Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 33

Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 33

I.Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.Đọc đúng các từ mới và khó trong bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giong làm rõ từng điều luật, từng khoản mục

2. Hiểu nghiã các từ ngữ mới, nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh ảnh minh hoạ bài học.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`	`
Tập đọc:
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.Đọc đúng các từ mới và khó trong bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giong làm rõ từng điều luật, từng khoản mục 
2. Hiểu nghiã các từ ngữ mới, nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.Các hoạt động dạy học:
Các HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
A. Ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra:
C.Bài mới:
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểuvề luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØChia đoạn theo 4 điều luật :15, 16, 17 , 21.
-Luyện đọc các tiếng khó: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc 
-Gv đọc mẫu toàn bài.
c/Luyện đọc lại:
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Điều 21: 
“ Trẻ em có bổn phận sau đây :
. Vừa sức mình .” Chú ý đọc rõ ràng rành mạch từng khoản mục, ngắt hơi đúng các dấu câu; nhấn giọng: yêu quý, kính trọng, lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, tôn trọng, bảo vệ, yêu, giúp đỡ”
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
D. Củng cố, dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần và thực hiện luật.
-Chuẩn bị tiết sau :Sang năm con lên bảy.
-HS hát.
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi. 
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe.
--HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , quy định bổn phần của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em.
-HS lắng nghe.
TOÁN -TIẾT 161:
ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH ,THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
 I/ MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình 
 II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
Các HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỗ trợ
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc công thức tính diện tích hình thang ?
Nêu cách tính chiều cao, tổng 2 đáy của hình thang 
Giải bài tập 4 
Gv nhận xét, ghi điểm 
FBài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV hướng dẫn HS tính diện tích quét vôi 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Hãy nêu cách tính thể tích cái hộp 
-Nêu cách tính toàn phần của hình lập phương ?
-Cho HS giải 
-Gv nhận xét 
FBài 3:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Muốn tính thời gian bơm đầy bể nước cần biết gì ?
-Tính thời gian để bơm đầy bể bằng cách nào ?
-Cho HS làm bài vào vở 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 4/Củng cố : 
Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
 5/ Dăn dò :Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
Nhận xét 
-HS hát
HS nêu và làm bài tập 
-HS đọc yêu cầu bài tập 
-HS thảo luận tìm cách tính 
Giải: 
Diện tích xung quanh phòng học:
 (6 + 4,5 ) x 2 x 4 = 84(m2 )
Diện tích trần nhà:
 6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi:
 84 +27 -8,5 = 102,5 ( m2)
Lớp nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời 
Giải :
a/ Thể tích cái hộp hình lập phương:
 10 x 10 x 10 = 1000( cm3)
b/ Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương. Vậy diện tích giấy màu cần dùng:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
-HS nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời theo gợi ý của GV 
Giải :
Thể tích bể nước là:
2 x 1,5 x1 = 3 (3 m3)
Thời gian để vòi chaye đầy bể là 
3 :0,5 = 6 (giờ )
HS nhận xét 
HS nêu 
Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
CHÍNH TẢ:(Nghe - viết )
TRONG LỜI MẸ HÁT
I / MỤC TIÊU:
Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài thơ : Trong lời mẹ hát.
Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 3 tờ giấy khổ to viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị để HS làm bài tập 2.
 Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa..
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Các HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
-HS lên bảng viết: Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, Công ty Dầu khí Biển Đông, Nhà xuất bản Giáo dục.
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới :
 FBài tập 2:
-HS đọc nội dung bài tập 2, đọc chú giải.
-GV cho cả lớp đọc thầm đoạn văn: 
Công ước về quyền trẻ em 
-Đoạn văn nói lên điều gì ?
-HS đọc tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
-Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chứ, đơn vị 
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ.
-GV cho HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhận xét cách viết hoa 
-GV phát phiếu khổ to cho 3 HS làm bài tập.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Liên hợp quốc 
Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc 
Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc 
Tổ chức Lao động Quốc tế 
Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em .
4 / Củng cố dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. 
-Nhớ quy tắc viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
-Chuẩn bị bài sau nhớ - viết : Sang năm em lên bảy.
-HS hát.
-2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào vở 
Lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung bài tập 2, đoc chú giải SGK
-HS đọc thầm đoạn văn: Công ước về quyền trẻ em.
-HS thảo luận, trả lời: Đoạn văn nói về văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em là công ước về quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước và việc gia nhập công ước của Việt Nam 
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại.
-Lớp theo dõi trên bảng phụ.
-1 HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhận xét cách viết hoa.
-HS làm bài tập vào vở và sau đó dán kết quả trên bảng.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM 
I.MỤC TIÊU:
1. HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn tích cực.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ + giấy khổ to để các nhóm làm BT 2, 3 + băng dính.
	-4 tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ	Hỗ trợ
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét ghi điểm.
III.Bài mới :
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
FBài 1:
-HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Gv Hướng dẫn HS làm BT1. ( cá nhân)
-GV chốt lại ý kiến đúng:
Ý C : người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
FBài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Gv Hướng dẫn HS làm BT2:3 nhóm làm vào bảng phụ, các em trao đổi tìm ra từ đồng nghĩa với từ “trẻ em”, ghi những từ tìm được vào bảng và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại ý kiến đúng:
+ Từ đồng nghĩa với từ Trẻ em: 
 -trẻ, trẻ con, con tre,û
 - trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,..
 - con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi con, nhóc con, 
-GV nhận xét tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng, hay và nhanh.
-GV giảng: Các từ như: bầy trẻ, lũ trẻ, bọn trẻ,... đó là các cụm từ gồm một từ đồng nghĩa với với tẻ con ( từ trẻ) và một từ chỉ đơn vị ( bầy, lu,õ bọn ). Cũng có thể ghép các từ chỉ đơn vị này với từ trẻ con: bầy trẻ con, lũ trẻ con, bọn trẻ con.
FBài 3:
-Gv Hướng dẫn HSlàm BT3.
-Gv gợi ý để HS tìm ra, tạo những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
- Tổ chức cho HS trình bày.
-GV chốt lại ý kiến đúng, bình chọn nhóm làm hay ví dụ:
+ Trẻ em như tờ giấy trắng.
+Trẻ em như nụ hoa mới nở.
+ Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. 
 Lũ trẻ rúi rít như bầy chim non.
+ Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
+Trẻ em là tương lai của đất nước.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai 
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất.
FBài tập 4:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT14.
-Gv chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi các câu tục ngữ, thành ngữ và bên kia là các lời giải thích.
-GV cho HS trình bày.
-Cho lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
-GV chốt lại ý kiến đúng:
a/ Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
b/Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
c/Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d/Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
- Tổ chức cho HS thi nhẩm học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
-GV nhận xét, tuyên dương những em thuộc tốt hơn.
IV. Củng cố :
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà t ...  sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng.
	- Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bút dạ + giấy khổ to ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy để HS làm bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
Các HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
	Hỗ trợ
A.Kiểm tra:
- Tìm các từ đồng nghĩa với từ “ trẻ em” ?
- Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em? 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng. Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng.
2.Hướng dẫn HS ôn tập :
 FBài 1:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT 1.
-Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ.
-Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp . Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng .
 Em nghĩ: “ Phải nói ngay  thầy biết” ( dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ nhân vật )
Ngồi đối diện  , ra vẻ người lớn : “ Thưa thầy ,  ở trường này”.( dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật )
FBài 2:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT2.
-Nhắc Hs chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các emlà đọc kĩ và phát hiện để làm bài.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
“ Người giàu có nhất” ; “ gia tài” 
FBài 3:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT3.
-Nhắc HS: viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
-Gv phát bút dạ và phiếu cho HS.
-Nhận xét, chấm điểm cho HS.
C. Củng cố, dặn dò:
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
.Chuẩn bị :Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận.
-2 HS làm lại bài 4 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung BT1.
-Nhăùc lại tác dụng trên bảng 
+ dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
+ dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
-HS lắng nghe và điền đúng.
-Lên bảng dán phiếu và trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc nội dung Bt2 .
-Nhăùc lại tác dụng trên bảng.
-HS lắng nghe và điền đúng.
-Lên bảng dán phiếu và trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc nội dung BT3.
-HS theo dõi.
-Suy nghĩ và viết vào vở, HS làm phiếu lên bảng dán phiếu, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Lớp nhận xét.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
 I/ MỤC TIÊU:
	Giúp HS: ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học. 
	Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5. 
 II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ thống kê các dạng toán đặc biệt đã học ở lớp 5và cách giải. 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC:
Các HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỗ trợ
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS làm bài tập 2 . Nêu công thức tính chiều cao hình hộp chữ nhật 
-GV nhận xét ghi điểm 
3/Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Một số dạngbài toán đã học 
b)Hướng dẫn HS ôn tập nhận dạng toán và cách giải các dạng toán 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm kể tên các dạng toán đã học.
-GV treo bảng phụ ghi các dạng toán 
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
FBài 1: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán này thuộc dạng toán nào ? 
Hãy nêu cách tìm số trung bình cộng 
Cho hS vận dụng dạng toán trung bình cộng để giải bài toán 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán vận dụng dạng toán nào ?
Cho HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
Gv nhận xét, sửa chữa 
FBài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?
Hãy nêu cách làm 
Cho HS giải bài toán 
GV nhận xét 
 4/Củng cố : 
HS nêu cách giải các dạng toán đã học 
 5/ Dăn dò : Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
Nhận xét
-HS hát.
-HS làm 
-HS thảo luận và nêu các dạng toán. 
-Lớp nhận xét bổ sung. 
HS đọc 
HS nêu cách giải 
Giải 
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ ba:
(12+18 ) :2 = 15 (km )
Trung bình mỗi giờ người đó đi được quãng đường :
( 12+18+15):3 =15 (km )
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
HS thảo luận nêu cách giải 
Giải 
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 120 :2 = 60 (m )
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật:
 (60 +10 ) :2 = 35 (m)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật
 35 – 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật: 
 25 x 35 = 875 ( m2 )
HS nhận xét 
HS đọc và nêu dạng toán : Liên quan rút về đơn vị 
Giải 
1 cm3 kim loại có khối lượng là :
22,4 : 3,2 = 7 ( g )
4,5cm3có khối lượng 
7 x 4,5 = 31,5 (g )
HS nhận xét 
TẬP LÀM VĂN:
TẢ NGƯỜI
( Kiểm tra viết)
I / MỤCTIÊU:
	Thực hành viết bài văn tả người 
	Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS đã tự chọn, có đủ 3 phần 
	Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng từ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt mạch lạc.
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Dàn ý cho đề văn của HS 
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Các HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hỗ trợ
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3/Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập 1 dàn ý và trình bày miệng của bài văn tả người theo dàn ý. Trong tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
Hướng dẫn làm bài:
-Cho HS đọc 3 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả người. 
-GV nhắc HS: 
+ Đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước, các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập, tuy nhiên nếu muốn các em vẫn có thể thay đổi và chọn các đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa ( nếu cần ), sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV, chú ý cách dùng dùng từ đặt câu, một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước.
Học sinh làm bài:
-GV cho HS làm bài.
-GV thu bài làm HS.
4 / Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết kiểm tra.
-Tiết sau trả bài văn tả cảnh đã viết.
-HS hát.
-HS đọc đề bài và gợi ý.
-HS lắng nghe.
-HS chú ý.
-HS làm việc các nhân 
-HS nộp bài kiểm tra.
-HS lắng nghe.
TOÁN -TIẾT 165:
LUYỆN TÂP 
 I/ MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan rút về đơn vị, bài toán tỉ số phần trăm 
 II/ CHUẨN BỊ:Bảng phụ 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
Các HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỗ trợ
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách giải bài toán rút về đơn vị ?
-HS làm bài tập 3
-GV nhận xét ghi điểm 
3/Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Luyện tập 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập 
FBài 1:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
GV vẽ hình lên bảng như SGK 
Cho HS nêu các bước giải dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số :
( Bước 1 vẽ sơ đồ - Bước 2 : Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần – Bước 3 Tìm số bé số lớn )
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Nam | | | | 35 HS 
 Nữ | | | | |
 Cho hS nêu cách giải dạng toán 
GV nhận xét và xác nhận cách giải khác 
FBài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập Hãy xác định dạng toán 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 4: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Cho hS quan sát biểu đồ, nêu cách giải 
Hãy nêu cách tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần tăm của số đó ?( Lấy giá trị của tỉ số phần trăm nhân với 100 và chia cho số chỉ phần trăm; hoặc lấy số đó chia cho số chỉ chỉ phần trăm rồi nhân với 100) 
Gv nhận xét, sửa chữa 
4/Củng cố: Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số, tổng và tỉ số ?
 5/ Dăn dò:Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị: Luyện tập 
Nhận xét 
-HS hát.
-HS nêu và giải bài toán 3
HS đọc và quan sát hình vẽ 
HS thảo luận nêu cách giải 
Giải :
Diện tích hình tam giác BEC là:
 13,6 :( 3-2 ) x 2 =27,2 (cm2)
Diện tứ giác ABED là:
 27,2 +13,6 =40,8 ( cm2)
Diện tích tứ giác ABCD là:
 27,2 +40, 8 = 68 ( cm2)
HS nhận xét và nêu cách giả khác 
HS nêu cách giải và giải:
Số HS nam trong lớp có là:
35 : ( 3 + 4 ) x 3 =15 (HS )
Số HS nữ trong lớp có là:
35 – 15 = 20 ( HS )
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam:
20 -15 = 5 ( HS )
HS nhận xét và nêu cách giải khác 
HS đọc đề toán và xác định dạng toán : Bài toán tương quan tỉ lệ ( thuận ) và cách giải rút về đơn vị 
Giải :
 Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số xăng là 
12 : 100 x 75 = 9 ( l )
HS nhận xét 
HS đọc đề toán và nêu cách giải 
Giải:
Tỉ số phần trăm HS khá của trường là:
100% -25%- 15% = 60 %
Số HS toàn trường là:
120 x 100 x 60 = 200 ( HS )
Số HS giỏi:
 200 x 25 :100 = 50 ( HS )
Số HS trung bình:
200 x 15 :100 = 30 ( HS )
HS nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 33.doc