Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Toán

HÉC-TA

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta;

- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông .

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta)

Bài tập cần làm: bài 1a (2 dòng đầu), 1b, (cột đầu); bài 2

II/ Hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta. 10 phút:

- GV giới thiệu: Thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng, . người ta dùng đơn vị héc-ta.

- GV giới thiệu: 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và héc-ta viết tắt là (ha).

- HDHS phát hiện được mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.

1ha = 10 000 m2

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Sơn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012.
Đó soạn ở giỏo ỏn viết
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012
Thể dục
 Thầy Thịnh lên lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Héc-ta
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta; 
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông ...
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta) 
Bài tập cần làm : bài 1a (2 dòng đầu), 1b, (cột đầu) ; bài 2 
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta. 10 phút: 
- GV giới thiệu: Thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng, ... người ta dùng đơn vị héc-ta.
- GV giới thiệu: 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và héc-ta viết tắt là (ha).
- HDHS phát hiện được mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
1ha = 10 000 m2
2/ Thực hành: 20 phút: 
Bài 1: Rèn luyện cho HS cách đổi đơn vị đo.
- GV cho HS tự làm và nêu kết quả. GV có thể yêu cầu HS nêu cách làm một số câu.
	* 1km2 = ... ha.
Vì 1ha = 1hm2 mà 1km2= 100hm2 nên 1km2 = 100ha.
	* ha = ... m2.
Vì 1ha = 10 000m2 nên ha = 10 000m2 : 2 = 500m2.
	* km2 = ... ha.
Vì 1km2 = 100ha nên km2 = 100ha x = 75ha.
	* 60 000m2 = ... ha.
Vì 1ha=10 000m2, nên ta thực hiện phép chia:60 000 :10 000 = 6. Vậy 60 000m2 = 6ha.
Bài 2: Rèn luyện cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
	- Cho HS tự làm và chữa bài, kết quả là: 22 200ha = 222km2.
Bài 3: (HS khá giỏi) Cho HS tự làm và chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm.
a)85km2 850ha, nên 85km2 > 850ha. 
Vậy ta viết S vào ô trống
Bài 4: (HS khá giỏi) GV yêu cầu HS đọc bài toán rồi giải.
	Giải: 
	12ha = 120 000m2
	Diện tích mảnh đất dùng để xây toà nhà chính của trường là:
	120 000 : 40 = 3000 (m2)
	Đáp số: 3000 m2.
Nếu có thể cho HS tính theo đơn vị héc-ta sau đó đổi ra mét vuông.
3/ Củng cố, dặn dò: 3 phút: Nêu đơn vị đo ha và mqh với a, m2 ; Nhận xét giờ học
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hữu nghị - hợp tác
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp các nhóm thích hợp theo yêu cầu bài tập. Biết đặt câu với một từ theo yêu cầu bài tập 3 
 (HS khá giỏi đặt được 2, 3 câu ở BT1 và 2)
II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 tập 1. Bảng phụ viết nội dung BT 1, 2.
 - Một vài trang từ điển phô tô nội dung liên quan đến bài học.
III/ Hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ: 3 phút: 
- HS nêu định nghĩa về từ đồng âm; đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
2/ Bài mới: 
a/ GV giới thiệu bài: 3 phút: - GV nêu mục tiêu bài học.
b/ HDHS làm bài tập: 25 phút: 
Bài tập 1: - HS đọc trước lớp yêu cầu của BT 1.
	- HS trao đổi theo cặp và làm bài vào phiếu.
	- Đại diện một số cặp trình bày kết quả. GV và HS nhận xét.
	- HS chữa bài vào vở.
	- Lời giải: 
a) Hữu có nghĩa là bạn bè.
b) Hữu nghĩa là có.
Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước)
Chiến hữu (bạn chiến đấu)
 Thân hữu (bạn bè thân thiết)
 Hữu hảo (như hữu nghị)
 Bằng hữu (bạn bè)
 Bạn hữu (bạn bè thân thiết)
 Hữu ích (có ích)
 Hữu hiệu (có hiệu quả)
 Hữu tình (có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tình cảm)
 Hữu dụng (dùng được việc)
Bài tập 2: 	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Tương tự BT1. 
a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn.
b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi, ... nào đó.
Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu bài tập. HS đặt câu.
- HS trình bày trước lớp.
VD: Bác ấy là chiến hữu của bố em. Nhân dân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước. Tình bằng hữu của chúng tôi ai cũng biết. Chúng ta là bạn hữu nên phải giúp đỡ nhau. Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích. Loại thuốc này rất hữu hiệu. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
	Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc. Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất. Chúng tôi đồng tâm hợp lực ra một tờ báo tường. Bố luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lí. Công việc này rất phù hợp với má. Anh ấy có suy nghĩ rất hợp thời. Lá phiếu này hợp lệ. Quyết định này rất hợp pháp. Khí hậu miền Nam rất thích hợp với sức khoẻ của ông tôi.
3/ Cũng cố, dặn dò: 3 phút: - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS HTL 3 thành ngữ.
Khoa học
Bài 11: dùng thuốc an toàn.
I/ Mục tiêu: - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.
 - Xác định khi nào nên dùng thuốc.
 - Nêu những đặc điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 24, 25 sgk.
	 - Sưu tầm một số vỏ đựng và bản HD sử dụng thuốc.
* KNS:Tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng 1 số loại thuốc thông dụng.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: 9 phút:Làm việc theo cặp.
 MT: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên 1 số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc.
Bước 1: HS làm việc theo cặp.
	- Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
Bước 2: HS trình bày.( GV có thể giảng cho HS thấy nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, hoặc gây chết người.)
* Hoạt động 2: 10 phút: Thực hành làm BT trong sgk.
Mục tiêu: Giúp HS xác định được khi nào nên dùng thuốc. Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng liều lượng.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
	- GV yêu cầu HS làm BT trang 24 sgk.
Bước 2: HS nêu kết quả: 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b.
Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
	Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng và bản HD kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc. GV có thể cho HS đọc bản HD sử dụng thuốc trước lớp.
* Hoạt động 3: 9 phút: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
Mục tiêu: Giúp HS không chhỉ biết sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
Bước 1: Tổ chức và HD:
	- HS dùng thẻ từ. Một HS đọc câu hỏi. GV nhận xét, đánh giá.
Bước 2: Tiến hành chơi.
	- Quản trò lần lượt đọc các câu hỏi trong mục trò chơi trang 25 sgk. Các nhóm viết vào thẻ và giơ lên.
	- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng.
Đáp án: Câu 1: Thứ tự cung cấp vi-ta-min cho cơ thể là:
	c) Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
	a) Uống vi-ta-min.
	b) Tiêm vi-ta-min.
Câu 2: Thứ tự ưu tiên phòng bệnh còi xương cho trẻ là:
	c) ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D.
	b) Uống can-xi và vi-ta-min D.
	a) Tiêm can-xi.
IV/ GV tổng kết: 3 phút: Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau
Tin học
Cụ Hằng dạy
––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều Luyện toán 
Luyện tập bảng đơnvị đo diện tích
I/ Mục tiêu:- Biết tên gọi, kí hiệu và MQH của các đơn vị đo diện tích đã học, vận dụng để chuyền đổi , so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ : 3 phút: Nêu các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
2. Bài mới :30 phút Hướng dẫn HS làm bài tập.
N1:Làm BT số 1; 2,3 và 4. T1 tuần 6 tr44 Sách Thực hành TV và Toán lớp 5 T1.
N2: Làm BT số 1; 2,3 và 4. T1 tuần 6 tr44 Sách Thực hành TV và Toán lớp 5 T1 và bài tập nâng cao. So sánh với 1; Sử dụng phần bù; Sử dụng phân số trung gian; Sử dụng phân số đảo ngược. Chia tử số cho mẫu số
 Bài tập: Bài 1: Không quy đồng hãy so sánh các phân số sau:
a. và b. và c. và d. và 
Giáo viên teo dõicác nhóm làm bài và tổ chức chữa bài tập theo nhóm. 
1.Viết các số đo sau dưới dạng đơn vị đo là mé vuông.
 a. 9m2 48 dm2 = 9m2 ; 25m29dm2 = 25m2 ; 
 b . 2dm2 57cm2 = 2dm2 ; 89 cm2 = dm2 
Bài 2. 3ha = 30000 m2; 1800dm2 = 18 m2; 4km2= 4000000m2; 50 000cm2 = 5 m2
Bài 3.>=< 
.4m269dm2 18dm2 ; 280ha < 28km2; 6cm28mm2= 6cm2
4. Giải
Chiêu rộng HCN là: 500 - 220 = 280( m)
Diện tích khu đấtHCN là: 500 x 280 =140 000 (m2)=14 ha
Diện tích trồng cây ăn quả là: 14 : 14 x 9 =9 (m2)
Diện tích trồng hoa là:14 – 9 = 5 (ha) Đ/S: 5 ha
Bài nâng cao a. Vì > 1, .
b. Chọn phân số làm p/s trung gian. Ta có: > và 
c. Sử dụng phần bù ta có : 1 -= và 1 - = Vì > nên < . Lưu ý: 
PS nào có phần bù lớn hơn thì PS đó bé hơn.
 d. Sử dụng phần hơn ta có: - 1 = và -1 =Vì < nên < . Lưu ý: PS nào có phần hơn lớn hơn thì PS đó lớn hơn.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố và nõng cao kiến thức về từ đồng õm xác định được từ láy, từ ghộp qua các từ cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
. Giới thiệu bài: ( 2’) GV nêu nhiệm vụ tiết học.
2 . Hướng dẫn HS làm bài tập. (30 ’)
1/ Kiểm tra bài cũ: 3 Phút: - GV kiểm tra BT3 và 4 của HS.
2/ Bài mới: 
Bài tập 1: HS trao đổi theo cặp tìm các từ đồng âm trong mỗi câu.
- Lời giải: + Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
+ Tiếng chín thứ nhất là tinh thông, tiếng chín thứ hai là số 9.
+ Tiếng bác thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. 
+ Tiếng tôi thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để cho tan.
+ Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng, đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm, câu d này có 2 cách hiểu khác nhau:
- Con ngựa (thật)/ đá con ngựa (bằng) đá,/ con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa thật.
- Con ngựa (bằng)đá/đá con ngựa (bằng) đá/con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa (thật).
- GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hằng ngày tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Bài tập 2: HS đặt câu.
- Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một gói xôi đậu; - Bé thì bò, còn con bò lại đi.
- Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; - Đừng vội bác ý kiến của bác.
Bài tập 3: Hóy xếp cỏc từ sau vào 3 nhúm : T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ lỏy :
Thật thà, bạn bố, bạn đường, chăm chỉ, gắn bú, ngoan ngoón, giỳp đỡ, bạn học, khú khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
*Đỏp ỏn : - T.G.T.H: gắn bú, giỳp đỡ, học hỏi, thành thật, bao bọc, nhỏ nhẹ.
 - T.G.P.L : bạn đường, bạn học.
 - Từ lỏy : thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoón, khú khăn, quanh co.
- Lưu ý: từ bạn bố cũng cú thể xếp vào nhúm từ ghộp tổng hợp nhưng cần lớ giải nghĩa tiếng bố trong bố đảng, bố phỏi
 HS  ... i phần b:
- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? (Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều).
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? (Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch, trống hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày. Buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa. Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa).
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?(Câu văn: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều).
- HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết bài.
- Một số HS trình bày đoạn văn đã viết. GV nhận xét.
3/ Cũng cố, dặn dò:3 Phút:
 - GVNX tiết học. Bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất.
	- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
 Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:- Biết so sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
	- Giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. ( HS làm BT: 1, 2a,d, 4)
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 3 Phút: Nêu cách so sánh phân số?
	Nêu các bước tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của chúng?
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 3 Phút: 
 b/ Nội dung luyện tập: 25 Phút: - GV tổ chức HDHS làm các bài tập.
Bài 1: HS làm và chữa bài.
Bài 1: HS làm và chữa bài. a) . 	 b) .
	- Khi HS chữa bài GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
 a) ; d) 
HS khá giỏi b) c) ; 
 - GVHDHS rút gọn phân số.
Bài 3: (HS khá giỏi) GV cho HS nêu bài toán và tự làm.
Giải:
	5ha = 50 000m2.
	Diện tích hồ nước là: 50 000 x = 15 000 (m2)
Bài 4: GV cho HS nêu bài toán rồi làm và chữa bài.
? tuổi
30 tuổi
? tuổi
Ta có sơ đồ:
	Tuổi bố:	
	Tuổi con:	
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 (phần)
	Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
	Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
	Đáp số: Bố: 40 tuổi; Con: 10 tuổi.
3/ Cũng cố, dặn dò: 3 Phút: - GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn, tẩm màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* KNS: KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng bệnh sốt rét.
II/ Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 26, 27 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK:
* Mục tiêu: - HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	 - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
Bước 1: GV chia nhóm và HD:
	- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.
	1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
	2. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
	3. Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
	4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Bước 3: Làm việc cả lớp:
	- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Gợi ý: 1. Dấu hiệu: Cách một ngày lại xuất hiện 1 cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: Bắt đầu là rét run (Thường nhức đầu, người ớn lạnh từ 15 phút đến 1 giờ). Sau re là sốt cao (Nhiệt độ cơ thể thường 400C trở lên, người bệnh mệt mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ). Cuối cùng: người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt.
2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người.
3. Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
4. Đường lây truyền: Muỗi A-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
* Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
	- Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn, tẩm màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
Bước 1: Thảo luận nhóm:
	- GV phát phiếu có sẵn câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
1.Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong và xung quanh nhà?
2. Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
Bước 2: Thảo luận cả lớp:
	- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý: 1. Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm  và đẻ trứng ở những nơi ao tù, nước đọng hoặc ngay trong các mảnh bát, chum, vại, lon sữa bò có chứa nước.
2. Vào buổi tối và ban đêm muỗi thường bay ra nhiều để đốt người.
3. Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi, tổng vệ sinh không cho muỗ có chỗ ẩn nấp.
4. Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể dùng các biện pháp sau: Chôn rác thải, dọn sạch những nơi có nước đọng, thả cá để chúng ăn bọ gậy
5. Để ngăn chặn không cho mỗi đốt người: ngủ màn, mặc quần áo dài, 
	- HS đọc mục Bạn cần biết. 
IV/ Cũng cố, dặn dò: 3 Phút: 
Nhận xét giờ học
Anh văn
Cụ Linh lờn lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
1/ GV tổ chức cho các tổ nhận xét đánh giá tổ mình trong tuần về các mặt . 
2/ GV đánh giá chung những mặt đạt được và những tồn tại trong tuần qua .
-Tuyên dương những học sinh có thành tích trong tuần
- Phê bình một số em ngồi học còn nói chuyện riêng chưa chú ý trong học tập
3/ Kế hoach tuần tới: Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp và thể dục giữa giờ; trong giờ sinh hoạt 15 phút không được nói chuyện. Cần sinh hoạt có chất lượng.
Học tập: Tích cực phát biểu xây dựng bài.
 Chữ xấu cần luyện viết thêm.
 Ngồi học chăm chú nghe giảng không nói chuyện riêng.
	 Thực hiện tốt các hoạt động khác của trường đề ra.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều Mĩ thuật
Thầy Hũa lờn lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kĩ thuật
Cụ Hải lờn lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Âm nhạc
Thầy Thịnh lờn lớp
Buổi chiều
Luyện Toán:
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS cũng cố về: so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài: 2 phút.
2/ Luyện tập: 25 phút.
Bài 1: HD HS sử dụng cách so sánh phân số để viết theo thứ tự
Bài 2: Hỏi HS cách cộng, trừ phân số khác mẫu; nhân chia phân số.
HS làm bài vào vở- chữa bài ở bảng
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài toán – nêu yêu cầuvà cách thực hiện bài toán
HS làm bài
KQ: 100000 m2
Bài 4:HD tương tự bài 3- Yêu cầu HS xác định dạng toán ( Hiệu tỷ)
Cho HS nêu các bước giải- HS giải vào vở
KQ:	 Mẹ: 42 tuổi
Con : 14 tuổi
3/ Củng cố, dặn dò: 5 phút. Hệ thống nội dung bài
Nhận xét giờ học
––––––––––––––––––––Bài tập 4: GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ.
	- Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình; thống nhất về một mối.
	- Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
	- Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh.
	- HS tự đặt câu.
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua 1 số ví dụ cụ thể (BT1).Đặt 
câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu (BT2). )
HS khá giỏi đặt câu với 2-3 cặp từ đồng âm ở BT 1 (mục III)
II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết 2 cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi.
Hổ mang bò lên núi
(Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi
(Con) hổ (đang) mang (con ) bò lên núi
	- Bảng phụ viết nội dung BT 1 phần luyện tập.
III/ Hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ: 3 Phút: - GV kiểm tra BT3 và 4 của HS.
2/ Bài mới: 
a/ GV giới thiệu bài: 2 Phút: - GV nêu mục tiêu bài học.
b/ HDHS làm bài tập: 10 Phút:
- HS đọc câu "Hổ mang bò ...", trả lời 2 câu hỏi trong sgk.
- HS trả lời xong câu hỏi 1, GV treo bảng phụ viết 2 cách hiểu câu văn.
- Lời giải câu hỏi 2: Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu:
+ Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ (con hổ) và động từ mang.
+ Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò).
c/ phần ghi nhớ: 3 Phút: - HS đọc và nói lại nội dung ghi nhớ.
d/ Phần luyện tập: 15 Phút:
Bài tập 1: HS trao đổi theo cặp tìm các từ đồng âm trong mỗi câu.
- Lời giải: + Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
+ Tiếng chín thứ nhất là tinh thông, tiếng chín thứ hai là số 9.
+ Tiếng bác thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. 
+ Tiếng tôi thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để cho tan.
+ Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng, đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm, câu d này có 2 cách hiểu khác nhau:
- Con ngựa (thật)/ đá con ngựa (bằng) đá,/ con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa thật.
- Con ngựa (bằng)đá/đá con ngựa (bằng) đá/con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa (thật).
- GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hằng ngày tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Bài tập 2: HS đặt câu.
- Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một gói xôi đậu; - Bé thì bò, còn con bò lại đi.
- Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; - Đừng vội bác ý kiến của bác.
5/ Cũng cố, dặn dò: 2 Phút: - HS nêu tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- GV nhận xét tiết học.
––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(4).doc