Giáo án các môn khối 5 - Tuần 2 - Trường TH Phan Bội Châu

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 2 - Trường TH Phan Bội Châu

Toán

 LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:

- Biết đọc,viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.

-Giáo dục HS bước đầu hình thành và phát triển tư duy.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: SGK

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 2 - Trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2 
 Thứ 2 ngày 27 tháng 8 năm 2012
Toán 
 LUYỆN TẬP 
I . MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: 
- Biết đọc,viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân..
-Giáo dục HS bước đầu hình thành và phát triển tư duy.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Gọi 2 HS chữa bài tập 4c, d.
 - Nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
-. Hôm nay, các em học tiết luyện tập.
 1/ Hoạt động1 : 
 a/Bài 1 :Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa lại :
- Gọi HS đọc lần lượt các PSTP từ và đó là các PS gì?
b/ Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gọi 3 HS lên bảng mổi em làm 1 bài .cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
c/Bài 3:. Gọi HS đọc yêu cầu bài
 -GV nhận xét sửa sai.
 d/Bài 5 : Cho HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải :
-GV thu phiếu chấm điểm-Nhạn xét sửa sai.
C. Nhận xét – dặn dò (2’): 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập 4.
-2HS lên bảng.
-1HS đọc yêu cầu bài.
-HS quan sát.
-HS làm bài
-Một phần mười;hai phần mười ;;chín phần mười .Đó chính là các PSTP .
-1HS đọc yêu cầu bài.
-3HS lên bảng .Cả lớp làm vào vở.
 Kết quả là : 
.
-1HS đọc yêu cầu bài.
-3 HS lên bnagr +Lớp làm vào vở
-1HS đọc bài toán và tóm tắt bài
-1HS lên bảng +Lớp làm vào phiếu
 Bài giải : 
+ Đáp số: 9 HS giỏi Toán. 6 HS giỏi TV.
______________________________________________
Tập đọc
 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU: 
-Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
-Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lới được các câu hỏi SGK).
* KNS: -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ; kĩ năng đạt mục tiêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 -Tranh ảnh SGK
 - Bảng phụ viết đoạn 1 cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
-Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
-GV nhận xét đánh giá
B.Bài mới: Giới thiệu bài : (1’) 
1/Hoạt động 1: Luyện đọc:(12’)
-Gọi 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài 
- HS đọc đoạn nối tiếp
+Đoạn 1 : từ đầu  tiến sĩ
+Đoạn 2 : Tiếp theo  bảng thống kê
+Đoạn 3 : còn lại
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai : Quốc Tử Giám, trang nguyên
-Cho HS luyện đọc theo cặp đôi
-Gọi 1,2 HS đọc cả bài
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
2/Hoạt động 2:Tìm hiểi bài :(12’)
-Cho HS đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1
+ Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
-Đọc và tìm hiểu nội đung đoạn 2
+ Nêu câu hỏi 2 (SGK)
- Cho một HS đọc đoạn 3.
+ Bài văn gíup em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam.
*Nêu nội dung bài:GV ghi bảng
3/Hoạt động 3:Đọc diễn cảm : (7’)
-Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
 -Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1
- GV đọc mẫu
-Cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, khen thưởng những HS đọc đúng, đọc hay
C. Nhận xét , dăn dò :(2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc trước bài “Sắc màu em yêu”
-2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
-1HS đọc bài+Lớp đọc thầm
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc những từ ngữ khó
-2HS đọc chú giải
-HS luyện đọc theo cặp đôi
- 1,2 HS đọc, lớp lắng nghe
- Cả lớp theo dõi bài
-HS đọc bài , thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi
-Ngạc nhiên vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ năm 1075, .
- Một HS đọc đoạn 2
- Cả lớp đọc và phân tích bảng thống kê : triều Hậu Lê – 34 khoa thi; triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Nguyễn: 588 tiến sĩ; triều đại có nhiều trạng nguyên nhất : triều Mạc, 13 trạng nguyên.
- Một HS đọc đoạn 3
+Người Việt Nam coi trọng việc học
-HS nêu: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời.
-3HS đọc bài
-2HS đọc, lớp lắng nghe
-HS theo dõi.
-HS luyện đọc theo cặp đôi.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1
 ________________________________________________ 
Chính tả (Nghe-viết) 
 LƯƠNG NGỌC QUYẾN 
I / MỤC TIÊU:
 -Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
 -Ghi lại đúng phần vần của tiếng trong bài tập 2. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
 *kĩ năng đạt mục tiêu ; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ; .
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ ghi sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A / Kiểm tra bài cũ:(5’) 
-Một HS nhắc lại quy tắc chính tả: ng / ngh, g / ch, c / k.
-1 HS viết: ghê gớm,bát ngát, nghe ngóng.
B / Bài mới : Giới thiệu bài: (1’)
1/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết (18’)
-GV đọc bài chính tả trong SGK.
-GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
-Hướng dẫn HS viết những từ khó : mưu, khoét, xích sắt, giải thoát, chỉ huy.
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết.
-Nhắc nhở, uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế.
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV thu chấm một số bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm lỗi sai.
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
2/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (12’)
a/ Bài tập 2 :Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Cho cả lớp đọc thầm từng câu văn – viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm SGK.
-GV chữa bài tập.
b/ Bài tập 3 :Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, đọc cả mô hình.
-Cho HS làm bài tập vào vở.
-GV cho từng HS trình bày kết quả và mô hình đã kẻ sẵn.
-GV chốt lại.
C. Củng cố dặn dò : (2’)
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt
- HS trả lời quy tắc chính tả : ng / ngh , g / ch , c / k 
-1 HS lên bảng viết
-HS theo dõi SGK và lắng nghe
-HS lắng nghe.
-HS viết từ khó trên giấy nháp+2HS viết bảng lớp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
-HS đọc thầm từng câu văn và viết ra giấy nháp.
- HS lên bảng thi trình bày kết quả.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài tập.
-HS trình bày kết quả và mô hình đã kẻ sẵn.
 _________________________________________________
Đạo đức 
 EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:
 -Vui và tự hào mình là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
*KNS:Kĩ năng xác định giá trị ; kĩ năng ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học: Sách giáo viên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+Nêu vị thế của HS lớp 5 ?
+Trình bày bài làm ở nhà.
-GV nhận xét
B.Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. (11’)
-Cho từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm.
-GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
-GV kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
2/Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. (9 ‘)
-Cho HS lần lượt kể về các HS lớp 5 gương mẫu.
-Cho cả lớp thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
-GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
-GV kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
3/Hoạt động 3:Hát , múa , đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em:( 9’ ) 
-GV Cho HS lựa chọn 2 tranh vẽ của nhóm mình để giới thiệu với cả lớp.
-GV cho HS mỗi nhóm thi múa hát, đọc thơ với chủ đề trường em.
-Cho cả lớp nhận xét, tuyên dương.
-GV kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, thấy rõ trách nhiệm đối với trường, lớp.
C.Củng cố -dặn dò: (2’)
-Gv nhận xét tiết học.
-HS lên bảng trả lời câu hỏi và trình bày bài làm.
-HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm. 
-HS lần lượt trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt kể.
-Cả lớp thảo luận về những điều có thể học tập được
-HS chú ý lắng nghe.
-HS mỗi nhóm trình bày tranh
-HS thực hiện.
-Lớp nhận xét. 
-HS lắng nghe.
_________________________________________________
Khoa Học
 NAM HAY NỮ (TT)
I.MỤC TIÊU : - Giúp HS: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt nam, nữ.
 *KNS:-Kĩ năng trình bày suy nghĩ ;kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình 6,7 SGK
 -Các phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A.kiểm tra bài cũ: (5)
-Gọi HS nêu lại nội dng bài học.
-Liên hệ bản thân.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Thảo luận " Một số quan niệm xã hội về nam nữ(2o’)
-Yêu cầu thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1
câu hỏi:
+ Câu 1 : Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích bạn đồng ý hoặc tại sao không đồng ý?
+ Câu 2: Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lí không?
+ Câu 3: Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? Như vậy có hợp lí không?
+ Câu 4: tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
-KL: Quan niệm xã hội về nam nữ có thể thay đổi . Mỗi HS cần có việc làm cụ thể để thay đổi ngay trong mõi gia đình mình
2/Hoạt động 2: Chơi trò chơi : Sắm vai trong gia đình (7)
-HD cách chơi và chơi thử 
-Cho HS nhận xét cách thể hiện của các bạn , cách cư xử đánh giá.
-GV tổng kết chung.
C.Củng cố- dặn dò : (2)
-Nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi .
-HS lớp tự liên hệ.
-HS thảo luận nhóm và làm bài vaò phiếu .
-Thảo luận nhóm 4 
-Trình bày ý kiến của bản thân.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS đọc lại kết luận.
-HS chơi thử.
-3 HS một nhóm lên trình bày.
_______________________________________________
 Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Toán 
 ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số,hai phân số khác mẫu số.
 - Giáo dục HS phát triển năng lực phân tích, tổng hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ ,phiếu học tập.
 - HS: vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
-Gọi HS làm bài 4,5
- Nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới : Giới thiệu bài : (1’)
1/ Hoạt động1 : (12’)Cổng cố phép cộng (trừ) cùng mẫu số và khác mẫu số
- GV hướng dẫn HS nhớ lại để nêu được cách thực hiện phép cộng, phép trừ 2 phân số có cùng MS và 2 phân số có MS khác nhau.
- GV nêu Vd: và rồi gọi 1 HS nêu cách tính trên bảng, các HS còn lại làm vào vở nháp .
-GV chữa lại .làm tương tự với: và.
2/ Hoạt động 2: Luyện tập (16 ... .
- 3 HS nhìn hình vẽ lần lượt viết và đọc hỗn số.
-1HS đọc
- Từng cặp thảo luận.
- 1 số HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- HS đọc.
__________________________________________________
Địa lý 
 ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 	
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:
 - Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình. 
 -Nêu được một số khoáng sản chính của nước ta .
 - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ)
 - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính ở nước ta trên bản đồ(lược đồ) :các mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô-xit, dầu mỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Bản đồ Khoáng sản Việt Nam (nếu có)
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ :(4’)
 Bài:“Việt Nam – đất nước chúng ta”
 -Chỉ vị trí nước ta trên lược đồ VN trên quả địa cẩu.
-Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
 - Nhận xét ghi điểm
B- Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động 1: Địa hình.
 - GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sât H.1 (SGK )rồi trả lời các nội dung sau:
 +Chỉ vị trí của vùng đôi núi và đồng bằng trên lược đồ H.1.
 +Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó dãy núi nào có hướng tây bắc-đông nam? Những núi nào có hình cánh cung?
 +Kể tên và chỉ trên lược đó các đồng bằng lớn ở nước ta?
 + Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
 * Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích là đồng bằng & phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngoài bồi đắp.
2/Hoạt động 2:Khoáng sản.
 - GV treo lược đồ một số khoáng sản VN & yêu cầu HS trả lời :
 + Kể tên một số loại khoáng sản nước ta.
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô-xit, dầu mỏ.
 - GV nhận xét bổ sung.
* Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit.
 - GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN & bản đồ Khoáng sản VN.
 + Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn. 
 + Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ.
-GV nhận xét bổ sung. 
 -Gọi HS đọc ghi nhớ trang 71 SGK.
C. Nhận xét – dặn dò : (2’)
 - Nhận xét tiết học.
 -Bài sau:” Khí hậu “
-2HS trả lời
-HS đọc mục 1 và quan sát H1(SGK) rồi trả lời 
-HS dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
-Các dãy núi hình cánh cung:Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều; các dãy núi có hướng tây bắc đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.-
-Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung. 
-HS nêu.
- HS quan sát lược đồ & thảo luận nhóm.
-Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xit, sắt, a-pa-tit  than đá là loại khoáng sản chiếm nhiều nhất 
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu tên vị trí đó.
- Đại diện các nhóm HS trả lời. HS khác bổ sung.
-HS thảo luận theo cặp và lên banmgr chỉ vào bản đồ.
- 3 HS đọc.
_____________________________________________
 Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU: 
 1. Nhận biết được bảng số liệu thống kê,hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình :nêu số liệu và trình bày bảng .
- Thống kê được HS trong lớp theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - VBT Tiếng Việt 5, tập một 
 - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2 cho HS các nhóm thi làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ:( 5’)
-Gọi HS đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh (theo yêu cầu của tiết TLV trước).
-GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’).
1. Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện tập (28’)
 a/Bài tập 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
b/Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc.
-GV nhận xét sửa chữa cho HS
C. Củng cố dặn dò: (2’)
-GV nhận xét tiết học.
- Một số HS đọc 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp.
-HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài vàophiếu theo nhóm
- Cả lớp nhận xét, chỉnh sửa, 
- 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê.
- HS viết vào vở bảng thống kê đúng.
 _______________________________________ _________________ 
Toán 
 HỖN SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng,trừ,nhân ,chia hai phân số để làm bài tập..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:(5’)
 -Gọi HS làm bài 2
-GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1.Hoạtđộng1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số (7’)
- GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (như hình vẽ của SGK) để nhận ra có và nêu vấn đề: ( Tức là hỗn sốcó thể chuyển thành phân số nào?).
2.Hoạt động 2: Thực hành(20’)
a/Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV cho HS nêu lại cách chuyển một
hỗn số thành phân số.
 b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV hướng dẫn HS làm theo mẫu.
-GV nhận xét sửa sai
c/Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV nhận xét sửa sai.
III. củng cố, dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học 
- 2 HS lên bảng làm bài và nêu lại cách đọc và viết hỗn số.
- HS tự nêu cách chuyển rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số (ở dạng khái quát như trong SGK).
-1HS đọc
-3 HS làm bài trên bảng+Lớp làm vào vở.
2
-1HS đọc
- 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vở rồi chữa bài.
 ĐS:
-1HS đọc
-2HS lên bảng+Lớp làm vào vở
 ĐS: 
 _____________________________________________
Khoa học 
 CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Biết Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. 
*KNS: Kĩ năng hợp tác,Kĩ năng giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Hình trang 10, 11 SGK.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A./ Kiểm tra bài cũ :(5’) 
Bài “Nam hay Nữ”
 -Ngoài những đặc điểm chung,giữa nam và nữ có sự khác biệt nào nữa
- Nhận xét gfhi điểm. 
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động : Giảng giải(10’)
 -GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
-GV giảng :Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố.Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
 +Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
+Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ em bé sẽ sinh ra.
2/Hoạt động 2:Làm việc với SGK.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
-GV gọi một số HS trình bày.
-GV yêu cầu HS quan sát 2,3,4,5 trang 11 SGK tìm xem hình nào cho biết thaiđược5tuần,8tuần.3 tháng,khoảng 9 tháng.
 - GV gọi một số HS trình bày.
 -GV nhận xét chốt ý đúng:
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
C. Nhận xét – dặn dò : (2’)
 - Nhận xét tiết học.
- -HS trả lời câu hỏi
-HS chọn câu đúng trả lời.
- HS lắng nghe.
.
-HS quan sát SGK và thảo luận
-Một số HS trình bày.
-HS quan sát và thảo luận theo cặp
-Một số HS trình bày.
 -3 em đọc.
_____________________________________________
Lịch sử 
 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào.
 *
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Trương Định có những băn khoăn suy nghĩ gì khi được lệnh vua đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang?
+Trương Định đã hành động như thế nào? Tại sao?
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
- GV dựa vào phần chữ nhỏ giới thiệu bối cảnh lịch sử - Treo ảnh Nguyễn Trường Tộ.
a/ Giới thiệu về Nguyễn Trường Tộ:
- Trước mối hoạ xâm lăng, một số nhà nho yêu nước đã làm gì?
- Trình bày những thông tin em biết về Nguyễn Trường Tộ?
*GV chốt và ghi bảng:
+ Quê ở Nghệ An, thông minh, hiểu biết
+Năm 1860 ông sang Pháp
+Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần.
2/Hoạt động 2:Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
-yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta?Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
+Tình hình đất nước ta như trên dãđặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
*GV Kết luận:Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ chúng,.
3.Hoạt động 3: Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
-Những đề nghị canh tân đất nước là gì?
-Theo em những đề nghị trên Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì? 
-Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng?
-GV chốt ý đúng.
C. Cũng cố dặn dò: ( 2’)
-GV nhận xét giờ học .
-2 HS trả lời
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc thầm SGK, trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe 
-HS thảo luận nhóm và ghi kết quả lên bảng
-2em trình bày
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+Mở rộng quan hệ ngoại giao,buôn bán với nhiều nước..
-Canh tân đất nước,phụng sự quốc gia.
-Vì ông là người yêu nước.
__________________________________________________
Sinh Hoạt Lớp 
TUẦN 2
I / MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 2.
- Đề ra cho kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
-Rèn luyện cho HS tự ý thức ,rèn luyện đạo đức tác phong,có thái độ học tập đúng đắn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1) Đánh giá hoạt động tuần 2:
- Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 2.
- Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 +Xếp loại thi đua: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
* Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường ( làm bài, học bài đầy đủ, ngoan ngoãn, lễ phép, ) ,
* Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, chưa làm bài tập, ý thức rèn chữ chưa cao, )
2) Kế hoạch tuần 3:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
- Nhắc nhở HS đi học chuyên cần,đúng giờ.
- Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, rèn chữ viết, tiếp tục học nhóm ,sinh hoạt 15’ đầu giờ để giúp đỡ nhau trong học tập, 
-Tiếp tục giúp đỡ HS yếu.
-Làm bài tập và học thuộc bài trước khi đến lớp.
-Ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp.
-Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 2 2012.doc