Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16

I- Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

2. Hiểu các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y.

 - Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ 02 ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tập đọc:	Thầy thuốc như mẹ hiền
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
2. Hiểu các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y....
 - Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong sgk, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
? Gọi 2 HS đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây”, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài. (Dùng tranh)Người thầy thuốc đó chính là Lê Hữu Trác. Ông còn có tên là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học VN. ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã khác đều có những con đường mang tên Ông. Bài văn Thầy trhuốc nhưi mẹ hiền sẽ giơqí thiệu cho chúng ta đôi nét về tài đức và nhân cách cao thượng của ông
2. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
? Em hiểu gì về “Hải Thượng Lãn Ông”.
? “Bệnh đậu ” là căn bệnh ntn?
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
- GV H/d ngắt giọng ở câu dài.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời.
? “Hải Thượng Lãn Ông” là người ntn.
? “Danh lợi ” có nghĩa là thế nào.
? Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài.
? Đoạn 1 cho ta biết điều gì.
- 1 HS đọc đoạn 2.
? Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ.
? Điều đó chứng tỏ ông là người ntn.
? Đoạn 2 nói lên điều gì.
GV: Hải Thượng Lãn Ông là người thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây nên mà do bàn tay của một người thầy thuốc khác. Điều đó cho ta thấy rằng ông là người có lương tâm và tinh thần trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
? Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi.
? Em hiểu hai câu thơ cuối như thế nào?
? “Ngự y” nghĩa là thế nào.
? Đoạn 3 nói lên điều gì.
? Bài văn cho em biết điều gì.
GVKL: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông. Tấm lòng của ông như mẹ hiền. Cả cuộc đời ông không màng danh lợi mà chỉ chăm lo việc nghĩa. Với ông công danh chẳng đáng coi trọng gì, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi. Khí phách và nhân cách cao thượng của ông được muôn đời nhắc đến.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài.
- GV treo bảng phụ có viết đoạn 1, đọc mẫu.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau:“Thầy cúng đi bệnh viện”.
- 2 HS đọc và trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS nối tiếp đọc.
HS1: Hải Thượng Lãn Ông...gạo, củi.
HS2: Một lần khác...hối hận.
HS3: Là thầy thuốc...chẳng đổi phương.
- Nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng...
- 3 HS đọc.
- HS đọc chú giải.
- 3 HS đọc.
- Theo dõi.
- Giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
- HS đọc chú giải.
- Ông tận tuỵ chăm sóc, không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
ý1: Hải Thượng Lãn Ông là người có lòng nhân ái.
- 1 HS đọc
- Ông tự buộc tội mình về cái chết của người phụ nữ.
- Ông là một người thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.
ý2: Lãn Ông là người thầy thuốc có trách nhiệm.
- 1 HS đọc to, cả lớp đoc thầm
- Được tiến cử chức ngự y song đã khéo chối từ.
- Hai câu thơ cuối cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi
- HS đọc chú giải.
ý3: Lãn Ông là người không màng danh lợi.
ND: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
- 3 HS đọc, lớp tìm cách đọc hay.
- HS theo dõi.
- 2 HS thi đọc diễn cảm.
--------------------------------------------------------
Toán:	Luyện Tập
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính tỉ số phần trăm (cộng, trừ, nhân, chia) của hai số và ứng dụng trong giải toán.	
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập ở nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: GV viết bảng các phép tính.
- Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận thực hiện một phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề toán.
? Bài tập cho chúng ta biết gì?
? Bài toán hỏi gì.
- HS dựa vào tính tỉ số % làm bài.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài giải.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- H/d HS luyện tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm -lớp nhận xét.
 6% + 5% = ? 14,2% x 3 = ?
112,5% - 13% = ? 60% : 5 = ?
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- 4 HS lên bảng làm bài -cả lớp làm vở.
- 1 HS đọc - cả lớp đọc thầm.
Kế hoạch năm : trồng 20 ha ngô.
Đến tháng 9 : trồng 18ha.
Hết năm : trồng 23,5 ha.
Hết tháng 9.... % kế hoạch?
Hết năm... vượt kế hoạch....%
- 1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vở.
 Giải
Hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được:
 18 : 20 = 0,9 = 90%
Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được:
 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch:
 117,5% - 100% = 17,5 %
 Đáp số: 90% ; 117,5 % ; 17,5 %
------------------------------------------------------
 Lịch sử:	Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I- Mục tiêu HS nêu được:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II- Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong sgk.
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
? Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950.
? Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Sau thất bại ở Biên giới, tháng 12- 1950 Pháp cử Đại tướng Đơ Lat-đơ Tát-xi-nhi sang VN làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Ông ta đã đề ra một kế hoạch nhằm xoay chuyển đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là: Đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tấn công quân sự. Trong tình hình đó, chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến. Chúng ta cùng tìm hiểu về hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới.
2. Hoạt động 1: 	Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).
Y/c HS quan sát hình 1 (sgk) hỏi .
? Hình chụp cảnh gì.
- GV nêu tầm quan trọng của Đại hội: Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc.
- Y/c HS đọc SGK và nêu nhiệm vụ cơ bản của Đại hội đã đề ra cho Cách mạng, để thực hiện nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì.
- Gọi HS nêu ý kiến trước lớp
- GV kết luận.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II.
- Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi cuối hoàn toàn.
- HS dùng bút chì gạch chân các từ nêu nhiệm vụ cơ bản hiện nay mà Đại hội đề ra.
* Nhiệm vụ: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
* Để thực hiện nhiệm vụ cần:
+ Phát triển tinh thần yêu nước
+ Đẩy mạnh thi đua
+ Chia ruộng đất cho nông dân
* Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- Thảo luận nhóm bàn (3’).Trả lời câu hỏi
? Sự lớn mạnh của hậu phương sau chiến dịch Biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện ntn?
? Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
? Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động ntn đến tiền tuyến?
+ Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Y/c HS quan sát H2,3 nêu nội dung của từng hình.
? Việc các chiến sĩ vộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì?
 GV kết luận: Trong thời gian này, chúng ta đã xây dựng được các xưởng công binh chế tạo vũ khí, đạn dược phục vụ kháng chiến. Từ năm 1951 – 1953, từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1310 tấn vũ khí, đạn dược.
- HS thực hiện theo nhiệm vụ
- Sự lớn mạnh của hậu phương:
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
+ Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ kháng chiến. HS tích cực vừa học tập vừa tham gia sản xuất
+ Xây dựng các xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
- Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước
- Nhân dân có tinh thần yêu nước cao.
- Tiền tuyến được chi viện sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
+ Các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát và nêu.
+ Nói lên tình cảm gắn bó quân dân ta và tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
GV vẽ hình biểu diễn để HS ghi nhớ.
Thắng lợi
Tiền tuyến được chi viện đầy đủ, vững vàng chiến đấu
Hậu phương lớn mạnh 
+ Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm
+ Đào tạo nhiều cán bộ
Đảng phát động thi đua yêu nước, nhân dân tích cực thi đua
Hoạt động 3: 	Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ I.
- Cả lớp cùng thảo luận trả lời.
? Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tổ chức khi nào.
? Đại hội nhằm mục đích gì.
? Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
? Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc “Bài đọc” (sgk).
- Chuẩn bị bài sau.
- Vào ngày 1-5-1952.
+ Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- HS nêu tên 7 anh hùng.
- HS trình bày.
- 2 HS đọc.
---------------------------------------------------
Đạo đức:	Hợp tác với những người xung quanh (T1)
I- Mục tiêu HS biết:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người xung quanh trong công việc chung sẽ nâng được hiệu quả công việc và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 - Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong học tập, lao độngở trường, lớp.
- Có tháI độ sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (sgk).
- Bảng phụ, thẻ xanh, đỏ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
B- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (T25-sgk).
- Y/c HS quan sát tranh trong sgk. thảo luận cặp (3’) trả lời hai câu hỏi ở dưới tranh.
- GV nêu hai tình huống của 2 bức tranh.
+ Đại diện nhóm trả lời.
1) Kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2.
2) Nhận xét cách trồng cây của m ... nh các câu hỏi trong phiếu học tập. Sau đây là phiếu học tập dùng để tổ chức cho HS thảo luận, GV có thể tham khảo.
Phiếu học tập
1. Hãy đọc nội dung bài học và tìm các thông tin cần thiết để hoàn thành bảng sau:
Tên giống gà
Đặc điểm
hình dạng
Ưu điểm
chủ yếu
Nhược điểm
chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ-go
Gà Tam hoàng
2. Nêu đặc điểm của một giống gà đang được nuôi nhiều ở địa phương(hoặc đặc điểm của giống gà mà em biết).
- Hướng dẫn HS tìm các thông tin: Đọc kỹ nội dung, quan sát các hình trong SGK và nhớ lại những giống gà đang được nuôi nhiều ở địa phương.
 hoặc bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm để điều khiển hoạt động nhóm và ghi chép kết quả thảo luận.
- Phát giấy để HS ghi kết quả hoạt động nhóm.
- HS thảo luận nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm. Những HS khác quan sát, theo dõi bổ sung ý kiến.
- Nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm chủ yếu của từng giống gà theo nội dung SGK, kết luận theo những nội dung tóm tắt trong bảng trên. 
Ví dụ:
+ Đặc điểm hình dạng : Thân hình nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ. Gà mái lông màu nâu nhạt hoặc vàng nâu. Gà trống to hơn gà mái, lông màu tía.
+ Ưu điểm: Thịt và trứng thơm, ngon. Thịt chắc, dễ nuôi, chịu khó kiếm ăn nên tận dụng được nguồn thức ăn thiên nhiên. ấp trứng và nuôi con khéo.
+ Nhược điểm: Tầm vóc nhỏ, chậm lớn.
Khi nêu đặc điểm hình dạng của từng giống gà, GV kết hợp dùng tranh minh hoạ với hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để HS nhớ đươc những đặc điểm chính của giống gà.
- Kết luận nội dung bài học: ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà, cần căn cứ vào mục đích nuôi( nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và điều kiện chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS làm bài tập.
-GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
 IV . Nhận xét – dặn dò 
- GV nhận xét tinh thần thái độ và ý thức học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước nội dung bài “ Chọn gà để nuôi”.
 ------------------------------------------
Thể dục Bài thể dục phát triển chung
 trò chơi “nhảy lướt sóng”
I- Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi: “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm –phương tiện
- Trên sân trường - chuẩn bị: 1 còi, kẻ sân trường.
III- Nội dung và phương pháp
Phần
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV nhận lớp 
- Tập hợp HS, phổ biến nội dung tiết học.
- Tập các động tác khởi động.
- HS chạy thành vòng tròn chơi trò chơi, khởi động các khớp.
6 - 8 ph
Đội hình vòng tròn
 *
 * *
 * *
 * *
 *
Cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung 
Lần 1 : GV hô để cả lớp thực hiện
Lần 2 : Lớp thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng.
+ Gọi 1 số HS lên tập từng động tác.
+ Tập luyện theo tổ.GV sửa động tác sai cho HS.
+ Thi đua tập giữa các tổ.
- Từng tổ tự tập bài thể dục. Tổ trưởng điều khiển 
- GV theo dõi uốn nắn cho HS. Chú ý sửa sai, nêu yêu cầu cần đạt về kĩ thuật và động tác
+ Từng tổ báo cáo kết quả tập luyện.
Các tổ lần lượt trình diến bài thể dục 1 lần dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV và các tổ khác nhận xét.
- Tuyên dương những tổ thực hiện tốt
* Trò chơi “ Nhảy lướt sóng”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Tập hợp HS theo đội hình hàng dọc, HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức.
- ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi.
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
4 -5 phút
 Đội hình tổ
 *
 * *
 * â *
 * *
 * 
Đội hình hàng dọc
*
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
Kết thúc
- HS thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
4 - 6 phút
 Đội hình vòng tròn
 *
 * *
 * *
 * *
 *
----------------------------------------------------------
 Thứ 06 ngày 18 tháng 12 năm 2009
Toán:	 Luyện tập
I- Mục tiêu Giúp HS ôn lại các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
- Tính tỉ số % của hai số.
- Tính tỉ số % của một số.
- Tính một số khi biết một số % của số đó.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- H/d luyện tập
Bài 1b: GV gọi HS đọc đề toán
? Nêu cách tính tỉ số % của hai số 37 và 42?
- GV yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2b:
- GV gọi HS đọc đề toán.
? Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào?
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3a: GV gọi HS đọc đề bài.
? Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-H/d làm bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Tính thương của 37 và 42 sau đó nhân thương với 100, viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
- 1 HS lên bảng làm bài -cả lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài.
 Giải
a/ Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là:
37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b/ Tỉ số phần trăm của số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105 = 10,5 %
 Đáp số: 88,09% ; 10,5%
- 1 HS đọc.
b) Số tiền lãi của cửa hàng là:
 6000000 x 15 : 100 = 900.000 (đồng).
 Đáp số b) 900.000 đồng.
- 1 HS đọc đề bài.
- Lấy 72 x 100 : 30
- 1 em lên bảng giải – cả lớp làm vở.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
--------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu:	 Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu Giúp HS:
- Tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- đặt câu theo yêu cầu của bài tập 2,3.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Bảng phụ ghi bài văn “Chữ nghĩa...miêu tả”.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng đặt câu với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: - Y/c HS làm bài vào vở.
- Cho HS chấm bài chéo.
- GV gợi ý:
Bài 1a: Xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa
Bài 1b: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- HS làm giấy khổ to, dán bảng.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2a: Gọi HS đọc bài văn
? Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ.
? So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, tả tâm trạng. Lấy VD.
? Để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng, em lấy ví dụ.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Y/c HS làm bài theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm làm giấy khổ to dán bài lên bảng –GV và HS nhận xét, chữa bài.
GV kết luận: Trong văn miêu tả, muốn có cái riêng, cái mới chúng ta hãy bắt đầu bằng sự quan sát, quan sát bằng tất cả cảm nhận của riêng mình để thấy sự vật có một cái gì đó rất riêng. Cũng quan sát dòng sông đang chảy nhưng có những người thấy nó như dải lụa đào, áng tóc trữ tình, vòng tay mẹ âu yếm ôm con.... Các em hãy bắt đầu từ sự quan sát để tìm thấy những cái mới, cái riêng trong câu văn của mình
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Mỗi HS đặt 2 câu.
lớp nhận xét.
- 1 em làm giấy khổ to.
- HS chấm bài cho nhau.
- Lớp nhận xét.
Đáp án: 1a: đỏ - điều - son.
 trắng - bạch.
 xanh – biếc - lục.
 hồng - đào.
1b) Bảng màu đen gọi là bảng đen
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô
 Mèo màu đen gọi là màu mun
 Chó màu đen gọi là chó mực
 Quần màu đen gọi là quấn thâm
- 3 HS nối tiếp đọc.
+ Trông anh ta như một con gấu.
- Con gà trống bước đi như một ông tướng...
- Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa
- Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín...
- 1 HS đọc trước lớp.
- Mỗi nhóm đặt 3 câu-2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
VD:
+ Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
+ Bé Nga có đôi mắt tròn xoa, đen láy trông đến là đáng yêu.
+ Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn
 Tập làm văn:	Làm Biên Bản Một Vụ Việc
I- Mục tiêu
- Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Lập được biên bản về một vụ việc cụ ún trốn viện.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- Y/c HS làm việc theo cặp. trả lời câu hỏi.
- Y/c HS phát biểu.
GV kết luận –thống nhất trên bảng:
 Sự giống nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: có tên biên bản, Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính: Cùng có ghi:
+ Thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
- Phần kết: Cùng có ghi:
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
HS dựa vào “Biên bản về việc mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột” và phần gợi ý để làm bài.
- Gọi HS làm giấy dán bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gọi HS dưới lớp đọc.
- Nhận xét, cho điểm những HS đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc.
- 2 HS đọc.
- 2 HS trao đổi, thảo luận.
- HS nối tiếp phát biểu, bổ sung.
 Sự khác nhau
- Biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có:
Lời khai của những người có mặt.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- 1 HS làm giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS báo cáo -lớp bổ sung.
- 3 HS đọc bài của mình.
 Sinh hoạt : tuần 16
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuần 16 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 17
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 16
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà: tương đối đầy đủ.
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ 
 - Học tăng buổi đi đầy đủ
 + Hoat động Đội : đúng kế hoạch, tương đối đầy đủ.
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 1P
 + Lao động vệ sinh : Tốt 
 + Tổ dẫn đầu: tổ 5
 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 17)
 - Khắc phục tồn tại tuần 16
 - Chăm sóc bồn hoa,cây cảnh.
 - Nạp các loại quỹ.
 - Kiểm tra định kỳ lần 2
 - Thi Hội khỏe Phù đổng
 -----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc