Tập đọc
Thư gửi các học sinh
( Hồ Chí Minh)
I.Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên Hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm. công học tập của các em. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em
Giới thiệu bài Thư gửi các học sinh
Tuần 1 Thứ Hai, ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tập đọc Thư gửi các học sinh ( Hồ Chí Minh) I.Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên Hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm... công học tập của các em. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc. III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em Giới thiệu bài Thư gửi các học sinh 2. Hoạt động 2: Luyện đọc - 1 HS khá, giỏi đọc bài - HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài.(2 – 3 lượt) Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho các em. - HS đọc thầm phần chú giải GV giải thích thêm: cuộc chuyển biến khác thường, giời, giở đi - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: ? Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm 2 câu hỏi: ? Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thư cần thuộc lòng. - HS luyện đọc 5. Hoạt động 5: Đọc thuộc lòng - HS đọc nhẩm những câu văn đã chỉ định thuộc lòng trong SGK. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Học thuộc lòng đoạn thơ đã luyện và chuẩn bị bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” ___________________________________________________ Chính tả Nghe- viết: Việt Nam thân yêu I.Mục tiêu: - HS nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bài đúng hình thức thơ lục bát. - Làm BT 2, BT3. II.Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. - Bút dạ và 3 – 4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào chỗ trống ở bài tập 2; 3 – 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 3. III.Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe – viết - GV đọc bài chính tả - HS theo dõi SGK - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài – HS khảo bài. - GV chấm chữa bài 7 -10 bài. HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - GV nhận xét chung. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhắc nhở Hs cách làm bài - HS làm bài tập - HS chữa bài theo hình thức tiếp sức. - 1 vài HS đọc nối tiếp bài văn đã hoàn chỉnh. Bài tập 3 - HS nêu yêu cầu của BT 3. - HS làm bài. - 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. - HS nhận xét – GV nhận xét - HS nhắc lại quy tắc viết c/ k,g/ gh, ng/ngh. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng, ghi nhớ quy tắc chính tả đã học. ________________________________________________ Toán Ôn tập: Khái niệm về phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. - Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số - HS quan sát từng tấm bìa, tự viết các phân số và đọc các phân số đó. - HS trình bày kết quả - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số - HS viết các thương sau dưới dạng phân số: 1 : 3 ; 4 :10 ; 9 : 2 ; - HS nêu cách viết thương 2 số tự nhiên dưới dạng phân số. - GV hướng dẫn HS nêu nhận xét: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho. - Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK. 3. Hoạt động 3: Thực hành - HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK - HS chữa bài 4. Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò - GV nhận xết tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số _____________________________________________________ Anh văn Gv chuyên trách dạy _________________________________________________________________ Thứ Ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010 Thể dục Bài 1 I. Mục tiêu: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ thể dục. - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp. - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi. II. Đồdùng dạy học: Chuẩn bị 1 còi III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu -Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. -Đứng vỗ tay và hát. 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản - Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5. - Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện. - Biên chế tổ tập luyện. - Chọn cán sự thể dục lớp. - Ôn ĐHĐN. - Trò chơi “ Kết bạn” 3. Hoạt động 3: Kết thúc - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhân xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài tập về nhà. _________________________________________________ Toán Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số - HS làm vào giấy nháp: Điền vào chỗ chấm: = = - Nêu tính chất cơ bản của phân số? 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập1: - GV yêu cầu HS rút gọn phân số. - HS làm bài – HS trình bày bài * Lưu ý: Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa ( phân số tối giản). - HS làm bài tập 1. - GV chữa bài ? Có nhiều cách rút gọn phân số, hãy nêu cách nhanh nhất để rút gọn phân số? Bài tập 2: - HS làm vào giấy nháp: Quy đồng mẫu số các phân số: và - Nêu quy tắc quy đồng mẫu số các phân số? - HS làm bài tập 2. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập: So sánh 2 phân số. ______________________________________________ Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa I. Mục tiêu: HS cần: - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. (ND ghi nhớ) - Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa BT1 , BT2 ; đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa BT3 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập1. - Bút dạ + 3 tờ phiếu phô tô các bài tập. III. Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 2. Hoạt động 2: Nhận xét Bài tập 1. -1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 – Cả lớp đọc thầm. ? So sánh nghĩa của từ xây dựng và từ kiến thiết? So sánh nghĩa của từ vàng hoe với từ vàng lịm, vàng xuộm? - HS trình bày – HS nhận xét. - GV chốt kiến thức. Bài tập 2. -1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. ? Đổi vị trí từ kiến thiết và từ xây dựng cho nhau có được không? Vì sao? Đổi vị trí từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cho nhau có được không? Vì sao? - HS làm bài và trình bày bài. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động 3: Ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ SGK và tìm thêm ví dụ. - HS đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ. 4. Hoạt động 4: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV chấm và chữa bài. 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Đọc thuộc phần ghi nhớ và tìm các từ đồng nghĩa. _________________________________________________ Khoa học Sự sinh sản I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng: - Nhận biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình. II. đồ dùng dạy học - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” - Hình trang 4,5SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1:Trò chơi “Bé là con ai?” * Mục tiêu: Học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố , mẹ của mình. * Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị ở nhà 2 tấm giấy màu, vẽ trên mỗi tấm 1em bé và một người bố hay một người mẹ của em bé đó. *Lưu ý: Khi vẽ các em phải chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con. Giáo viên thu tất cả các phiếu đã vẽ hình và tráo đều lên để cho HS chơi. * Cách tiến hành: B1: Giáo viên phổ biến cách chơi B2: GVtổ chức cho học sinhchơi như hướng dẫn trên B3: Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc,GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé? - Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK *Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. *Cách tiến hành: B1: GV hướng dẫn: - Yêu cầu HS quan sát các hình1,2,3 trang 4,5SGKvà đọc lời đối thoại giữa các nhân vật trong hình. - Liên hệ với gia đình mình. B2: Làm việc theo cặp HS làm việc theo hướng dẫn của giáo viên. B3: - GV yêu cầu 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước cả lớp. - Sau đó, GV yêu cầu HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi: + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? + Điều gì có thể xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Nam hay nữ? ______________________________________________________ Lịch sử “ Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định I. Mục tiêu: HS cần: - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp. + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859). + Triều đình kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trươ ... cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường ? - GV chấm và chữa bài. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: Kĩ thuật Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình I. Mục tiêu: - Nêu được tên những dụng cụ chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị dụng cụ nấu ăn. Có thể sơ chế được một số công việc đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc nấu ăn ở gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ nấu ăn. III. Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV nêu nhệm vụ học tập. 3. Hoạt động 3: Thực hành - HS nhắc lại cách thực hiên chuẩn bi dụng cụ nấu ăn. - GV nhận xét và hệ thống cách nấu ăn. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và nhận xét. - HS nhắc lại yêu cầu thực hành và chuẩn bị nấu ăn. - HS thực hành - GV theo dõi uốn nắn cho HS thực hiện chưa đúng. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________________________________ Thứ Sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2010 Sáng : Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh I.Mục tiêu: HS cần: - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,...) - Nhận biết lỗi trong bài, biết tự sửa lỗi. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi các đề bài đã kiểm tra. III.Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV chấm vở của 1 số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3. Hoạt động 3: Nhận xét chung - GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra trước. - GV nhận xét kết quả bài làm – HS chú ý lắng nghe. 4. Hoạt động 4: Chữa lỗi a.Hướng dẫn từng HS sửa lỗi: - GV trả bài cho HS. - HS làm việc cá nhân: + Đọc lời phê của GV. + Xem kĩ những chỗ mắc lỗi. +Viết vào phiếu các lỗi. -HS đổi bài cho bạn và soát lỗi. b.Hướng dẫn lỗi chung: - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp. - 3HS lên bảng để chữa lỗi – Cả lớp chữa lỗi vào giấy nháp. - HS nhận xét về kết quả của 3 bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét. c.Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay: - GV đọc những đoạn văn hay. GV chốt lại những ý hay cần học tập. 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài văn của mình cho hay hơn và chuẩn bị bài sau. Toán Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích I.Mục tiêu: HS cần: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông xăng-ti-mét vuông. - Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. II.Đồ dùng dạy hoc: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1cm như SGK. - Bảng kẻ sẵn các cột như SGK nhưng chưa viết chữ và số. III.Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bìa cũ - HS chữa bài tập về nhà. - GV nhận xét và cho điểm. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3. Hoạt động 3: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông a.Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông: - GV yêu cầu: Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã được học. - GV treo hình vuông minh hoạ như SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm. + Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh 1mm. + Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì? + Dựa vào cách kí hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học, em hãt nêu cách kí hiệu của mi-li-mét vuông? - GV chuẩn kiến thức. b.Tìm mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông: - HS quan sát hình minh hoạ và tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. ? Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm? Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2? 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2? - GV chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Bảng đơn vị đo diện tích - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột như phần bSGK. - HS nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn. - HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét. ? Mỗi đơn vị đo diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó? Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó? Vậy 2 đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần? 5. Hoạt động 5: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Toán. - GV theo giỏi và giúp đỡ HS kém làm bài. - GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa bài. 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Khoa học Thực hành : Nói “ Không!”đối với các chất gây nghiện (Tiết 2 ) I.Mụctiêu: Như tiết 1. II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm câu hỏi. III.Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo rủ rê sử dụng chất gây nghiện - HS quan sát hình minh hoạ trang 22,23 SGK và trả lời: ? Hình minh hoạ các tình huống gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên và đóng vai để biểu diễn trước lớp. - HS biễu diễn – HS nhận xét. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ - HS lần lượt lên bốc thăm và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu . ? Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào? Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào? Hãy lấy ví dụ về sự tiêu tốn tiền vào việc hút thuốc lá? Nêu tác hại của thuốc lá đối với các cơ quan hô hấp? Hãy nêu ví dụ về sự tiêu tốn tiền vào rượu, bia? Uống rượu, bia có ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào? Nêu tác hại của bia, rượu đối với cơ quan tiêu hoá? Người nghiện bia, rượu có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào? Người nghiện bia, rượu có thể gây ra những vấn đề gì cho xã hội? Ma tuý là gì? Ma tuý gây hại cho cá nhân người sử dụng như thế nào? Nêu tác hại của ma tuý đối với cộng đồng, xã hội? Ma tuý gây hại cho những người trong gia đình có người nghiện như thế nào? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ ma tuý làm cho kinh tế sa sút? Người nghiện ma tuý có thể gây ra những tệ nạn xã hội nào? - GV chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Đạo đức Có chí thì nên I.Mục tiêu: HS cần: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn và có ý thức khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu học học tập. -Từ điển. - Phiếu tự điều tra bản thân. III.Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin - 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK – Cả lớp theo dõi. - HS trả lời các câu hỏi sau: ? Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sông và trong học tập? Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng? - GV nhận xét và chốt kiến thức. 2. Hoạt động 2: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 và giải quyết các tình huống ở phiếu học tập ( Nội dung phiếu theo trang 22 thiết kế Đạo đức ). - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - GV nhận xét cách ứng xử của HS, nêu kết luận cách ứng xử đúng. 3. Hoạt động 3: Liên hệ - HS liên hệ bản thân theo nhóm 4 với yêu cầu sau: + Em hãy kể 3 – 4 khó khăn của em trong cuộc sống, học tập và cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe. + Nếu khó khăn mà em chưa khắc phục được hãy nhờ các bạn trong nhóm cùng suy nghỉ và đưa ra cách giải quyết. ? Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì? - GV kết luận. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành - Về nhà tìm hiểu những tấm gương vượt khó xung quanh em. - HS phân tích những thuận lợi và khó khăn của mình theo bảng sau: TT Các mặt của đời sống Thuận lợi Khó khăn 1 Hoàn cảnh gia đình 2 Bản thân 3 Kinh tế gia đình 4 Điều kiện đến trường và học tập Chiều : Âm nhạc Gv chuyên trách dạy Âm nhạc Gv chuyên trách dạy Hoạt động tập thể Sinh hoạt Đội ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ _____________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập về từ đồng âm I. Mục tiêu: HS cần: - Tìm được các từ đồng âm và đặt câu với từ tìm được - Thực hành làm bài tập II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1. Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng : - Cái nhẫn bằng bạc. - Đồng bạc trắng hoa hoè. - Cờ bạc là bác thằng bần. - Ông tôi tóc đã bạc. - Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Bài tập 2. Đặt câu với các từ : bạc, đàn - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân – HS trình bày kết quả. - GV nhận xét. ________________________________________________ Luyện Toán Luyện tập về đơn vị đo diện tích I. Mục tiêu: HS cần: - Có kĩ năng thực hiện giải toán về đơn vị đo diện tích. - Thực hành làm bài tập. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập về nhà. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3. Hoạt động 3: Ôn tập - GV chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Luyện tập - HS làm bài tập. BT1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 8dam = ... m b) 300m = ... dam 20hm = ... dam 2100dam = ... hm 3m = ... cm 900mm = ... cm 15km = ... hm 8000dm = ... m 7ha = ... m 34000ha = ... km - Bài tập về nhà: 1.Viết các số đo dưới đây dưới dạng số đo có đơn vị là dam2: 7dam225m2 6dam276m2 26dam234m2 2. Viết các số đo dưới đây dưới dạng số đo có đơn vị là hm2: 9hm2 45dam2 56hm2 475m2 12hm2 75dam2 BT2. Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 20ha, chiều rộng 50m. Tính chu vi mảnh đất ? - GV chấm và chữa bài. 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: -Bài tập về nhà: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a.2dam2 4m2 = m2 b .278m2 = dam2 m2 31hm2 7dam2 = dam2 536dam2 = hm2 dam2 8 m2 56dm2 = dm2 420 dm2 = m2 dm2 Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. 3kg 7g = g b. 3264g = kg g 5 tấn 3 tạ = yến 1845 kg = tấn kg 7 hg 8dag = g 9575 g = kg hg dag g Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: a.12m = cm b. 7cm = m 34 dam = m 9m = dam 600m = hm 93 m = hm
Tài liệu đính kèm: