Giáo án các môn khối 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hường

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hường

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh, nắm thóc, lập tức.

- Hiểu được quan án là người thông minh, tài xử kiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ trang 46, SGK.

- Bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2012
TUẤN 23
Ngày giảng: 13/02/2012
Thứ Hai
TẬP ĐỌC
Tiết 45. PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh, nắm thóc, lập tức.
- Hiểu được quan án là người thông minh, tài xử kiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ trang 46, SGK.
- Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra sĩ số: có mặt..vắng mặt..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’	
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: 1- 2’
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Chúng ta đã biết ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay các em sẽ biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà khác.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc: 11’
- Gọi một học sinh đọc cả bài.
- GV chia đoạn : 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp đến nhận tội.
+ Đoạn 3 : Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật:
+ Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục.
+ Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
+ Quan án: Giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
 Nhấn giọng ở những từ ngữ: tài, công bằng, mếu máo, rưng rưng, xé ngay, bật khóc, biện lễ, gọi hết, nắm thóc, bảo, chưa rõ, chạy đàn, niệm phật, nảy mầm, ngay gian, hé bàn tay, lập tức, có tật giật mình,...
Tìm hiểu bài: 12’
- Cho Hs đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời: 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
GT: Công đường: nơi làm việc của quan lại.
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
GT: Khung cửi: công cụ để dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
- Cho Hs đọc đoạn còn lại. 
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa
+ Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn Phật.
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu?
+ Đoạn 3 nói gì?
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
- Ghi nội dung của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm: 11’
- Gọi 4 HS đọc chuyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (đoạn 3).
- GV gọi HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc những câu chuyện về quan án xử kiện và soạn bài Chú đi tuần.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vi quan đang xử án.
- Lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc
- Nghe
- HS đọc nối tiếp đoạn
 Lần 1: Kết hợp sửa phát âm: rưng rưng, lấy trộm, khung cửi, nảy mầm, 
. Đọc thầm chú giải 
Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
 Lần 3: Tiếp tục sửa sai (Nếu có)
- HS đọc theo nhóm cặp
- Theo dõi
- HS đọc
+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng có đi chợ bán vải.
Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé.
- 2, 3 HS nêu:
1. Quan án đã xử đúng để tìm ra người lấy trộm vải.
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lý “Đức Phật rất thiêng ai gian Phật sẽ làm thóc trong tay người đó nảy mầm” rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.
- 2, 3 HS nêu
2. Quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. 
Ý chính: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- 2 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- 1 HS đọc.
- HS tự tìm.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
 Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
- HS thi đọc
- HS trả lời và nêu nội dung bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......... 
TOÁN
TIẾT 111. XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI 
I. MỤC TIÊU
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết được tên gọi, kí hiệu “độ lớn” của đon vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Giải được một số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
- Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3 - 5’
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết học toán trước các em đã học biết về thể tích của một hình. Vậy người ta dùng đơn vi nào để đo thể tích của một hình ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đơn vị đo thể tích xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
b. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối: 10”
- GV đưa ra hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm cho HS quan sát.
- GV giới thiệu : 
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- GV đưa mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối cho HS quan sát.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm3.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000cm3
c. Luyện tập thực hành
Bài 1. 10’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
- GV mời 1 HS chữa bài yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2. 13’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV viết lên bảng các trường hợp sau :
5,8dm3 = ...cm3
154000 cm3 = .... dm3
- GV yêu cầu làm 2 trường hợp trên.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài đúng nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét, giải thích lại cách làm nếu HS trình bày chưa chính xác, rõ ràng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 2’
+ Nêu mối quan hệ giữa dm3 và cm3
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập ở VBT trang 31.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát hình theo yêu cầu của GV.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu cm3.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu dm3.
- HS quan sát mô hình.
- Nghe và trả lời. 
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy co 10 x 10 = 100 hình.
+ Xếp được 10 lớp như thế (Vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nhắc lại.
1dm3 = 1000 cm3
Bài 1. Viết vào ô trống
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài cho cách viết hoặc cách đọc các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối hoặc đề-xi-mét khối, chúng ta phải đọc hoặc viết các số đo đó cho đúng.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét sau đó chữa bài chéo.
519dm3đọc là: Năm trăm mười chín đề- xi- mét khối.
Một trăm chín mươi hai xăng- ti - mét khối viết là: 192cm3
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS trình bày :
5,8dm3 = ...cm3
Ta có 1dm3 = 1000cm3
mà 5,8 x 1000 = 5800
nên 5,8dm3 = 5800cm3
154000 cm3 = .... dm3
Ta có 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154dm3
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Kết quả:
 2000cm3 = 2dm3
490 000cm3 = 490dm3
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......... 
KỂ CHUYỆN
TIẾT 23. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- Kể lại được câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ y; biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- HS sưu tầm câu chuyện về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của t ... ảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2. 10’
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
* Bài 3. 7’
- GV chép bài lên bảng, yêu cầu HS đọc đề.
- Cho HS làm bài rồi chữa kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
+ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng các cặp quan hệ từ nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đặt 3 câu ghép có mối quan hệ tăng tiến và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
VD. Nếu trời có mưa, em sẽ không đi đá bóng.
Tuy rét nhưng em vẫn đến trường đúng giờ.
+ Câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả; điều kiện - kết quả; tương phản.
Bài 1. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài.
+ Bọn bất lương ấy ( không chỉ) ăn cắp tay lái / ( mà) chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh.
+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng ngồi sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
Bài 2. Tìm quan hệ từ thích hợp
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét bài của bạn.
- Nối tiếp nhau đọc bài.
a) chẳng nhữngmà còn
b) Không những.mà..
Chẳng những.mà
c) .không chỉ.mà
* Bài 3. Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu ghép
- Hs đọc yêu cầu
- 1 HS làm bảng, lớp làm bài, nêu kết quả đúng.
a) Nam không chỉ học giỏi ( mà Nam còn hát rất hay).
b) Không chỉ trời mưa to (mà gió còn thổi rất mạnh).
c) Trời đã mưa to(lại còn rét nữa).
c) Đứa bé chẳng những không nín khó (mà nó lại còn khóc to hơn).
+ Các cặp quan hệ từ: không nhữngmà; chẳng nhữngmà.; không chỉmà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............
...
Ngày soạn: 16/02/2012
Thứ Sáu
Ngày giảng: 17/02/2012
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 46. Trả bài văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận biết và tự sữa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra sĩ số: có mặtvắng mặt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
- Chấm điểm CTHĐ của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Nhận xét chung bài làm của HS: 10’
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên đặc điểm ngoại hình, tính cách của người được tả với công việc họ đang làm.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động của người được tả, có bộ lộ tình cảm, thái độ trân trọng công việc của mình trong từng câu văn .
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: Quân, Cường, Phương.
Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
c. Hướng dẫn chữa bài: 20’
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............
...
TOÁN
 Tiết 115. Thể tích hình lập phương
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết công thức tính thể tích của hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mô hình thể hiện thể tích của hình lập phương có cạnh 3 cm như SGK.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
- Mời 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của giờ trước.
- GV gọi HS dưới lớp nêu công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết học toán này, chúng ta cùng tìm cách tính thể tích của hình lập phương.
b. Hình thành công thức tính thể tích của hình lập phương: 10’
- GV nêu bài toán : Hãy tính thể tích của hình lập phương.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài.
- GV mời HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét cách làm của HS, sau đó hướng dẫn HS phân tích bài toán cụ thể trên để đi đến công thức tính thể tích của hình lập phương:
+ 3cm là gì của hình lập phương ?
+ Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào ?
- GV nêu : Đó chính là quy tắc tính thể tích của hình lập phương.
- GV hỏi : Dựa vào quy tắc, em hãy nêu công thức tính thể tích của hình lập phương có cạnh là a.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 122, đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương.
c. Luyện tập
Bài 1. 12’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, sau đó mời 3 HS nhắc lại cách tính diện tích của 1 mặt, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài tập của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
*Bài 2. (còn thời gian thì làm)
- GV mời 1 HS đọc đề bài của bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi : 
Muốn tính được cân nặng của khối kim loại đó chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3. 10’
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết những gì ?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ?
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
Bài giải
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật ( Phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là:
7 - 5 = 2 ( cm)
Thể tích hòn đá là:
 (cm3)
- 1 HS nêu.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nhắc lại yêu cầu của bài toán.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng tìm cách tính thể tích.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến, sau đó đi đến thống nhất : 
Coi hình lập phương đó là hình hộp chữ nhật thì ta có thể tích của hình lập phương là : 
3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
+ Là độ dài cạnh của hình lập phương.
+ Chúng ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- HS nêu : thể tích của hình lập phương có cạnh là a là :
V = a x a x a
- HS đọc và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
Quy tắc: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
 Công thức: V = a x a x a
Bài 1. Viết dố đo thích hợp vào chỗ trống
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp và nhận xét.
- HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Hình
1
2
3
4
Cạnh
1,5m
dm
6cm
10dm
DT1 mặt
2,25m2
dm2
36cm2
100dm2
DTtp
13,5m2
 dm2
216cm2
600dm2
V
3,375m2
 dm2
216cm2
1000dm2
* Bài 2. Giải bài toán
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- HS nêu :
Tính thể tích của khối kim loại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
0,75m = 7,5dm
Thể tích của khối kim loại đó là :
7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là :
421,875 x 15 = 6328,152 (kg)
Đáp số : 6328,152 kg
Bài 3. Giải bài toán
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
+ Bài toán cho biết :
Hình hộp chữ nhật có : 
CD : 8cm
CR : 7cm
CC : 9cm
Cạnh của hình lập phương bằng trung bình cộng 3 kích thước của hình hộp chữ nhật.
+ Bài toán yêu cầu tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích của hình lập phương.
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta lấy tổng chia cho các số hạng của tổng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a, Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
b, Số đo của cạnh hình lập phương là :
(8+ 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là :
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số : 512cm3
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........
...
SINH HOẠT TUẦN 23
NHẬN XÉT- PHƯƠNG HƯỚNG
I. MỤC TIÊU
- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần để HS nhận thấy, có hướng phấn đấu và sửa chữa. 
- Rèn kỹ năng sinh hoạt lớp 
- Giúp HS có ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp.
- Phương hướng tuần 24.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Tổ chức: 5’
- Lớp trưởng nhận xét
2. Giáo viên nhận xét : 10’
- Nền nếp: Đã đi vào ổn định nhưng chưa thật tốt vì vẫn còn không khí sau nghỉ Tết. Cụ thể việc truy bài 15’ đầu giờ còn mất trật tự, giờ tự quản ‎y thức chưa cao. 
- Học tập: Đa số HS có nền nếp học tập, bên cạnh đó còn một số em chưa có nền nếp học tập, trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng như Thái, Đức. Bài tập về nhà còn chưa hoàn thành như Thanh, Đại, Thắng, Tiến Anh ; chữ viết xấu, sai chính tả như : Việt, Uyên, Quang Ninh, Tiến Anh. Hay quên sách vở, đồ dùng ở nhà : Đại, Tiến Anh, Thanh, Huyền, Thắng
- Các hoạt động khác: đã có nền nếp
3. Phương hướng : 5’
- Nền nếp: Thực hiện tốt hơn nữa nền nếp của trường, lớp đề ra.
- Học tập: Phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Thi đua học tập giữa các tổ để nâng cao thành tích học tập của lớp để mừng Đảng, mừng xuân. 
- Bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu.
- Rèn chữ cho HS viết chữ xấu vào các buổi học thực hành.
- Các hoạt động khác: Duy trì lịch lao động chuyên.
Cửa Ông, ngày .....tháng........năm 2012
 Duyệt của chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 23 chuan KTKN Giam tai KNS.doc