I.Mục tiêu:
+Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng khó,biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ; Ôn vần iêu – yêu ; Hiếu nội dung bài.
+Rèn kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm; Thuộc lòng bài thơ.
+Học sinh biết yêu quý ngôi nhà của mình.
II.Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài hoc (SGK)
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
TUẦN 28. Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2009. Tập đọc: Tiết 19, 20 /ct. Bài :NGÔI NHÀ. I.Mục tiêu: +Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng khó,biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ; Ôn vần iêu – yêu ; Hiếu nội dung bài. +Rèn kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm; Thuộc lòng bài thơ. +Học sinh biết yêu quý ngôi nhà của mình. II.Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài hoc (SGK) III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đọc bài “Mưu chú Sẻ” H-Khi Mèo chộp được Sẻ,Sẻ đã nói gì với Mèo ? ( Một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt.” -Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ? (Sẻ vụt bay đi.) Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TIẾT 1. 2.1/ Giới thiệu bài: Ngôi nhà. 2.2/ HD đọc: a.GV đọc mẫu,cho HS đọc thầm,xác định từng dòng thơ, khổ thơ. b.Luyện đọc: *Luyện đọc tiếng, từ: Gạch chân các từ : hàng xoan, thơm phức, xao xuyến, lảnh lót,sân phơi. -Y/c học sinh đọc +phân tích các tiếng. GV giảng từ:Thơm phức (mùi thơm đậm,rất hấp dẫn) *Luyện đọc từng dòng thơ, khổ thơ. Cho hs đọc nối tiếp từng dòng thơ, khổ thơ: (HD cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng, khổ thơ) *Luyện đọc cả bài thơ. HD học sinh đọc cn- đt. c.Ôn vần iêu, yêu. -Y/c học sinh đọc những dòng thơ có tiếng yêu. -Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu: GV cho HS thi đua tìm và viết tiếng,từ vào bảng con. -Nói câu chứa tiếng có vần iêu. Y/c HS nói theo câu mẫu (SGK) Cho các tổ thi đua. d.Củng cố bài tiết 1: cho HS đọc lại bài thơ. TIẾT 2. a.Luyện đọc : Cho HS luyện đọc bài trong SGK Tổ chức cho các tổ thi đọc. Nhận xét. b.Tìm hiểu bài: -Y/c học sinh đọc khổ thơ 1. H:Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ nhìn thấy gì ? GV:Xoan là loài cây thân gỗ cao to, lá nhỏ,hoa nở từng chùm màu tím nhạt. -Y/c học sinh đọc khổ thơ 2. H:Bạn nhỏ nghe thấy gì? Ngửi thấy gì? Hãy đọc những dòng thơ nói về tình yêu ngôi nhà gắn với tình yêu đất nước của bạn nhỏ. c.HD học thuộc lòng: GV chỉ bảng cho HS luyện đọc thuộc lòng (xoá dần từng dòng thơ) -Cho HS thi đua đọc thuộc lòng. -Nhận xét. d.Luyện nói: -HD học sinh quan sát tranh, kể cho bạn nghe về ngôi nhà em mơ ước. -Gọi một số em lên kể về ngôi nhà mơ ước của mình. 3.Củng cố, dặn dò: Cho HS đọc lại bài thơ. H: Em cần làm gì để ngôi nhà luôn sạch đẹp ? Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: “Quà của bố” HS nhắc lại đề bài. Đọc thầm, xác định từng dòng thơ, khổ thơ. Luyện đọc tiếng,từ +phân tích một số tiếng. Xoan = x+ oan ; phức =ph +ưc +’ Xuyến = x +uyên +’ Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ, khổ thơ.(cn-dãy bàn-nhóm) HS đọc cả bài (cn-đt) Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim. Em yêu ngôi nhà. HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần iêu, viết vào bảng con. VD:-Bé được phiếu bé ngoan. -Buổi chiều em tưới hoa. -Bé theo anh đi thả diều. HS đọc lại bài thơ (cn) HS luyện đọc trong SGK (cn-nhóm đôi.) Các tổ thi đọc bài. Đọc khổ thơ 1 (3 em) -thấy hàng xoan,hoa xoan nở từng chùm như mây. Đọc khổ thơ 2 (3 em) -nghe thấy tiếng chim lảnh lót,ngửi thấy mùi thơm của rơm rạ HS đọc khổ thơ 3 (5 em) Luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. Thi đua đọc thuộc (cn) HS kể về ngôi nhà của mình cho bạn nghe (nhóm đôi) Một số em lên kể trước lớp. HS đọc lại bài thơ. Nêu cách bảo vệ, vệ sinh ngôi nhà. TOÁN: Tiết 109 /ct. Bài Dạy : GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh củng cố kỹ năng giải toán và trình bày bài giải bài toán có lời văn. Tìm hiểu bài toán ( Bài toán đã cho biết những gì ? bài toán đòi hỏi phải tìm gì ? ). Giải bài toán (thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi – trình bày bài giải ) +Học sinh tích cực, chủ động trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Sử dụng các tranh vẽ trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ : + Gọi học sinh đếm các số từ 60 80 . Từ 80 100 -Hỏi các số liền trước , liền sau của : 53, 69 , 81, 99 - Xếp các số : 32 , 45 , 29 , 70 , 82 , tăng dần , giảm dần - 3 học sinh lên bảng . Cả lớp làm vào bảng con + Nhận xét . 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài -Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài. -Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán : -Giáo viên hỏi : -bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? GV ghi tóm tắt lên bảng: Tóm tắt: Có : 9 con gà Bán:3 con gà Còn: con gà ? -Cho học sinh tự nêu bài giải -Giáo viên hỏi : Bài toán thường có mấy phần? -Bài giải gồm có mấy phần ? -Giáo viên cho học sinh nhận xét trên bảng bài toán và bài giải để khẳng định lại Hoạt động 2 : Thực hành - Cho học sinh mở SGK Bài 1 : Tóm tắt -Có : 8 con chim -Bay đi : 2 con chim -Còn : con chim ? Củng cố các bước giải toán. Bài 2 : Tóm tắt -Có : 8 quả bóng -bay đi : 3 quả bóng -còn : quả bóng ? Gọi HS lên bảng giải. Chữa bài. Bài 3 : Cho học sinh lên bảng giải bài toán -3 em đọc lại đầu bài -1 em đọc đề : Nhà An có 9 con gà, Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ? -Học sinh trả lời. -2 em đọc lại đề qua tóm tắt -Học sinh giải : Số con gà nhà An còn lại là : 9 - 3 = 6 ( con ) Đáp số : 6 con --2 phần. Phần cho biết và phần phải đi tìm. -3 phần : lời giải, phép tính, đáp số -Học sinh tự đọc bài toán và tự giải -Bài giải : Số con chim còn lại là : 8 - 2 = 6 ( con ) Đáp số : 6 con -Học sinh tự đọc bài toán, ghi tóm tắt và tự giải Bài giải : Số quả bóng còn lại là : 8 – 3 = 5 ( quả bóng ) Đáp số 5 quả bóng Học sinh giải vào vở 1 học sinh lên bảng giải. Bài giải: Trên bờ có số vịt là: 8 – 5 =3 (con) Đáp số: 3 con vịt. -Cả lớp nhận xét, sửa sai 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh làm bài tốt - Yêu cầu học sinh về làm các bài tập trong vở ô li - Làm các bài tập trong vở Bài tập toán - Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập --------------------------------------------------------------------- Môn : ĐẠO ĐỨC Tiết 28 /ct. Bài Dạy : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT I . MỤC TIÊU : - Học sinh hiểu : Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Cách chào hỏi , tạm biệt . ý nghĩa lời chào hỏi tạm biệt . Quyền được tôn trọng , không bị phân biệt đối xử của trẻ em . - Học sinh có thái độ : Tôn trọng , lễ độ với mọi người ; Quý trọng những bạn biết chào hỏi , tạm biệt đúng . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở BTĐĐ1 . Điều 2 công ước QT về TE Bài hát “ Con chim vành khuyên ” (Hoàng Vân ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : Khi nào thì em nói lời cảm ơn ? Khi nào em phải xin lỗi ? Biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc là thể hiện điều gì ? - Nhận xét bài cũ . 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT: 1 Hoạt động 1 : Giới thiệu trò chơi “Vòng tròn Chào hỏi ” Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài trên bảng Tổ chức chơi “ Vòng tròn chào hỏi ” -Giáo viên điều khiển trò chơi đứng giữa 2 vòng tròn và nêu các tình huống để Học sinh đóng vai chào hỏi . Vd : + Hai người bạn gặp nhau + Học sinh gặp thầy giáo cô giáo ở ngoài đường. + Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn . + Hai người bạn gặp nhau trong nhà hát đang giờ biểu diễn . Hoạt động 2 : Thảo luận lớp - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi : + Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ? + Khi chia tay với bạn em nói như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào khi : - Được người khác chào hỏi . - Em chào họ và được đáp lại . - Em gặp một người bạn , em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ? * Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau . - Cho Học sinh đọc câu tục ngữ : “Lời chào cao hơn mâm cỗ” -Học sinh đọc lại đầu bài -HS ra sân đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm , đối diện nhau . Số người 2 vòng bằng nhau . - Học sinh chào hỏi nhau xong 1 tình huống thì người đứng vòng ngoài sẽ chuyển dịch để đóng vai với đối tượng mới , tình huống mới . Học sinh suy nghĩ , trao đổi trả lời Chào hỏi trong các tình huống khác nhau phụ thuộc vào đối tượng , không gian , thời gian . Em nói “ Chào tạm biệt ” Em rất vui khi được người khác chào hỏi mình Em rất vui . Rất buồn và em sẽ nghĩ không biết em có làm điều sai khiến bạn giận em. Học sinh lần lượt đọc lại . 3.Củng cố,dặn dò: Cho HS hát bài “con chim vành khuyên” GV liên hệ, gdhs. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------ Thứ 3 ngày 24 tháng 3 năm 2009. THỂ DỤC: Tiết 28 /ct. BÀI: BÀI THỂ DỤC. I.Mục tiêu: +Ôn tập bài thể dục phát triển chung; Ôn tâng cầu. +Yêu cầu HS thực hiện các động tác tương đối chính xác; Tham gia trò chơi chủ động. +Học sinh tích cực luyện tập để nâng cao thành tích. II.Địa điểm- phương tiện: Sân trường – quả cầu trinh, vợt (34 cái) III.Nội dung và phương pháp: NỘI DUNG TG PHƯƠNG PHÁP 1.Phần mở đầu -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. -Cho HS chạy nhẹ nhàng, chuyển đội hình vòng tròn. -Khởi động khớp cổ tay, cánh tay, đầu gối, hông. *Trò chơi : “Đèn xanh- đèn đỏ” GV điều khiển. 2.Phần cơ bản: *Ôn bài thể dục:-Tổ chức cho HS tập luyện theo tổ(cán sự điều khiển) -GV quan sát, sửa động tác sai cho HS. -Từng tổ lên ... hoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : + 2 học sinh lên bảng giải bài 4 / 151 Sách giáo khoa. Bài giải: Số hình không tô màu là: 15 - 4 = 11 ( hình ) Đáp số : 11 hình. + Nhận xét . 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài -Giáo viên giới thiệu bài, ghi đầu bài. -Cho học sinh mở Sách giáo khoa -GV yêu cầu học sinh nhìn tranh đặt 1 bài toán . -Bài toán còn thiếu gì ? -Em nào có thể đặt câu hỏi cho bài toán ? -Gọi học sinh đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh -Yêu cầu HS giải vào vở. -Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán -Giáo viên quan sát sửa sai chung *Bài 1 b : - Giáo viên nêu yêu cầu của bài - Hỏi : bài toán còn thiếu gì ? - Nhìn tranh em hãy điền số còn thiếu vào bài toán và nêu câu hỏi cho bài toán - Yêu cầu học sinh tự giải bài toán -Giáo viên nhận xét, sửa sai chung *Bài 2 : Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt rồi giải bài toán đó -Cho học sinh tự giải bài toán vào vở Chấm điểm, chữa bài. Củng cố các bước giải toán. -3 học sinh lặp lại đầu bài -Học sinh mở sách Giáo khoa -Học sinh nêu : Trong bến có 5 xe ô tô. Có thêm 2 ô tô vào bến . -Thiếu câu hỏi - Học sinh nêu : Hỏi trong bến có tất cả bao nhiêu chiếc ô tô ? -2 học sinh đọc lại bài toán - Cả lớp giải bài toán vào vở ô li -1 em lên bảng giải. Bài giải. Số ô tô có tất cả là: 5 + 2 = 7 ( ô tô ) Đáp số : 7 ô tô. - 2 em đọc lại bài toán trong sách giáo khoa -Thiếu câu hỏi và số chim bay đi - 1 học sinh lên bảng viết thêm vào bài toán phần còn thiếu - 1 học sinh đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh Bài giải : Số chim còn lại là : 6 – 2 = 4 ( con ) Đáp số : 4 con - 1 em đọc lại bài làm của mình - 2 học sinh nêu tóm tắt. 1 em viết tóm tắt trên bảng lớp - 2 em nhìn tóm tắt đọc lại bài toán - Tóm tắt : Có : 8 con thỏ Chạy đi : 3 con thỏ Còn lại : con thỏ ? -Học sinh tự giải bài toán vào vở -1 em lên bảng giải: Bài giải: Số thỏ còn lại là: 8 – 3 = 5 (con) Đáp số: 5 con thỏ. Lớp nhận xét. 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh giải toán nhanh, tốt . - Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong vở bài tập toán - Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Phép cộng trong phạm vi 100 ------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 26 tháng 3 năm 2010 Chính tả ( Tập chép ) Bài : QUÀ CỦA BỐ. I.MỤC TIÊU: +Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 2trong bài “Quà của bố”; Làm đúng bài tập điền chữ s hay x. +Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, liền mạch. +Giáo dục HS cẩn thận khi viết bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở BTTV. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc từ –HS viết vào bảng con : cây cảnh , kể chuyện. Nhận xét. 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Giới thiệu bài: Tập chép khổ thơ thứ 2 trong bài “ Quà của bố”. a.HD tập chép: GV treo bảng phụ (Viết sẵn khổ thơ) Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ: Quà của bố Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. H:Bố gửi những quà gì cho bạn nhỏ? -HD tập viết một số từ vào bảng con. Y/c phân tích tiếng. -Cho HS chép bài vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp. GV đọc lại cho HS soát lỗi. -Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi sai phổ biến. b. HD làm bài tập : GV chuẩn bị ở bảng lớp, HD học sinh cách làm. Y/c HS làm vào vở BTTV. Gọi 2 em lên bảng điền chữ. Cho HS đọc lại các từ vừa điền xong. HS đọc bài trên bảng (cn) -Bố gửi nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. HS tập viết từ vào bảng con: Gửi, nghìn ,thương, lời chúc -Chép bài vào vở. -Soát lỗi chính tả. HS nêu yêu cầu: Điền chữ s hay x : . e lu dòng ông 2 em lên bảng điền chữ. Đọc : xe lu , dòng sông. 3. Củng cố, dặn dò: -Cho HS đọc lại bài chính tả. -Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp. -Dặn HS tập viết thêm ở nhà. ------------------------------------------------------------------ Kể chuyện: Tiết 4/ ct. BÀI : BÔNG HOA CÚC TRẮNG. I.MỤC TIÊU: +Học sinh nghe, hiểu và kể lại được câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” theo tranh. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện “ca ngợi lòng hiếu thảo của cô bé” +Rèn kỹ năng kể chuyện lưu loát,đủ ý. +Giáo dục HS lòng kính yêu, hiếu thảo với bố mẹ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK ) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại câu chuyện “Trí khôn” H:Vì sao con người làm chủ được muôn loài ? Nhận xét. 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Giới thiệu truyện :Bông hoa cúc trắng. a.Kể chuyện: -GV kể lần 1 để HS biết truyện. -Kể lần 2 + tranh minh hoạ. b.HD kể chuyện theo tranh. GV cho HS tập kể lại nội dung từng tranh. Gợi ý giúp HS nhớ nội dung tranh. -HD học sinh luyện kể theo nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ cho các nhóm. -Gọi các nhóm lần lượt lên kể chuyện. HD nhận xét, bổ sung. c.HD kể toàn bộ câu chuyện: gọi một số em lên kể lại toàn bộ câu chuyện. Nhận xét, bổ sung. *HD nêu ý nghĩa truyện: -Câu chuyện khuyên em điều gì ? -GV liên hệ, gdhs. HS nhắc lại tên truyện. HS nghe cô kể chuyện. Nghe + quan sát tranh. Tập kể lại mội dung từng tranh: +Tr.1 :Ngày xưa,có 2 mẹ con sống trong túp lều ven rừng.Một hôm người mẹ ốm nặng, bảo con đi mời thầy thuốc. +Tr.2:Cô bé vội vã ra đi trong giá rét.Cô gặp một cụ già tự xưng là thầy thuôc.Cụ về nhà khám bệnh cho mẹ và bảo bệnh của mẹ cô nặng lắm, hãy đi hái bông hoa trắng. +Tr.3:Cô bé nhạy nhanh đi tìm bông hoa trắng.Khi hái được hoa, chợt cô bé nghe văng vẳng tiếng cụ già “Mỗi cánh hoa là 1 ngày mẹ con được sống”Cô bé vội xé nhỏ từng cánh hoa +Tr.4:Khi cô bé về đến nhà, cụ già đã đợi ở cửa, mẹ cô đã khỏi bệnh.Từ đó người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng. -Một số em lên kể lại toàn bộ câu chuyện. *ý nghĩa:Câu chuyện ca ngợi lòng hiếu thảo của cô bé đã giúp mẹ khỏi bệnh. *Con cái phải biết yêu thương, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. 3.Củng cố, dặn dò: -Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những em kể chuyện lưu loát, diễn cảm. -Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. ---------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội: Tiết 28 /ct. Bài 28: Con Muỗi I. MỤC TIÊU: + HS quan sát, biết được các bộ phận chính của con Muỗi. Biết được nơi sống của Muỗi. +Rèn kỹ năng quan sát và nhận biết về con Muỗi. + HS biết cách phòng tránh muỗi đốt và tích cực tiêu diệt Muỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:Tranh minh hoạ cho bài dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV Cho lớp nêu bài học hôm trước (Con Mèo) - Mèo có những bộ phận chính nào? - Nhận xét bài cũ 2. Bài mới: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS Giới thiệu bài mới: Con Muỗi HĐ1 Trò chơi GV cho lớp chơi trò chơi: Con Muỗi ‘Có con Muỗi vo ve vo ve, chích cái miệng hay nói chuyện, chích cái chân hay đi chơi, chích cái tay hay đánh bạn, ôi da! Đau quá! Em đập cái bụp muỗi chết.’ - Vậy tại sao ta lại đập chết Muỗi? - GV cho HS quan sát con Muỗi ở trong tranh được phóng to và trả lời câu hỏi: - Em hãy chỉ các bộ phận bên ngoài của con Muỗi? - Con Muỗi to hay nhỏ? - Khi đập con Muỗi em thấy con Muỗi cứng hay mềm? - Muỗi dùng vòi để làm gì? - Con Muỗi di chuyển như thế nào? - GV theo dõi, nhận xét. HĐ2: Liên hệ thực tế GV nêu câu hỏi với các nội dung sau: - Muỗi sống ở đâu? - Tác hại của Muỗi? - Cách diệt trừ Muỗi? - Vào lúc nào em hay nghe tiếng Muỗi vo ve? - GV theo dõi các em thảo luận: - Cử 1 số đại diện lên trình bày: 1 em hỏi 1 em trả lời. - Nhận xét, tuyên dương. Kết luận: Muỗi đốt ta sẽ bị mất máu và Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác. Các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét. - Các em ngủ cần phải mắc màn, nhắc ba mẹ thường xuyên diệt Muỗi, phun thuốc trừ Muỗi. 3. Củng cố, dặn dò: GV nêu câu hỏi củng cố: - Muỗi là con vật có ích hay có hại? - Muốn tiêu diệt Muỗi ta phải làm gì? - Hãy nêu các bộ phận chính của con Muỗi Về nhà các em cần đề phòng , tránh không cho muỗi đốt,tiêu diệt muỗi thường xuyên. - Nhận xét tiết học. - HS cả lớp tham gia trò chơi. -Vì nó hút máu ta. - Có đầu, mình, chân và cánh. -Con Muỗi nhỏ. - Con Muỗi mềm. -Để chích vào da và hút máu - Bằng chân, cánh. - Thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm trả lời: Muỗi sống ở nơi ẩm thấp,tối tăm. Muỗi đốt sẽ truyền bệnh . Muỗi có hại. Phát quang bụi rậm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ -------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 28. I / Nhận xét ưu – khuyết điểm: 1.Hạnh kiểm: -Việc chấp hành nội quy trường lớp:Thời gian ra vào lớp, sinh hoạt đầu giờ, thể dục giữa giờ,sinh hoạt sao nhi đồng, mặc đồng phục. -Chấp hành ATGT. -Vệ sinh cá nhân,lớp học. 2.Học tập: -Học bài và làm bài ở nhà. -Xây dựng bài ở lớp, giúp đỡ bạn trong học tập. -có đầy đủ đồ dùng học tập, biết bảo quản đồ dùng, sách vở. -Tuyên dương những em có tiến bộ. -HD những em yếu về luyện đọc, viết, làm tính. II.Sinh hoạt ca múa hát TT. -Ôn hát , múa, trò chơi nhỏ. ---------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: