Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Thọ Bình A

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Thọ Bình A

TẬP ĐỌC

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II – CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

A. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )

- Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. Bài mới:

 Giới thiệu bài (1)

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Thọ Bình A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I- Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II – chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
- Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
 Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
a) Luyện đọc
 - Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
 - Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ khó : Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
 - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn (2-3 lượt). đoạn 1 (từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài)
 - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trng buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
 + Lời anh Ba- ân cần khi nhắc nhở út; mừng rỡ khi ngợi khen út.
 + Lời út-mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
b) Tìm hiểu bài
 - Đọc thầm bài văn và cho biết :
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Rải truyền đơn)
 - Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?( út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn).
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?(Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.)
-Vì sao chị út muốn được thoát li?(Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng)
 GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làmcho cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
 - HS nêu ND chính bài văn. 
c). Đọc diễn cảm
- Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị út). GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- út có rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tân tay thì em một mực nói rằng! có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
*Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 - HS nhắc lại nội dung bài văn.
 - GV nhận xét tiết học 
___________________________________
Toán 
Tiết 151: Phép trừ
I. Mục tiêu: 
 Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học: 
*Hoạt động 1:(10’) Ôn về phép trừ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ. 
 + Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
 + Một số tính chất của phép trừ ... (như SGK)
*Hoạt động 2: (30’)Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự tính, thử lại rồi chữa bài(theo mẫu).
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
- Khi chữa bài nên cho học sinh củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ, chưa biết. 
Bài 3: Cho học sinh tự giải rồi chữa bài. 
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha.
Nhận xét tiết học.
______________________________
Đạo đức
Bài 13 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tiết 2:
*Hoạt động 1: (20’)Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương
1. Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh minh hoạ.
2. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Giáo viên nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
 - Mỏ than Quảng Ninh;
 - Dầu khí Vũng Tàu;
 - Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
*Hoạt động 2: (10’)Thảo luận nhóm theo bài tập 5, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo luận bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận .
3. Đại diện cho từng nhóm lên trình bàu.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên kết luận: Có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
*Hoạt động 3: (10’)Thảo luận nhóm theo bài tập 6, SKG.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm 
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên lết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
_____________________________________
Tiếng Việt:
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
 Củng cố cho HS nắm chắc nội dung bài “ Công việc đầu tiên” thông qua việc luyện đọc và trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt đọng dạy học:
 - Gv tổ chức cho HS luyện đọc bài cá nhân, nhóm đôi.
 - GV theo dõi uốn nắn học sinh còn đọc sai.
 - Gv gọi các nhóm đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - HS cùng GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm nhất.
 - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi sau:
1. Câu nào trong bài cho biết chị út theo gương cha đi làm Cách mạng ?
2. Những chi tiết nào cho biết chị út rất thận trọng khi nhận và thực hiện công việc Cách mạng giao ?
3. Chị út muốn thoát li hẳn để làm gì ?
 - HS suy nghĩ làm bài vào vở. HS làm bài xong GV gọi HS lần lượt chữa bài.
 - HS khác nhận xét. GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2010
chính tả
Nghe – viết : tà áo dài việt nam
I- Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng chính tả. 
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương (Bt2, BT3a hoặc b).
II – chuẩn bị:
	-Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
Một HS đọc lại cho 2-3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết Chính tả trước (Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động). HS viết xong, GV có thể hỏi thêm: Đó là những huân chương như thế nào, dành tặng cho ai?
B. Bài mới:
 Giới thiệu bài: (1’) GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe viết (22 phút )
 - GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì?(Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.)
 - HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (39, XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả.
 - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 11 phút )
Bài tập 2 
 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV nhắc HS :Tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng đặt trong ngoặc đơn viết hoa chưa đúng. Nhiệm vụ của các em là: sau khi xếp tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, phải viết lại các tên ấy cho đúng.
 - HS trao đổi nhóm cùng bạn. 
 - HS làm bài trên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo 2 tiêu chuẩn:
+ Có xếp đúng tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng không?
+ Viết hoa có đúng không?
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Giải thưởng trọng các kí thì thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba: Huy chương Đồng
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
-Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
Bài tập 3
 - Một HS đọc nội dung BT3
 - Một HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
 - Cả lớp suy nghĩ, sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
 - HS thi tiếp sức – mỗi em tiếp nối nhau sửa lại tên 1 danh hiệu hoặc 1 giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niệm chương. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm sửa đúng, sửa nhanh cả 8 tên:
 a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáodục, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc t rẻ em Việt Nam.
 b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
c) Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. HTL bài thơ Bầm ơi cho tiết Chính tả sau.
_________________________________
Toán
Tiết 152: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Biết vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. Các hoạt động dạy học: 
*Hoạt động 1: (10’)Ôn về phép cộng, phép trừ.
- Cho học sinh nêu tính chất của phép cộng, phép trừ. 
- Cho học sinh lên viết tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
a + b = b + a
 (a + b) + c = a + (b + c)
*Hoạt động 2(30’) Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn: 
a. ;
b. .
Bài 3: (Nếu còn thời gian cho HS làm thêm).Cho học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài.Chẳng hạn: 
Bài giải:
Phân số chỉ số phần trăm tiền lương gia đình đó chi tiêu hằng tháng là:
(số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình dó để dành là:
(số tiền lương)
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 ( đồng).
 Đáp số: a) 15% số tiền lương; b) 600 0 ...  là đáp án:
 Hình 1- c; hình 2-d; hình 3- a; hình 4-b.
 - Tiếp theo, GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
Kết luận:
 - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta: những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..)
*Hoạt động 2: (20’) thảo luận 
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
___________________________________
Thứ sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
ôn tập về tả cảnh
I- Mục đích yêu cầu: 
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập được tương đối rõ ràng.
II – chuẩn bị:
 - Bảng lớp viết 4 đề văn.
 - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
iii- các hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I- BT1, tiết TLV trước.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện tập ( 33 phút )
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu (cảnh một ngày mới; cảnh một đêm trăng đẹp; cảnh trường em trước buổi học hay cảnh ở một khu vui chơi, giải trí)- nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô) (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý); mời HS nói đề đề bài các em chọn.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cầu xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng)
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau).
-Những HS lập dàn ý trên giấy dàn bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm (tránh cầm dàn ý đọc). GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi hành trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mốih trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
*Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
________________________________
Toán 
Tiết 155: Phép chia
I. Mục tiêu: 
 Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. Các hoạt động dạy học :
*Hoạt động 1: (10’) Ôn bài cũ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia. 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép chia ... (như SGK)
*Hoạt động 2: (30’)Thực hành
Cho học sinh lần lượt làm các bài trong vở bài tập rồi chữa bài
Bài 1: Cho học sinh thực hiện phép chia rồi thử lại( theo mẫu) 
Sau khi chữa bài GV hướng dẫn để tự HS nêu được nhận xét, chẳng hạn:
+ Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c xb ( b khác 0)
+ Trong phép chia có dư a: b = c ( dư r), ta có a = c x b + r ( 0< r < b)
HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, Gv nên cho một số HS nêu cách tính.
Bài 3: HS viết kết quả tính nhẩm rồi chữa bài. Khi chữa bài HS có thể nêu (miệng) kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44
Bài 4: (Nếu còn thời gian cho HS làm thêm).Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
 a. .
 hoặc : .
 b. (6,24 + 1,26) : 0,75= 7,5 : 0,75 = 10
hoặc : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10.
Nhận xét tiết học. 
______________________________________
Địa lí :
Địa lí địa phương : Thanh hoá
I . Mục tiêu :
 Học xong bài này HS biết :
- Xác định được vị trí địa của Thanh Hoá trên bản đồ .
- Dân số, dân cư kinh tế và văn hóa.
- Hoạt động sản xuất .
II. chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ hành chính Thanh Hoá.
- Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất, du lịch của địa phương.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Vị trí địa lí 
*Hoạt động 1 : (20’)Làm việ cả lớp
- GV giới thiệu vị trí của Thanh Hoá trên bản đồ? 
- Cho HS lên xác định vị trí Thanh Hoá giáp với những tỉnh nào và giáp với những vùng nào ?( Giáp Nghệ An, Hoà Bình, Ninh Bình, Lào, giáp biển Đông)
- Diện tích và địa hình của Thanh Hoá.
2. Dân cư và tập quán .
*Hoạt động 2 : (20’)Làm việc theo nhóm
- Tỉnh ta có những dân tộc nào sinh sống ?(Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao ,Khơ mú..)
- Sống tập trung ở đâu .
- Tập quán sinh sống như thế nào ?
- HS kể ở địa phương mình .( sống thành từng làng xóm.)
- Cho HS về nhà tìm hiểu về Tiềm lực phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, nền văn hoá của Tỉnh mình.
________________________________________
Mĩ Thuật:
 Vẽ tranh : Đề tài ước mơ của em
I - Mục tiêu
- Hiểu về nội dung đề tài.
- Biết cách chọn hoạt động.
- Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân.
Hs khá, giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II - chuẩn bị
- SGK, SGV. Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III - Các hoạt động dạy - học :
Giới thiệu bài (2’)
GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
(Có thể cho HS xem đĩa hình về Ước mơ của em ).
*Hoạt động 1(5’) Tìm, chọn nội dung đề tài 
- GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
 - GV giải thích : Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp cau người thể hiện của hiện tại hoặc tương lai.GV lấy VD :
 - Yêu cầu HS nêu mơ ước của mình .
*Hoạt động 2: (5’)Cách vẽ tranh
 - GV phân tích cách vẽ một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung về đề tài : VD :
 + Cách chọng hình ảnh .
 + Cách bố cục , cách vẽ hình ảnh , cách vẽ màu.
 - Cho HS xem một vài bức tranh của HS lớp trước .
*Hoạt động 3: (25’)Thực hành
 - ở bài này, yêu cầu chủ yếu với HS là vẽ được bức tranh thể hiện ước mơ của mình.
 - Có thể cho một vài HS vẽ trên bảng hoặc vẽ theo nhóm ở giấy khổ lớn.
 - GV nhắc HS
 + Vẽ hình người, cảnh vật sao cho hợp lí .
 + Khuyến khích vẽ màu tươi sáng , rực rỡ thể hiện được không khí phù hợp với nội dung đề tài.
 - HS chọn nội dung và vẽ tranh như đã hướng dẫn.
*Hoạt động 4(3’) Nhận xét, đánh giá
 - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và cha đẹp để nhận xét về:
 + Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh (rõ nội dung đề tài).
 + Cách vẽ hình (hợp lí, sinh động).
 + Màu sắc (hài hoà, thể hiện đợc nội dung của tranh
 - HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
 - GV tổng kết, có thể chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
Dặn dò :
 Quan sát các tĩnh vật
______________________________
Tiếng Việt:
ÔN tập
I. Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo của một bài văn tả cảnh. Trình bày dàn ý của một bài văn.
II. Các hoạt động dạy học:
 - Gv cho HS nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh. Gv ghi bảng, gọi vài HS đọc lại.
 - HS lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh mà em đã học. 
 - HS suy nghĩ trình bày dàn ý của một trong các bài văn tả cảnh mà các em đã học. 
 - HS làm bài vào vở. GV gọi lần lượt học sinh đọc dàn ý mình đã làm, GV cùng học sinh nhận xét bình chọn bạn lập dàn ý đúng, hay nhất.
 Nhận xét tiết học.
_______________________________
Toán 
ÔN TậP
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS về ý nghĩ phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
 - Gv tổ chức cho HS làm bài tập tiết 160 VBT.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS làm bài xong GV gọi HS lên chữa bài.
 - HS cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 - GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Một trại nuôi 1380 con gà. Người ta đã tiêm phòng dịch cho toàn bộ số gà đó trong ba ngày. Ngày đầu đã tiêm số gà; ngày thứ hai đã tiêm số gà còn lại. Hỏi ngày thứ ba đã tiêm cho bao nhiêu con gà ?
Bài 2: Một người mua mảnh vải 3 m giá 94 500 đồng. Người đó cắt lấy 1,2 m vải để may áo với tiền công may là 25 000 đồng. Hỏi toàn bộ số tiền may áo (tiền vải và tiền công ) hết bao nhiêu đồng ?
 - HS suy nghĩ làm bài vào vở. GV theo dõi hướng dẫn HS còn lúng túng.
 - HS làm bài xong GV gọi học sinh lên chữa bài. HS cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LấN LỚP
Tháng 4 - Chủ điểm : Hoà bình hữu nghị
I.Mục tiờu: Giỳp HS : 
 - Cú hoạt động thiết thực sinh hoạt theo chủ điểm nói về Hoà bình- Hữu nghị
- Thụng qua cỏc hoạt động giỏo dục HS biết quý trọng, ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II.Chuẩn bị :
- Sưu tầm cỏc bài thơ nói về chủ điểm.
III.Cỏc hoạt động trờn lớp :
1.ổn định tổ chức và giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt :
 - Tập hợp lớp, giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
 2.Tổ chức, tiến hành :
Đọc thơ viết về chủ điểm Hoà bình –Hữu nghị.
Tiết 2
 - Y/C HS đọc cỏc bài thơ thuộc chủ đề mà mỡnh sưu tầm được . 
- HS nối tiếp nhau đọc bài mà mỡnh sưu tầm được .
3.Củng cố – dặn dũ
- Em nhận thức được điều gỡ qua buổi sinh hoạt ngày hụm nay ?
 - Gv nờu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
- HS ghi nhớ nội dung bài học .
- Nhận xột và dặn HS chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tiếp theo.
 Phần xem của tổ trưởng Duyệt của BGH
................................................................ ...........................................................
................................................................ ...........................................................
................................................................ ...........................................................
................................................................ ...........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 31 lop 5.doc