Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 2 (chuẩn)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 2 (chuẩn)

TẬP ĐỌC

Tiết 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I-Mục tiêu:

 Giúp HS :

- Đọc đúng các tiếng khó đọc: tiến sĩ, chứng tích , tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng dòng cột số liệu, phù hợp với văn bản thống kê. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào.

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.

- Hiểu các từ ngữ : văn hiến, Quốc Tử Giám, tiến sĩ,

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời, đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ viết sẵn đọan luyện đọc.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 2 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Thứ hai ngày 30 tháng 08 năm 2010
 Tập đọc
Tiết 3: Nghìn năm văn hiến
I-Mục tiêu:
	Giúp HS : 
- Đọc đúng các tiếng khó đọc: tiến sĩ, chứng tích, tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng dòng cột số liệu, phù hợp với văn bản thống kê. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.
- Hiểu các từ ngữ : văn hiến, Quốc Tử Giám, tiến sĩ,
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời, đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ viết sẵn đọan luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy- học.
A--Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Kết hợp trả lời các câu hỏi nội dung đọan đọc.
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài. Giới thiệu qua tranh vẽ SGK.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- GV lưu ý HS đây là bài tập đọc một văn bản khoa học thường thức vì vậy toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch tuần tự từng mục của bảng số liệu thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích của nền văn hiến của dân tộc.
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau luyện đọc từng đoạn(2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng 
- Gọi một em đọc phần chú thích.
- Luyện đọc theo cặp.
b-Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trao đổi trong cặp để trả lời các câu hỏi SGK:
+ Câu 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ, ngót 10 thế kỉcac triều đại VN đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đoc ngần 3000 tiến sĩ.
+ Đoạn 1 cho ta biết VN có truyền thống khoa cử lâu đời.
+ HS nêu tên cac triều đại có nhiều khao thi (104 khoa) đó là triều Lê.va fcó nhiều tiến sĩnhất:1780 tiến sĩ.
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN? (HS tự nêu)
+ Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì? (VN có truyền thống khoa cử lâu đời.Văn Miếu- Quốc Tử Giám là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.) GV ghi nọi dung chính vào bài.
c- Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung bài và nêu cách đọc bài 
- GV treo bảng phụ có nội dung đoạn đọc để HS luyện đọc diễn cảm theo cặp sau đó tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.
3- Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài: Sắc màu em yêu.
Toán
Tiết 6: luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết các phân số thập phân.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài 4.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: 
- Cho học sinh làm cá nhân, giáo viên vẽ tia số lên bảng, gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp tự vẽ vào vở rồi làm. Cho học sinh cháo vở để kiểm tra. Sau đó đọc các phân số thập phân.
Bài 2: Cho học sinh làm bài vào vở, gọi hai em lên làm, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 = = ; = = ; = = ;
Bài 3: 
Cho học sinh làm nhóm đôi, đại diện nhóm làm vở rồi trình bày kết quả giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 = = ; = = ; = = ;
Bài 4: 
Yêu cầu học sinh đọc đề toán rồi nêu cách làm. Yêu cầu học sinh làm vở, giáo viên thu chấm một số bài.
 ; > ;
Bài 5: 
- Cho học sinh làm nhóm đại diện nhóm làm ra bảng phụ rồi tình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
Giải:
Số học sinh giỏi Toán là:
30 x = 9 (học sinh)
Số học sinh giỏi Tiếng Việt là:
30 x = 6 (học sinh)
Đáp số: 9 học sinh; 6 học sinh.
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 2: Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I. Mục tiêu.
Học xong bài này, HS biết :
 - HS nắm được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp khác.
 	- HS bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
	- Vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 5, có ý thức học tập và rèn luyện và sứng đáng là học sinh lớp 5.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
 	- HS: các câu chuyện về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III.Các hoạt động dạy học.
 *HĐ 1: Khởi động : - GV giới thiệu bài.
 *HĐ 2: Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
 - HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm đôi, từng bạn đưa ra kế hoạch.
 	- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 - GV nhận xét đóng góp ý kiến cho từng HS.
 *HĐ3: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
 - HS lần lượt kể những câu chuyện mình đã sưu tầm được.
 - Lớp thảo luận về những điều học tập về tấm gương đó qua các câu chuyện mình đã kể.
 - GV nhận xét và giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
 - GV nhận xét chung.
 *HĐ 3: Hát, múa, đọc thơ.Giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em.
 - HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp theo chủ đề.
 	- HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em.
 - GVC nhận xét và kết luận chung.
 5.Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 31 tháng 08 năm 2010
Toán
Tiết 7: ôn tập: phép cộng và phép trừ hai phân số 
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
`II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài 5.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
a. Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ lại để nêu được cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau.
 Ví dụ: + và - rồi gọi học sinh nêu cáhc tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các học sinh khác làm ra nháp rồi chữa bài.
Chú ý: Giáo viên giúp học sinh tự nêu nhận xét chung về về cách thực hiện phép cộng, phép trừ, hai phân số. Chẳng hạn, có thể nêu trên bảng như sau: 
Cộng trừ hai phân số 
Có cùng mẫu số: 
Cộng hoặc trừ hai phân số.
Giữ nguyên mẫu số 
Có mẫu số khác nhau: Quy đồng mẫu số. Cộng hoặc trừ hai phân số. Giữ nguyên mẫu số chung.
b. Thực hành 
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
 + = + = ; - = - = ; 
 + = + = ; - = - = ; 
Bài 2: Cho học sinh tự là rồi cháo vở để kiểm tra kết quả của học sinh.
3 + = = ; c) 1 – ( + ) = 1- = = ;
Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm một số bài.
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là:
+ = (số bóng trong hộp)
Phân số chỉ số bóng màu vàng là:
- = (số bóng trong hộp)
Đáp số: (số bóng trong hộp)
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Khoa học
Tiết 3: Nam hay nữ (tiết2)
I.Mục tiêu
	Giúp HS: Sau bài học h/s biết: 
- Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam & nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II/ Đồ dùng dạy học
	- hình minh họa SGK, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
*HĐ1: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
	- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và nêu yeeu cầu: Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đay không? Vì sao? (GV ghi vào mỗi phiếu 2 trong 6 ý kiến và giao cho các cặp) 
*Tổ 1 (3 cặp)
1. Công việc nội chợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2.Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
*Tổ 2: (3 căp)
3.Đàn ông là trụ cột trong gia đình.Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo người đàn ông.
4.Con gái nên học nữ công gia chánh, còn con trai nên học kĩ thuật.
*Tổ 3: (3 cặp)
5.Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội chợ.
	- Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
	- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có tinh thần học tập tốt.
*HĐ2: Liên hệ thực tế.
	Hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ thực tế xung quanh emcó nhứng sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào?Sự đối xử đó có gì khác nhau có hợp lí không?
	-Gọi HS trình bày 
	-GV kết luân: Ngày xưa, có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong xã hội như: con gái không được đi học, tham gia các hoạt động xã hội, ăn cơm không được ngồi cùng mâm trên,không được thi cử, ra trận.Những quan niệm đó đã được xoá bỏ, nhưng ngày nay vẫn còn một số quan niệm xã hội chưa phù hợp như: trong gia đình phải có con trai,con gái không nên học nhiềuCác em có thể góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm này bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và đối xử công bằng không phân biệt giữa nam và nữ.
*Hoạt động kết thúc:
	-yêu cầu HS trả lời nhanh: giữa nam à nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
	- Tại sao không nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ?
	- Nhận xét tiết học dặn dò chuẩn bị bài sau: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Chiêu thứ ba Luyện từ và câu
Tiết 3: Mở rông vốn từ: Tổ quốc
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc.
	- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
	-Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc.
	-Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II.Đồ dùng dạy - học.
	Từ điển HS.Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
1.Kiểm tra bài cũ: HS 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD.
	HS2: Đặt câu với từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3 tiết trước.
2.Dạy – học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 1: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu một nửa lớp đọc bài Thư gửi các học sinh, một nửa lớp đọc bài Việt Nam thân yêu để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, sau đó học sinh phát biểu ý kiến, lớp cùng GV nhận xét, chốt ý đúng: 
+ Bài Thư gửi : Nước, nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu: quê hương, đất nước.
	- GV hỏi thêm: Em hiểu Tổ quốc nghĩa là gì? (Tổ quốc là đất nước ngắn bó với những người dân của nước đó.Tổ quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trên đất nước đó.)
* Bài tập 2:
	- Yêu cầu HS đọc, trao đổi thảo luận cặp, HS nối tiếp nhau phát biểu GV ghi nhanh lên bảng(mỗi HS chỉ nói một từ).
	-GV nhận xét kết luận: đồng nghĩa với từ Tổ quốc còn có các từ: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
*Bài tập 3:
HS trao đổi nhóm 4: (làm bảng phụ) nhóm làm song gắn bảng lên trên bảng lớp.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	-GV chốt ý đúng, HS chép 10 từ vào vở có chứa tiếng quốc: quốc ca, quốc kì, quốc tế, quốc doanh, quốc ngữ, quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh,quốc tế ca, quốc hội, quốc tang, quốc tịch.
	- GV có thể yêu cầu HS dựa vào ... g nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm thích hợp.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả.
II.Đồ dùng dạy học.
 - GV : bài tập 1 viết sẵn bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học .
*HĐ 1.Kiểm tra bài cũ; - 3 HS nên bảng đặt câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
*HĐ 2.Dạy học bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫn HS học làm bài tập.
 Bài 1.- 1HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân
 - HS lần lượt trình bày bài làm.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 + Các từ đồng nghĩa : mẹ, má , u, bầm, bủ, mạ.
 Bài 2. - HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi vào phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày bài làm.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 + Các nhóm từ đồng nghĩa.
 Nhóm 1:Đều chỉ một khoảng không gian lớn, đến mức như vô cùng vô tận gồm các từ : bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
 Nhóm 2:Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.Gồm các từ : lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
 Nhóm3: Đều gợi tả sự vắng vẻ. không có người. không có sự biểu hiện của con người.
*Bài 3.- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm.
 - GV nhận xét và chữa bài:
VD: Cánh đồng lũa quê em rộng bao la bát ngát. Đứng ở đầu làng có thể nhìn ra xa títt tắp, ngút tầm mắt. Những làn gió nhè nhẹ thổi làm sóng lúa đuổi nhau nhấp nhô trùng điệp. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiều buông xuống mặt sông lấp loáng càng làm tôn thêm cho cảnh làng quê một vẻ đẹp tơ mộng. Em rất yêu cánh đồng lúa quê em.
3.Củng cố và dặn dò.
 - GVnhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ 5:
Khoa học
Tiết 4: cơ thể chúng ta được hình thành
như thế nào ?
I.Mục tiêu.
Sau bài học học sinh có khả năng :
- Nhận biết :cơ thể của mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Hình trang 10.11 sgk.
III.Các hoạt động dạy học.
*HĐ 1.Hoạt động khởi động :- GV giới thiệu bài.
*HĐ 2. Hoạt động 1.Giảng giải.’
 a.Mục tiêu : HS nhận biết được một số từ khoa học : thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
 b. Cách tiến hành.
 - GV đặt câu hỏi cho HS nhớ lại bài trước như :
Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ?
Cơ quan sinh dục nam có khẳ năng gì ?
Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ?
 - HS trả lời câu hỏi- GV nhận xét và giảng giải thêm.
+ Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Qúa trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.Trứng đã được thụ tinh được gọi là hợp tử.Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
*HĐ 2.Hoạt động 3: Làm việc với SGK. 
 a.Mục tiêu: - Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
 b.Cách tiến hành.
Bước 1: HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
 - HS trình bày, HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các hình2, 3, 4 trang 11SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
 - HS trình bày
 - GV nhận xét và kết luận chung.
4.Hoạt động nối tiếp.
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán (LT)
Luyện tập về Hỗn số
I. mục tiêu:
	Giúp HS : Nắm chắc khái niệm hỗn số, đoc, viết hỗn số thành thạo.
	- Giải toán có liên quan đến phân số.
	- HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học.
	GV Bảng phụ. Hs bảng con. Vở ghi chép.
III. Các hoạt động dạy học.
1. kiểm tra bài cũ: Yêu cầu vài HS nhắc lại khái niệm về hỗn số. Lờy ví dụ minh hoạ chỉ ra phần nguyên và phần thập phân.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài tập 1: Viết hỗn số thích hợp vào vạch chia của tia số.
0 1 2 
1
0 1 2 3 4 1   8   
4 4 4 4 4 4 4
0 1 2 
1 
0 1 2 3 1  6   
3 3 3 3 3 3
- GV treo bảng phụ có vẽ tia số, HS quan sát đọc yêu cầu đầu bài rồi làm vào vở. Một HS làm bảng phụ , lớp cùng nhận xét bài bạn làm trên bảng. Giait thích rõ tại sao lại điền hỗn số đó.
*Bài tập 2: Thực hiện (theo mẫu)
a) 
b. = . b.  c.
Tương tự như cách làm bài 1.
*Bài tập 3:
a. Tính dện tích hình chữ nhật biết chiều dài là m và chiều rộng là m.
b. Một hình chữ nhật có chiều dài và diện tích là .Tính chu vi của hình chữ nhật đó.
	GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài, xem bài toán hỏi gì. cách tiến hành các bước làm như thế nào?
	- HS làm bài vào vở hai em lên bảng thực hiện trên bảng lớp, môic em một phần.
	- Lớp cùng GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài giải
a.Diện tích của hình chữ nhật đó là: x = 
b. Chiều rộng của hình chữ nhật là: . Chu vi: 
3. Củng cố dặn dò.
	- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Thứ sáu ngày 03 tháng 9 năm 2010
 Sáng: Toán
Tiết 10: hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách chuyển một hỗn số thành phân số. 
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy – học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
GV gọi HS chữa lại bài tập 1- HS và GV cùng nhận xét.
HĐ2. Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số
 - GV giúp HS tự phát hiện vấn đề dựa vào hình ảnh trực quan trên bảng.
 - HS tự viết để có: 2 = 2 + = = 
 - GV hướng dẫn HS viết gọn : 2 = = và nên nhận xét. GV chốt lại.
 * Nhận xét: +) TS bằng phần nguyên nhân với MS rồi cộng với TS ở phần phân số.
 +) MS bằng MS ở phần phân số.
HĐ3. Thực hành
Bài1: Cho HS tự làm bài và chữa bài, khi chữa bài cho HS nhắc lại cách chuyển một hỗn số thành phân số. GV chốt lại kết quả đúng.
 2 = = ; 4 = = ; 9 = = 
Bài2: GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu, HS tự làm và chữa bài. GVchốt lại kq.
 b) 9 + 5 = + = c) 10 - 4 = - = 
Bài3: GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu, HS làm vào vở GV chấm chữa bài.
 b) 3 x 2 = x = 
 c) 8 : 2 = : = x = 
HĐ3. Củng cố dặn dò
 - HS nhắc lại cách viết hỗn số thành một phân số. Nhận xét và HD về nhà học bài. 
Tập làm văn
 Tiết 4 : luyện tập làm báo cáo thống kê.
I.Mục tiêu.
- HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liện thống kê : giúp thấy rõ kết quả, so sánh được kết quả.	
 - HS lập bảng thống kê theo kiểu bảng về số liệu của từng tổ HS trong lớp.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng số liệu thống kê Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp.
 Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học.
 1.Kiểm tra bài cũ : 3HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
 GV nhận xét và chấm điểm.
 2.Dạy học bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1.
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS thảo luận mhóm 4 theo yêu cầu, 2 nhóm trình bày bài làm trên phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 (b) Các số liệu thống kê được trình bày trên bảng số liệu.
 (c ) Các số liệu thống kê giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại.
*Bài 2:
 	 - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở
 - Một HS làm bài trên bảng phụ
 - HS trình bày bài làm.
 - GV nhận xét bài và chốt lời giải đúng.
 - GV hỏi HS một số câu hỏi để củng cố.
+ Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì ?
+Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất ?
+Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ?Bảng thống kê có tác dụng gì ?
 - HS trả lời, nhận xét.
 - GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
3 Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
địa lý
Tiết 2 : địa hình và khoáng sản
I.Mục tiêu.
 	 Học xong bài này HS biết :
 -Biết dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
 - Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
 - Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta trên bản đồ và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa- tít, bô- xít, dầu mỏ.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
 - GV : Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
III. Các hoạt động dạy học .
 1.Hoạt động khởi động : 
 a.Kiểm tra bài cũ : - HS chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên bản đồ
 ? Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ? nơi hẹp 
 ngang nhất là bao nhiêu ?
 b.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Địa hình.
* Hoạt động 1 ( làm việc cá nhân ).
 - HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau :
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1 ? 
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính của nước ta, trong đó các dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam ? Những dãy núi nào có hình cánh cung?. 
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn của nước ta?.
+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta?
 - HS lần lượt trình bày câu trả lời.
 - HS nhận xét , bổ sung.
 - GV nhận xét và kết luận chung.
Khoáng sản.. ( làm việc nhóm nhỏ ).
 	HS dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết vủa mình thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi sau :
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
 	- Đại diện nhóm nhận xét và bổ xung.
 	- GV nhận xét và kết luận chung.
* Hoạt động 3. ( làm việc cả lớp ).
 	- GV treo bản đồ ; Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 - GV gọi HS lên bảng và chỉ các dãy núi và đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV yêu cầu HS nhận xét .
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
3. củng cố - dặn dò :
 	- GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 ? Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta ?
 ?Hoàn thành bảng sau :
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố
công dụng
- Than
- A- pa - tít
- Sắt
- Bô - xít
- Dầu mỏ
Kĩ thuật.
Tiết 2 : đính khuy hai lỗ.(Tiết 2)
I .Mục tiêu.
 - HS biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được khuy hai lỗ đúng qui trình , đúng kĩ thuật.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
 - GV mẫu khuy hai lỗ.
 - HS bộ đồ dùng cắt khâu thêu.
III. Hoạt động dạy học.
*HĐ 1.Hoạt động khởi động. 
 a.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 b.Giới thiệu bài.
*HĐ 2.Học sinh thực hành.
 	- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
 - GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý.
 - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết trước.
 - GV yêu cầu HS thực hành.
 - HS thực hành đính khuy hai lỗ.
 - GV quan sát và hướng dẫn HS yếu.
*HĐ 4: Đánh giá sản phẩm.
 - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - GV gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá.
 - HS đọc và dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét bài của bạn.
 - GV đánh giá nhận xét chung.
*HĐ 5: Hoạt động nối tiếp.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 Tuan 2.doc