Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 đến tuần 26

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 đến tuần 26

Toán

Tiết 106 : LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học:

 - HS: Bảng con, nháp.

 - GV: Bảng phụ.

 

doc 200 trang Người đăng hang30 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 đến tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
 Tiết 1
Toán
Tiết 106 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con, nháp.
	- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu quy tắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (32’)
+ Bài 1a /110 (bảng con)
- KT: Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật khi biết 3 kích thước.
- Sai lầm: Hs không đổi đơn vị đo.
- Chốt: Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật em làm thế nào?
+ Bài 1b /110 (vở)
- KT: Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật khi biết 3 kích thước là phân số.
- Chốt: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với các số đo là phân số vẫn áp dụng quy tắc tính đã học.
+ Bài 2/110 
- KT: Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích 5 mặt của 1 cái thùng dạng HHCN.
- Sai lầm: HS không đổi đơn vị đo.
- Chốt: Em đã làm thế nào để tính diện tích quét sơn của thùng ?
+ Bài 3/110 ( SGK ):
 - KT: Vận dụng KT về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN đã học để so sánh diện tích 2 HHCN.
 - Chốt: Làm thế nào để so sánh diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của 2 HHCN nhanh nhất ?
* Dự kiến sai lầm:
 - Ở bài 3 HS chưa nhìn kĩ 2 hình hộp chữ nhật
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
____________________________________________
 Tiết 2
Tập đọc
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2- 3’):
- Đọc bài Tiếng rao đêm
? Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2’) 
b. Luyện đọc đúng (10 - 12’)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn (4 đoạn)
+ Đoạn 1: từ đầu ... hơi muối
+ Đoạn 2: tiếp ... cho ai?
+ Đoạn 3: tiếp ... nhường nào
+ Đoạn 4: còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn 
- Nhận xét
- Đoạn 1:
+ Luyện đọc: câu 10: cao giọng cuối câu hỏi
- 1 HS đọc
+ Hướng dẫn: lời bố Nhụ: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; lời ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 2:
+ Luyện đọc: câu 4 dài, nghỉ sau: đất
- 1 HS đäc
+ Giải nghĩa: ngư trường, vàng lưới
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: đọc giọng điềm tĩnh
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 3: 
+ Giải nghĩa: lưới đáy, săm soi
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: giọng đọc trầm lắng
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 3:
+ Luyện đọc: câu 3: cao giọng cuối câu hỏi
- 1 HS đọc
+ Hướng dẫn: lời bố Nhụ vui vẻ, thân mật; đoạn kết bài: đọc chậm lại, giọng mơ tưởng
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài
- Hướng dẫn
- 1-2 HS đọc
- Đọc mẫu
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 12’)
? Bài văn có những nhân vật nào?
- Đọc thầm toàn bài: có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn
? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Đọc thầm đoạn 1. Trả lời: họp làng để di dân ra đảo
? Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
- Đọc thầm đoạn 2: ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần...
? Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
- Đọc thầm đoạn 3. Trả lời: ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan...nhường nào
? Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố ntn?
- Đọc thầm đoạn 4. Trả lời: Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa.
d. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc mẫu cả bài
- Đọc đoạn hoặc cả bài (cá nhân, phân vai)
e. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Cao bằng.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
_____________________________________________
 Tiết 3 
Chính tả (nghe – viết)
 HÀ NỘI
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội.
- Biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: bảng con
- GV: bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- HS viết bảng con : rầm rì, dạo nhạc, mưa rào, hình dáng
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) : 
GV nêu MĐYC của tiết học.
b. Hướng dẫn chính tả (10 - 12’)
- Đọc mẫu lần 1 
- Mở SGK đọc thầm theo
? Nội dung bài thơ nói gì?
- Trả lời: bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp
- Ghi bảng: Hà Nội, nổi gió, nước xanh,trăng vàng
- Phân tích chữ ghi tiếng khó, viết bảng con
c. Viết chính tả (12 14’)
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút , đặt vở...
- Đọc từng cụm từ
- Viết bài vào vở
d. Hướng dẫn chấm- chữa (3 - 5’)
- Đọc
- Soát lỗi, ghi số lỗi bằng bút chì
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Chữa lỗi
- Chấm bài
đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (8 - 10’)
+ Bài 2/38:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài cá nhân: 
a. gạch chân DTR vào SGK
b. Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Bài 3/38:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở 
- Vài HS đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét, chữa bài
e. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
_________________________________________
 Tiết 4
Hoạt động tập thể
I- Mục tiêu
 - Nhận xét, đánh giá tình hình lớp học trong tuần qua.
 - Triển khai kế hoạch tuần tới.
II - Cách tiến hành
 1, Nêu nội dung tiết học.
 2, Cách tiến hành
 A, Nhận xét tình hình lớp học tuần qua.
 - Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp: Lao động, vệ sinh, làm bài tập
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương học sinh có kết quả tốt, ý thức, nhắc nhở học sinh thực hiện chưa tốt
 B, Triển khai kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp, lao động, vệ sinh, chăm sóc bồn hoa.....
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
 Tiết 1
Toán
Tiết 107. DIỆN TÍCH XUNG QUANH 
VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Tự nhận biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt dể rút ra được qui tắc tính S xq và Stp của hình lập phương từ qui tắc tính Sxq và Stp hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được qui tắc tính Sxq và Stp của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu đặc điển của hình lập phương?
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
HĐ2.1. Hình thành công thức tính Sxq và Stp hình lập phương:
- GV đưa mô hình trực quan về hình lập phương- HS tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
- HS lên bảng mô tả diện tích hình lập phương trên mô hình.
- HS tự rút ra công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương.
- Vài HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và Stp của hình lập phương.
HĐ2.1. Nêu bài toán ví dụ:
- GV nêu bài toán ví dụ- GV vẽ hình minh hoạ( như SGK).
- HS tự tìm cách tính Sxq và Stp hình lập phương có cạnh 5 cm vào BC.
- Vài HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
* Kiến thức cơ bản cần khắc sâu: Nắm được qui tắc tính Sxq và S tp hình lập phương dựa vào hình hộp chữ nhật và vận dụng để giải toán.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1 (bảng con)
- HS tự đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm BC.
- Chốt: Tính Sxq và Stp hình lập phương có số đo là số thập phân.
+ Bài 2 (Vở) 
- HS đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm vào vở. 
- Chốt: Tính diện tích 5 mặt hình lập phương áp dụng thực tế .
* Dự kiến sai lầm:
 - HS nhầm lẫn khi tính diện tích bìa cần dùng thành tính diện tích toàn phần hình lập phương.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
M: Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương?
RÚT KINH NGHIỆM
.._________________________________________________
 Tiết 2
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ, GT-KQ.
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK-KQ, GT-KQ bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’) 
? Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta làm thế nào?
- Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả: 
 Do nó chủ quan...
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) : 
GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hình thành khái niệm (10ph- 12ph)
+ Bài 1/38:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Nhắc HS trình tự làm bài:
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau
- Trả lời
- Đọc thầm lại hai câu văn, suy nghĩ, phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt: 
a. 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp QHT nếu...thì... thể hiện quan hệ ĐK-KQ; vế 1 chỉ điều kiện...
b. 2 vế câu ghép được nối với nhau chỉ bằng 1 QHT nếu...
+ Bài 2/38:
- Đọc yêu cầu, suy nghĩ, phát biểu
- Bổ sung
- GV chốt lại
? Để thể hiện quan hệ ĐK-KQ giữa hai vế câu ghép, ta có thể làm thế nào?
- Phát biểu, rút ra ghi nhớ
- Chốt, rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ
c. Hướng dẫn luyện tập (20-22’)
+ Bài 1/39 
- Nêu yêu cầu
- Đọc thầm lại các VD, làm bài vào SGK
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Bài 2/39
- Nêu yêu cầu
Giải thích : các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK – KQ hay GT – KQ, các em phải biêt điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu
- Đọc th ... ng đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện. Chuẩn bị dụng cụ cho bài tập chạy - nhảy - mang vác.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. 
- Chơi trò chơi “ Trồng nụ, trồng hoa ”
2. Phần cơ bản:
a. Ôn di chuyển tung và bắt bóng:
- Tập di chuyển ngang không bóng trước.
- Tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người.
b. Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau:
c. Tập bật cao, chạy, mang vác:
- Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu tích cực.
- Hệ thống bài, NX, đánh giá.
- VN: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
6-10’
1-2’
2-3’
1-2’
18-22’
6-8’
1 lần
5-7’
 7-9’
1 lần
1-2 lần
4-6’
2-3’
2’
- Đội hình hàng dọc
- Đội hình hàng ngang
- Các tổ tập theo khu vực quy định dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. 
- Thi đua giữa các tổ -> GV biểu dương tổ có nhiều người làm đúng.
- Chia tổ tập luyện.
- Mỗi tổ chọn 5-7 em thực hiện, tổ nào thắng được biểu dương.
- Đội hình 2-4 hàng ngang.
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định.
- Lần cuối tổ chức thi nhảy vừa tính số lần vừa tính thì giây xem ai nhảy được nhiều hơn. 
- Tập bật cao, phối hợp chạy-mang vác theo từng nhóm 3 người.
- GV làm mẫu.
- HS làm theo
- Các tổ thi với nhau
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật.
- Đội hình hàng ngang.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
 Tiết 1
Âm nhạc
__________________________________________
 Tiết 2
Toán
Tiết 135. LUYỆN TẬP 
I./ Mục đích:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động.
 - Củng cố mối quan hệ giữa tính thời gian với vận tốc và quãng đường.
II./ Đồ dùng:
 * Bảng con.
III./ Hoạt động dạy và học:
a, Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)
 - Bảng con: Viết công thức tính thời gian, rút ra công thức tính vận tốc và quãng đường từ công thức tính thời gian?
b, Hoạt động 2: Lý thuyết và thực hành (28 - 30 phút).
* Hoạt động 2.1: (7 - 10 phút)
 + Bài 1: Học sinh làm SGK. Đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
 + Vài em đọc to kết quả.
 + Giáo viên nhận xét.
 + Kiến thức: Củng cố kiểm tra tính thời gian của 1 chuyển động.
* Hoạt động 2.2: (5 phút).
 + Bài 2: Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ tự làm vào bảng con (lưu ý đổi 1,08 m = 108 cm).
 + Học sinh khác nhận xét kết quả.
 + Kiến thức: Tính đúng thời gian và củng cố đơn vị của thời gian.
c, Hoạt động 3: (15 phút).
* Bài 3,4: Học sinh làm ra vở, 1 học sinh khác làm ra bảng phụ.
 + Kiến thức: Học sinh biết đổi đơn vị cho tương ứng, áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian.
 + Giáo viên: Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn ở bảng phụ. Kiểm tra số học sinh làm đúng hay làm sai.
* Dự kiến sai lầm:
 - 1 số học sinh kém tính kết quả thường để dưới dạng phân số hoặc số thập phân.
 - Giải toán khi các đơn vị còn chưa tương ứng.
d, Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (3 - 5 phút).
 - Muốn tính thời gian, vận tốc, quãng đường ta làm như thế nào?
 - Nêu mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
________________________________________
 Tiết 3
Tập làm văn
TẢ CÂY CỐI
( Kiểm tra viết)
I.Mục đích, yêu cầu
 HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II.Đồ dùng dạy – học.
 - Tranh ảnh một số loài cây trái theo đề văn.
III.Các hoạt động dạy – học
1.Bài cũ (2-3’)
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài (1-2’)
b.Hướng dẫn HS làm bài (3-4’)
- GV kiển tra sự chuẩn bị của HS.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý. 
- Lớp đọc thầm theo.
c. HS làm bài (28-30’)
d. Củng cố, dặn dò (2-3’)
Thu bài. 
Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
_______________________________________
 Tiết 4
Khoa học
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ.
I. Mục tiêu:
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm:
 + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời) củ gừng, riềng, hành, tỏi.
 +Chậu để trồng hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:2-3’
 - Nêu điều kiện nảy mầm và phát triển thành cây của hạt?
 2. Dạy bài mới (32’):
 Hoạt động 1: Quan sát (10’):
 * Mục tiêu: 
 	- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
	- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
 * Cách tiến hành:
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
	 + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở Tr110/SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.
	+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi.
	+ Chỉ vào từng hình trong hình 1 Tr110/SGK và nói về cách trồng mía.
 - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
-> Kết luận: ở thực vật cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 
Hoạt động 2: Thực hành:
 * Mục tiêu:
 - HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
 * Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho các nhóm tập trồng cây vào chậu để thực hành trồng cây.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- Nhận xét tiết học.	
- Về nhà học thuộc bài.	
- Giờ sau: Bài 55.
_____________________________________________________
 Tiết 4
Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (3 TIẾT)
I.Mục tiêu:HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học và nêu tác dụng của xe ben trong thực tế.
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
15’
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
+ HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
+ Để lắp đ ược máy bay trực thăng, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
+ HS trả lời:Thân và đuôi máy bay;sàn ca bin và giá đỡ;ca bin;cánh quạt; càng máy bay.
15’
* Hoạt động 2: H ướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
a. Hớng dẫn chọn các chi tiết.
- Gọi HS lên bảng chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- GV nhận xét,bổ sung 
- HS chọn chi tiết.
-HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
* Lắp thân và đuôi máy bay(H2-SGK).
+ Để lắp đ ược bộ phận này ta cần chọn những chi tiết nào? Số lợng là bao nhiêu?
+4 tấm tam giác;2 thanh thẳng 11 lỗ,2 thanh thẳng 5 lỗ,1 thanh thẳng 3 lỗ,1 thanh chữ Ungắn.
+ Gọi HS chọn các chi tiết.
+ Gọi 1 HS lên lắp.
+ GV lắp .
+ HS quan sát, HS làm- HS khác bổ sung.
*Lắp sàn ca bin và giá đỡ:
+ Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Để lắp đ ược sàn ca bin và giá đỡ,ngoài các chi tiết ở hình 2,em phải chọn thêm các chi tiết nào?
+ Nêu các b ước lắp sàn ca bin và giá đỡ?
+ Gọi 1 HS lên lắp.
+ GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
+1HS lên lắp- Lớp quan sát, nêu cách lắp.
*Lắp ca bin( H4 SGK):
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK
+Yêu cầu 1HS lên chọn các chi tiết để lắp.
+ GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện trớc lớp.
* Lắp cánh quạt( H5 SGK):
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS lên lắp càng thứ hai của máy bay.
- GV lắp lại cánh quạt.
- GV nhận xét,bổ sung cho hoàn thiện trớc lớp.
*Lắp càng máy bay(H6 SGK):
- GV h ướng dẫn lắp một càng máy bay-Làm chậm.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi và lắp càng thứ hai của máy bay.
- GV nhận xét,bổ sung cho hoàn thiện trớc lớp.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng:
- GV tiến hành lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.Lu ý HS:
+]ớc lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ:
+ Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin.
+ Bước lắp tấm sau của ca bin máy bay.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay.
+ Các bước lắp khác,GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK và gọi HS lên lắp 1-2 bớc.
-Kiểm tra các mối ghép.
+HS quan sát,trả lời câu hỏi.
+ HS chọn chi tiết và lắp.
+ HS trả lời.
+HS thực hành
+ HS quan sát.
-Lớp quan sát.
- HS trả lời-nhận xét.
- HS thực hành- Lớp nhận xét.
- HS lắp theo sự h ư ớngdẫn của GV.
- HS quan sát-theo dõi.
d. ]ớng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
+ GV làm.
+ HS quan sát.
.
Tiết 2:
30’
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a. Chọn chi tiết.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bớc lắp trong SGK.
- Nhận xét- sửa chữa.
- Trong quá trình thực hành Lưu ý HS 1 số điểm.
- GV theo dõi,uốn nắn kịp thời những HS lắp sai.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nhận xét.
- HS thực hành.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng( H1 SGK):
- GV nhắc HS bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+Bư ớc lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
+ GV làm.
- HS lắp ráp theo cácbư ớc trong SGK.
- HS tiến hành kiểm tra
- HS quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- HS tháo dời các chi tiết xếp vào bộ lắp ghép.
+ HS quan sát.
 Hoạt động 5: Dặn dò.5 phút
GV nhận xét giờ học.
Tiết 3:
30’
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày
sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn,
- GV đánh giá sản phẩm của bạn theo 2 mức.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- HS theo dõi.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS,tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp xe ben.
- GV nhận xét giờ học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao hoan thien tuan 2226.doc