét.
-Là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
-Hs nhận xét.
-Vài Hs nêu. 
-Hs nhắc lại nội dung bài.
-1Hs đọc cả bài.
-Vài HS nêu.
-Hs luyện đọc nhóm đôi.
-Hs thi đọc trước lớp.
 -Hs thi đọc phân vai.. Lớp nhận xét.
Tiết 4 THỂ DỤC
 (GV chuyên dạy)
 Ngày soạn:04/12/2009
 Ngày dạy: thứ ba / 08/12/2009
Tiết 1: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
-Làm BT1, 3, 4.
II.Đồ dùng dạy học:
 -BT1: Bảng con, BT3,4 : Bảng nhóm
IIICác hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm bài cũ:
-Gv gọi Hs lên bảng yêu cầu Hs làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết trứơc
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
2.Dạy-học bài mới:
a)Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học:
 luyện tập về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
b)Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1:
-Gv yêu cầu Hs tự làm bài.
-Gọi Hs lên bảng làm.
-Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Gv kết luận ... dạy: thứ sáu /11/12/2010
Tiết 1 TOÁN
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN
CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu :
-Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
-Làm BT 1( a, b, c), BT2.
II.Đồ dùng dạy học : 
-BT1: Bảng con, BT2: Bảng nhóm
II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm bài cũ:
-Gv gọi 2Hs lên bảng làm bài tập2 tìm x tiết trước.
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
2.Dạy-học bài mới:
a)Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu giờ học.
b)Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân:
Ví dụ 1: -Hình thành phép tính:
-Một thanh sắt dài 6,2dm cân nặng 23,56kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
-Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
-Gv gọi Hs đọc phép tính tìm 1dm cân nặng bao nhiêu?
 Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Đi tìm kết quả:
-Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không?
-Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2.
-Gv yêu cầu Hs nêu cách làm và kết quả của mình .
-Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu?
-Giới thiệu kĩ thuật tính:
-Để thực hiện 23,56 : 6,2 (Gv giới thiệu như Sgk):
 23,56 6,2 
 496 3,8 (kg).
 0
-Gv yêu cầu Hs đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2.
 -Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tính 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng không?
Ví dụ 2:
 Đặt tính và thực hiện phép tính 82,55 : 1,27.
-Gv gọi 1 số Hs trình bày cách tính của mình, 
 82,55 1,27
 635 65.
 0
Quy tắc 
-Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
-Gv nhận xét, yêu cầu các em mở Sgk và đọc phần quy tắc 
c)Luyện tập-thực hành:
 Bài 1:
-Gv cho Hs nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu Hs tự làm bài.
-Gv chữa bài của Hs trên bảng lớp.
 Bài 2:
-Gv gọi 1Hs đọc đề bài toán.
-Gv yêu cầu Hs tự làm bài.
-Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 3.Củng cố-dặn dò:
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn Hs về nhà làm bài tập.
-2Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-Hs nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
-Hs nghe và tóm tắt lại bài toán.
-Lấy cân nặng của cả thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt.
-Hs nêu phép tính 23,56 : 6,2.
-Hs lắng nghe.
-Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
-Hs trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia. Ví dụ như: Nhân cả số bị chia và số chia với 10, sau đó thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10) = 235,6 : 62 = 3,8.
 -Một số Hs trình bày cách làm .
-Hs nêu 23,56 : 6,2 = 3,8.
-Hs theo dõi Gv thực hiện phép chia.
-Thực hiện phép chia 235,6 : 62.
-Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8.
-Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10.
-Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10.
-Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nên thương không thay đổi.
 -2Hs ngồi cạnh nhau trao đổi và đặt tính vào giấy nháp.
-Hs trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung . 
-Phần thập phân của số 82,55và 1,27đều có hai chữ số; Bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi được 8255 và 127.
-Thực hiện phép chia 8255 : 127.
-Vậy 82,55 : 1,27 = 65.
-2Hs trình bày trước lớp, Hs cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-2Hs lần lượt đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
-4Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT.
-1Hs đọc, cả lớp đọc thầm. 
-1Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải.
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg).
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 (kg).
 Đáp số: 6,08kg.
 Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I.Mục tiêu :
-Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
-Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
II.Đồ dùng dạy học:
	-2,3 bảng nhóm kẻ bảng phân loại, động từ, tính từ, quan hệ từ.
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm bài cũ:
-Gv viết lên bảng 2 câu văn, cho Hs tìm DT chung, DT riêng trong 2 câu văn đó.
-Gv nhận xét, cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
a)Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu giờ học.
b)Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Cho Hs đọc yêu cầu của BT1.
-Gv giao việc:
-Tìm các từ in đậm và xếp vào bảng phân loại sao cho đúng.
-Cho Hs làm việc (Gv treo bảng phụ có bảng phân loại đã kẻ sẵn).
-Cho Hs trình bày kết quả.
-Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng
2Hs lên làm 2 câu.
-Hs lắng nghe.
-1Hs đọc to, lớp đọc thầm.
-Đọc lại đoạn văn, tự làm bài.
-2Hs làm bài trên bảng.
-Lớp làm vào nháp.
-Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Đại từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
xa, vời vợi, lớn.
qua, ở, với.
nó.
 Bài 2:
-Cho Hs đọc BT2.
-Gv giao việc:
-Mỗi em đọc lại khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa.
-Dựa vào ý của khổ thơ vừa đọc, viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức.
-Chỉ rõ 1 động từ, 1 tính từ và 1 quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy.
-Cho Hs làm bài, đọc đoạn văn.
-Gv nhận xét và khen những Hs viết đoạn văn đúng về nội dung, dùng động từ, tính từ, quan hệ từ đúng, diễn đạt hay.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu Hs về nhà làm lại vào vở BT1, viết lại đoạn văn vào vở.
-1Hs đọc, lớp lắng nghe.
-Hs làm bài cá nhân.
-Một vài Hs đọc đoạn văn trước lớp.
-Lớp nhận xét.
Tiết 3: MĨ THUẬT 
 Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu :
- HS thấy được tác dụng trang trí đường diềm ở đồ vật..
- HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.
- HS tích cực suy nghĩ sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: - Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
	 - Một số bài vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước.
	 - Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật.
Học sinh: - Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm
	 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	 - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK, 
- Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những vật nào.
- Khi được trang trí đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào.
GV nhận xét bổ sung: trang trí đường diềm có thể làm cho đồ vật thêm đẹp.
GV gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm
+ Họa tiết hoa lá, chim thú, hình,để trang trí
+ Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật.
+ Họa tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
HĐ2: Cách trang trí
GVgiới thiêu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK,để HS nhận ra cách trang trí.
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ
+ Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết
+ Tìm hình mảng và vẽ họa tiết
+ Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền
 - Có thể trang hai hoặc nhiều đường diềm
- Có thể gợi ý giúp HS một số kiểu họa tiết
HĐ3 : Thực hành
GV quan sát các em còn lúng túng, cho các em sử dụng một số họa tiết đã chuẩn bị.
Với một số HS vẽ đẹp cần hướng các em chọn một số họa tiết đẹp và phong phú hơn.
HĐ4 : Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét, đánh giá
GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt .
GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ
IV. Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh về quân đội
- HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- HS quan sát và lắng nghe
-HS lắng nghe.
HS thực hành vở thực hành
- HS nhận xét
 Tiết4: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I Mục tiêu :
-Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của Sgk.
II.Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm bài cũ:
-Kiểm tra 3Hs.
-Gv nhận xét, cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
a)Giới thiệu bài:
 Các em đã hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, hiểu được nội dung, tác dụng của biên bản. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập ghi biên bản một cuộc họp của tổ lớp hoặc của chi đội em.
b)Hs làm bài:
-Cho Hs đọc yêu cầu của đề.
-Gv ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
-Cho Hs đọc gợi ý trong Sgk.
-Cho Hs đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp (Gv đưa bảng phụ lên cho Hs đọc).
-Cho Hs làm bài, trình bày bài làm.
-Gv nhận xét, khen những Hs làm bài tốt.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu Hs về nhà ghi lại biên bản đã làm ở lớp vào vở, chuẩn bị cho tiết TLV tới
-2Hs nhắc lại 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
-Hs lắng nghe.
-1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-1Hs đọc.
-Hs làm bài cá nhân.
-Một số em đọc biên bản mình làm cho cả lớp nghe.
-Lớp nhận xét.
Tiết 5 SINH HOẠT
 ĐỘI
I/ Mục tiêu
- Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt.
II/ Đồ dùng dạy học
 Thầy: Nội dung sinh hoạt
 Trò: Đồ dùng
III/ Nội dung sinh hoạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Ổn định tổ chức: 
2Nhận xét tuần
- Giáo viên nhận xét bổ sung
a)Đạo đức: Các em ngoan ngoãn, có ý thức tu dưỡng đạo đức. Thực hiện tốt mọi nội quy, quy chế của trường lớp đề ra. Son bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng nô đùa quá trớn
b) Học tập: Các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
 Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng không học bài cũ,bảng cửu chương kém.
 c)Các hoạt động khác
 - Thể dục, ca múa hát tập thể tham gia nhiệt tình có chất lượng.
 - Vệ sinh trong ngoài lớp gọn gàng, sạch sẽ.
3- Phương hướng tuần tới.
Cho HS tự xây dựng phương hướng
 Hát 
- Lớp trưởng nhận xét tuần.
- Khắc phục hiện tượng nô đùa quá trớn, không học bài cũ. Luôn có ý thức tốt trong học tập. Học và bài đầy đủ trước khi tới lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Luôn có ý thức rèn chữ viết thường xuyên, liên tục.
 - Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5 TUAN 14 CKN.doc