Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

DUNG DỊCH

A – Mục tiêu :

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất

B – Đồ dùng dạy học :

 - Hình trang 76, 77 SGK.

 - Một ít đường ( hoặc muối ), nước sôi để nguội, một cốc bằng thuỷ tinh, một thìa có cán dài.

C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 83 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC :
Tiết 37 – Tuần 19 	
DUNG DỊCH
A – Mục tiêu :
Nêu được một số ví dụ về dung dịch
Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
B – Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 76, 77 SGK.
 - Một ít đường ( hoặc muối ), nước sôi để nguội, một cốc bằng thuỷ tinh, một thìa có cán dài. 
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
27’
3’
1’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
+ Hỗn hợp là gì ?
+ Kể tên một số hỗn hợp mà em biết 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học –Ghi đề lên bảng . Hơm nay chúng ta học khoa học bài"Dung dịch”.
 2 –Giảng bài : 
 HĐ 1: Thực hành “ Tạo ra một dung dịch “
 Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách tạo ra một dung dịch.
 - Kể được tên một số dung dịch.
 Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm.
 -Cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong SGK.
 * Làm việc cả lớp.
 -Gọi đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường ( hoặc dung dịch muối ) & mời các nhóm khác nếm thử nước đường hoặc nước muối của nhóm mình .
 + Dung dịch là gì ? Kể tên một số dung dịch khác .
Kết luận:
 + Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
 + Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi chung là dung dịch. 
 HĐ 2 : Thực hành .
 Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch .
 Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm.
 - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc:
+ Đọc mục hướng dẫn thực hành tr.77 SGK & thảo luận , đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi SGK 
- Cho đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm & thảo luận của nhóm mình. 
- Gọi các nhóm khác bổ sung .
 - Theo dõi và giúp đỡ.
 * Làm việc cả lớp.
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 + Theo các em , ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch ?
 Kết luận:
 + Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
 + Trong thực tế, người ta dùng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
IV – Củng cố : 
-Cho HS chơi trò chơi” Đố bạn” theo yêu cầu trang 77 SGK. 
Gv nhận xét tuyên dương .
V – Nhận xét – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “ Sự biến đổi hoá học “ 
- Lớp hát
-  “ Hỗn hợp “
- 2 HS trả lời .
- HS nghe
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo sự hướng dẫn của SGK và GV 
+Các nhóm khác nhận xét so sánh độ mặn hoặc ngọt của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra 
+Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch.
+ Dung dịch nước & xà phòng ; dung dịch giấm & đường 
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc .
+ Đọc mục hướng dẫ thực hành tr.77 SGK & thảo luận , đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi SGK 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm & thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác bổ sung .
-3 HS đọc mục bạn cần biết tr.77 SGK .
+ Chưng cất.
- Lắng nghe.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV 
- HS lắng nghe.
KHOA HỌC :
Tiết 38 – Tuần 19 
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I.MỤC TIÊU 
 Nêu được một số ví dụ về biến đổi hĩa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II- CÁC GDKNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI :
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi
IV CHUẨN BỊ:
 - Hình.trang 78, 79, 80, 81 SGK . 
 -Thìa có cán dài & nến 
 - Một ít đường kính trắng .
V. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
28’
2’
1’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ 
+ Dung dịch là gì ?
 + Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
III – Bài mới : 
1 – Giới thiệu bài : Hơm nay chúng ta học khoa học bài “ Sự biến đổi hoá học”
2 –Giảng bài: 
 HĐ 1 : - Thí nghiệm 
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Mục tiêu: Giúp HS biết :
 - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học .
 Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 * Làm việc cả lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. 
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi hoá học là gì ?
Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học . Nói cách khác , sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
 HĐ 2 :.Thảo luận .
 Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học & sự biến đổi lí học .
 Cách tiến hành: * Làm việc theo nhóm .
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận. 
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 + Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 * Làm việc cả lớp .
-Đại diện nhóm trình bày. 
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học .
 HĐ 3 : Trò chơi “ Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học “
 Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học .
 Cách tiến hành * Làm việc theo nhóm .
.
 * Làm việc cả lớp .
 -Theo dõi và nhận xét.
 Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
 HĐ4 : Thực hành xử lí thông tin trong SGK .
 Mục tiêu : HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học .
 Cách tiến hành: * Làm việc theo nhóm .
 * Làm việc cả lớp . 
 GV theo dõi, nhận xét.
 Kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .
 IV – Củng cố : 
+Sự biến đổi hoá học là gì ? 
Gv nhận xét tuyên dương
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : “ Năng lượng “
- Lớp hát
-  “ Dung dịch”
-2 HS trả lời.
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
+ Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK ø thảo luận và trả lời.
+ Hình 2, 5, 6 vì các chất này bị biến đổi thành chất khác.
+ Hình 3, 4, 7 vì các chất này vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK.
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80, 81 SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe .
HS trả lời.
KHOA HỌC :
Tiết 39 - Tuần 20 
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (t.t)
I.MỤC TIÊU 
 Nêu được một số ví dụ về biến đổi hĩa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II- CÁC GDKNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI :
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi
IV CHUẨN BỊ:
 - Hình.trang 78, 79, 80, 81 SGK . 
 -Thìa có cán dài & nến 
 - Một ít đường kính trắng .
V. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
28’
2’
1’
I– Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 + Dung dịch là gì ?
 + Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
III– Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Hơm nay chúng ta học khoa học bài “ Sự biến đổi hoá học ”
2 –Giảng bài : 
 HĐ 1 : - Thí nghiệm 
 Mục tiêu: Giúp HS biết :
 - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học 
 Cách tiến hành:
 * Làm việc theo nhóm .
 - Theo dõi.
 * Làm việc cả lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
 +Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi hoá học là gì ?
Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học . Nói cách khác , sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
 HĐ 2 : Thảo luận .
 Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học & sự biến đổi lí học .
 Cách tiến hành: * Làm việc theo nhóm .
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận. 
 + Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 + Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?. 
 * Làm việc cả lớp .
-Đại diện nhóm trình bày.
 Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học .
 HĐ 3 : Trò chơi ... ùt & thảo luận .
 Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí & nước bị ô nhiễm
 *SDNLTK&HQ :
- Nguyên nhân dẫn  đến việc mơi trường khơng khí và nước bị  ơ nhiễm.
- Tác hại của ơ nhiễm khơng khí và nước.
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GVcho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau:
 -Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi:
 Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
 - Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
 +Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa môi trường không khí với ô nhiễm moi trường đất và nước.
-Bước 2: Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi nhận xét.
 Kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí & nước , trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên & sản xuất ra của cải vật chất .
 HĐ 2 :.Thảo luận . 
 Mục tiêu: Giúp HS :
 _ Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước & không khí ở địa phương .
 _ Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí & nước . 
 Cách tiến hành: 
 - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
 + Liên hệ những việc làm của người dân địa phương dâõn đến việc gây ô nhiểm môi trường không khívà nước
 +Nêu tác hại của ô nhiểm không khí và nước.
IV Củng cố :
 Gọi HS đọc mục bạn cần Biết tr.139 SGK
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau: “Một số biện pháp bảo vệ
- Hát 
- ... “Tác đôïng của con người đến môi trường đất"
- HS trả lời .
- HS nghe .
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau:
 -Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi:
 Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiêïn gây ra. Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông biển 
 - Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
+Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiểm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả loài chim kiếm ăn trên biển.
+Trong không khí chứa nhiều chất thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiểm môi trường môi trường nước khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.Các nhóm khác bổ sung.
 HS nghe
- Cả lớp thảo luận và trả lời:
+Như đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công Những việc làm gây ô nhiễm nước như vứt rác xuống ao, hồ
+Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
2 HS đọc
- HS lắng nghe.
KHOA HỌC :
Tiết 68 – Tuần 34 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
( Tồn phần )
A – Mục tiêu : 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ mơi trường
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ mơi trường
 *SDNLTK&HQ :
 - Một số biện pháp bảo vệ mơi trường ( bộ phận )
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Hình & thông tin trang 140,141 SGK .
 - Sưu tầm một số hình ảnh & thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường .
 	 - Giấy khổ to , băng dính hoặc hồ dán .
 2 – HS : SGK.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1'
4'
1'
26'
	2'
1'
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ 
 -Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước.
 -Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại gì?
 - Nhận xét, KTBC
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Hơm nay chúng ta học khoa học bài “ Một số biện pháp bảo vệ môi trường ”
 2 – Giảng bài : 
 HĐ 1 : - Quan sát .
 Mục tiêu: Giúp HS :
 -Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia , cộng đồng & gia đình .
 - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh , văn minh , góp phần giữ vệ sinh môi trường .
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Làm việc cá nhân.
 GV theo dõi.
 -Bước 2: Làm việc cả lớp .
 -GV gọi một số HS trình bày. Các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
 -GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào sau đây : Quốc gia, cộng đồng, gia đình. 
 -Bạn có thể làm gì để bảo vệ môi trường. 
 Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào . Đó là nhiệm vụ chung của mọi ngươiø trên thế giới . Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường .
 HĐ 2 :.Triển lãm .
 Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường 
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GV theo dõi nhận xét.	
 -Bước 2: Làm việc cả lớp .
 GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
IV – Củng cố :
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 141 SGK.
-Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường?
- GVnhận xét tuyên dương 
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuản bị bài sau : “ Ôn tập : Môi trường & tài nguyên thiên nhiên”
- Hát 
- ... “Tác động của môi trường đến môi trường nước & không khí “
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS làm việc cá nhân :Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Ứng với mỗi hình : H1b, H2a, H3e, H4c, H5d.
- HS thảo luận và trả lời :
Câu a: Ứng với cấp độ Quốc gia, cộng đồng, gia đình.
Câu b: Cộng đồng, gia đình.
Câu c: Cộng đồng, gia đình.
Câu d: Cộng đồng, gia đình.
Câu e: Quốc gia, cộng đồng, gia đình.
- HS tự liên hệ trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trên trước lớp.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
KHOA HỌC
Tiết 69 – Tuần 35 
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
( Tồn phần )
 A – Mục tiêu : Ơn tập kiến thức về nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường và một số biện pháp bảo vệ mơi trường
.B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Phiếu học tập
 2 – HS : SGK.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1'
4'
1'
26'
2'
1'
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ 
 -Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường
 - Nhận xét, KTBC
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Hơm nay chúng ta học khoa học bài “ Ôn tập về môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
 2 – Hoạt động : 
 HĐ 1 : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ?”
GV chia lớp thành ba đội. Mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những bạn còn lại cổ vũ cho đội của mình.
GV đọc từng câu trong trò chơi “ Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK (không cần theo thứ tự). Nhóm nào rung chuông trước thì được trả lời.
Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời được nhiều và đúng là thắng cuộc
 HĐ 2 : Làm việc với phiếu học tập. 
- GV phát phiếu, yêu cầu từng HS làm việc trên phiếu. 
- Gọi một số HS lần lượt trả lời các câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét
IV – Củng cố :
 Gọi HS nêu nội dung chính của bài 
-Nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường?
 -Một số biện pháp bảo vệ mơi trường ?
Gv nhận xét tuyên dương
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học. 
-Bài sau : “Kiểm tra cuối HK 2”
- Hát 
- ... “Một số biện pháp bảo vệ môi trường ..”
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS làm việc độc lập trên phiếu, làm xong 
-HS trả lời
-HS tham gia nhận xét.
- HS thực hiện
HS lắng nghe. 
Tiết 70 – Tuần 35 KHOA HỌC
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
I. Yêu cầu:
Ơn tập về:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ mơi trường đất, mơi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật cĩ hại cho sức khỏe con người.
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
II. Chuẩn bị:
Các bài tập trang 144, 145, 146 / SGK 
III. Các hoạt động
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài ơn tập của học sinh 
-Gv nhận xét 
3. Tiến hành Ơn tập
v	Hoạt động 1: Trị chơi ơ chữ
GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em, phổ biến luật chơi: bốc thăm và trả lời câu hỏi các bài tập1, 2, 3, 4, 5, 8 trang 144, 145, 146 / SGK (GV chia nhỏ các hình ảnh, câu hỏi cho từng phiếu thăm)
- Đáp án:Câu 1
- Gián đẻ trứng vào tủ, bướm đẻ trứng vào cây bắp cải, ếch đẻ trứng dưới ao hồ, muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước, chim đẻ trứng vào tổ trên cành cây.
- Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nĩ cần giữ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, chum, vại đựng nước cần cĩ nắp đậy.
Câu 2
a) Nhộng
b) Trứng
c) Sâu
Câu 3: g) Lợn
Câu 4: 1-c, 2-a, 3-b
Câu 5: Ý kiến b)
Câu 8: d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 6, 7, 9 SGK trang 46, 147.
- Gọi HS đọc câu hỏi và nêu đáp án đúng
- GV chốt lại các đáp án
Câu 6: Đất ở nơi đĩ sẽ bị xĩi mịn, bạc màu
Câu 7: Khi rừng ở đầu nguồn bị phá hủy, khơng cịn cây cối giữ nước, nước thốt nhanh gây lũ lụt
Câu 9: Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là năng lượng mặt trời, năng lượng giĩ, năng lượng nước chảy.
4. Củng cố
5-Dặn dị
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳII
Hát vui
Mỗi đội cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi tương ứng. 
Đội nào cĩ nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc
HS làm bài tập 
- HS trình bày đáp án
- HS nêu lại nội dung đã ơn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGA KHOA HOC LOP 5.doc