Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ 34

Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ 34

I. Mục tiêu:

- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 33, cũng như công tác chuẩn bị cho tuần 34

- Phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Nhắc nhở các em học sinh một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập.

II. Nội dung:

1. Tổng phụ trách:

a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:

- Tập trung học sinh: ( cô Nga) TPT Đội

- GV chú ý tập trung nhắc nhở và bao quát lớp mình.

- Tiến hành chào cờ - Hát quốc ca

- Cô TPT nhận xét một số hoạt động của toàn trường trong tuần qua về công tác vệ sinh và một số công tác khác.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua tuần 33

+ Lớp 1A1. Xếp thứ: + Lớp 3A1. Xếp thứ: + Lớp 5A2. Xếp thứ:

+ Lớp 1A2. Xếp thứ: + Lớp 4A1. Xếp thứ:

+ Lớp 2A1. Xếp thứ: + Lớp 5A1. Xếp thứ:

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ
I. Mục tiêu: 
- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 33, cũng như công tác chuẩn bị cho tuần 34
- Phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Nhắc nhở các em học sinh một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập.
II. Nội dung: 
1. Tổng phụ trách:
a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:
- Tập trung học sinh: ( cô Nga) TPT Đội
- GV chú ý tập trung nhắc nhở và bao quát lớp mình.
- Tiến hành chào cờ - Hát quốc ca
- Cô TPT nhận xét một số hoạt động của toàn trường trong tuần qua về công tác vệ sinh và một số công tác khác. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua tuần 33
+ Lớp 1A1. Xếp thứ: + Lớp 3A1. Xếp thứ: + Lớp 5A2. Xếp thứ: 
+ Lớp 1A2. Xếp thứ: + Lớp 4A1. Xếp thứ: 
+ Lớp 2A1. Xếp thứ: + Lớp 5A1. Xếp thứ: 
b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Tiến hành học chính thức chương trình tuần 34
- Ổn định sĩ số và nề nếp lớp học 
- Tiếp tục Phát động phong trào nuôi heo đất.
- Lao động , vệ sinh trường lớp nhằm hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
2. Ban giám hiệu:
a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:
- Nhận xét chung về hoạt động của toàn trường trong tuần vừa qua 
- Tuyên dương những lớp làm tốt , nhắc nhở những lớp và những em HS thực hiện chưa tốt
b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Đưa ra một số kế hoạch cho tuần tới.
TẬP ĐỌC: (T67)
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
-Hiểu ND : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ). 
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 -	Hai tập truyện Không gia đình
	 -	Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ Lớp học trên đường. 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn.
Học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Gv giúp hs giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn 
trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
Gv đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
	+	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
	+	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
	* Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
	* Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
 Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
5. dặn dò: 
Yêu cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nói về tranh.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Hs cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
- Hs đọc cả bài 
Nhiều hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
- Hs đọc 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
Hoạt động nhóm, lớp.
Cả lớp đọc thầm.
	+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
Học sinh phát biểu tự do.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
	+	Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
	+	Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
	Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
- Lắng nghe 
Nhiều hs luyện đọc từng đoạn, cả bài.
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
Học sinh nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
CHÍNH TẢ: (T34)
SANG NĂM CON LÊN BẢY. 
I. Mục tiêu: 
-Nhớ-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
-Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được 1 tên cơ quan, xí nghiệp, công ty,  ở địa phương (BT3).
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng nhóm, bút dạ.
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ, dãn khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
Giáo viên chấm, nhận xét.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 2
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh thực hiện lần lượt 2 yêu cầu: Đầu tiên, tìm tên cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
	Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Thi tiếp sức.
Tìm và viết hoa tên các đơn vị, cơ quan tổ chức.
5. dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn thi.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2, 3 học sinh ghi bảng.
Nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Lớp nhìn bài ở SGK, theo dõi bạn đọc.
1 học sinh đọc thuộc lòng các khổ thơ 2, 3, 4 của bài.
Học sinh nhớ lại, viết.
Học sinh đổi vở, soát lỗi.
1 học sinh đọc đề.
Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nhận xét.
1 học sinh đọc đề.
1 học sinh phân tích các chữ.
Học sinh làm bài.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh sửa + nhận xét.
Học sinh thi đua 2 dãy.
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN: (T166)
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
Biết giải bài toán về chuyển động đều
II. Chuẩn bị:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài 3 trang 171 SGK
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: Luyện tập (tiếp)
4. Phát triển các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Luyện tập
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại
 Bài 1
Gv yêu cầu hs đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
	Bài 2
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
 	Bài 3
Gv tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân cách làm.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
 Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Thi đua ( tiếp sức ):
Đề bài: Vận tốc canô khi nước yên lặng là 12 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 3 km/giờ. Hai bến sông A và B cách nhau 4,5 km. Hỏi thời gian canô đi xuôi dòng từ A đến B là bao lâu? Đi ngược dòng từ B về A là bao lâu?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. dặn dò:
Về nhà làm bài 4/ 85 SGK
Chuẩn bị: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Hs sửa bài vào vở .
Hoạt động lớp, cá nhân
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh nêu
Học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Hs đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải 
	Vận tốc ôtô:
	90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc xe máy:
	60 : 2 = 30 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
	90 : 30 = 3 (giờ)
	Ôtô đến trước xe máy trong:
	3 – 1,5 = 1,5 (giờ) 
	 ĐS: 1 giờ 30 phút
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
	Tổng vận tốc 2 xe:
	180 : 2 = 90 (km/giờ)
	Tổng số phần bằng nhau:
	3 + 2 = 5 (phần)
	Vận tốc ôtô đi từ B :
	90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ A :
	90 : 5 ´ 2 = 36 (km/giờ)
	 Đáp số : 
	Vận tốc ôtô đi từ B: 54 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ A: 36 (km/giờ)
Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Học sinh nêu.
Mỗi dãy cử 4 bạn.
Giải 
Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng:
	12 + 3 = 15 (km/giờ)
Vận tốc của canô khi ngược dòng:
	12 – 3 = 9 (km/giờ)
T ... Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu : phong trào 3 đảm đang thời kỳ chống Mỹ cứu nước, phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép : thế kỷ 20 là thế kỷ giải phóng phụ nữ, còn thế kỷ 21 là thể kỷ hoàn thành sự nghiệp đó
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm bài tập và trình bày
- Học sinh TL
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
BUỔI SÁNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (T68)
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 (DẤU GẠCH NGANG ) . 
I. Mục tiêu: 
-Lập được bảng tổng kết về dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng (BT2)
II. Chuẩn bị: 
+ GV:	 Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: MRVT: Quyền và bổn phận.
Giáo viên kiểm tra bài tập 4 của học sinh.
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Ôn tập về dấu câu _ Dấu gạch ngang.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, thảo luận.
 Bài 1
Gv mời 2 hs nêu ghi nhớ về dấu gạch ngang.
® Đưa bảng phụ nội dung ghi nhớ.
Gv phát phiếu bảng tổng kết cho từng học sinh.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 2
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài: đọc truyện ® tìm dấu gạch ngang ® nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 3
Trong các mẫu câu đã nêu, dấu gạch ngang được dùng với tác dụng gì?
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Thi đua đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. dặn dò: 
 Hát 
Học sinh sửa bài.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu.
2 – 3 em đọc lại.
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
Hs phát biểu đại diện 1 vài nhóm.
® 2 nhóm nhanh dán phiếu bài làm bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Lớp sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc toàn yêu cầu.
Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Học sinh làm bài cá nhân.
4 hs làm bài phiếu lớn ® đính bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu.
Theo dãy thi đua.
RÚT KINH NGHIỆM
 TẬP LÀM VĂN: (T68)
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục tiêu: 
-Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Bảng phụ, phấn màu.
 + HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	Gv kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của một số học sinh về nhà đã viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tả cảnh sau tiết trả bài; ghi điểm vào sổ lớp.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Trong tiết TLV trước, các em vừa được nhận kết quả bài làm văn tả cảnh. Tiết học này, các em sẽ được biết điểm của bài làm văn tả người. Các em chắc rất tò mò muốn biết: bạn nào đạt điểm cao nhất, bài của mình được mấy điểm. Nhưng điều quan trọng không chỉ là điểm số. Điều quan trọng là khi nhận kết quả làm bài, các em có nhận thức được cái hay, cái dở trong bài viết của mình không; có biết sửa lỗi, rút kinh nghiệm để viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tốt hơn không.
4. Phát triển các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33, tr.188); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
Những ưu điểm chính:
	+ Xác định đề: Đúng với nội dụng, yêu cầu của đề bài (tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em; tả một người ở địa phương em; tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc).
	+Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ , phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
	Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, yếu).
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Gv chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Gv chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
b) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Đọc lời nhận xét của thầy đọc những chỗ thầy chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết .
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.
5. dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh viét bài đạt điểm cao, những học sinh tham gia chữa bài tốt.
Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn; đọc lại bài Từ đơn và từ phức (Tiếng Việt 4, tập I, tr.28, 29) để chuẩn bị học tiết 3.
 + Hát 
- Chú ý lắng nghe 
- Quan sát đề bài 
- chú ý lắng nghe 
- lắng nghe 
- Nhận lại bài 
Một số hs lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
Cả lớp tự chữa trên nháp.
Hs cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh chép bài chữa vào vở.
Trao đổi bài với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi.
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình, viết lại cho hay hơn.
- lắng nghe .
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN: (T170)
LUYỆN TẬP CHUNG . 
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: VBT, SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Giới thiệu bài: “Luyện tập chung ”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
 Hoạt động 2: Luyện tập chung .
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Cho hs thực hiện lần lượt các phép tính rồi chữa bài .
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài .
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu dạng toán.
Bài 4:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu dạng toán.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Nhắc lại nội dung ôn.
5. dặn dò:
Làm bài tập ở nhà .
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Hs sửa bài 
Học sinh nhắc lại.
Học sinh đọc đề.
Làm bài vào vở 
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
RÚT KINH NGHIỆM
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt (Rkn)
Tập làm văn: Tả người
Đề bài: Em hãy tả một bà cụ già, có thể đó là bà của em hoặc một cụ già mà em yêu quý.
I/ Mục tiêu.
- Viết được bài văn theo đúng yêu cầu, đúng thể loại.
- Rèn kĩ năng quan sát, viết văn tả người: dùng từ, viết câu, viết bài.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Luyện tập.
* HD tìm ý.
- Gọi 2 Hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Gọi Hs đọc đề bài.
- Yêu cầu Hs thảo luận trong bàn nêu các đặc điểm, các chi tiết cần tả của cụ già, sắp xếp các đặc điểm theo nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bài.
- Nhận xét, đánh giá.
*HD viết văn: HD làm vở
- Gợi ý để Hs thấy được cách mở bài, các nội dung cần có ở bài văn: hình dáng, tính tình, giọng nói, cử chỉ, sự quan tâm đến mọi người...kết bài.
- Gọi Hs đọc bài viết của mình
- Gv đánh giá.
2.Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung.
- Về nhà viết hoàn thiện bài.	
* Nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc đề bài nêu yêu cầu.
- Hs thảo luận trong bàn theo yêu cầu - ghi kết quả ra nháp.
- Nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
* Hs thực hành viết vào vở.
- Hs nối tiếp nhau đọc bài. 
- Sửa, bổ sung vào bài.
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN(BS)
LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán có lời văn.
-Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.
 - Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.	
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức 
 2.Dạy bài mới:
a) HS yếu hoàn thành chương trình.
b)Bài tập:
*Hoạt động 1:
Bài 1:Đặt tính rồi tính 
-Gv nêu yêu cầu bài tập.
-Gv nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất 
Gv chữa bài ,nhận xét.	
Bài 3: 
Chiều rộng của hình chữ nhật 2dm. Chiều dài của hình chữ nhật hơn chiều rộng1dm. Tính chu vi của hình chữ nhật.
Gv chấm bài,nhận xét.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
-Hs hát tập thể.
-Hs nêu yêu cầu bài tập.
-Hs làm bảng tay - 2 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét,bổ sung
a) 623541 + 962047
b)9832 - 5509
c) 123,6 -1,234
d) - ; 3 - 2
- đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
a) 457 + 218 + 143
b) 346 + 412 + 188
c) + + 
Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs làm bài vào vở, chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM
Sinh hoạt 
Kiểm điểm tuần 34
I-Mục tiêu.
1- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2-Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3-Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II-Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III-Tiến trình sinh hoạt.
1-Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a-Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
-Về các hoạt động khác.
* Tuyên dương, khen thưởng. 
* Phê bình.
2- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị cho tuần sau.
HẾT TUẦN 34
NHẬN XÉT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 TUAN 34 2 BUOI.doc