Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học B Long

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học B Long

Tieát 30: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)

I. MUÏC TIEÂU:

 - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

 - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 KNS*: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.

 - Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).

 - Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học B Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 30:
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
04/4/2011
SHĐT
Đạo đức
Tập đọc
Anh văn
Toán
30
30
59
59
146
Chào cờ
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 1)
Thuần phục sư tử
Ôn tập về đo diện tích 
Thứ 3
05/4/2011
Chính tả 
Toán
LT&C
Lịch sử 
Khoa học
30
147
59
30
59
Nghe - viết: Cô gái của tương lai
Ôn tập về đo thể tích 
MRVT: Nam và nữ
Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Sự sinh sản của thú
Thứ 4
06/4/2011
Toán
Âm Nhạc
Mĩ thuật
Tập đọc 
Địa lý
148
30
30
60
30
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (Tiếp theo)
Tà áo dài Việt Nam
Các đại dương trên thế giới
Thứ 5
07/4/2011
TLV
LT & C 
Toán
Anh văn
Khoa học
59
60
149
60
60
Ôn tập về tả con vật
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Ôn tập về đo thời gian 
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
Thứ 6
08/5/2011
Kể chuyện
TLV
Toán
Kĩ thuật
SHL
30
60
150
30
30
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tả con vật (kiểm tra viết)
Phép cộng
Lắp rô-bốt (tiết 1)
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 30:
Thöù hai, ngaøy 04 thaùng 4 naêm 2011
Tieát 30: SINH HOAÏT ÑAÀU TUAÀN 
_____________________________________________________
Moân: ÑAÏO ÑÖÙC
Tieát 30: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1) 
I. MUÏC TIEÂU:
 - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
 - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 KNS*: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
	 - Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
	 - Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
	 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ảnh trong bài.
- Sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi HS: 
+ Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
+ Việt Nam đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc từ khi nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK.
KNS*: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
* Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK 
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận và mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên. 
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV mời một số HS lên trình bày.
- GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK).
 KNS*: - Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Ý kiến (b), (c) là đúng.
+ Ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
HS trả lời: 
+ Liên Hợp Quốc được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945.
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Niu I-oóc.
+ Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
- HS xem ảnh và đọc thông tin trong SGK.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- 1 – 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS theo dõi trong SGK.
- Cá nhân.
- Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến: Đất trồng, rừng, đất ven biển, cát, mỏ than, mỏ dầu, gió, ánh sáng mặt trời, vườn cà phê, hồ nước tự nhiên, thác nước, túi nước ngầm.
- HS lắng nghe.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và bày tỏ thái độ, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. 
________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC
Tieát 59: THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. MUÏC TIEÂU: 
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	KNS*: - Tự nhận thức.
	- Thể hiện sự tự tin ( trình bày các ý kiến, quan điểm cá nhân).
	- Giáo tiếp.
II. ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC: 
Baûng phuï vieát ñoaïn luyeän ñoïc.
III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY- HOÏC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS đọc bài Con gái và trả lời câu hỏi: Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Các bài đọc Một vụ đắm tàu, Con gái đã cho các em biết về những bạn nữ, bạn nam có tính cách rất đẹp như: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và Mơ. Truyện dân gian A-rập - Thuần phục sư tử mà lớp ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu từ đâu.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: KNS*: - Tự nhận thức.
- GV yêu cầu:
+ Hai HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV yêu cầu từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn (lượt 1)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến vừa đi vừa khóc.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến chải bộ lông bờm sau gáy.
+ Đoạn 4: tiếp theo đến lẳng lặng bỏ đi.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc cho HS. Gv luyện từ khó Ha-li-ma, giúp đỡ, bí quyết, thuần phục, sợ toát mồ hôi
- GV yêu cầu từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn (lượt 2)
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, Đức A-la). 
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn văn. 
b) Tìm hiểu bài:
KNS*: - Thể hiện sự tự tin ( trình bày các ý kiến, quan điểm cá nhân).
GV hỏi: 
- Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì ? 
- Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào? 
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ? 
- Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
GV: Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-li-ma quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ.
- Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào ? 
- Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi” ? 
- Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
KNS*: - Giáo tiếp.
- GV yêu cầu một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc đoạn văn – căng thẳng, hồi hộp ở đoạn kể Ha-li-ma lần đầu gặp sư tử; trở lại nhẹ nhàng khi sư tử quen dần với Ha-li-ma; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn cả lớp nhớ câu chuyện, về nhà kể lại cho người thân; đọc trước bài “Tà áo dài Việt Nam”.
HS trình bày:
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang: vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm dám xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục. Coi thường Mơ chỉ vì bạn là con gái, không thấy những tính cách đáng quý của bạn thì thật bất công.
+ Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quý như Mơ, có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng vô lí, bất công và lạc hậu.
+ Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng mẹ cha. Dân gian có câu: Trai mà chi gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đồng thanh đọc.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- HS luyện phát âm từ khó.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- HS đọc phần chú giải và tìm từ khó.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
+ Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như lúc trước.
+ Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng bí quyết.
+ Vì điều kiện mà vị giáo sĩ nêu ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người, sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
+ Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cùng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
+ Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống và lẳng lặng bỏ đi.
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận. / Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma nên không tức giận khi nàng là người nhổ lông bờm của nó.
- Nhóm 2: HS đọc lại lời vị giáo sĩ nói với Ha-li-ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử; trả lời: bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng.
- Một tốp 5 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
____________________ ... HS trả lời:
- Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Làm việc theo nhóm.
HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận các câu hỏi.
Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Vì hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu.
+ Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy chúng săn mồi.
+ Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập.
Ÿ Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi:
Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
Hình 1b: Cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau (theo dấu hiệu của hổ mẹ), cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào.
+ Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây.
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con.
+ Hươu con vừa sinh ra đã biết đi và bú mẹ.
Ÿ Giải thích lí do khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy: Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo), không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- HS phân nhóm và phân vai.
Làm việc cả lớp.
- HS chơi trò chơi.
- Các nhóm HS nhận xét.
Thứ sáu , ngày 08 tháng 4 năm 2011
Môn: KỂ CHUYỆN
Tieát 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MUÏC TIEÂU:
 Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch ) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
II. ÂÄÖ DUÌNG DAÛY HOÜC: 
- Một số sách, truyện, bài báo, sách Truyện đọc lớp 5, viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 1 - 2 HS kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết KC tuần trước, các em đã nghe GV kể câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người tìm được câu chuyện hay; ai KC hấp dẫn nhất.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV cho một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV mời bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4.
- GV cho HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV hướng dẫn HS: Một số truyện được nêu trong gợi ý là truyện trong SGK (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Con gái, Lớp trưởng lớp tôi). Các em nên kể chuyện về những nữ anh hùng hoặc những phụ nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài nhà trường.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết này như thế nào theo lời dặn của GV; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài, người đó là ai. 
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV mời một HS đọc lại gợi ý 2. 
- GV yêu cầu mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- GV yêu cầu HS cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- GV cho HS thi KC trước lớp: 
+ HS xung phong KC. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
+ GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung câu chuyện - cách kể - khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em.
- 1 - 2 HS tiếp nối nhau KC trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trên bảng.
- 4 HS đọc tiếp nối các gợi ý: Tìm truyện về phụ nữ - Lập dàn ý cho câu chuyện - Dựa vào dàn ý, kể thành lời - Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Miệng.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu. 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Làm nháp.
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS thi KC trước lớp.
+ HS thảo luận về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
___________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tieát 58 Tieát 60: TẢ CON VẬT (kiểm tra viết)
I. MUÏC TIEÂU:
Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng 
II. ĐỒ DÙN DẠY HỌC:
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC:
HS nhắc lại tả con vật.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về tả con vật, đã luyện viết một đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- GV cho một HS đọc Đề bài và Gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV hướng dẫn HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mà em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về văn tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập một để làm BT1 - Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong HK I).
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS làm vở.
____________________________________________
Môn: TOÁN
Tieát 150: PHÉP CỘNG 
I. MUÏC TIEÂU:
 Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
 Cả lớp làm bài 1, bài 2 , bài 3 và bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1. Bài cũ:
- GV nêu phép tính.
+ Em hãy nêu các thành phần của phép tính?
+ Hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
GV ghi: a + b = b + a
+ Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
GV ghi: (a + b) + c = a + (b + c)
+ Hãy lấy 1 số bất kỳ cộng với số 0, em hãy nêu nhận xét?
GV ghi: a + 0 = 0 + a
2. Dạy bài mới:
Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV cho HS nêu qui tắc cộng 2 phân số cùng mẫu số - khác mẫu số.
+ Cách đặt tính phép cộng số tự nhiên – số thập phân.
- GV nhận xét.
 Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV treo bảng phụ ghi các tính chất của phép cộng.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập phép trừ (159).
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Làm bảng:
a) 986280
b) 
c) 
d) 1476,5
- Làm vở:
a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 + 1000 = 1689
b) (+) + = (+ ) +
 = + = 1 + = 1
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69
- Cá nhân:
a) x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
b) x = 0 (vì là số tối giản của )
- Làm vở:
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được:
 + = 
 = 50%
Đáp số: 50%
- 2HS đọc lại bảng tóm tắt. 
____________________________________________
Môn: KĨ THUẬT
Tieát 30: LẮP RÔ-BỐT ( Tieát 1)
I.MUÏC TIEÂU:
 - Choïn ñuùng, ñuû soá löôïng caùc chi tieát laép rô-bốt.
 - Bieát caùch laép vaø laép ñöôïc rô-bốt theo maãu. Rô-bốt lắp töông ñoái chaéc chaén.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Lắp máy bay trực thăng
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- GV nhận xét.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ lắp rô- bốt đây là sản phẩm gần gũi với tuổi thiếu nhi (đồ chơi) và đây cũng là sự tiến bộ của khoa học. Hôm nay các em sẽ học bài lắp rô-bốt.
b- Bài dạy: 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV trưng bày rô-bốt mẫu.
- Gọi HS dựa câu hỏi nêu ra các bộ phận chính của Rô-bốt.
Câu hỏi: 
+ Để lắp được Rô-bốt, theo em cần mấy phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a- Hướng dẫn chọn các chi tiết;
- GV chọn HS lên chọn các chi tiết và giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét các chi tiết của HS đã chọn.
b- Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a và cử 1 HS lên bảng lắp.
- GV hỏi: Để lắp chân rô-bốt ta chọn các chi tiết nào? Vị trí lắp.
- Cho cả lớp quan sát nhận xét bộ phận đã lắp xong.
- GV hướng dẫn lắp hai mặt trước hai chân rô-bốt.
- Lưu ý HS gắn vít phía trong trước.
* Lắp thân Rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV cử 1 em lắp mẫu.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c- Lắp Rô-bốt.
- Cho HS quan sát lại H1 và tiến hành lắp từng bộ phận để hoàn chỉnh Rô-bốt.
- GV theo dõi nhắc nhở HS:
+ Khi lắp Rô-bốt và giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân Rô-bốt phải dựa vào hình 1b.
- Kiểm tra sản phẩm.
d- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết xếp vào hộp.
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và lắp vào hộp.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại cách lắp ráp.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp Rô-bốt (tiết 2)
- Hát vui.
- 2 HS nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắp 6 bộ phận: chân, tay, đầu, thân, ăng ten và trục bánh xe.
- 2 HS lên chọn.
- HS cả lớp quan sát, 1 HS lên bảng lắp.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- HS quan sát và trình bày.
- 1 HS lắp mẫu:
+ Lắp đầu Rô-bốt.
+ Lắp tay Rô-bốt.
+ Lắp ăng ten.
+ Lắp trục bánh xe.
- HS quan sát hình 1.
- HS tháo rời chi tiết.
_____________________________________________
Tiết 30: SINH HOẠT LỚP
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 30CKTKNKNS20102011.doc