Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường TH 1 Sơn Tiến

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường TH 1 Sơn Tiến

Tập đọc

Công việc đầu tiên

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách của nhân vật

- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III. Hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ (5')

-2 HS đọc nối tiếp bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi:

+ Chiếc áo dài VN đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ VN xưa?

+Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?

- GV nhận xét và ghi điểm

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường TH 1 Sơn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
Hoạt động chung toàn trường
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách của nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ (5')
-2 HS đọc nối tiếp bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi:
+ Chiếc áo dài VN đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ VN xưa? 
+Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài? 
- GV nhận xét và ghi điểm 
1. Bài mới:
- GV giới thiệu về bà Nguyễn Thị Định qua tranh ở sách giáo khoa (1')
-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (27')
HĐ1: Luyện đọc:
- 2 HS khá đọc toàn bài 
- 1 HS đọc chú giải ở SGK 
- GV cho HS quan sát tranh minh họa 
- GV chia đoạn ( Bài đọc chia làm 3 đoạn) 
Đoạn 1: Từ đầu....không biết giấy gì?
Đoạn 2: Tiếp...chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Phần còn lại.
 -Luyện đọc từ ngữ khó: Ba Chẩn, truyền đơn, quảng cáo, thấp thỏm, hớt hải...
- HS đọc nối tiếp đoạn (4-5 lượt). GV theo dõi và kết hợp sửa sai cách đọc cho HS 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một, hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: 
 - Gọi 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
 + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
( Rải truyền đơn) 
 + Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
( út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn ) 
 + Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? 
( Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. .)
 + Vì sao út muốn được thoát li? 
( Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng) 
GV gợi ý để học sinh chốt lại nội dung 
 HĐ3: Đọc diễn cảm: 
-3 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. Gv giúp các em đọc thể hiện đúng
lời nhân vật 
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 
- Các nhóm thi đọc diễn cảm 
 	 3. Củng cố, dặn dò (2')
-HS nhắc lại nội dung bài đọc 
 	 -Gv nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau
____________________________________________
Chính tả
Nghe- viết: Tà áo dài Việt nam
I. Mục tiêu:
1.Nghe- viết đúng chính tả bài: Tà áo dài Việt Nam. 
2. Viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương ( BT 2, 3 a hoặc b). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2 
- 3 bảng nhóm để viết các tên in nghiêng ở BT3 
III. Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ (5')
-1 HS đọc lại cho 3 bạn viết bảng lớp, HS còn lại viết vào nháp các từ sau: 
Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động.
- HS viết xong, GV hỏi thêm: Đó là những Huân chương như thế nào, dành tặng ai? 
-GV nhận xét và ghi điểm 
 2 Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: (1')
HĐ2:Hướng dẫn HS nghe-viết: (17')
- GV đọc đoạn viết. Cả lớp theo dõi SGK 
- GV hỏi: Đoạn văn kể điều gì?( HS nêu - GV nhận xét) 
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số
( 30, XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả. 
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết bài 
- Chấm chữa bài. Nêu nhận xét 
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài chính tả (10')
Bài tập 2: 
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV lưu ý HS về yêu cầu của bài tập 
- HS làm việc cá nhân vào vở BT 2 HS làm việc vào bảng phụ 
- HS treo bảng phụ trình bày. Cả lớp và GV nhận xét ghi điểm 
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- Một HS đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. 
- Cả lớp suy nghĩ, sữa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. Ba HS làm bài vào bảng phụ 
- Nhận xét và chữa bài 
3 Củng cố, dặn dò: (2')
 Nhận xét giờ học
	Dặn ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương 
Toán
Phép trừ
I. Mục tiêu:
Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ để cho HS chữa bài 
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ (5')
-1 HS giải bài tập 4 SGK:
Giải 
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là: 
 + = ( thể tích bể) 
 = 50 % 
Đáp số: 50 % thể tích bể 
-GV nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới: (28')
 	 - Gv nêu lên bảng: a - b = c
- HS nêu tên các thành phần của phép trừ 
- Gv lưu ý: a – a = 0
	 a – 0 = a 
 Bài tập 1: 
- GV hướng dẫn mẫu:
+ Thực hiện phép trừ
+ Dùng phép tính thử lại kết quả
- HS tự làm vào vở các bài còn lại
- 2 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài tập 2:
- GV chép 2 bài lên bảng và yêu cầu HS yếu xác định vị trí của x trong mỗi phép tính
- 2 HS yếu lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài tập 3: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài toán 
HS tự tìm hiểu rồi giải bài toán vào vở, một HS giải ở bảng phụ 
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Giải
	 	 Diện tích đất trồng hoa là: 
	 	 540,8 - 385,5 = 155,3 ( ha) 
	 	 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 
	 540,8 + 155,3 = 696,1 ( ha) 
	 Đáp số: 696,1 ha.
3.Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS làm bài tập ở VBT 
Khoa học
Bài 61: Ôn tập: Thực vật và động vật
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II-Hoạt động dạy học.
A-Bài cũ:
-Nói những điều em biết về hổ?
-Nói những điều em biết về hươu?
-Tại sao khi hươu con mới được 20 ngày tuổi,hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
B- Ôn tập.
HĐ 1: HS hoàn thành bài tập.
Bài 1: Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy) để điền vào chỗ ... trong các câu cho phù hợp.
Hoa là cơ quan ..... của những thực vật có hoa.Cơ quan.....đực gọi là......,cơ quan sinh dục cái gọi là.........
Bài 2: Đánh dấu X vào cột cho phù hợp.
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt
Hướng dương
Ngô
Bài 3:Chọn các từ, cụm từ trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào ....trong các câu sau.
-Đa số các loài vật chia thành hai giống........................Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra......................Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra.......
-Hiện tợng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự........................Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành.............,mang những đặc điểm của bố và mẹ.
Bài 4: Đánh dấu X vào cột cho phù hợp.
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
Chim cánh cụt
Hươu cao cổ.
HĐ 2: HS chữa bài.
-Hai HS ngồi cùng bàn đổi bài cho nhau để chữa bài.
-GV thu bài kiểm tra việc chữa bài,chấm bài của HS.
III-Củng cố,dặn dò: Nhận xét bài làm của HS.
Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
 - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình
*Các KNS được giáo dục
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán , đánh gia những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than hoặc dầu mỏ, rừng cây, ...) hoặc các cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III/ Hoạt động dạy học.
1) Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
	- GV nhận xét, ghi điểm	 
2) Bài mới (28')
 HĐ1: Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ GV phát phiếu học tập (ghi sẵn bài tập 4 SGK)
+ Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Gọi HS lên trình bày kết quả.
+ HS khác bổ sung - GV kết luận.
HĐ2 : Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết cách xử lí phù hợp trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Rèn kĩ năng ra quyết định.
- GV treo bảng phụ ghi các tình huống.
- Một số HS đọc tình huống.
- Yêu cầu thảo luận nhóm để giải quyết tình huống.
TH1: Lớp em được đến thăm quan ở một khu rừng. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng mang về làm kỉ niệm. Em sẽ làm gì ?
TH2: Nhóm bạn An đi píc níc ở biển, vì mang nhiều đồ thức ăn nặng quá. An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu nhóm sắm vai thể hiện cách xử lý tình huống.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý.
- GV kết luận:
HĐ3: Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên ở địa phương
Mục tiêu: HS biết trình bày và đánh giá các thông điệp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cam kết thực hiện.
-HS báo cáo tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
-Sau khi nghe bạn báo cáo về tài nguyên rừng ở địa phương,HS khác có thể hỏi bạn:
+Rừng địa phương mình có những loại cây gì?
+Rừng mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
+Bạn có biết nhân dân ta đã biết bảo vệ rừng hay chưa?
-Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV bổ sung, kết luận
3. Nhận xét, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà biết làm những việc phù hợp với khả năng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán. 
* Bài tập cần làm: 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ để HS chữa bài 
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng chữa bài tập 2; 3 ở VBT
- GV nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới: 
 GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK:
Bài tập 1:
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Lớp và GV nhận xét
Bài tập2:
- GV hỏi : Để thực hiện bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào ... ừ giấy khổ to chuẩn bị cho bài tập 1, 3
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5')
2 HS đặt câu với một trong các câu tục ngữ ở bài tập 2 tiết trước
GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: (1')
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập (27')
Bài tập 1:
- 2 học sinh đọc to yêu cầu bài tập 1, lớp đọc thầm
- 2 học sinh nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy
 - GV mở bảng phụ ghi tác dụng của dấu phẩy - 1 học sinh đọc lại
- HS làm bài - 3 học sinh làm vào phiếu - giáo viên kèm HS yếu
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhận xét bài bạn ở phiếu - GV chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, lớp đọc thầm chuyện vui "Anh chàng lán lỉnh" 
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đã đồng ý cho làm thịt con bò?(Bò cày không được, thịt)
+ Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng?(Bò cày, không được thịt)
- HS các nhóm trình bày
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
Bài tập 3:
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3, lớp đọc thầm
* GV lưu ý học sinh: Đọc kỹ đoạn văn để phát hiện 3 dấu phẩy đặt sai vị trí để sửa lại cho đúng.
-HS đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ, làm bài
- 2 học sinh làm ở phiếu - lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải
- 1 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã sửa đúng dấu phẩy
3. Củng cố, dặn dò:(2')
GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy.
____________________________________
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS cũng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kỹ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5')
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3 VBT
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS chuyển từ phép cộng sang phép nhân rồi tính
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Cách làm: 6,75 + 6,75 + 6,75 = 6,75 x 3 = ?
 	 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 = 7,14m2 x (1 + 1 + 3 ) = 7,14m2 x 5
Bài 2: 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài 3: HS đọc bài toán
- Gọi 2 HS đọc bài toán 
 - 1 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Giải
 Cuối năm 2001 số dân của nước ta là
 77515000 + 77515000 : 100 x 1,3 = 78522695 (người)
 Đáp số: 78522695 (người)
3. Củng cố dặn dò (2')
GV nhận xét tiết học
Dặn HS hoàn thành bài tập chuẩn bị bài phép chia
 Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Ôn tập và tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 4 đề văn
- Tranh ảnh gắn với các cảnh ở 4 đề
- Giấy khổ to, bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh ở tiết trước
HS nhận xét GV cho điểm
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
* Chọn đề bài
1 học sinh đọc nội dung BT1
GV nhắc lại yêu cầu BT1.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS nhận xét
* Lập dàn ý
-2 học sinh đọc gợi ý ở SGK
GV nhắc nhở HS
4 HS làm 4 đề ở giấy khổ to - lớp viết dàn ý
4 HS dán bài lên bảng lớp - HS và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý
HS tự sửa bài viết của mình
* Trình bày miệng:
HS theo nhóm 4 trình bày nhận xét lẫn nhau
Đại diện các nhóm thi trình bày - lớp nhận xét - bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học và dặn HS chỉnh sửa dàn ý chuẩn bị viết bài ở tiết tuần 32
___________________________________
Địa lí
Địa lí địa phương
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS nắm được một số hiểu biết về địa lí tỉnh Hà Tĩnh:
- Vị trí địa lí, biên giới, địa giới, diện tích.
- Địa hình, khoáng sản.
- Dân cư, khí hậu
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam	
III. Hoạt động dạy học:
1. Vị trí địa lí: 
GV giới thiệu:
- Hà Tĩnh nằm ở phần giữa của Bắc Trung Bộ.
Cực Bắc thuộc xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.
Cực Nam thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.
Cực đông thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.
Cực tây thuộc xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn.
Phía nam giáp với tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km. 
Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An: 88 km. Phía đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 137 km từ xã Xuân Hội đến xã Kì Nam. Phía tây giáp nước Lào, chiều dài đường biên giới 170 km.
Diện tích tỉnh Hà Tỉnh: 6 053 km2, thuộc vào tỉnh có diện tích trung bình trong cả nước.
 HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK hoặc quả địa cầu, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy:
2. Địa hình khoáng sản: 
Bước 1: HS trong nhóm thảo luận nhiệm vụ: * Địa hình
Hãy mô tả địa hình tỉnh ta và nêu những đặc điểm chính?
- Địa hình Hà tĩnh nét nổi bật là đồi núi chiếm diện tích lớn.
- Đồng bằng nhỏ hẹp lại bị ngăn cách bởi các dãy núi nằm rải rác trên địa bàn cả tỉnh.
- Các khu vực địa hình :
a. Dãy Trường Sơn.
b. Khu vực đồi núi thấp.
c. Đồng bằng.
Bước 2: HS trong nhóm thảo luận nhiệm vụ: * Khoáng sản
- Tỉnh ta có những loại khoáng sản nào? ( mỏ sắt ở Thạch Khê, Than ở Hương Khê, Phốt pho rít ở Hương Khê, Ê-mê-nhíp có ở ven biển Cẩm Xuyên, Kỳ Anh trữ lượng khoảng 2 triệu tấn.
Đại diện các nhóm trả lời.
- Cả lớp bổ sung.
3, Tìm hiểu về dân cư và khí hậu:
- Hà Tĩnh có 1.227.554 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009),
- Nằm trong khu vực nhiệt đới giú mựa, ngoài ra Hà Tĩnh cũn chịu ảnh hưởng của khớ hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khớ hậu nhiệt đới điển hỡnh của miền Nam và cú một mựa đụng giỏ lạnh của miền Bắc, nờn thời tiết, khớ hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh cú hai mựa rừ rệt:
Mựa mưa: Mưa trung bỡnh hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần thỏng 8, thỏng 9 và trung tuần thỏng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm.
Mựa khụ: Từ thỏng 12 đến thỏng 7 năm sau. Đõy là mựa nắng gắt, cú giú Tõy Nam (thổi từ Lào) khụ, núng, lượng bốc hơi lớn.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Toán
Phép chia
I/ Mục tiêu: Giúp HS cũng cố kỷ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II/ Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
HĐ1: Ôn tập về phép chia.
1, Phép chia hết: a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần trong phép chia trên
- Nêu cách tìm số chia khi biết số bị chia và thương; tìm số bị chia khi biết số chia và thương
- GV lưu ý HS:
+ Số chia phải khác 0
+ a : 1 = a
+ a : a = 1 (a khác 0)
+ 0 : b = b (b khác 0)
2. Phép chia có dư: a : b = c + r
+ HS nêu các thành phần trong phép chia trên
+ GV lưu ý HS: Số dư phải bé hơn số chia
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: 
- GV hướng dẫn mẫu HS làm bài theo mẫu.
- 2 HS lên bảng làm ở bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
- HS rút ra nhận xét tìm 
+Trong phép chia hết a : b = c ta có a = c x b ( b khác 0)
+Trong phép chia có dư a : b = c (dư r) ta có a = c x b +r (0<r<b)
Bài 2: 
- HS tự làm rồi chữa bài ở bảng
Bài 3: 
-HS nêu cách nhẩm, chẳng hạn: 
 Ví dụ: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44
- HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét
 Bài 4:(Dành cho HS khá, giỏi) 
- HS nhắc lại tính chất:
 (a + b) : c = a : c + b : c
- 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
 GV chấm một số bài - nhận xét
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học 
- dặn HS hoàn thành bài tập.
Khoa học
Môi trường.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Có khái niệm ban đầu về môi trường.
-Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống.
II-Đồ dùng: Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: (5')
-Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật?
-Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
-Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và nhờ côn trùng mà em biết?
-Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và đẻ con mà em biết?
 2.Bài mới:
*HĐ1: Môi trường là gì? (8')
-HS hoạt động theo nhóm 4: Đọc thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK.
-HS đọc các thông tin trong mục thực hành.
-HS chữa bài tập,GV dán 4 hình minh họa trong SGK.
-HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng.
+Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
+Môi trường là gì?
*HĐ2: Một số thành phần của môi trường địa phương.(8')
-HS thảo luận cặp đôi,trả lời câu hỏi:
+Bạn đang sống ở đâu? (xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)
+Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
-HS phát biểu và nhận xét chung về môi trường địa phương.
*HĐ3: Môi trường mơ ước.(12')
-GV tổ chức cho HS vẽ tranh về chủ đề Môi trường mơ ước.
-GV gợi ý:
+Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào?ở đó có các thành phần nào?Hãy vẽ những gì mình mơ ước?
-Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp.
 3.Củng cố,dặn dò: (2')
-GV nhận xét tiết học.
-Hoàn thiện bức tranh về môi trường mơ ước.
_______________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 31.
- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 32.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Hoạt động dạy - học:
 1.: Nhận xét tuần 31
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.( HS nêu miệng.HS khác bổ sung)
-Lớp trưởng nhận xét
-Tổ trưởng nhận xét 
 * Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 Như: Học bài cũ, bài mới, sách vỡ, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........
* Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản......
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
2. GV phổ biến kế hoạch tuần 32
- Kế hoạch học tập
- Kế hoạch lao động vệ sinh
- Kế hoạch sinh hoạt Đội
_______________________________________
Địa lí
Tìm hiểu địa hình , diện tích, dân số xã sơn tiến
I, Mục tiêu.
Giúp HS nắm vững kiến thức về địa hình, diện tích và dân số xã Sơn Tiến trong năm 2009.
Giáo dục HS tình yêu quê hương, làng xóm.
II, Cách tiến hành.
1, Giới thiệu bài
2, Thực hành.
_ Hãy nêu nhữnh đặc điểm của địa hình xã Sơn Tiến.
- Diện tích xã Sơn Tiến là bao nhiêu?
- Toàn xã Sơn Tiến có bao nhiêu người?
- Dân cư xã Sơn Tiến phân bố như thế nào? Độ tuổi?
- Tình hình kinh tế của người dân ra sao?
+ Em sẽ làm gì để quê hương ngày càng giàu đẹp hơn?
HS trả lời.
GV chốt lại.
3, Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 31 lop 5.doc