I.Mục tiêu:
+Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.
+Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc
TUẦN 5 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 Tập đọc ( tiết 9 ) : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.Mục tiêu: +Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn. +Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK) II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học ( 40 phút ) . Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi. HS1.Hình ảnh của Trái Đất có gì đẹp? HS2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất? HS3. Nêu ND của bài? -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy – học bài mới: -GV giới thiệu bài: . Cho HS quan sát tranh và ghi đề lên bảng HĐ 1: Luyện đọc: +Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. +Yêu cầu HS chia đoạn *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).hiểu nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp -Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. -Gọi 1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm kết hợp trả lời câu hỏi: Câu 1:Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có những nét gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? Câu 3: Cuộc găp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? H: Nội dung của bài nói lên điều gì? -Yêu cầu HS hoạt động theo N2 em trả lời. -GV nhận xét và rút nội dung của bài. ND: Tình tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 4HS nối tiếp -GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. -Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 4: *Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt hơi: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lất bàn tay .lắc mạnh và nói. - GV đọc mẫu đoạn 4. -Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. 4. Củng cố- Dặn dò -Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu nd. -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS. -Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài sau . -3 HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi -1 HS đọc, HS khác đọc thầm. -Đọc nối tiếp nhau từng đoạn -HS đọc theo nhóm đôi. -Thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 em đọc toàn bài. - Theo dõi -HS đọc thần đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi. -(Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.) (vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.) - Đó là một cuộc gặp gỡ tự nhiên và thân mật giữa những người đồng nghiệp. -HS nêu ND, HS khác bổ sung. -HS đọc . -4 HS theo đoạn -Theo dõi nắm bắt cách đọc. -HS thi đọc diễn cảm -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. Toán ( tiết 21 ) : ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I.Mục tiêu: -Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. -Biết chuyển các số đo độ đà và giải các bài toán với các số đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. Bài toán: Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy ki lô gam? -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy – học bài mới: -Giới thiệu bài. HĐ 1:BT1: On tập về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: -GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét. -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập 1, yêu cầu HS đọc đề và trả lời: H: 1m bằng bao nhiêu dm? 1m bằng bao nhiêu dam? -GV nhận xét và viết vào cột mét: 1m = 10dm = dam -GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS hoàn thành các cột còn lại của bài 1. - GV nhận xét bài HS làm chốt lại cách làm và yêu cầu HS trả lời: H: Dựa vào bảng hãy cho biết hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? -GV nhận xét chốt lại: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn. HĐ 2: Làm bài tập2 và 3: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu các bài tập 2, 3 –xác định yêu cầu đề bài và làm bài. -Yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở – GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng, hợp lí: Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chổ chấm: 135m = 1350dm , 342dm = 3420cm 4000m = 40hm 1mm = cm , 1cm = m , 1m = km Bài 3: Viết các số thích hợp vào chổ chấm: 4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm 8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 40m 4. Củng cố- Dặn dò : -Yêu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. -Nhận xét tiết học -Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. -HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS theo nhóm 2 em hoàn thành bài tập 1, hai em lên bảng điền vào bảng phụ. -HS nhận xét bài trên bảng sửa sai. -Đọc, xác định yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm của bài toán. -HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. -Nhận xét bài bạn sửa sai. ....................................................................................... Khoa học ( tiết 9 ) : NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý. *GDKNS:-KN phân tích ,xử lí thông tin một cách hện thống từ các tư liệu của SGK của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. -KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. -KN giao tiếp ưng xử kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện. - KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng dạy học -Phiếu bài tập. -HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu ( 35 phút ). . Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi. ( SGK ) . -GV nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh. 3.Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài: – GV ghi đề HĐ1: Thực hành sử lí thông tin: -Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK hoàn thành bảng sau: Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu bia Tác hại của ma tuý Đối với người sử dụng Đối với người sử dụng -Yêu cầu HS trình bày mỗi em mỗi ý. -GV nhận xét và chốt lại: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh, làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội. -Yêu cầu HS hãy chia sẻ với các bạn về những trang ảnh, sách, báo đã sưu tầm được nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. -GV nhận xét khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt. HĐ 2: Trò chơi “bốc thăm và trả lời câu hỏi” MT: Củng cố cho HS những kiến thức về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. -GV phổ biến cách chơi: GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy bỏ vào hộp. Mỗi tổ cử 1 ban giám khảo và 3-5 ban tham gia bốc thăm trả lời. GV phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm. -Tổ chức cho từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi, GV và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng lấy điểm trung bình. -GV dựa vào số điểm trung bình để chọn ra nhóm thắng cuộc. ( câu hỏi bốc thăm có thể lấy ở SGV). -Gợi ý đáp án: -3 HS trả lời câu hỏi -HS đọc thông tin trong SGK hoàn thành bảng. -HS trình bày mỗi em mỗi ý, HS khác bổ sung. -HS nối tiếp nhau đứng dậy giới thiệu thông tin mình sưu tầm được. -Lắng nghe nắm bắt cách chơi. -Từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi, ban giám khảo cho điểm. -Tổng kết điểm chọ đội thắng cuộc. Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma tuý Đối với người sử dụng - Mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, - Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm. - Mất thời gian, tốn tiền. - Dễ mắc các bệnh: viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch, ung thư lưỡi, miệng, họng. - Suy giảm trí nhớ. - Mất thời gian, tốn tiền. - Người say rượu, bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, đi loạng choạng, ói mửa, dễ bị tai nạn; không làm chủ bản thân. - Sử dụng ma túy dễ mắc nghiện, khó cai. - Sức khoẻ giảm sút. - Thân thể gầy gộc, mất khả năng lao động. - Tốn tiền, mất thời gian. - Không làm chủ được bản thân: dễ ăn cắp, giết người. - Chích quá liều sẽ bị chết. - Nguy cơ lây nhiễm HIV cao. - Mất tư cách, bị mọi người khinh thường. Đối với người xung quanh - Hít phải khói thuốc lá cũng dẫn đến bị các bệnh như người hút thuốc lá. - Trẻ em bắt chước và dễ trở thành nghiện thuốc lá. - Dễ bị gây lộn. - Dễ mắc tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu. - Tốn tiền. - Tốn tiền, kinh tế gia đình suy sụp. - Con cái, người thân không được chăm sóc. - Tội phạm gia tăng. - Trật tự xã hội bị ảnh hưởng. - Luôn sống trong lo âu, sợ hãi. 4. Củng cố – dặn dò: -Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 21. -Nhận xét tiết học -Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. Hôm sau học bài: Thực hành nói không với các chất gây nghiện (tiếp). Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 Đạo đức ( tiết 5 ) : CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Người có ý chí, có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. -Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. -Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có cho gia đình, cho xã hội. *GDKNS:-KN tư duy phê phán(biết phê phán đánh giá những quan niệm ,những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sóng) -KN đặt mục tiêu vượt khó vươn lên trong cuộc sống và trong học tập . -Trình bày suy nghĩ ,ý tưởng. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ có phần bài cũ. III. Các hoạt động dạy – học ( 35 phút ) . Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp l ... 3: Giải 5ha = 500000 m2 Diện tích hồ nước là . 50000 =15000 (m2) Đáp số :15000 m2. Bài 4: Bài giải : Hiệu số phần bằng nhau . 4 – 1 =3 (phần ) Tuổi con là . 30 :3 = 10 (tuổi ) Tuổi bố là .10 4 =40 (tuổi ) Đáp số: Bố :40 tuổi . Con :10 Tuổi . --------------§¦&¦§--------------- KHOA HỌC (tiết 12) : PHÒNG BỆNH SỐT RÉT . I/MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có khả năng: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét . -Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người . * GDKNS : Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét . II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) . 1/ Bài cũ : H:Thế nào là dùng thuốc an toàn ? H: Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì ? H:Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì ? 2/ Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài : b/Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1:Tác nhân gây bệnh sốt rét -Cho HS làm việc theo nhóm đôi quan sát và đọc lời thoại của nhân vật trong hình 1,2 trang 26sgk trả lời các câu hỏi - Nhận xét KL H:Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét ? H:Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ? H:Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? H: Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ? c/Cách đề phòng bệnh sốt rét . Học sinh thảo luận theo nhóm . Nhóm 1: Mọi người trong hình đang làm gì ?Làm như vậy có tác dụng gì ? Nhóm 2: Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứngchỗ nào trong nhà và xung quanh nhà ? Khi nào muỗi bay ra để đốt người ? Nhóm 3: Bạn làm gì để diệt muỗi trưởng thành ? Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ? Nhóm 4: Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ? Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người ? 3/ Củng cố dặn dò -Gọi 2học sinh đọc mục bạn cần biết . - Giáo viên nhận xét . Hoạt động của học sinh -Quan sát, thảo luận -Đại diện trình bày kết qủa ,mỗi nhóm trình bày một câu – nhóm khác bổ sung -Dấu hiệu của bệnh sốt rét cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt , mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn . +Bắt đầu là rét run thường nhức đầu ,người ớn lạnh rét run từ 15 phút đến 1giờ . +Sau rét là sốt cao nhiệt độ từ 40c hoặc hơn ,Người bệnh mệt , mặt đỏ ,có lúc mê sảng . +Cuối cùng là người ramồ hôi và hạ sốt. -Bệnh gây thiếu máu , bệnh nặng có thể chết người vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt . -Đó là loại ký sinh trùng sống trong máu người bệnh . -Muỗi A-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có ký sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành . Quan sát hình ảnh minh họa trang 27sgk và tiến hành thảo luận . +Hình 3:Mọi người đang phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi phòng bệnh sốt rét . +Hình 4:Mọi người đang quét dọn vệ sinh , khai thông cống rãnh để cho muỗi không có chỗ ẩn nấp . +Hình 5:Mọi người đang tẩm màn bằng hóa chất tránh muỗi đốt . -Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu nơi tối tăm ẩm thấp , bụi rậm , đẻ trứng những nơi nước đọng ,ao tù.. Vào ban đêm muỗi thường bay ra để đốt người . -Phun thuốc trừ muỗi , tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp . Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ,chúng ta chôn kín rác thải dọn sạch nơi có nước đọng ,thả cá vào những vũng nước ao hồ để cá ăn bọ gậy . -Muỗi a-nô-phen là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét . Chúng ta cần ngủ màn ,mặc quần áo dài tay vào buổi tối , ở một số nơi người ta còn tẩm màn bằng hóa chất phòng muỗi . --------------§¦&¦§--------------- TẬP LÀM VĂN (tiết 12): Luyện tập tả cảnh I/MỤC TIÊU : - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích ( BT1 ) . - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( BT2 ) . - HS quan sát kĩ , lựa chọn chi tiết đặc sắc để lập dàn ý . II/PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh minh họa cảnh sông nước (biển , sông , suối , hồ , đầm ). III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 40 phút ) . 1/ Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học . 2/ Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài : b/Hướng dẫn làm bài tập : Hoạt động của giáo viên Bài tập 1: Cho HS thảo luận theo cặp sau đó trả lời câu hỏi . -Gọi HS đọc 2 đoạn văn . Đoạn a: Đoạn văn tả đặt điểm gì của biển ? Câu nào trong đoạn văn nói rõ đặt điểm đó ? Để tả những đặc điểm đó tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? +Giải nghĩa tư: liên tưởng -> Từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ ra chuyện của mình Khi quan sát biển tác giả liên tưởng thú vị như thế nào ? GVnêu: liên tưởng này khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn . Đoạn b: Con kênh quan sát thời điểm nào trong ngày ? H:Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ? H:Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh . Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập Giáo viên giao việc : dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nứớc các em hãy lập thành một dàn ý . -Cho HS xem lại dàn ý đã chuẩn bị . - Gọi HS trình bày kết quả . -Nhận xét những bài làm có dàn ý hay -Ghi điểm .(đọc bài văn có nhiều ý hay ). Chốt lai ý chính bài làm học sinh . 3/Củng cố- dặn dò : -Củng cố lại nội dung bài học . - Nḥn xét tiết học. Hoạt động của học sinh Bài tập 1: đọc to- cả lớp đọc thầm . -Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời . Câu :”Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời “. Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau khi bầu trời xanh thẳm , khi bầu trời rải mây trắng nhạt , khi trời âm u, khi trời ầm ầm dông gió liên tưởng :từ chuyện này , hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác , hình ảnh khác biển như con người cũng biết buồn vui , lúc tẻ nhạt lạnh lùng , lúc sôi nổi hả hê , lúc đăm chiêu gắt gỏng . -Con kênh quan sát mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn , buổi sáng giữa trưa lúc trời chiều . -Tác giả quan sát bằng thị giác để thấy nắng nơi đây đổ lửa , thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày.. -Tác giả quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa . Giúp cho người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội , làm cho cảnh vạt diễn ra sinh động hơn , gây ấn tượng hơn đối với người đọc . Bài tập 2 : Một HS đọc to cả lớp đọc thầm . - Xem lại dàn ý . Mở bài : Con sông quê em gắn với những kỉ niệm tuổi thơ . Thân bài : Sông nằm uốn khúc quanh làng . Những hàng dừa xanh cao vút dọc hai bên bờ sông . - Buổi sáng, ánh nắng chiếu xuống mặt sông . -Buổi chiều , khi hoàng hôn đã tắt , vài tia nắng còn lại rọi trên sông .. -Thuyền cập bến sau một ngày đánh bắt .. -Khi nước triều dâng , sóng cuồn cuộn đưa phù sa về bồi đắp ruộng đồng . -Có sông làm cho ruộng đồng thêm tươi tốt. Buổi tối, dưới ánh trăng mặt sông lấp lánh .. Mùa hè chúng em ra bãi cát ven sông hóng mát .. Sông là nguồn lợi lớn của quê hương Kết bài : Con sông quê hương thật đẹp và kỳ diệu . Em luôn nhớ mãi về con sông quê hương --------------§¦&¦§--------------- KỸ THUẬT ( tiết 6 ) : CHUẨN BỊ NẤU ĂN I/ MỤC TIÊU : - Học sinh cần phải nêu được tn những công việc chuẩn bị nấu ăn . - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn, có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đ́nh . - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình . II/ PHƯƠNG TIỆN : Một số dụng cụ đun nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình . Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) . 1/Bài cũ: ? Để nấu ăn ( ăn uống) cần có những dụng cụ gì? 2/ Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài : b/ Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn . -Yêu cầu HS đọc sgk và nêu tên các công việc thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn . - Nhận xét, KL Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn - yêu cầu HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 sgk để trả lời . H:Mục đích yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn là gì ? H: Nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người . H: Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đu lượng đủ chất dinh dưỡng Em hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm . Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm : học sinh đọc mục 2 sgk . H:Hãy nêu mục đích của việc sơ chế thức ăn? H:Theo em cách sơ chế rau xanh cần làm như thế nào? H:Ở gia đình em thường sơ chế cá, thịt như thế nào ? *GVKL: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh cần biét chọn t/p tươi, ngon và sơ chế t/p tuỳ thuộc vào loại t/p và yêu cầu của chế biến món ăn. Hoạt động của học sinh - Đọc – nêu- nhận xét- bổ sung +Chọn t/p, sơ chế t/p nhằm có được t/p tươi , ngon sạch dùng để chế biến các thức ăn -Đảm bảo có đủ lượng đủ chất dinh dưỡng , thực phẩm sạch an toàn . - Chất đạm, chất đường bột , chất béo , vitamin , chất khoáng . -Dự kiến những thực phẩm cần có trong bữa ăn gia đình . Khi tiến hành công việc này cần căn cứ vào tính chất của bữa ăn , nhu cầu dinh dưỡng của mọi người và khả năng kinh tế của gia đình . Lựa chọn thực phẩm theo dự kiến , mỗi loại thực phẩm có đặc điểm , tính chất khác nhau nen lựa chọn cũng khác nhau Ví dụ : rau xanh phải tươi , thịt cá có màu hồng tươi không có mùi ôi . - Các loại rau chọn tươi xanh không có lá úa , loại quả chọn quả không dập nát , thịt cá chọn loại còn tươi không có mùi -Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn . Khi sơ chế có thể cắt thái và tẩm ướp nhằm làm cho thực phẩm nhanh chín , có mùi vị thơm ngon. - Nhặt bỏ gốc rễ những phần không ăn được và rửa sạch nhớt . -Cạo sạch bì , rửa sạch thịt , sau đó thái hoặc băm nhỏ , tẩm ướp gia vị tùy theo cách chế biến 3 / Củng cố -dặn dò : -Giáo viên nhận xét tiết học đánh giá thái độ học tập học sinh . - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau : “ Nấu cơm” . --------------§¦&¦§--------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 6 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần6: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV tổng kết chung: -Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ -HS ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. - Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ -Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. 2 .Kế hoạch tuần 7: - Học chương trình tuần 7 từ ngày 03/10 đến 07/10 /2011 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp - Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ - Đóng góp các khoản tiền quy định.
Tài liệu đính kèm: