Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Đào Thị Hương

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Đào Thị Hương

TOÁN : LUYỆN TẬP.

I. MỤC TIÊU:

- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.

- HS cẩn thận, chính xác khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

 Bảng phụ, bảng học nhóm.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Đào Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16
 	 Ngày soạn:12/12/2010
 Ngày giảng: Thứ hai /13/12/2010
TOÁN : LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.
- HS cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ: Gọi 2 HS làm BT3 tiết 75.
GV nhận xét, ghi điểm và chữa bài.
3. Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn mẫu.
Bài 2: GV hd để HS làm.
Sau khi HS làm xong, GV nhận xétvà sửa bài
Bài 3: (Nếu còn thời gian). 
GV hd tóm tắt:
Tiền vốn: 42 000 đ
Tiền bán: 52 500 đ
a) Tìm tỉ số % của số tiền bán rau so với tiền vốn.
b) Tìm xem người đó lãi bao nhiêu %?
GV chấm và chữa bài.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
HS tự làm rồi sửa bài:
27,5% + 38% = 65,5%
30% - 16% = 14%
14,2% x 4 = 56,8%
216% : 8 = 27%
- HS đọc đề toán.
- HS làm theo nhóm vào bảng học nhóm.
- đại diện báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
HS tự giải vào vở:
a) Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là:
52 500 : 42 000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là 125%- nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a) 125% ; b) 25%.
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số % của 2 số.
- HS nhận xét tiết học.
THỂ DỤC: GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
TẬP ĐỌC: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I-Mục tiêu :
 - Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chạm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng , tám lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
II- Chuẩn bị: 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 1- Khởi động : Hát 
 2- KT bài cũ: Về ngôi nhà đang xây 
 - Gọi 3 em lên kiểm tra 
 - Nhận xét, cho điểm 
 3- Bài mới : Thầy thuốc như mẹ hiền 
 Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a/ Luyện đọc : 
 - Giúp HS hiểu những từ chưa hiểu 
 - Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn 
 b/ Tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu HS đọc, trao đổi , thảo luận, tìm hiểu nội dung bài dựa theo 4 câu hỏi trong SGK
 - GV nhận xét, chốt ý.
 Hoạt động 2: Đọc diễn cảm: 
 - Đoc diễn cảm toàn bài 
 - Nhận xét , sữa cách đọc cho đúng 
 4.Cũng cố:
 5.Dặn dò - Về nhà đọc lại bài văn 
 - Chuẩn bị : Thầy cúng đi bệnh viện . 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 3 em lên đọc thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời những câu hỏi về nội dung bài đọc 
 - 1 em khá, giỏi đọc toàn bài 
 - 1 em đọc các từ được chú giải trong bài ( Hải Thượng Lãn Ông , danh lợi, bệnh đậu tái phát , vời, ngự y )
 - Tìm hiểu thêm các từ chưa hiểu 
 - Đọc tiếp nối 3 đoạn :
 + Đoạn 1: Từ đầu đến “ mà còn cho thêm gạo, củi “
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ càng nghĩ càng hối hận”
 + Đoạn 3: Còn lại 
 - 1 em đọc toàn bài 
 - Làm việc theo nhóm 
 - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Theo dõi .
 - Nhiều em đọc diễn cảm cá nhân 
- HS đọc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
Chiều thứ hai ngày 13/12/2010: Giáo viên bộ môn dạy
 Ngày soạn : 12/ 12/ 2010
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 14/12/2010
TOÁN: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo).
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng được để giải toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, phiếu BT.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ: Gọi 2 HS làm BT3 của tiết 76.
GV nx, sửa bài, ghi điểm.
2.Bài mới:
HĐ1: HD HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
- GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng
Số HS toàn trường: 800 HS
Số HS nữ chiếm: 52,5%
Số HS nữ : ... HS?
Từ đó GV đi đến cách tinh: 800 : 100 x 52,5 = 420.
 Hoặc: 800 x 52,5 : 100 = 420.
- GV lưu ý HS: Trong 2 cách tính trên, có thể viết:
 800 x 52,5
 100
b) GT một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV đọc đề bài, gi. thích và hướng dẫn HS hiểu về lãi suất tiết kiệm một tháng.
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: GV hướng dẫn:
- Tìm 75% của 32 HS (số HS 10 tuổi).
- Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2: GV hd:
- Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng.
- Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi
Cho HS làm theo nhóm vào bảng phụ.
GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3: (Nếu còn thời gian) GV h.dẫn:
- Tìm số vải may quần.
- Tìm số vải may áo.
GV chấm và chữa bài.
3.Củng cố:
4.Dặn dò: - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nx và sửa bài.
S nhắc tựa bài, ghi vào vở.
- HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
100% số HS toàn trường là 800 HS.
1% số HS toàn trường là: ...HS?
52,5% số HS toàn trường là: ...HS?
- Vài HS phát biểu quy tắc tính 52.5% của 800.
- HS đọc và trình bày lại bài giải như ở SGK.
- HS tự giải rồi sửa bài:
Số HS 10 tuổi là:
32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
32 – 24 = 8 (HS)
Đáp số: 8 HS.
- HS làm theo nhóm rồi trình bày k.quả:
Số tiền gởi tiết kiệm sau 1 tháng là:
5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng là
5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Đáp số: 5 025 000 đồng.
HS tự làm vào vở:
Số vải may quần là:
345 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
345 – 138 = 207 (m)
Đáp số: 207 m
HS nhắc lại cách tính một số % của một số.
- Nhận xét tiết học.
ANH VĂN: GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY.
I- Mục tiêu : 
 - Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức 2 khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
-Làm được BT(2) a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3)
- GD HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II- Chuẩn bị: 4 tờ giấy khổ to photo phóng to các BT 2, 3 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1- Khởi động : Hát 
 2- Bài cũ: Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
 - Kiểm tra 3 em làm bài tập 2a hoặc 2b trong tiết trước 
 - Nhận xét , cho điểm
 3- Bài mới : Về ngôi nhà đang xây 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
 - Gọi 2 em xung phong đọc 2 khổ thơ cần viết 
 - Nêu câu hỏi, hd HS nêu nội dung đoạn viết.
- H.dẫn HS luyện viết từ khó.
- Đọc cho HS viết bài
 - Đọc lại cho HS soát lỗi.
 - Chấm, chữa 7 đến 10 bài 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT 
 Bài 2: 
 - Yêu cầu HS trong lớp làm BT a hay b dựa trên hiểu biết về các lỗi chính tả em thường mắc phải 
 - Cho HS làm việc cá nhân 
 - Dán 4 phiếu trên bảng lớp . Yêu cầu các nhóm chơi trò chơi tiếp sức ( 1 em đánh chữ ra – 1 em tiếp theo đánh chữ về )
 -GV cùng cả lớp nhận xét , kết luận .
 Bài tập 3: 
 - Nêu yêu cầu của BT
 - Nhắc HS ghi nhớ : những ô đánh số 1 chứa tiếng bắt đầu bằng r hay gi ; những ô đánh số 2 chứa tiếng bắt đầu bằng v hay d 
 - Cho HS làm việc cá nhân 
- Cho các nhóm chơi trò chơi tiếp sức trên các phiếu học dán trên bảng lớp 
4.Cũng cố:
5. Dặn dò : Về nhà viết lại vào vở những tiếng cần điền trong truyện cười ở BT3
 - 1 em đọc yêu cầu của bài 
 - 2 em đọc
 - Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Luyện viết từ khó.
 - Viết bài vào vở.
 - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau 
 - 1 em đọc yêu cầu của bài , đọc cả mẫu 
 - Cả lớp đọc thầm 
 - Suy nghĩ cá nhân cách làm 
 - Vài HS đọc nhanh kết quả 
 - Theo dõi, ghi nhận 
- Cả lớp điền những tiếng thích hợp ( bằng bút chì ) vào SGK
 - Các nhóm chơi tiếp sức .
3 em đọc lại truyện cười đã hoàn chỉnh 
HS nhắc lại nội dung vừa học.
 - Nhận xét tiết học 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỔNG KẾT VỐN TỪ.
I-Mục tiêu : 
 -Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1)
-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2)
II- Chuẩn bị:
- Những tờ phiếu khổ to cho HS chia nhóm làm BT 1, 3 
-Kẻ sẳn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa đối với BT1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 1- Khởi động : Hát 
 2- Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 em lên kiểm tra 
 - Nhận xét, cho điểm 
3- Bài mới: Tổng kết vốn từ 
 Bài tập 1: 
 - Phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm 
 - Cùng cả lớp nhận xét , loại bỏ những từ không thích hợp 
 - Kết quả: 
Từ 
 Đồng nghĩa 
 Trái nghĩa 
Nhân hậu 
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân từ , phúc hậu.
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạo tàn..
Trung thực
Thành thực , thành thật, thật thà ,..
Dối trá, gian dối, lừa đảo, lừa lọc, 
Dũng cảm 
Anh dũng, bạo dạn, gan dạ ,
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, nhu nhược, 
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, siêng năng, tần tảo , 
Lười biếng, biếng nhác , 
 Bài tập 2: 
 - Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
 - Cho HS làm việc theo nhóm 
 - Cùng cả lớp nhận xét , kết luận :
 + Tính cách của cô Chấm : 
 Trung thực, thẳng thắn – Chăm chỉ, hay làm – Tình cảm , dễ xúc động .
 + Những chi tiết và từ ngữ nói về tính cách của cô Chấm :
 * Trung thực, thẳng thắn: nhìn ai thì dám nhìn thẳng ; dám nhận hơn người khác bốn năm điểm ; bụng Chấm không có gì độc địa 
 * Chăm chỉ , hay làm : lao động để sống , hay làm , đó là 1 nhu cầu của sự sống , không làm chân tay nó bứt rứt 
 * Tình cảm , dễ xúc động: hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương ; khóc gần suốt buổi ; đêm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt 
4 Cũng cố:
5.Dặn dò:- Dặn: Về nhà hoàn chỉnh lại BT2 
3 em lên làm lại các BT 3 của tiết Luyện từ câu tuần trước 
 - 1 em đọc yêu cầu BT1
 - Các nhóm nhận phiếu , trao đổi 
 - Đại diện các nhóm lên dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả 
 - Sửa kết quả đúng vào vở .
- 1 em đọc yêu cầu BT2. Cả lớp đọc thầm 
 - Các nhóm trao đổi, ghi câu trả lời vào phiếu 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- HS đọc lại kết quả BT1.
- Nhận xét tiết học. 
 Chiều thứ ba / 14/12/2010
ĐẠO ĐỨC : HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH.(Tiết 1)
I- Mục tiêu : 
 - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
* GDBVMT (Liên hệ) : Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
* ... học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1- Khởi động : Hát 
 2- Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra 2 HS 
 - Nhận xét, cho điểm 
 3- Bài mới: 
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
 - Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài 
 - Đọc đề bài ; nhắc HS lưu ý :
 Câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã đọc trên sách , báo ; mà phải là những câu chuyện em biết vì tận mắt chứng kiến 
 - Yêu cầu HS đọc lướt thật nhanh toàn bộ nội dung Gợi ý 
 - Giúp HS tìm được câu chuyện của mình , nắm vững trình tự kể chuyện bằng cách nêu câu hỏi ( theo gợi ý trong SGK) cho HS trả lời nhanh 
 Câu 1: Thế nào là 1 gia đình hạnh phúc 
 Câu 2: Tìm ví dụ về gia đình hạnh phúc ở đâu ?
 Câu 3: Em kể chuyện gì về gia đình đó 
 - Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp :
 - Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập , kể mẫu chuyện của mình , nêu ý nghĩa câu chuyện
 - Cùng cả lớp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
 Hoạt động 2: - Tiến hành thi kể giữa các nhóm 
 - Cùng cả lớp nhận xét, tính điểm ; bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể hay nhất 
4.Cũng cố :-Nhận xét tiết học : khen ngợi những em kể chuyện hay , có tiến bộ. 
5. Dặn dịø Về nhà tập kể lại câu chuyện 
2 em kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
 - Làm việc theo nhóm 
 - Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - 1 em khá , giỏi xung phong lên kể 
- Các nhóm cử đại diện lên kể 
 Nhận xét tiết học.
Ngày soan: 12 /12/ 2010
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 16 /12/2010
TOÁN: 
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: - Biết:Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó .
- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng học nhóm.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ: - Gọi HS làm BT4 tiết 78.
-GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1:HD HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tính một số biết 52,5% của nó là 420.
-GV đọc ví dụ và ghi tóm tắt lên bảng.
52,5% số HS toàn trường là 420 HS.
100% số HS toàn trường là:...HS ?
Gi.thiệu bài toán liên quan đến tỉ số %.
-GV đọc bài toán ở SGK.
HĐ2:Thực hành.
Bài 1: GV nêu đè toán, HD HS làm rồi chữa bài.
Bài 2: GV chấm, chữa bài:
Tổng số sản phẩm là:
732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
Đáp số: 800 (sản phẩm)
3.Củng cố:
4. Dặn dò: 
Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm BT4; cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện cách tính.
420 : 52,5 x 100 = 800 (HS)
 Hoặc: 420 x 100 : 52,5 = 800 (HS)
-Vài HS phát biểu quy tắc.
-HS trao đổi theo cặp, trình bày bài giải lên bảng. (như SGK)
-HS làm rồi chữa bài:
Số HS trường Vạn Thịnh là:
552 x 100 : 92 = 600 (HS)
Đáp số: 600 HS.
HS đọc đề toán và làm vào vở.
HS nhắc lại cách tìm một số khi biết một số % của nó.
TẬP LÀM VĂN 
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu: -Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diẽn đạt trôi chảy.
- HS cẩn thận trong làm bài.
II-Chuẩn bị: 1 số tranh , ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra : những em bé ở tuổi tập đi, tập nói ; ông, bà , cha, mẹ .
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1- Khởi động : Hát 
 2- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả người ( tả hoạt động)
 KT sự chuẩn bị của HS. 
 3- Bài mới: Kiểm tra viết ( Tả người )
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra 
 - Gọi 1 em đoc 4 đề kiểm tra trong SGK
 - Giảng giải: Trong các tiết làm văn trước , các em đã học quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật ; sau đó chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết ; chuyển 1 phần dàn ý thành đoạn văn . Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài 
 - Giải đáp thắc mắc của HS
 Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra 
 - Tạo điều kiện cho HS viết bài 
 - Thu , chấm bài 
4. Cũng cố :
5. Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn dò về nhà 
- 1 em đọc .
- Lắng nghe .
- Nêu thắc mắc ( nếu có)
 - Làm bài vào vở kiểm tra 
 - Nộp bài . 
 - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
Về nhà đọc trước Đề bài, Gợi ý và Bài tham khảo của tiết Tập làm văn tuần sau “ Làm biên bản 1 vụ việc “ 
KHOA HỌC:
CHẤT DẺO.
I- Mục tiêu : - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*GDKNS: KN Tìm kiếm và xử lí thông tin ; KN Bình luận về việc sử dụng vật liệu.
II- Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 58, 59 
III. Các PP/KTDH: Quan sát và thảo luận nhóm.
IV- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1- Khởi động : Hát 
 2- Kiểm tra bài cũ: Cao su 
 - Gọi 3 em lên kiểm tra .
 - Nhận xét, cho điểm .
 3- Bài mới: Chất dẻo 
 Hoạt động 1: Quan sát.
* HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo. 
 - Yêu cầu các nhóm quan sát 1 số đồ dùng bằng nhựa HS đem đến lớp ; kết hợp quan sát hình trang 58 SGK để tìm hiểu tính chất các đồ dùng làm bằng chất dẻo 
 - Cùng cả lớp nhận xét, chốt ý.
 Hình 1: Các ống nhựa cứng , chịu được sức nén ; các máng luồn dây điện không cứng lắm, không thấm nước 
 Hình 2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen , mềm, đàn hồi có thể cuộn lại , không thấm nước 
 Hình 3: Ngói lấy sáng, trong suốt , cho ánh sáng đi qua 
 Hình 4: Áo mưa mỏng , mềm, không thấm nước 
 Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
* HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các dồ dùng bằng chất dẻo.
 - Gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi :
 + Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?
 + Nêu tính chất chung của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo 
+ Ngày nay , chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày ? Tại sao? 
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
* GDKNS: Em cĩ nhận xét gì về việc sử dụng chất dẻo hiện nay?
4. Cũng cố:
5. Dặn dò: - Dặn dò về nha ôn bài.
 - Chuẩn bị: Tơ sợi 
 3 em lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Quan sát và thảo luận nhĩm.
 - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu GV
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . 
Xử lí thơng tin.
- 1 em đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài 
 - Suy nghĩ, trả lời cá nhân các câu hỏi GV
 + Chia chất dẻo thành 2 nhóm : loại nhựa nhiệt cứng và loại nhựa nhiệt dẻo 
 + Chất dẻo không dẫn điện, nhiệt , nhẹ, bền , khó vỡ ; rất bền , không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt 
 + Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho gỗ , da, thuỷ tinh , vải và kim loại vì chúng bền , nhẹ , sạch , nhiều màu sắc đẹp và rẻ 
- HS đọc “Bạn cần biết.” 
- Nhận xét tiết học 
Tập làm văn: (PPCT: 32)
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC.
I.Mục tiêu: -Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau, giữa biên bản về một vụ việc với biên bản cuộc họp.
-Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2)
-Có thài độ trung thực trong làm biên bản.
* GDKNS: KN Ra quyết định ; KN Giải quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn mẫu biên bản một vụ việc. Một tờ giấy khổ to và bút dạ.
III. Các PP/KTDH: Phân tích mẫu ; Trao đổi nhóm.
IV.Các hđ dạy học chủ yếu:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ:
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu MT,YC của tiết học.
HĐ2: H.dẫn HS luyện tập.
Bài 1:-Giúp HS nắm vững YC của bài tập.
-GV nhận xét sửa bài. (Xem SGV)
Bài 2: -GV nêu YC bài tập.
-GV h.dẫn HS làm bài vào vở; đọc cho HS tham khảo mẫu ở SGV.
-GV nhận xét, ghi điểm HS làm bài tốt.
GDKNS: Khi làm biên bản một vụ việc, em cần lưu ý điều gì?
3.Củng cố :
5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn thành biên bản trên
-Nhận xét tiết học.
 HS đọc đoạn văn tả 1 em bé đã được viết lại.
Phân tích mẫu / Trao đổi nhĩm
-1 HS đọc YC bài tập.
-2 HS nối tiếp đọc biên bản ở SGK.
-HS làm việc theo nhóm rồi báo cáo k. quả; cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lại YC của bài tập vàđọc các gợi ý ở SGK.
-Cả lớp làm bài vào vở; 2 HS làm vào phiếu lớn rồi dán k.quả lên bảng.
-Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhắc lại sự giống nhau và khác nhau về nd và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 16
 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 16, biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Chưa khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học .
 * Học tập: 
- Dạy và học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 chào mừng ngày thành lập QĐND VN : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ chậm. 
- Duy trì bồi dưỡng HS giỏi trong các tiết học hàng ngày.
- Vẫn còn tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào: nuôi heo đất
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra.
Tuyên dương những tổ, những em thực hiện tốt phong trào thi đua trong tuần 
III. Kế hoạch tuần 17:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều.
 * Học tập:
- Tiếp tục phát động phong trào thi đua học tập chào mừng ngày thành lập QDDND VN 22-12
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 17.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi HKI.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu qua từng tiết dạy.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp ; thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước và chất đốt.
- Tập luyện thể thao chuẩn bị Hội thao cấp trường.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” nhằm củng cố các kiến thức đã học về Toán, Tiếng Việt, 
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày : .........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 16 Nam hoc 20102011.doc