Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường TH Phan Bội Châu

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường TH Phan Bội Châu

Toán

 LUYỆN TẬP.

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Biết tên gọi,kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

 -Biết chuyển đổi các đơn vị đo Diện tích, so sánh các số đo Diện tích và giải các bài toán có liên quan.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -SGK.phiếu bài tập

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Toán 
 LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Biết tên gọi,kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 -Biết chuyển đổi các đơn vị đo Diện tích, so sánh các số đo Diện tích và giải các bài toán có liên quan.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK.phiếu bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ ( 5’) : 
- Gọi 2 HS lên bảng bài tập2 cột 2 ;4.
- Nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’ )
 1/Hoạt động :Luyện tập-thực hành (28’)
a/Bài 1:a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu).
- GV hướng dẫn bài mẫu :
- Nhận xét, sửa chữa.
+b) Viết các số đo sau đâu dưới dạng số đo có đơn vị là dm2.
- Gv nhận xét sửa sai.
b/ Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- GV nhạn xet sửa sai.
c/Bài 3(cột 1): Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Nhận xét, sửa chữa.
d/Bài 4: Gọi HS đọc đề 
-GV hướng dẫn phân tích đề
-Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào phiếu bài tập.
-GV hướng dẫn giúp HS yếu cùng làm .
-GV thu phiếu chấm điểm- Nhận xét, sửa chữa.
C. Nhận xét – dặn dò :1’ 
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau: Héc – ta.
-2 HS làm bài.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-2HS lên bảng làm bài +Lớp làm vào vở 
b) HS làm tương tự câu a.
-1 HS đọc yêu cầu bài
- Từng cặp thảo luận và nêu .
+ Kết quả câu B đúng.
-.1 HS đọc yêu cầu bài
-1HS lên bảng+Lớp làm vào vở
 +3m248dm2<4m2
 300mm2>2cm289mm2
-1HS đọc đề toán
-1 HS lên bảng làm bài+Lớp làm vào phiếu.
 + Diện tích của 1 viên gạch lát nền là : 
 40 x 40 = 1600 (cm2).
 + Diện tích căn phòng là : 
 1600 x 150 = 240000 (cm2) 
 Đổi: 240000 cm2 = 24 m2 
 ĐS: 24 m2.
 ___________________________________________________
Tập đọc 
 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
 I. MỤC TIÊU:
 -Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
 -Hiểu nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh bình đẳng của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
 *Kĩ năng tư duy phê phán ;...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn khó đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ :(4’)
 - Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ?
-Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng:” Cha đi vui “?
-GV nhận xét và cho điểm.
-3HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
B/ Bài mới:Giới thiệu bài:(1’) :
1/ Hoạt động1 : Luyện đọc:(12’)
- Gọi 1HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ khó: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Gọi 2 HS đọc bài
- GV đọc mẫu bài.
2/Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:(12’)
a/ Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng + Đọc thầm.
- Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
b/Đoạn2: HS đọc thành tiếng + đọc thầm
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
c/Đoạn3: Cho 1 HS đọc.
- Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
-GV cho HS nêu nội dung bài
3/Hoạt động 3: Đọc diễn cảm(7’)
 -GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn .
-GV đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc.
-GV đọc mẫu đoạn 3.
-GV nhận xét tuyên dương HS đọc hay nhất.
-1HS đọc bài +Cả lớp đọc thầm 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (3 lần)
-2 HS đọc các từ khó.
-2HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc bài
-HS lắng nghe.
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm –Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Người da đen bị đối xử một cách bất công. Người da trẳng chiếm 8/10 đất trồng trọt,  tự do , dân chủ nào 
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh anh dũng ..
HS đọc đoạn 3 
-Ông là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la..
-HS nêu : chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh bình đẳng của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
-3 HS luyện đọc 3 đoạn.
-HS luyện đọc theo cặp.
-HS đại diện thi đọc diễn cảm
C. Nhận xét, dặn dò:1’
-GVnhận xét tiết học.
-Đọc trước bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít “
-HSVề nhà thực hiện
 ___________________________________________________
Chính tả (Nhớ-Viết) 
 Ê – MI – LI, CON
I. MỤC TIÊU:
-Nhớ -viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do bài Ê- mi- li, con... 
-Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
 *Kĩ năng đạt mục tiêu;..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Một số tờ giấy khổ to phô – tô nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A / Kiểm tra bài cũ:(4’) 
-Gọi 2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.
B / Bài mới : Giới thiệu bài: (1’) 
1/Hoạt động 1:Hướng dẫn HS nhớ – viết: ( 20’)
-GV cho 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.
 + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
 -GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai: Oa-sinh –tơn, Ê – mi – li, sáng loà, hoàng hôn.
-Cho HS gấp SGK, tự nhớ lại, viết bài.
-GV cho HS soát lỗi.
-Chấm chữa bài: +GV thu chấm 10 bài của HS.
+Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
2/Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập ( 8’) :
a/ Bài 2:-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Cho HS làm bài tập cá nhân.
-Cho HS trình bày kết quả và nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả.
b/ Bài 3 :Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
-Cho HS hoạt động nhóm.
-Cho HS thi giữa các nhóm.
-GV nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố dặn dò ( 2’): 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt.
-2 HS HS lên bảng viết và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng trên.
-2HS đọc thuộc.
-HS trả lời: Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập
-HS làm bài tập trong vở.
-HS nêu miệng kết quả.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập
-HS hoạt động nhóm.
-4 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS lắng nghe.
 ___________________________________________________
 Khoa học 
 DÙNG THUỐC AN TOÀN.
I.MỤC TIÊU: HS có khả năng :
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. 
-Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
*kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân ; Kĩ năng xử lý thông tin,phân tích ,đối chiếu..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
-Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng .
-Hình trang 24, 25 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
A.Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Nêu tác hại của thuốc lá? Rượu bia? Ma tuý?
- Khi bị người khác lôi kéo rủ rê sử dụng chất gây nghiện em sẽ xử lí như thế nào?
- Nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới : Giới thiệu bài(1’)
1/Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
-Cho HS Làm việc cặp đôi: 
 +Bạn đã dùng thuốc chưa, dùng trong trường hợp nào?
* Chốt: Cần dùng thuốc để chữa bệnh nhưng cần sử dụng an toàn.
2/ Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập SGK
-Yêu cầu HS làm bài tập trang 24 SGK.
*Kết luận:Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng cách, theo chỉ dẫn bác sĩ..
-Yêu cầu một số HS đọc trước lớp một số tên thuốc và đọc tờ hướng dẫn sử dụng.
3/Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng.”
- GV Chia nhóm.
+ Mỗi nhóm có một trọng tài đọc câu hỏi trang 25 SGK.
+ GV cố vấn nhận xét và đánh giá từng câu giải thích của các nhóm.
C. Củng cố, dặn dò (2’)
- - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
-4 HS trả lời.
-Học sinh thảo luận theo cặp đôi 
-Đại diện trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét.
-1 :d ;2:c ; 3 : a ; 4 :b
-3HS đọc bài học
-HS thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-1: c,a,b ; 2: c, b, a.
_____________________________________________________
 Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 
Toán 
 HÉC – TA.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị D tích héc - ta; quan hệ giữa héc - ta và m2.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo Dtích (trong mỗi quan hệ với héc ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ (5’): 
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo Dtích kề nhau? Làm bài 3
 - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : Giới thiệu bài 1’: 
 1/ Hoạt động: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta.(5’)
- GV giới thiệu :
+ “Thông thường, khi đo Dtích 1 thửa ruộng, 1 khu rừng người ta dùng đơn vị héc ta”.
+ “1 héc- ta bằng 1 héc- tô - mét –vuông” và héc- ta viết tắt là ha.
- GV ghi bảng : 1ha = 1 hm2 
-Vậy 1 ha bằng bao nhiêu m2? 	
 2/Hoạt động 2: Thực hành (23’)
a/Bài 1: Viết số thích hợp vào chổ trống.
- Hướng dẫn HS chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách làm 1 số câu.
-GV nhận xét sửa sai.
b/Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề.
- Gv hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- Nhận xét, sửa chữa.
c/Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Cho HS khá làm 
-GV nhận xét sửa sai.
d/Bài 4: Yêu cầu HS tự đọc bài toán.
- GV gợi ý HS về nhà làm bài
C. Nhận xét – dặn dò 1’: 
 - Nhận xét tiết học.
 -Dặn về làm bài 4.
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- HS lên bảng làm bài..
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- 1 ha = 10000 m2.
-1HS đọc yêu cầu bài.
- 2HS lên bảng làm bài +Lớp làm vào vở:
-a) 4 ha = 40 000m2 ; ha = 500m2 20 ha = 200 000m2 ; ha = 100m2 -b) 60 000m2 = 6ha 
 800 000m2 = 80ha 
 -1 HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- 1HS đọc yêu cầu bài..
-2HS lên ảng làm bài
 - 1HS đọc yêu cầu bài.. 
 ĐS: 3000m2.
 _______________________________________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ-HỢP TÁC.
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 -Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu ,tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài 1,bài 2. 
 -Biết đặt câu với 1 từ,1 thành ngữ theo yêu cầu BT3 ,BT4.
 *Kĩ năng hợp tác ;Kĩ năng giải quyết vấn đề;..
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Từ điển học sinh .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Hoạt động dạy 
A/.kiểm tra bài cũ (5’):
- Gọi 3 HS lên bảng nêu ví dụ 
-Về từ đồng âm , đặt câu với từ đó .
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
B/. Bài mới :Giới thiệu bài :(1’)
1/Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập (28’)
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
-Tổ chức cho HS làm bài trong nhóm 
-Tổ chức cho HS chơi tiếp sức 
-Yêu ... 
-Dặn về nhà làm bài 4.
-2em lên bảng chữ bài .
-1HS đọc đề bài.
- 1 HS giải trên bảng lớp+Cả lớp làm bài vào vở.
 ĐS :600 viên.
-1HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài+Lớp làm vào vở.
 ĐS : a/3200m2 ; b/ 16 tạ
-1HS đọc đề bài.
- 1 HS giải trên bảng lớp+ Cả lớp làm bài vào phiếu.
 ĐS: 1500m2 
-HS về nhà thực hiện .
 ____________________________________________________
 Địa lý 
 ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU : Sau bài học ,HS biết: 
-Các loaik đất chính ở nước ta: đất phe-ra – lít ,đất phù sa,
-Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít .
-Nêu được vai trò của đất và rừng đối với đời sống sản xuất của con người .
-Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng và khai thác đất .
 *Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; Kĩ năng giao tiếp;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 -Bản đồ ,lược đồ , hình SGK,phiếu học tập .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
 -Nêu vị trí của vùng biển nước ta ?
-GV nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới : giói thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Các loại đất và cách sử dụng . (15’)
-Cho HS làm việc cá nhân:
+ Đọc SGK tìm hiểu các loại đất nước ta ( GV kẻ sẵn sơ đồ lên bảng ).
-GVcho HS dựa vào sơ đồ trình bày bằng lời .
-GVkết luận : Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm nhiều nhát là đất phe- ra –lít có mùa đỏ hoặc vàng ,tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa ở vùng đồng bằng .
*Cách sử dụng :
 +Đất có phải là tài nguyên vô hạn không ?
 +Em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác ?
+Làm gì để không gây tác hại cho đất ?
+Nêu 1số cách cải tạo và bảo vệ đát mà em biết ?
*GV nhận xét bổ sung .
2/Hoạt động 2: Rừng và vai trò của rừng ( 15’)
-Cho HS làm việc cá nhân .
-Quan sát hình 1,2,3 và đọc SGK để hoàn thành phiếu bài tập .
-GV nhận xét kết luận : Nước ta có nhiền loại rừng ,nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .Và tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi ,rừng ngập mặn ở vên biển .
*Vai trò của rừng :
-Cho HS thảo luận nhóm .
 +Nêu vai trò của rừng đối với con người ?
 +Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lý ?
 +Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay ?
+Để bảo vệ rừng ,nhà nước và người dân cần phải làm gì ?
+Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ?
-GV nhận xét bổ sung: Rừng ngày càng tàn phá nhiều ,ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế ,do đó trồng rừng là nhiệm phải cấp bách của Nhà nước và người dân.
C)củng cố -dặn dò (2’) : 
-Nhận xét tiết học -Giao bài về nhà .
-2 HS lên bảng trình bày .
-HS Đọc SGK và làm bài.
-HS ngồi cạnh nhau trình bàycho nhau nghe.
-HS nhắc lại nội dung trên bảng .
-Làm theo nhóm và thống nhất câu trả lời .
-Các nhóm đại diện lên trình bày .
-Nhóm khác nhận xét bổ sung .
-Làm việc cá nhân .
-HS quan sát hình và đọc SGK làm bài .
 -HS trình bày
-Lớp nhận xét bổ sung. 
-Vài HS nhắc lại .
-HS nhận nhiệm vụ :
-Thảo luận các câu hỏi và làm bài vào phiếu học tập (Mỗi nhóm một câu)
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS đại diện nhóm lên trình bày .
-Nhóm khác bổ sung .
-HS nêu nội dung bài học 
_________________________________
 Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Tập Làm Văn 
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết cách quan sát khi tả trong hai đoạn văn trích.
 -Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
 *Kĩ năng đạt mục tiêu;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Tranh minh hoạ cảnh sông nước : biển , sông , suối , hồ , đầm .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A / Kiểm tra bài cũ : (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này : Luyện tập tả cảnh .
B / Bài mới : Giới thiệu bài(1’)
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
(28’)
a/Bài tập 1 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập . 
-GV cho HS đọc 2 đoạn văn a ,b.
 +Dựa vào nội dung từng đoạn , hãy trả lời các câu hỏi về những đoạn văn .
-GV treo tranh ảnh cho HS quan sát .
-Cho HS làm việc theo cặp .
-GV nhận xét , bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng .
b/Bài tập 2 :GV cho HS đọc bài tập 2 .
-GV : Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về 1 cảnh sông nước , các em hãy lập 1 dàn ý 
-Cho HS lập dàn ý .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và khen những HS làm dàn ý đúng , bài có nhiều hình ảnh , chi tiết tiêu biểu cho cảng sông nước .
C. Củng cố dặn dò : (2’)
-GV nhận xét tiết học .
-Tiết sau luyện tập tả cảnh .
-1 HS đọc +lớp theo dõi SGK.
-HS quan sát .
-HS làm việc theo cặp và phát biểu
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-1 HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm -HS theo dõi
-HS lập dàn ý .
-1số HS trình bày dàn ý của mình .
-Lớp nhận xét .
 _______________________________________________________
Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
 -So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 -Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phiếu bài tập;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS làm bài 3,4. 
-GV nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1:Ôn tập so sánh và thực hiện phép tính 2 phân số(10’)
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
b/Bài 2(:a,d ) Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Gv nhận xét sửa sai. .
c/Bài 4 :GV cho HS nêu bài toán 
-GV hướng dẫn phân tích đề toán.
-GV phát phiếu cho HS làm bài.
-GV giúp HS yếu làm bài .
-GV thu phiếu chấm điểm
B. củng cố, dặn dò: (2’)
-Nhận xét tiết học .
-Dặn về nhà làm bài 3. .
-2 HS làm trên bảng lớp.
-1HS đọc yêu cầu bài.
- 4 HS làm bảng lớp+ Cả lớp làm bài vào vở.
-1HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS làm bảng lớp+Cả lớp làm bài vào vở
-1HS đọc đề 
-1HS lên bảng +Lớp làm vào phiếu.
 ĐS: Bố :40 T ;con :10T
-Cả lớp nhận xết chữa bài .
 ________________________________________________________
Khoa Học 
 PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I.MỤC TIÊU: học xong bài này học sinh:
-Biết nguyên nhân và phòng tránh bệnh sốt rét.
*kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin ;Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thông tin và hình trang 26,27 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A .Kiểm tra bài cũ: (5’)
+Thế nào là dùng thuốc an toàn? 
+ Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý diều gì?
+ Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì?
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Làm việc với SGK (14’)
- Chia nhóm và yêu cầu quan sát tranh đọc lời thoại nhân vật trong các hình1,2 SGK; trả lời :
+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh?
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
*GV nhận xét chốt ý đúng.
2/Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận (14’)
-Yêu cầu HS Thảo luận câu hỏi:
+ Muỗi a- nô - phen thường ẩn náu ở những chỗ nào trong nhà và quanh nhà?
+ Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
+ Làm gì để diệt muỗi trưởng thành?.
+ Làm gì để không cho muỗi sinh sản?
+ Làm gì để không cho muỗi đốt người?
- GV nhận xét , bổ sung.
C. Củng cố, dặn do : ( 2’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tham gia xây dựng bài.
-3 HS trả lời.
-Nhận xét bài của bạn .
-HS thảo luận theo nhóm và làm bài vào phiếu.
-Đại điện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trả lời. Nhóm nào trả lời tốt được chỉ định tiếp bạn nhóm khác trả lời câu hỏi tiếp 
-Lớp nhận xét bổ sung .
-HS đọc mục bạn cần biết.
________________________________________________________
Lịch sử 
 QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.
*kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ;kĩ năng kiểm soát cảm xúc;.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Anh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh thành phố Hồ Chí Minh).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy thuật lại phong trào Đông du?
+ Vì sao phong trào Đông du thất bại?
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài:1’
1/Hoạt động 1: Giới thiệu về Nguyễn Tất Thành 13’
-GV treo ảnh Nguyễn Tất Thành.
-Chia lớp thành nhóm 6, nêu nhiệm vụ thảo luận:
- Trình bày, trao đổi những thông tin em biết về Nguyễn Tất Thành dựa vào các gợi ý:+ Tên thật ; + Ngày sinh: ;
 + Gia đình: ;+ Quê hương:
 + Thời niên thiếu:
2/Hoạt động 2: Quyết tâm ra đi tìmđường
 cứu nước của Nguyễn Tất Thành:15’
- Tại sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
- Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định thế nào? Tại sao?
- Nguyễn Tất Thành đã lường trước những khó khăn gì khi đi ra nước ngoài một mình? 
 - Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài bằng cách nào? Vào thời gian nào? 
*GV nhận xét bổ sung.
C. Củng cố - Dặn dò:2’
-Nhận xét tiết học .
-2 HS trả lời
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình, thảo luận theo nhóm, ghi thông tin vào phiếu thảo luận.
-Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung thông tin.
-HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi .
-Đại diện nhóm lên trinh bày .
-Nhóm khác nhận xét.
________________________________________________________
Sinh Hoạt Lớp TUẦN 6.
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 6.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
 - Rèn cho HS tự ý thức,rèn luyện đạo đức tác phong ,có thái độ học tập đúng đắn
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 6:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần5. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 + Tổ 1: ; Tổ 2: ; Tổ 3:
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, chưa làm bài tập ,ý thức vệ sinh chưa tốt, )
 2) Kế hoạch tuần 7: 
 -Thực hiện chương trình tuần 7 
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
 -Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 -HS học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 -Tiếp tục giúp đỡ HS yếu, HS rèn viết chữ, rèn đọc, luyện toán, tiếp tục học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập, 
-Kiểm tra vở sạch chữ đẹp.
- Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp ,không ăn quà vặt.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 6 2012.doc