Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

Giúp HS nhận biết :

Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

II. Các HĐ DH chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

Viết các số sau đây dưới dạng hỗn số rồi đổi sang số thập phân:

 ; ;

B. Dạy bài mới:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
 Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2007
 Toán: số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết :
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết các số sau đây dưới dạng hỗn số rồi đổi sang số thập phân:
 ; ; 
B. Dạy bài mới:
	 GV:
	HS:
HĐ1 ( 12 phút): Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- Hướng dẫn HS làm VD:
9 dm = 90 cm 
- Giúp HS nhận xét : Nếu viết theem chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- GV lấy VD : 0, 9 = 0,90; 67,2 = 67,20
HĐ2 ( 15 -17 phút) : Thực hành.
- Giao BT ở lớp:1, 2, 3 trang 40, 41- SGK.
BT1 : H: Yêu cầu bài toán?
Lưu ý HS bỏ các chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
BT2: : Yêu cầu bài toán ?
BT3 : GV nêu yêu cầu bài toán rồi yêu cầu HS trả lời.
* Củng cố - dặn dò :
- Nhắc lại số thập phân bằng nhau.
- Giao BT về nhà : BT trong VBT.
- 1 em lên bảng làm BT . 
Dưới lớp làm vào vở nháp:
9 dm = 0,9 m ; 90 cm = 0,90 m
nên 0,9m = 0,90 m
Vậy : 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 
- HS nhận xét : 
- Lấy VD: 4,5 = 4, 50 ; 45, 67 = 45,670
- HS nhận xét.
- Làm BT vào vở:
Đ: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
- 3 em lên chữa bài:
7,800 = 7,8 ; 64,9000 = 64,9 ; 3,0400= 3,04 ; 35,020 = 35,02
Đ: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau.
- 2 em lên chữa bài :
5,612 ; 17,200 ; 480,590.
BT3 : HS trả lời :
Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng, còn bạn Hùng viết sai( HS giải thích )
- HS về nhà làm BT vào vở BT.
 ...................................***..................................
 Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh( thể hiện rõ đối tượng miêu tả , trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh).
II. DDDH:
- Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.
GV nhận xét, chấm điểm.
B. Dạy bài mới.
 GV:
HS:
1. Giới thiệu bài.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
Yêu cầu chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
H: Yêu cầu bài tập1?
- Nhắc HS: Dựa trên những kết quả quan sát đã có , lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài - thân bài - kết bài.
BT2: Yêu cầu bài tập?
- Nhắc HS: 
+ Nên chọn một đoạn tong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
+ Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làn nổi bật ý đó.
+ Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh , nhân háo cho hình ảnh thêm sinh động.
+ Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết.
- GV nhận xét , đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà vết lại.
- Nhóm trưởng kiểm tra bài chuẩn bị bài của các bạn trong nhóm.
- Làm BT vào vở BT.
Đ:Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
- HS lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
- Một số em trình bày dàn ý của mình.Cả lớp nhận xét.
Đ: Dựa theo dàn ý đã lập , hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Chú ý nghe.
- HS viết đoạn văn.
- Một số em nối tiếp nhau đọc đoạn văn. Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn những HS lập dàn ý tốt, viết được những đoạn văn hay.
 ...................................***..................................
Khoa học : phòng bệnh viêm gan a
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
- Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
II.DDDH:
- Thông tin và hình trang 32,33 SGK.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Bài cũ : H: Tác nhân , đường lây truyền bệnh viêm não ?
 Nêu cách phòng bệnh ?
B. Dạy bài mới :
	GV:
HS:
HĐ1:(15-16 phút): Làm việc với SGK.
- Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?
- GV nhận xét , thống kê vào bảng.
HĐ 2 ( 10 phút) : Quan sát và thảo luận 
Hướng dẫn HS nêu nội dung từng hình trong SGK.
H: Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
H: Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
H: Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
- GV nói rõ tác hại bệnh viêm gan A.
* Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- Các nhóm, đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 và thảo luận trong nhóm. Rồi cử đại diện lên báo cáo:
Đ: +Sốt nhẹ.
 + Đau ở vùng bụng bên phải.
 + Chán ăn.
Đ: Vi - rút viêm gan A.
Đ: Bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Quan sát các hình 2,3,4,5 trang 33- SGK.
- HS thảo luận theo nhóm đôi ,nói nội dung từng hình:
+ Hình 2 : Uống nước đun sôi để nguội.
+ Hình 3 : Ăn thức ăn đã nấu chín.
+ Hình 4 : Rửa tay bằng nước sạch xà phòng trước khi ăn.
+ Hình 5 : Rửa tay bằng nước sạch xà phòng sau khi đi đại tiện.
Đ: Cần ăn chín , uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Đ: Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi- ta -min ; không ăn mỡ ; không uống rượu.
Đ: ( HS liên hệ thực tế)
- Về nhà tuyên truyền để mọi người thấy tác hại của bệnh viêm gan A.
Toán : so sánh hai số thập phân 
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết cách sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS lên chữa bài tập về nhà : BT 4 trong VBT.
B. Dạy bài mới.
 GV:
HS:
a. Hình thành kiến thức:
- Ghi VD: So sánh 8,1m và 7,9 m.
H: So sánh 81dm và 79 dm?
GV nói : Tức là 8,1 m> 7,9 m.
Vậy 8,1 > 7,9 ( phần nguyên có 8 >7)
H: Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào ?
Hướng dẫn HS làm VD :
Gợi ý các em so sánh phần thập phân.
H: Nếu trong hai số thập phân bằng nhau có phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh như thế nào?
H: Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào?
HĐ2 ( 15- 17 phút ) : Thực hành.
- Giao bT tại lớp: BT 1, 2, 3 trang 42- SGK.
BT1: H: Yêu cầu bài toán ?
Củng cố cách so sánh hai số thập phân.
BT2 : H: Yêu cầu bài toán ?
BT 3: Yêu cầu bài toán ?
Củng cố cách sắp xếp thứ tự .
* Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Giao BT về nhà .
- HS đổi : 8,1 m = 81 dm; 
 7,9 m = 79 dm
Đ: 81 m > 79 m.
Đ: Trong hai số có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
Vài HS nhắc lại.
HS làm VD tiếp theo:
So sánh 35, 7m và 35,698m.
- So sánh phần mười: > nên 35,7 > 35,698.
Đ: Số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
HS tự nêu ( như SGK).
Đ: So sánh hai số thập phân.
-3 em lên chữa bài
a. 48,97 và 51,02
Vì 48 < 51 nên 48,97 < 51,02
b. 96,4 và 96,48 
Ta có : Phần nguyên 96 = 96 
Phần thập phân : Phần mười bằng nhau, phần trăm : < .
Nên 96,4 < 96,48.
c. 0,7 và 0,65 ( HS làm tương tự)
Đ: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 1 HS lên chữa bài:
6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01.
- HS nêu cách làm.
Đ: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 1 em lên chữa bài :
0,4 > 0,321 > 0,32 > 0,197 > 0,187
- Làm BT trong VBT.
Chính tả : kì diệu rừng xanh
I. Mục đích , yêu cầu :
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “ Kì diệu rừng xanh”.
2. Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
II. Các HĐ DH chủ yếu :
	GV:
HS:
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc mẫu một lần.
H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
Hướng dẫn HS viết đúng chính tả.
- GV đọc toàn bài.
- Đọc toàn bài lần cuối.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
- Giao BT tại lớp: BT 2, 3, 4 trang 76, 77 trong SGK.
BT2 : Hướng dẫn HS làm việc vào VBT
Gọi HS lên làm trên bảng phụ.
BT3: H: Yêu cầu bài tập ?
- GV chia lớp làm 3 nhóm . Giao nhiệm vụ cho các nhóm ( cùng làm BT 3).
BT4 : Yêu cầu BT?
Giúp HS giải thích tên các con vật.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Thu vở về chấm.
- HS viết những tiếng chứa ia / iê trong một số tục ngữ, thành ngữ.
Nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- Chú ý nghe.
Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì...
- 2 em lên bảng viết một số chữ khó:
loanh quanh, nấm dại , lúp xúp , miếu mạo,...
- HS viết bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau để soát lại bài.
- Làm BT vào VBT.
BT1: Lần lượt từng HS lên gạch dưới những tiếng có chứa yê hoặc ya.
Đ: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi ô trống dưới đây.
- Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo kết quả:
thuyền, khuyên.
BT4 : 
Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để gọi tên các loài chim trong các bức tranh .
- HS nêu: yểng, hải yến, đỗ quyên.
- Làm vào VBT.
 Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2007
Tập đọc : trước cổng trời 
I. Mục đích , yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ , thơ mộng , vừa ấm cúng , thân thương của bức tranh vùng cao.
2. Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống trên miền núi cao- nơi có thiên nhiên mơ mộng , khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương , chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
II. DDDH: 
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh.
B. Dạy bài mới.
GV:
 HS:
1. Giới thiệu bài.
Dọc theo chiều dài của đất nước ta, mỗi miền quê đều có những cảnh sắc nên thơ. Bài thơ Trước cổng trời sẽ đưa các em đến với con người và cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng của một vùng núi cao.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
H: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó và đọc đúng các chữ khó đọc.
- Đọc diễn cảm từng bài.
b. Tìm hiểu bài.
H: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “ cổng trời”?
H: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
H: Trong cảnh vật được miêu tả , em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao ... n.
Cả lớp trao đổi , nhận xét.
Toán : luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc , viết , so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
	GV:
HS:
- Giao BT tại lớp : 1, 2, 3, 4 trang 43- SGK.
BT1: H: Yêu cầu bài toán?
BT2: H: Yêu cầu bài toán?
Củng cố cách đọc và viết số thập phân.
BT3 : H: Yêu cầu bài toán?
BT4: H: Yêu cầu bài toán?
Hướng dẫn HS phân tích.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sắp xếp số thập phân.
- Làm BT vào vở BT.
Đ: Đọc các số thập phân sau đây.
- 2 em đọc miệng. Cả lớp chú ý nghe, nhận xét.
Đ: Viết số thập phân.
- 2 em lên bảng viết:
a. 5,7 .
b. 32, 85.
c. 0,01.
d.0,304.
Đ: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 1 em lên bảng viết:
41, 538 < 41,835 < 42,358 < 42,835.
- HS nêu cách làm.
Đ: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 em lên chữa bài:
a. = = 54
b. = = 49
- Về nhà ôn bài.
Địa lí: dân số nước ta
I. Mục tiêu:
Học xong bài này , HS:
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đò để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số nước ta.
- Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
- Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
- Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
- Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II. DDDH:
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004.
- Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
	GV:
HS:
HĐ1( 6 -7 phút): Dân số
- Treo bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004.
H: Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
H: Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam á?
KL: Nước ta có diện tích vào loại trung bình trên thế giới nhưng dân số lại thuộc hàng các nước đông dân tên thế giới.
HĐ2( 20phút) : Gia tăng dân số.
Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm.
H: Cho biết số dân từng năm của nước ta?
H: Em có nhận xét gì về sự tăng dân số của nước ta?
KL: Dân số nước ta tăng nhanh , bình quân mõi năm tăng thêm hơn một triệu người.
- GV cung cấp số liệu về dân số của một số tỉnh ( thành).
H: Dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì?
H: Hiện nay, Nhà nước ta có biện pháp gì để kìm hãm sự gia tăng dân số?
KL: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm do Nhà nước tích cực vận động nhân dân hực hiện công tác kế hoạch hoá gi đình ; mặt khac sdo người dân ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sócvà nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
*Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát.
Đ: Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người.
Đ: Dân số nước ta đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam á và là một tong những nước đông dân trên thế giới.
Đ: Năm 1979: 52,7 triệu người.
 Năm 1989: 64,4 triệu người.
 Năm 1999: 76,3 triệu người.
Đ: Dân số nước ta tăng nhanh.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả:
Đ: Nhà ở chật chội,ô nhiễm môi trường, khó khăn trong đời sống sinh hoạt....
Đ: Nhà nước tích cực vận dộng nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình.
- HS liên hệ đến gia đình đình mình.
-HS rút ra Ghi nhớ.
- Về nhà ôn bài.
 ...................................***.................................
Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn: luyện tập tả cảnh
 ( dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về cách viết đạon mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.- Thực hành viết mở bài theo lối gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
II. DDDH: 
- Giấy khổ to.
III. Các HĐ DH chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
Cả lớp nhận xét. GV ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
 GV:
HS:
1.Giới thiệu bài:
H: Thế nào là mở bài trực tiếp trong bài văn tả cảnh?
Thế nào là mở bài gián tiếp?
H: Thế nào là kết bài tự nhiên?
Thế nào là kết bài mở rộng?
- GV dẫn dắt từ câu trả lời của HS.
2. Hướng dẫn HS làm BT.
H: Yêu cầu BT 1?
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
BT : Yêu cầu bài tập? 
Chia lớp làm 4 nhóm cùng làm BT 2 vào phiếu.
H: Em thấy kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
BT3: Yêu cầu BT?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét cách viết đoạn văn của HS.
- Dặn HS về nhà làm BT.
- HS lần lượt trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
2 em nối tiếp nhau đọc đoạn văn trong SGK.
- HS thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời
+ Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp .
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương.
Đ: Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Đ: Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng.
- 2 em nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn trongSGK.
- Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo:
+ Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên : khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả.Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS , ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân VS đã giữ cho con đường sạch đẹp.
Đ: Kết bài theo kiểu mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
Đ: Viết một đoạn theo kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- HS viết đoạn văn vào VBT. 2 em viết vào giấy khổ to rồi treo bảng.
Cả lớp nhận xét.
- Một số em đọc đoạn văn của mình.
- Hoàn thành tiếp BT3.
 ....................................***....................................
Âm nhạc: ÔN tập 2 BàI HáT : REO VANG BìNH MINH
 & HãY GIữ CHO EM BầU TrờI XANH
 Nghe nhạc
I. Mục tiêu
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh, Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS có những cảm nhận về bản nhạc được nghe.
II. Chuẩn bị
1, Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn giai điệu, đệm và hát các bài sẽ cho Hs ôn tập.
2, Học sinh
- SGK Âm nhạc 5
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ...)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1, Phần mở đầu
Giới thiệu nội dung bài học.
2, Phần hoạt động
a) Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
- Hoạt động 1: Bài Reo vang bình minh.
 + Tập hát đối đáp và đồng ca.
 + Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
HS trả lời câu hỏi:
 + Hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
 + Nói cảm nhận của em về bài hát Reo vang bình minh.
- Hoạt động 2: Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 + Tập hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi.
 + Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca, đến đoạn 2 có lời ca La la la, ... vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
HS trả lời câu hỏi:
 + Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình?
 + Hãy hát một câu trong một bài hát khác về chủ đề hoà bình.
b) Nội dung 2: Nghe nhạc
Nghe một bài hát thiếu nhi, hay một bài dân ca hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
3, Phần kết thúc
Hát lại một trong hai bài đã ôn tập.
Toán : viết các số đo độ dài
 dưới dạng số thập phân.
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: HS chữa BT 1, 2 trong VBT.
B. Dạy bài mới.
	GV:
HS:
HĐ1( 15 phút): Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
H: Kể tên các đơn vị đo độ dài ?
H: Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau?
GVyêu cầu HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- GV viết bảng : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 6 m 4 dm = ......m
KL: Vậy 6m 4dm = 6,4 m.
HĐ2( 15 - 16 phút): Thực hành.
- Giao BT tại lớp : 1, 2, trang 44- SGK.
BT1: H: Yêu cầu bài toán?
BT2 : Yêu cầu bài toán?
Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài dưới dạng só thập phân.
- Giao BT về nhà: BT3 trong SGK.
Đ: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
Đ: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
+ Đơn vị bé bằng lần đơn vị lớn.
- HS lấy VD:
1km = 10 hm; 1hm = km = 0,1 km.
- 1 em lên làm VD:
1km = 1000m ; 1m = km = 0,001km.
- 1em lên chữa bài. Cả lớp cùng quan sát , nhận xét:
6m 4 dm = 6m = 6,4 m
- HS làm VD tiếp theo: 
8dm 3cm = .....dm; 8m 23cm = ......m
- Làm BT vào VBT.
Đ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 em lên bảng chữa bài:
a. 8m 6 dm = 8m = 8,6 m.
b. 2dm 2cm = 2dm = 2,2 dm
c. 3m 7 cm = 3m = 3,07m
d. 23m 13cm = 23m = 23,13m
- HS nêu cách đổi.
Đ: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân theo đơn vị là m, dm.
- 2 em lên chữa bài:
3m 4dm = 3m = 3,4 m
8dm 7cm = 8dm = 8,7 dm
- Về nhà làm BT 3.
 ....................................***.....................................
Kĩ thuật: Nấu cơm (tiết 2)
I- Mục tiêu 
 HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II- Đồ dùng dạy học
- Gạo tẻ.
- Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
- Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa,).
- Rá, chậu để vo gạo.
- Đũa dùng để nấu cơm.
 - Xô chứa nước sạch
III- các hoạt động dạy học
GV
HS
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 (SGK ).
- Yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV có thể dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài để thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- HS nêu
- HS trả lời câu hỏi trong mục 2(SGK)
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
IV – Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc ở gia đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 Tuan 8B1.doc