Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Tập đọc:

THUẦN PHỤC SƯ TỬ ( GIẢM TẢI: KHÔNG DẠY)

 ÔN LUYỆN Tập đọc: CON GÁI

I. Mục đích- yêu cầu

1- KT: Hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các từ ngữ khó.- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Có thể kể lại câu chuyện.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
**************************** 
 Tập đọc:
THUẦN PHỤC SƯ TỬ ( GIẢM TẢI: KHÔNG DẠY)
 ÔN LUYỆN Tập đọc: CON GÁI
I. Mục đích- yêu cầu
1- KT: Hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
2. Kĩ năng: 	Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các từ ngữ khó.- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Có thể kể lại câu chuyện.
3- Giáo dục HS yêu thích quan niệm đổi mới xoá bỏ tục trọng nam khinh nữ.
*KNS: Kĩ năng tự nhận thức (Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
-Ra quyết định
*PP: Đọc sáng tạo.Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện. Tự bộc lộ (HS suy nghĩ, tự rút ra bài học cho mình.
II. Đồ dùng dạy- học: 
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: SGK.
IIICác hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: không
2. Bài mới: Con gái
v	Luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài theo 5 đoạn
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai?
Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quý như Mơ. Có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng rất vô lí, bất công và lạc hậu.
-Nêu nội dung bài?
v Luyện đọc diễn cảm. (Giành nhiều thời gian.)
-Tìm giọng đọc của bài?
 + Ở đoạn 1, kéo dài giọng khi đọc câu nói của dì Hạnh: “Lại / một vịt trời nữa”.
 + Ở đoạn 2, đọc đúng câu hỏi, câu cảm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc của Mơ.
 + Đoạn 3, đọc câu nói của mẹ Mơ: “Đừng vất vả thế,/ để sức mà lo học con ạ!” với giọng âu yếm, thủ thỉ. Lời đáp của Mơ: “Mẹ ơi, con sẽ gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” đọc với giọng hồn nhiên, chân thật, trang trọng như môt lời hứa.
 + Đoạn 4, đọc nhanh, gấp gáp, thể hiện diễn biến rất nhanh của sự việc. Câu “Thật hú vía!” đọc chậm, nhấn giọng, như thở phào vì vừa thoát hiểm.
Giáo viên đọc mẫu 1, 2 đoạn.
Cho HS luyện đọc.
Yêu cầu HS Kể chuyện.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học sinh lắng nghe.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Có thể chia bài thành nhỏ để luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp theo cặp, đoạn.
Cả lớp đọc thầm theo
Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. Dân gian có câu: Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
-Câu chuyện khen ngợi bạn Mơ học giỏi chăm làm dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu của cha mẹ về việc sinh con gái.
- Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
HS Kể chuyện.
Học sinh nhận xét.
Học sinh nhắc lại nội dung.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Nhận xét tiết học
***************************
 Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
. Mục tiêu: 
1- KT: Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi giữa các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
2- KN:Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Làm được BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1). HSKG: BT2 (cột 2); BT3 (cột 2,3)
3- GD: Tính toán nhanh, cẩn thận, chính xác, khoa học, vận dụng tốt trong thực tế cuộc sống
 II . Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: 
6543m = km 
5km 23m = m
600kg =  tấn
2kg 895g =  kg
B/ BÀI MỚI : Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
C/ Củng cố - Dặn dò.
Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
Về nhà xem lại bài.
2HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề (hơn (kém) nhau 100 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
a) 1m2= 100dm2 =10000cm2 = 1000000mm2
 1ha = 10000m2
 1km2 = 100ha = 1000000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
 1m2 = 0,000001km2 
 1ha = 0,01km2 4ha = 0,04km2
Bài tập 3: lớp làm vào vở, hai HS lên bảng làm.
a) 65000m2 = 6,5ha; 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
b) 6km2 = 600ha; 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
 Khoa học:
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục tiêu: 
1- KT: HS biết thú là loài vật đẻ con. Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
2- KN: So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim. Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ
2- HS: lại kiến thức cũ, SGK, Hình trang 120, 121 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ BÀI CŨ:
H: Trình bày sự sinh sản của chim.
H: Chim mẹ nuôi chim con như thế nào?
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: nêu và ghi đề.
2.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1:Quan sát .
Yêu cầu HS quan sát H1, 2 thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
H: Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi ở đâu?
H: Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
H: Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú mẹ và của thú con?
H: Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
H: So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Gọi đại diện các nhóm trình bày
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Yêu cầu HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con theo mẫu sau :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
2 con trở lên
GV nhận xét ,chốt lại ý đúng.
2HS trả lời.
Vài HS nhắc lại đề bài.
HS quan sát H1, 2 thảo luận N2 trả lời các câu hỏi. 
TL: bào thai của thú được nuôi ở trong bụng mẹ.
TL: đầu, chân, mình
TL : Thú con mới sinh đã có hình dạng giống thú mẹ.
TL : Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.
TL : Khác : chim đẻ trứng rồi mới nở con. Hợp tử của thú phát triển trong bụng mẹ Giống: cả chim và thú đều nuôi con
Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung .
HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng
2 con trở lên
Hổ, chó, mèo, 
C/ Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS Sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của thú.
Chuẩn bị bài : Sự nuôi và dạy con của một số loài thú..
CHIỀU:
 Chính tả (Nghe- viết) 
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu
1- KT: Nghe - viết bài chính tả bài Cô gái của tương lai
2- KN: Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. Viết đúng những từ ngữ dễ viết sai VD : in-tơ-nét, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT 2 và 3)
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài. Ghi đầu bài
2.Hướng dẫn HS nghe -viết chính tả.
GV đọc đoạn bài chính tả Cô gái của tương lai.
H: Đoạn văn kể điều gì?
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con, nháp 
Cho HS đọc lại các từ vừa viết.
Gv lưu ý HS cách trình bày đoạn văn.
GV đọc cho HS viết bài.
GV đọc lại bài cho HS soát lỗi chính tả
GV chấm khoảng 5 bài.
GV sửa chữa các lỗi HS thường mắc 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2:Yêu cầu HS nêu đề bài, cho hs ghi lại các tên in nghiêng đó – chú ý viết hoa cho đúng. Cho HS giải thích cách viết.
Cho hs đọc lại các tên đã viết đúng.
Bài tập 3: Cho HS đọc đề, thảo luận và trình bày miệng.
C/ Củng cố - Dăn dò
Nhận xét chung tiết học.
Về nhà chữa lỗi viết sai vào vở.
2HS lên bảng viết.
HS theo dõi trong SGK.
1HS đọc to bài chính tả.
TL: Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
2HS lên bảng viết từ khó, lớp viết vào nháp: in-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên, trôi chảy.
HS đọc từ khó.
HS lắng nghe.
HS viết chính tả .
HS đổi vở soát lỗi .
Bài tập 2: HS đọc đề bài, cho hs ghi lại các tên in nghiêng đó, lớp làm vào vở, lần lượt HS nêu ý kiến.
TL: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất.
HS đọc lại các tên đã viết đúng.
*Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài tập 3: HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi và trình bày miệng kết quả:
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng 
b) Huân chương Quân công là huân chương cho  trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương cho  trong lao động sản xuất.
.
Tiếng việt: ÔN LUYỆN
LUYỆN TẬP VỀ VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI.
I. Mục tiêu
1- KT:Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
2- KN:Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
3- GD: Tính cẩn thận, chính xác, vận dụng tốt trong thực tế cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK. Nội dung ôn tập.
2- HS: Vở, SGK, vở nháp, ôn lại kiến thức cũ. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em treo đổi với nhau về việc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một  ...  cách cộng phân số, số thập phân và làm vào vở, nêu kết quả:
a) 986280 d) 1476,5 
b) c) 
Bài tập 2 : HS đọc đề. HS tự làm vào vở. Gọi HS lên sửa bài trên bảng
a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125)
 = 689 +1000 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69 
 = 38,69
Bài tập 3 : Nêu đề bài. Lớp thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở, nêu miệng: x = 0
Bài tập 4 : Hs đọc đề. Lớp nêu cách làm. Gọi 1Hs nêu miệng bài làm:
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được :
(thể tích bể)
 Đáp số : 50% thể tích bể
............................................................................
Tập làm văn
TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
I. Mục tiêu: 
1- KT: Viết bài văn tả con vật
2- KN: Viết được bài văn tả con vật có bố cục rừ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. 	
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK.
2- HS: Vở, SGK, dàn ý của đề bài mình sẽ viết. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra: 
Sự chuẩn bị của HS
B/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài. Ghi đề bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài.
Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
Yêu cầu HS đọc lại dàn ý của bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu tên con vật mình chọn tả.
Gv hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho Hs. Lưu ý HS: cần chọn những nét đặc trưng về hình dáng, hoạt động của con vật để tả
3. HS làm bài
Hs nhớ lại và viết vào bài kiểm tra, Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
C/ Củng cố - Dăn dò: GV thu bài
-Chuẩn bị : Ôn tập về tả cảnh
Trình các dàn ý.
Nhắc lại đề bài .
2 HS đọc to, lớp theo dõi SGK:
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
2HS đọc gợi ý trong SGK.
HS đọc lại dàn ý của bài tả đồ vật
Vài HS nhau nêu tên con vật mình chọn tả.
HS viết bài vào vở . 
Nộp bài.
............................................................................
CHIỀU: Kĩ thuật
LẮP RÔ BỐT (tiết 1)
I. Mục tiêu
1- KT: HS cần biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
2- KN: Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn. Rốn luyện tớnh khộo lộo và kiờn nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
- HS khéo tay : Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rụ-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Mẫu rụ-bốt lắp sẵn..SGK, bộ lắp hgộp mụ hình kĩ thuật.
2- HS: Vở, SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
2. Lên lớp.
*/ Giới thiệu bài.
- Người ta sản xuất rô-bốt ( còn gọi là người máy) để giúp việc nhà hoặc làm một số công việc khó khăn trong nhà mày , trong hầm mỏ...
*/ Hoạt động1: Quan sát nhận xét mẫu.
- GV cho hs quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
H: Để lắp rô-bốt cần có mấy bộ phận?
H: Hãy kể tên các bộ phận?
*/ Hoạt động 2: HD các thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV: Gọi 1-2 hs gọi tên, chọn đúng đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
b. Lắp từng bộ phận.
+ Lắp chân rô-bốt 
+ Lắp thân rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát h3 để trả lời các câu hỏi.
H: Dựa vào h3 em hãy cọn các chi tiết và lắp thân rô-bốt.
+. Lắp đầu rô-bốt. ( h4 SGK)
+ Lắp các chi tiết khác.
- Lắp tay,ăng ten, trục bánh xe.
c. Lắp ráp rô-bốt.(h1 SGK)
- Trong các bước lắp GV cần chú ý.
 + Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ.
 + Lắp ăng ten vào rô-bốt
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
C/ Củng cố - Dăn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- hs chuẩn bị bộ lắp ghép
- Để lắp rô-bốt cần có 6 bộ phận.
- Chân rô-bốt , thân rô-bốt , đầu rô-bốt , tay rô-bốt , ăng ten rô-bốt , trục bánh rô-bốt .
- Các em khác quan sát bổ sung cho hoàn thiện.
- HS quan sát H2a và lắp mặt trước và sau của chân rô-bốt.
 - Các em khác quan sát bổ sung cho hoàn thiện.
- HS lên lắp các em khác nhận xét và bổ sung.
-HStheo dõi.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
.
Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
I. Mục tiêu: 
1- KT: Sau bài học, HS cú thể nhớ tên 4 đại dương trên thế giới : Thái Bỡnh Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bỡnh Dương là đại dương lớn nhất.
2- KN: Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu. Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tỡm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK.Quả địa cầu. Bản đồ thế giới.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KIỂM TRA:
H: Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương?
H: Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và tự nhiên của châu Nam Cực?
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương
GV cho học sinh quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận và làm bài tập sau:
H : Kể tên các đại dương trên thế giới?
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Cho đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. GV tổng hợp, bổ sung
Hoạt động 2 : Một số đặc điểm của các đại dương.
Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
H: Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích.
H: Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
C/ Củng cố - Dăn dò
H: Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
Dặn HS chuẩn bị bài sau
2 HS trả lời.
HS quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận nhóm 4 và trả lời:
TL: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại 
dương
Thái Bình Dương
Châu Á, Mĩ, Đại Dương,
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Châu Á, Phi, Đại Dương, Nam Cực
Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Châu Âu, Mĩ, Phi, Nam Cực
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Châu Âu, Á, Mĩ
Thái Bình Dương
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
TL : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
TL : Thái Bình Dương.
2 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
1 HS trả lời .
. 
Tiếng việt: ÔN LUYỆN
Luyện tập Mở rộng vốn từ: Nam và Nữ; Ôn tập dấu phẩy
I. Mục tiêu: 
1- KT: Giúp học sinh giải nghĩa một số từ thuộc chủ đề nam và nữ, ô lại tác dụng của dấu phảy vào trong đoạn văn.
2- KN: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Biết tìm chỗ dấu phảy sai và sửa lại cho đúng. Biết viết một đoạn văn có sử dụng dấu phảy.Hiểu được nội dung các thành ngữ Hán Việt về chủ đề nam và nữ.
3-Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng các từ trong chủ đề Nam hay Nữ trong khi sử dụng.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu tác dụng của dấu phảy.
3. Dạy học bài mới: 
ïGiới thiệu bài:
ï Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Chọn nghĩa tương ứng với mỗi từ sau: Độ lượng; Nhường nhịn; Nhân hậu:
a, nhận từ và hiền hậu
b,rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm
c, chịu phần thiệt thòi về mình để người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Nêu cách hiểu của mình về nội dung các thành ngữ Hán Việt dưới đây: 
a, Nam thanh nữ tú
b, Nam phụ lão ấu
c, Tài tử giai nhân
Nhận xét, đánh giá
 Bài 3:Trong đoạn văn dưới đây có 5 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai: 
“ Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiêsc gương bầu dục lớn, sang long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.”
* Chấm, chữa bài.
Bài 4: 
a, Đặt câu có dấu phẩy ở bộ phận chủ ngữ
b, Đặt câu có dấu phẩy ở bộ phận vị ngữ
c, Đặt câu có dấu phẩy giữa trạng ngữ và cụm chủ - vị
d, Đặt câu có dấu phẩy ở giữa hai vế câu ghép
Chấm, chữa bài, nhận xét
2 em nêu
Nghe
Đọc đề, làm bài vào nháp, báo cáo: 
-Độ lượng: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm
- Nhân hậu: nhận từ và hiền hậu
.
Đọc đề, trao đổi trong nhóm về nội dung các câu thành ngữ; Báo cáo: 
a, Nam thanh nữ tú: Trai gái trẻ đẹp, thanh lịch.
b, Nam phụ lão ấu: tất cả mọi người gồm gái, trai, già, trẻ
c, Tài tử giai nhân: trai tài gái đẹp tương xứng.
Đọc đề và làm bài vào vở: “ Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.”
Đọc đề và làm bài vào vở 
4. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét giờ
- Giao bài về nhà: đặt câu có một dấu phẩy, hai dấu phẩy; ba dấu phẩy.
***********************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
 I.Mục tiêu: 
 - giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Phương hướng tuần tới 
 II/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1:.- GV yêu cầu chi đội trưởng, chi đội phó...nhận xét các hoạt động trong tuần qua
2:Yêu cầu các em nêu ý kiến :
 -Về học tập
 -Về nề nếp
 - Rèn chữ- giữ vở
 -Kiểm tra các chuyên hiệu
3*Gv nhận xét chung:Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa Đội,trường, lớp
- Các em đã lập thành tích chào mừng các ngày lễ.
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 -Khăn quàng, mũ ca lô khá đầy đủ.
 -Đồng phục đúng quy định.
3/ Phương hướng tuần tới:
 - Tiếp tục kiểm tra các chuyên hiệu.
 - Khăn quàng, mũ ca lô đầy đủ
 - Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch 
sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ- giữ vở.
 - Ôn tập các bài múa hát tập thể.
- Kiểm tra chéo vệ sinh cá nhân:tóc, móng tay...
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Thi đua tuần học tốt chào mừng ngày 30/4.
-Ôn tập kiến thức nâng cao để thi HS giỏi cụm đạt kết quả cao.
- HS nhận xét
-Ý kiến cácem
- Nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docL5 TUAN 30 2 BUOI GIAM TAIKNS CKT.doc