Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 - Hồ Minh Tâm

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 - Hồ Minh Tâm

TẬP ĐỌC

Một chuyên gia máy xúc

*******

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình hữu nghị giữa chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ ghi đoạn 4.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 - Hồ Minh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Thứ
ngày
Môn
PPCT
Bài dạy
HAI
17/9/2012
TĐ
9
Một chuyên gia máy xúc
T
21
 Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
LS
5
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
Đ Đ
5
Có chí thì nên
BA
18/9/2012
KT
5
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống 
LTVC
9
MRVT: Hòa bình
T
22
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
KH
9
TH: Nói "Không!"  chất gây nghiện
CT
5
Nghe-viết: Một chuyên gia máy xúc
TƯ
19/9/2012
TĐ
10
Ê-mi-li, con 
TLV
9
Luyện tập làm báo cáo thống kê
T
23
Luyện tập 
NĂM
20/9/2012
KC
5
KC đã nghe, đã đọc
LTVC
10
Từ đồng âm
T
24
Đề- ca-mét vuông. Héc-tô- mét vuông
KH
10
TH: Nói "Không!"  chất gây nghiện
ĐL
5
Vùng biển nước ta 
SÁU
21/9/2012
TLV
10
Trả bài văn tả cảnh
T
25
Mi-li-mét vuông. Bảng  diện tích
SH
5
Sinh hoạt cuối tuần.
GVCN: Hồ Minh Tâm
Ngày dạy: Thứ hai, 17-09-2012
TẬP ĐỌC
Một chuyên gia máy xúc
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình hữu nghị giữa chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn 4.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài trước.
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng 1 hoặc 2 khổ thơ hay cả bài thơ Bài ca trái đất và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các nước bạn. Bài Một chuyên gia máy xúc sẽ thể hiện phần nào tình hữu nghị giữa chuyên gia Liên xô với nhân dân Việt Nam ta.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
? Anh Thủy gặp anh A-lếch- xây ở đâu ?
+ Ở công trường xây dựng
? Dáng vẻ của anh A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
+ Người cao lớn, tóc vàng; thân hình chắc, khỏe; khuôn mặt to, chất phác.
? Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
+ Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết của hai người
? Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 4.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Không chỉ chuyên gia Liên xô mà ngày nay trên đất nước ta, các nước bạn khắp nơi trên thế giới luôn giúp chúng ta xây dựng đất nước. Tình hữu nghị đó luôn được thắt chặt và giữ vững.
5.Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con ....
- Hát vui.
- Học sinh trả lời.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Xem tranh và nghe giới thiệu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài..
- Chú ý theo dõi.
TOÁN
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
***********
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng (BT1).
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài (BT2a,c; BT3).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài theo mẫu (SGK).
- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ .
- Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại các BT
 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về độ dài qua bài Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1: 
 + Yêu cầu nêu bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự xuôi, ngược.
 + Treo bảng phụ kẻ theo mẫu như yêu cầu BT1.
 + Yêu cầu mỗi em điền vào một cột và cho ví dụ minh họa.
 + Yêu cầu so sánh hai đơn vị liền kề nhau.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Đơn vị lớn bằng 10 lần đơn vị bé.
+ Đơn vị bé bằng đơn vị
- Bài 2: 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo của câu a, c; yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu kết quả bài 2b.
+ Nhận xét, sửa chữa.
a/ 135 m = 1350 dm ; 342 dm = 3420cm ; 15 cm = 150 mm
*( b/ 8300m = 830 dam ; 4000m = 40 hm ; 25000m = 25 km )
 c/ 1 mm = 
- Bài 3: 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa; lưu ý HS cột 2. Kết luận:
4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm
8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 30m
- Bài 4: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu cách giải.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
a/ Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM là :
791 + 144 = 935 (km )
b/ Quảng đường Hà Nội đến TPHCM là :
791 +935 = 1726 (km )
Đáp số : a/ 934 km ; b/ 1726 km
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự xuôi, ngược.
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, các em sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống. Các em sẽ biết lượng vải đề may áo, quần; quãng đường cần phải đi,  
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị bài Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc tựa bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát bảng.
- Suy nghĩ và nối tiếp nhau thực hiện.
- Tiếp nối nhau phát biểu
 lớn. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS khá giỏi nêu.
- Đối chiếu với kết quả.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to.
- HS khá giỏi thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại.
- Chú ý theo dõi.
LỊCH SỬ
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
************
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
	+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt tòm con đường giải phóng dân tộc.
	+ Từ năm 1905-1907, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp, cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
	- HS khá giỏi biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trong SGK. 
	- Bản đồ thế giới. 
- Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
 + Từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế nào ?
 + Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội ?
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp nhưng các phong trào đấu tranh đều thất bại. Đấu thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng mới, khuynh hướng đó các em sẽ được biết qau bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 .
- Cho xem ảnh Phan Bội Châu và giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và trình bày: 
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ?
+ Mục đích là cứu nước.
 + Kể lại những nét chính về phong trào Đông du. 
+ Đưa những người yêu nước sang đào tọa ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức khoa học, kĩ thuật; sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
 + Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du.
 + Khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta
- Nhận xét, treo bản đồ cho xem tranh và chốt ý.
* Hoạt động 2 
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 
 + Tại sao Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp ?
+ Từ một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam, Nhật Bản tiến hành cải cách và đã trở nên cường thịnh. Do đó Phan Bội Châu hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp
 + Phong trào Đông du kết thúc như thế nào ?
 + Nêu câu hỏi, yêu cầu HS khá giỏi trả lời: Tại sao phong trào Đông du thất bại ?
+ Phong trào Đông du thất bại.
 + Do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
 + Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng của nước ta ?
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu ý đúng và chốt lại ý đúng. 
- Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Giới thiệu con đường mang tên nhà yêu nước Phan Bội Châu ở thành phố Sóc Trăng.
 5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học và ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành phiếu học tập dựa vào SGK và cử đại diện nhóm trình bày:
.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, lần lượt phát biểu ý kiến.
.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc trong SGK.
- Học sinh nêu lại.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
ĐẠO ĐỨC
Có chí thì nên
(tiết 1)
******
I. Mục tiêu
	- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sốn ... n ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, các em có ý thức tránh xa nguy hiểm.
- Cách tiến hành: 
 + Trang trí chiếc ghế, đặt giữa cửa lớp và giới thiệu: Đây là chiếc ghế đã bị nhiễm điện cao thế, ai đụng vào ghế hoặc đụng vào những người bị nhiễm điện sẽ bị điện giật chết.. Các em đi từ ngoài vào lớp tránh đụng ghế cũng như đụng vào người chạm vào ghế.
 + Yêu cầu HS ra hành lang để đi vào lớp.
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 . Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ? 
 . Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm và thận trọng để không dụng ghế ?
 + Nhận xét, kết luận: Trò chơi giúp ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm như thế nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng ma túy.
* Hoạt động 4: Đóng vai 
- Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì thì các em sẽ nói gì ?
 + Ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng và kết luận:
 . Hãy nói rằng bạn không muốn làm việc đó.
 . Hãy giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy nếu bị rủ rê.
 . Hãy tìm cách ra khỏi nơi đó nếu bị lôi kéo.
 + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cấu bốc thăm chọn tình huống:
 . Tình huống 1: Bị ép hút thuốc.
 . Tình huống 2: Bị ép uống rượu, bia.
 . Tình huống 3: Bị ép dùng thử hê-rô-in. 
 + Yêu cầu các nhóm trình diễn.
- Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết" trang 23 SGK.
4/ Củng cố 
-Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- GDHS: Các em luôn nói "Không!" với các chất gây nghiện, dùng chỉ một lần dùng thử.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Chép bài vào vở và xem lại bài đã học. 
- Chuẩn bị bài Dùng thuốc an toàn.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Trang trí chiếc ghế.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh nêu lại.
- Theo dõi.
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 21-09-2012
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,  III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Qua kết quả của bài văn tả cảnh, các em sẽ rút ra được ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra của mình cũng như của các bạn qua tiết Trả bài văn tả cảnh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Nhận xét chung và và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình
- Treo bảng phụ ghi đề bài và các lỗi điển hình.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình về điển hình về ý và cách diễn đạt.
 + Yêu cầu 1 HS chữa trên bảng, lớp chữa vào vở.
 + Yêu cầu trao đổi về bài trên bảng.
 + Nhận xét và chữa lại cho đúng.
* Trả bài và hướng dẫn chữa bài
- Trả bài.
- Hướng dẫn chữa lỗi.
 + Yêu cầu đọc bài và tự chữa lỗi.
 + Yêu cầu rà soát việc chữa lỗi theo cặp.
- Học tập những đoạn văn hay:
 + Đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
 + Hướng dẫn để tìm ra cái hay, cái đúng trong đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu viết lại một đoạn văn chưa đạt trong bài.
- Yêu cầu trình bày bài văn đã viết lại.
- Nhận xét, ghi điểm những đoạn văn viết lại hay.
4/ Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
 - GDHS: Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình và của bạn cũng như học tập cái hay trong đoạn văn, bài văn, các em có được kinh nghiệm về bài văn tả cảnh. Từ đó, các em sẽ vận dụng vào bài viết của mình.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Những bài văn chưa đạt viết lại cho hoàn chỉnh ở nhà.
- Quan sát cảnh sống nước để chuẩn bị cho tiết TLV tới. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đổi bài với bạn ngồi cạnh để soát.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Nhận xét, góp ý.
- Học sinhy nêu
- chú ý theo dõi.
TOÁN
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
***********
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông (BT1, BT2a cột 1)
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đo diện tích (BT3).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ vẽ hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo diện tích giống như SGK. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét 
vuông, giữa đề-ca-mét vuông và héc-tô-mét vuông.
 + Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại các BT SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Để đo những diện tích nhỏ, người ta dùng đơn vị gì và nó có quan hệ như thế nào với những đơn vị đo diện tích đã học ? Bài Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Mi-li-mét vuông 
- Yêu cầu nêu những đơn vị đo diện tích đã học.
- Giới thiệu, treo bảng phụ vẽ hình vuông và yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Để đo những diện tích nhỏ, người ta thường dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
 + Dựa vào những kiến thức đã học về đơn vị đo diện tích, hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì ?
 + Mi-li-mét vuông được viết tắt như thế nào ?
 + Yêu cầu nêu mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Nhận xét, kết luận và ghi bảng: 
 . Mi-li-mét vuông viết tắt là mm
 . 1cm= 100mm; 1mm= cm
* Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích 
- Yêu cầu nêu các đơn vị đã học.
- Treo bảng phụ kẻ theo mẫu, yêu cầu:
 + Điền vào bảng mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề nhau theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
 + Nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề nhau.
- Hoàn chỉnh bảng đơn vị đo diện tích và yêu cầu đọc.
* Thực hành
- Bài 1: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mi-li-mét vuông
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
 + Yêu cầu làm vào vở, kiểm tra và trình bày theo nhóm đôi.
 + Yêu cầu trình bày trước lớp.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
a/ 29mm2 : Hai mươi chín mi-li-mét vuông .
 305 mm2 : Ba trăm linh năm mi-li-mét vuông .
 1200 mm2 : Một ngàn hai trăm mi-li-mét vuông .
 b/ 168 mm2 ; 2310 mm2
- Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a.
 + Hỗ trợ HS: Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé liền kề nên một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo trong bài 2a (cột 1), yêu cầu làm vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa.
a/ 2 cm2 = 200 mm2 * 1 m2 = 10000 cm2
12 km2 = 1200 hm2 5 m2 = 50000 cm2
1hm2 = 100 m2 12m29dm2 = 1209dm2
7 hm2 = 700 m2 37dam2 24m2= 3724m2
* b/ 800mm2 = 8 cm2 3400dm2 = 34 m2
12000 hm2 = 120 km2 90000m2 = 9 hm2
150 cm2 = 1dm2 50cm2 2010m2 = 20dam2 10m2
- Bài 3 : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
 + Yêu cầu 1 HS làm bảng, lớp làm vở.
 + Nhận xét, sửa chữa.
1mm2 = cm2 ; 8mm2 = cm2
29mm2 = cm2 ; 1dm2 =m2
7dm2 = m2 ; 34dm2 = m2
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nêu bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự xuôi, ngược.
- Nắm được bảng đơn vị đo diện tích, các em vận dụng vào thực tế cuộc sống cũng như trong bài tập.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại các bài đã làm vào vở; HS khá giỏi làm toàn bộ bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát, theo dõi và nối tiếp nhau trả lời:
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung và nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý theo dõi.
 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 5
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 4.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp .	
- Nề nếp lớp ..
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ ...
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : 
 * Hoạt động khác:
- Sinh hoạt Đội đúng quy định.
- Bắt đầu thực hiện phong trao nuôi heo đất.
- Một số em chưa đăng kí nhập học. 
III. Kế hoạch tuần 6:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 6.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Vận động HS ra lớp.
- Nhắc nhở gia đình đến đăng kí nhập học và đóng các khoản đầu năm.
- Chuẩn bị băng ron diễu hành hưởng ứng tháng ATGT và phòng chống TNXH.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 5 nam 20122013.doc