Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Chu Văn An

Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Chu Văn An

 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:

- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.

- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.

- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.

 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.

- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN THỨ 16
 Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011
 Tiết 1: CHÀO CỜ 30’
 Tiết 2: ĐẠO ĐỨC 
 Bài: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1- Bài cũ:
- HS nhắc lại ghi nhớ ở tiết học trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2- Dạy bài mới:
 a- Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
 b- Hoạt động 2: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25, SGK)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
1.GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hai tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh.
2.Các nhóm HS độc lập làm việc.
3. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
4.GV kết luận:
+ Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp 
đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện hợp tác với những người xung quanh.
 c- Hoạt động 3: Làm bài tập 1,SGK
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
*Cách tiến hành:
1.GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 1.
2.Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện một số nhóm trình bày; các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
4.GV kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh,các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung,...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình đi chơi,...
Lưu ý: Hoạt động này cũng có thể tiến hành bằng cách cho mỗi học sinh tự ghi một hoặc hai biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. Một vài HS sẽ cùng với GV đọc, phân loại các biểu hiện đó và tổng kết chung.
 d- Hoạt động 4: bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xunh quanh.
* Cách tiến hành:
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
2. HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán tành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
3. GV mời một vài HS giải thích lý do.
4. GV kết luận từng nội dung:
- (a): Tán thành.
- (b): Không tán thành.
- (c): Không tán thành.
- (d): Tán thành.
5. GV yêu câu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
=> Ghi nhớ: HS đọc SGK
 3- củng cố, dặn dò
- 1 HS đọc phần ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau. Nhận xét giờ học
 Tiết 3: TẬP ĐỌC 
 Bài: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 I. MỤC TIÊU: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Bài cũ: 
- Học thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây. Trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
 2. Bài mới
 a- Luyện đọc: 
- 1-2 HS đọc cả bài văn.
- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn. 
- Bài có thể chia thành 3 phần: 
+ Phần 1: Từ đầu đến.... mà còn cho thêm gạo, củi
+ Phần 2: Từ thêm gạo, củi.... càng nghĩ càng hối hận
+ Phần 3: Gồm 2 đoạn còn lại.
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó và hướng dẫn phát âm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
 b- Tìm hiểu bài: 
Câu 1: Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông cứu chữa bệnh cho con người thuyền chài: ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn
Câu 2: Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ: ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
Câu 3: Vì Lãn Ông là một người không màng danh lợi được thể hiện qua việc: Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ
Câu 4: Nội dung hai câu thơ cuối bài muốn nói lên: công danh không là gì, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi và đáng quý.
- HS nêu ý nghĩa bài văn. (Cần tăng cường tiếng Việt cho HS)
 =>Ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
 c- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS nối nhau đọc bài văn và nêu cách đọc diễn cảm.
- GV huớng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- GV giới thiệu đoạn cần đọc(Đoạn 2). 
- GV đọc mẫu. 
- HS cả lớp luyện đọc theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài
 3- Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Về nhà kể lại cho người thân nghe.
 Tiết 4: TOÁN
 Bài: LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh:
+ Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
+ Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1- Bài cũ:
- HS chữa bài tập 2-3 ở tiết học trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2- Dạy bài mới:
Bài 1: HS đọc đề bài (Tính theo mẫu).
- Cho HS ngồi gần nhau để trao đổi về mẫu.
- GV kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa.
- Nhắc HS khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng.
 a) 27,5% + 38% = 65,5% b) 30% - 16% = 14%
 c) 14,2% x 4 = 56,8% d) 216% : 8 = 27%
Bài 2: HS đọc đề toán. GV hướng dẫn tóm tắt và giải. HS làm bài theo cặp.
 Bài giải
a. Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
18: 20 = 0,9%
0,9 % = 90%
b. Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
23,5: 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
c. Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:
117,5 – 100% = 17,5%
 Đáp số: a. Đạt 90%
b. Thực hiện 117,5%
c. Vượt 17,5%
Bài 3: HS đọc đề bài.
HS tóm tắt đề bài và làm bài theo nhóm.
	 Tiền vốn: 42000 đồng
 Tiền bán: 52500 đồng
Tìm tỉ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn?
Tìm xem người đó lãi bao nhiêu phần trăm?
Bài giải
Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn.
52500: 42000 = 1,25
1,25 = 125%
Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%
Vậy số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
 Đáp số: 125% và 25%
 3- Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm bài tập 4. Nhận xét tiết học.
 Tiết 5: KỂ CHUYỆN 
 Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC
 CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU: 
- Rèn kĩ năng nói: Biết tìm và kể được một câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình, nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét lời kể của bạn
 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Một số tranh, ảnh về cảnh sum họp gia đình
- Bảng lớp viết đề bài, tóm tắt nội dung gợi ý 1, 2, 3, 4.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Bài cũ: 
- HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
 2. Bài mới: 
 a- Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
 b- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện: 
- Một HS đọc đề bài. 
- HS kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung cho tiết học này như thế nào?
- Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
- Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp.
- Kể chuyện theo cặp: từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV đến từng nhóm hướng dẫn, góp ý.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS tiếp nối nhau thi kể 
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS thi kể, tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét bình chọn.
- Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình, có thể trả lời thêm câu hỏi của các bạn
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
 3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể chuyện về hững người biết mang lại niềm vui cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài kể chuyện tiết sau.
 Thứ ba, ngày 06 tháng 12 năm 2011
 Tiết 1: CHÍNH TẢ (Nghe - viết) 
 Bài viết: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúng chính tả hai khổ thơ đầu của bài thơ “Về ngôi nhà đang xây”
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi; v/ d hoặc phân biệt các tiếng có các vần iêm/im/iêp/ip.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Bài cũ: 
- Làm bài tập 2a trong tiết chính tả tuần trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2. Bài mới: 
 a- Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- HS đọc bài viết, nêu nội dung bài viết.
- HS đọc thầm 2 khổ thơ, nêu các từ khó viết: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, giống..
- Hướng dẫn biết các từ khó. 
- HS viết ra bảng con và viết trên bảng, đọc lại từ khó.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại cho HS dò lỗi chính tả.
- GV chấm chữa 7-10 bài. HS đổi vở để soát lỗi chéo.
- GV nêu nhận xét chung.
 b- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: HS đọc yêu cầu (Theo từng phần)
- HS làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- Cả lớp sửa chữa, bổ sung từ ngữ mới vào bài làm của mình. 
a) Tìm những từ chứa các tiếng dưới đây:
giả rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn 
rây bột, mưa rây
hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ
nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân
giây bẩn, giây mực, phút giây
b) Tìm những tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu v hay d:
vàng tươi, vàng bạc
Ra vào, vào ra
vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng
dễ dàng, dềnh dàng
dồi dào
dỗ dành
c) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng khac nhau ở âm iêm hay im; iêp hay ip:
Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm, chiêm tinh
Thanh liêm, liêm khiết, liêm sĩ
chim gáy
tủ lim, lòng lim dạ đá
rau diếp
số kiếp, kiếp người
Dao díp, díp mắt
kíp nổ, cần kíp
Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT3(Tìm những tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây)
- GV nhắc HS ghi nhớ
- Sau khi hoàn thành bài tập một vài HS đọc lại mẩu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Lời giải: 
+ Câu đầu bài: rồi; 
+ Câu 2: vẽ, rồi.
+ Câu 3: rồi. 
+ Câu 4: vẽ.
 3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét ti ... 
 Đáp số: 1325 ô tô
 a- Thực hành.
Bài 1: HS đọc đề bài và tóm tắt. Giải bài cá nhân.
Bài giải
Số học sinh trường Vạn Thịnh là
552 x 100: 92 = 600 (học sinh)
 Đáp số: 600 HS
Bài 2: HS đọc đề bài
GV hướng dẫn và HS làm bài theo cặp
Bài giải
Tổng số ản phẩm là:
732 x 100: 91,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm
Bài 3: GV hướng dẫn và tự làm bài cá nhân.
10% = ; 25% = 
a. 5 x 10 = 50 (tấn)
b. 5 x 4 = 20 (tấn)
 3- Củng cố, dặn dò 
- Về nhà làm bài tập 4. Về nhà chuẩn bị bài sau luyện tập. Nhận xét tiết học.
 Tiết 4: ĐỊA LÍ 
 Bài: ÔN TẬP
 I. MỤC TIÊU: HS biết:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biến lớn của đất nước.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. Bản đồ trống Việt Nam
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1- Bài cũ
- Nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của nước ta?
- GV nhận xét và đánh giá.
 2- Bài mới:
- HS làm các bài tập trong SGK. Các nhóm trình bày bài tập.
- Các nhóm khác bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
- GV kết luận: 
+ Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
+ Câu a sai; b đúng; c đúng; d đúng; e sai.
+ Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội; những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
 3- Củng cố- dặn dò.
- GV có thể dựa vào bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải tổ chức cho HS chơi trò chơi: đối đáp, tiếp sức về vị trí các thành phố, tủng tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
 Tiết 5: KĨ THUẬT
 Bài: MỘT SỐ GIỐNG GÀ 
 ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
 I. MỤC TIÊU: HS cần phải
- Kể được tên 1 số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có ý thức nuôi gà.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh , ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của 1 số giống gà.
- Phiếu học tập hoặc câu hỏi thảo luận. Phiếu đánh giá kết quả học tập.
- 
 Gà thuần Việt Gà lơ go Gà Tam hoàng Gà Đông cảo
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Bài cũ: 
- HS nêu tác dụng của chuồng và vật dụng dùng để nuôi gà.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2. Bài mới:
 a- Hoạt động 1: 
 *Kể tên 1 số giống gà được nuôi nhều ở nước ta và địa phương.
- GV nêu: Hiện nay nước ta có rất nhiều giống gà được nuôi ở địa phương và ở các gia đình.
- HS nêu tên các giống gà. GV ghi tên các giống gà theo 3 nhóm: gà nội, gà nhập ngoại, gà lai.
- GV kết luận hoạt động 1: 
+ Gà nội: gà ri, gà mía, gà Đông Cảo, gà ác..
+ Gà ngoại nhập: Tam hoàng, Lơ-go, gà rốt
+ Gà lai: gà rốt – ri
 b- Hoạt động 2: 
 *Tìm hiểu đặc điểm của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV cho HS thảo luận nhóm vầ đặc điểm của gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV hướng dẫn tìm các thông tin: Quan sát các hình trong SGK và nhớ lại các giống gà được nuôi ở gia đình và địa phương.
- Phát giấy để HS ghi lai kết quả.
- HS làm việc, GV theo dõi và nhắc nhở.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các HS khác theo dõi và bổ sung.
- GV nêu tóm tắt về đặc điểm và ưu, nhược chủ yếu.
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
thân nhỏ, đầu nhỏ, lông nâu nhạt, vàng nâu
dễ nuôi, thịt và trứng thơm, ngon, chắc.
tầm vóc nhỏ, chậm lớn
Gà đông cảo
Thân to(3,5 – 5kg), mào to, chân to, màu đỏ
Dễ nuôi, đẻ liền 10 tháng, tăng trọng nhanh, trứng ngon
Ít chịu được rét
Gà lơ-go
Thân nhỏ, lông trắng
Đẻ nhiều
Gà Tam hoàng
Lông vàng rơm, thân ngắn,
Chóng lớn, đẻ nhiều
Thân ngắn
- GV kết luận hoạt động.
 c- Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá, dùng 1 số câu hỏi để trắc nghiệm.
- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả.
- HS báo cáo kết quả. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
 3. Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN 
 Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Tả hình dáng và tính tình)
 I. MỤC TIÊU: 
- HS luyện tập về cách viết văn Tả người: Miêu tả về hình dáng và tính tình của một người cụ thể do các em tự chọn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Bảng phụ và 3 cây bút dạ để HS làm bài.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1- Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé đã được viết.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2- Dạy bài mới: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.	
- Cho HS đọc lại 4 đề bài ở tiết tập làm văn (Kiểm tra viết) 
- Hướng dẫn HS cách chọn đề bài theo ý thích riêng.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- GV giao phiếu học tập và bút dạ cho 3 nhóm có 3 đề bài khác nhau.
- Tổ chức làm việc theo nhóm. Báo cáo kết quả
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét và khen những HS viết đúng nội dung bài và có sự sáng tạo .
 3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà sửa chữa hoàn chỉnh biên bản trên.
 Tiết 2: TOÁN	 
 Bài: LUYỆN TẬP (trang 79)
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm. Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số. Tính một số biết một số phần trăm của nó.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1- Kiểm tra bài cũ:
- HS chữa bài tập 2-3 ở tiết học trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
 2- Dạy bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
 a- Hoạt động 1: Học sinh làm bài 
- GV cho HS làm bài tập ( HS đọc đề, hướng dẫn HS giải, chữa bài).
Bài 1: HS đọc bài toán..GV ghi tóm tắt. HS làm bài cá nhân.
Bài giải
a) Tỉ số của 37 và 42 là: 37 : 42 = 0,8809...
0,8809...= 88,09...%
b)Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126: 1 200 = 0,105
0,105 = 10,5 %
 Đáp số: 10,5%
Bài 2: HS đọc đề bài và tóm tắt. Làm bài theo cặp.
Bài giải
a) 30% của 97 là: 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Số tiền lãi là:
6 000 000: 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng
Bài 3: HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài theo nhóm.
Bài giải
a) Số đó là: 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của cửa hàng trước khi bán là
420 x 100: 10,5 = 4 000 (kg)
4 000 kg = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn
 3- Củng cố, dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: KHOA HỌC 
 Bài: TƠ SỢI
 I. MỤC TIÊU: HS biết
- Kể tên một số loại tơ sợi.
- Làm thực hành phân biệt tơi sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình SGK trang 66.
- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. Phiếu học tập.
- 
 Tơ tằm Sợi nhân tạo Sợi đay Sợi gai
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồng dùng bằng chất dẻo.
 2- Dạy bài mới:
- GV yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo. 
- Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. 
- Qua bài học này chúng ta biết thêm về nguồn gốc, tính chất và công dụng của môt số loại tơ sợi.
 a- Hoạt động 1: Thực hành.
* Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi trong tự nhiên.
- Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
 b- Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: HS phân biệt được tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
* Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình.
- GV Kết luận:
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vo cục lại.
 c- Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập. Phiếu học tập
Loại tơi sợi
Đặc điểm chính
Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Tơ tằm
Tơ sợi nhân tạo
- Sợi ni lông
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi HS chữa bài tập
Loại tơi sợi
Đặc điểm chính
Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Tơ tằm
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
- Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cap cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
Tơ sợi nhân tạo
 - Sợi ni lông
- Vải ni lông kho nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
 3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
 Tiết 4: MĨ THUẬT
 Baì: VẼ THEO MẪU (Mẫu vẽ có hai vật mẫu)
 I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức. Hs hiểu được đặc điểm của mẫu.
	2. Kĩ năng. Hs biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
	3. Thái độ. Hs quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh.
	 II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên. Mẫu vẽ, trực quan, cách vẽ.
	2. Học sinh. Giấy vẽ, dụng cụ học vẽ.
	 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức: K.tra sự chuẩn bị của Hs.
2- Giới thiệu bài mới: Gv giới thiệu
 3- Bài mới:
 a. Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu mẫu để Hs Qs và gợi ý để Hs nhận biết:
+ Hãy so sánh tỉ lệ của các vật mẫu trên?
+ Em thấy vị trí của các vật mẫu như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hình dáng của các vật mẫu?
+ Ở vị trí của mình, em thấy mẫu vật như thế nào?
+ Em thấy đậm nhạt của các vật mẫu như thế nào?
- Gv nhận xét, bổ sung
 b. Cách vẽ.
- Gv Hướng dẫn Hs cách vẽ:
+ So sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Vẽ các nét chính của các vật mẫu.
+ Vẽ chi tiết.
+ Hoàn chỉnh hình và vẽ đậm nhạt.
- Chú ý: Đậm nhạt phải có đủ 3 độ: Đậm – đậm vừa – nhạt.
- Lưu ý: Vẽ khung hình chung cho đúng để tỉ lệ được chính xác hơn.
 c. Thực hành.
- Gv bày mẫu, Y/c Hs thực hành.
- Gv Qs, hướng dẫn Hs:
- Luôn so sánh tỉ lệ 2 vật mẫu để xác định đúng khung hình chung.
- Chú ý vẽ bố cục sao cho cân đối.
- Đậm nhạt nên vẽ đơn giản bằng 3 độ đậm nhạt chính.
- Luôn so sánh đậm nhạt giữa 2 vật mẫu để vẽ cho mẫu nổi bật.
 d. Nhận xét, đánh giá.
- Gv cùng Hs chọn một số bài để nhận xét, đánh giá:
+ Hình vẽ.
+ Bố cục.
+ Đậm nhạt.
- Y/c Hs chọn ra bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Chuẩn bị bài sau: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Du kích tập bắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5(9).doc