Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 25 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 25 (chi tiết)

Tiết 25 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :

 -Vào dịp Tết Mậu Thân ( 1968 ) , quân & dân miền Nam tổng tiến công & nổi dậy , trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn .

 -Cuộc Tổng tiến công & nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại , tạo thế thắng lợi cho quân dân ta .

 -Giáo dục HS tự hào về truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta.

II– Chuẩn bị:

 1 – GV : Ảnh tư liệu cuộc Tổng tiến công & nổi dậy Tết Mậu Thân ( 1968 )

 2 – HS : SGK .

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 25 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 25
«««&«««
Thứ/ngày
Môn
Đề bài
Tiết theo CT
Đồ dùng dạy học
Thứ hai
20/2/2012
CC
LS
TĐ
T
ÂN
KH
Sinh hoạt đầu tuần
 Sấm sét đêm giao thừa
Phong cảnh đền Hùng
Kiểm tra GKII
GV chuyên
 Ôn tập:Vật chất và năng lượng
25
25
49
121
/
49
Ảnh TL
Tranh TV
Thứ ba
21/2/2012
AV
CT
T
TD
LT-C
GV chuyên
Nghe-viết:Ai là thuỷ tổ của loài người
Bảng đơn vị đo thời gian
GV chuyên
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
/
25
122
/
49
Bảng con
Bảng nhóm
Bảng nhóm
Thứ tư
22/2/2012
TH
TĐ
T
ĐĐ
TLV
 GV chuyên
Cửa sông
Cộng số đo thời gian
Thực hành giữa HKII
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
/
50
123
/
49
Tranh TV
Bảng con
Thứ năm
23/2/2012
TD
LT-C
T
KC
ĐL
 GV chuyên
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
Trừ số đo thời gian
Vì muôn dân
Châu Phi
/
50
124
25
25
Bảng nhóm
Bảng con
Bản đồ
Thứ sáu
24/2/2012
TLV
AV
T
HĐTT
MT
Tập viết đoạn đối thoại
GV chuyên
Luyện tập 
Sinh hoạt cuối tuần
GV chuyên
50
/
125
25
/
Bảng nhóm
Bảng con
Tranh vẽ
Thứ bảy
25/2/2012
KH
KT
Ôn tập:Vật chất và năng lượng(tt) 
Lắp xe ben ( T2 )
50
25
Bộ lắp ghép
Lịch sử
	Tiết 25	SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 -Vào dịp Tết Mậu Thân ( 1968 ) , quân & dân miền Nam tổng tiến công & nổi dậy , trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn .
 -Cuộc Tổng tiến công & nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại , tạo thế thắng lợi cho quân dân ta .
 -Giáo dục HS tự hào về truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta.
II– Chuẩn bị:
 1 – GV : Ảnh tư liệu cuộc Tổng tiến công & nổi dậy Tết Mậu Thân ( 1968 )
 2 – HS : SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Đường Trường Sơn” 
-Mục đích ta mở đường Trường Sơn
- Nêu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước
 Nhận xét, ghi điểm .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Sấm sét đêm giao thừa 2 – Hướng dẫn: 
 Họat động 1 : Làm việc cả lớp 
 -GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
+ Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 .
+ Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứu nước của nhân dân ta ?
 Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 6 .
 _ N.1 : Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
 _ N.2 : Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 .
 - N.3 : Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứu nước của nhân dân ta ?
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp .
 _Cho HS thảo luận về thời điểm, cách đánh , tinh thần của quân & dân ta từ đó rút ra nhận định ?
 _ Xuân 1968 , ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?
 _ Nêu ý nghĩa của sự kiện xuân Mậu Thân ( 1968 ) 
IV – Củng cố,dặn dò : 
 -Gọi 1 HS đọc tóm tắt cuối bài trong SGK
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho Đế Quốc Mỹ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu .Từ đây ,Cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn .
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 
- 2HSK trả lời ,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
-HS theo dõi
-HS thảo luận nhóm 6 và nêu kết quả
- N.1 : Quân & dân miền Nam đã tổng tiến công & nổi dậy .
- N.2 : HS dựa vào SGK để thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Toà đại sứ Mĩ 
- N.3 : Tấn công địch trrên khắp miền Nam, khiến cho Mĩ, Nguỵ kinh hoàng. Chứng tỏ sức mạnh & thế tiến công liên tục của cách mạng miền Nam .
- HS thảo luận & trả lời :
+ Ta tiến công địch khắp miền Nam , làm cho địch hoang mang , lo sợ .
+ Sự kiện này tạo ra bước ngoặc , cho cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứu nước .
- HS trả lời .
 - HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
 Tập đọc
	Tiết 49	PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I.Mục tiêu :
-Kĩ năng :đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng , tha thiết 
 -Kiến thức :Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ , đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên .
-Thái độ :Giáo dục HS nhớ ơn , kính trọng tổ tiên .
II.Chuẩn bị:
 GV : SGK . Tranh ảnh minh hoạ bài học .
 HS : SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ôn định : KT đồ dùng của HS
 II.Kiểm tra :Gọi 2HS đọc bài Hộp thư mật , trả lời 
+Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo thế nào?(TB)
+Nêu nội dung bài?(TB)
-GV nhận xét ,ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :GV cho HS tìm hiểu tranh chủ đề
Hôm nay chúng ta cùng tham quan cảnh đẹp đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam .
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV gọi 1 HSK đọc bài.
-Cho 3 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ khó :chót vót , uy nghiêm ,vòi vọi ,đỡ, Mị Nương 
-Cho 3HS đọc đoạn nối tiếp của bài và đọc chú giải
-Cho HS luyện đọc cặp đôi.
-Gọi 1 HS đọc.
-GV đọc mẫu cả bài
b/ Tìm hiểu bài
Đoạn 1 :Cho HS đọc thầm và trả lời
-Hãy kể những điều em biết về vua Hùng .
Giải nghĩa từ :Đền Thượng , Nam quốc sơn hà
Ý 1:Giới thiệu đền Thượng .
Đoạn 2 : HS đọc thầm và trả lời
-Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng .
Giải nghĩa từ :Lăng , phong cảnh  
Ý 2:Cảnh đẹp nơi đền Hùng .
Đoạn 3: HS đọc thầm và trả lời
-Hãy kể tên các truyền thuyết về dựng nước .
Giải nghĩa từ :18 chi vua Hùng ..
Ý3 : Miêu tả đền Thượng .
c/Đọc diễn cảm :
-GVcho HS nêu cách đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm+đọc mẫu đoạn :" Lăng của các vua Hùng .. đồng bằng xanh mát .
-Luyện đọc cặp đôi.
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
IV. Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài , ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần. - sưu tầm ảnh về đền Hùng .
-Chuẩn bị bài “Cửa sông” :đọc bài +TLCH cuối bài.Đọc diễn cảm khổ thơ 4,5.Đọc thuộc lòng bài thơ.
-HS đọc bài Hộp thư mật , trả lời câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-HS nêu
-HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-3 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ khó :chót vót , uy nghiêm ,vòi vọi ,đỡ , Mị Nương 
-3HS đọc nối tiếp bài và đọc chú giải
-Luyện đọc cặp đôi.
-1 HS đọc .
-Theo dõi
- HS đọc thầm và trả lời
+Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang , đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ .
- HS đọc thầm và trả lời.
+Hải đường đâm bông rực đỏ , cánh bướm dập dờn ,bên trái là đỉnh Ba Vì ,phải la dãy Tam Đảo xa xa là Sóc Sơn , trước mặt là ngã ba Hạc .. 
- HS đọc thầm và trả lời
+Sơn Tinh , Thuỷ Tinh , Thành Gióng ,An Dương Vương 
-HS thảo luận nêu cách đọc 
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cặp .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-HS nêu :Miêu tả phong cảnh đền Hùng .
-HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm:
Toán
KIỂM TRA GKII
Khoa học:
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.
I – Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
 - Các kiến thức phân Vật chất trong năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 -Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
 -Yêu thiên nhiên & có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II – Chuẩn bị:
 1 – GV : _ Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất & vui chơi giải trí.
 + pin, bóng đèn, dây dẫn,
 + Một cái chuông nhỏ (Hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
  _ Hình trang 101, 102 SGK. 
 2 – HS : SGK,chuẩn bị theo nhóm.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KTDCHT
II – Kiểm tra bài cũ : “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”.
 _ Nêu biện pháp phòng tránh bị điện giật 
 _ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện ?
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài-ghi đề 
2 – Hướng dẫn ôn tập : 
 a) Hoạt động 1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
 _Bước 2: Tiến hành chơi.
*GV kết luận, tuyên dương những em thắng cuộc.
 b) Hoạt động 2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn nanêg lượng.
 *Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK: Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
 *GV kết luận hoạt động 2. 
 IV – Củng cố,dặn dò :
 GV cho HS nhắc lại nội dung bài ôn tập.
-Về nhà cùng bạn thực hành trò chơi nhiều lần.
-GV nhận xét tiết học,chuẩn bị bài sau “ôn tập”(tt).
- Bày DCHT lên bàn
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe.
- HS theo dõi .
Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK.
-Các nhóm thực hiện chơi
- Năng lượng cơ bắp của người.
- Năng lượng chất đốt từ xăng.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng nước.
- Năng lượng chất đốt từ than đá.
- Năng lượng mặt trời.
HS nghe.
- HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
 CHÍNH TẢ (Nghe - viết) : 
 Tiết 25: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI ?
I / Mục tiêu:
-Nghe – viết đúng , trình bày đúng chính tả bài :Ai là thuỷ tổ loài người? .
-Ôn cách viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài , làm đúng các bài tập .
-Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin.
II / Chuẩn bị: 
 -GV : SGK. Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài .
 -HS : SGK.VBT.Bảng con.Bút chì.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/Ổn định lớp:KTsĩ số HS 
II / Kiểm tra bài cũ :
 -GV đọc câu đố 2,3/SGK- 2 HS lên bảng viết lời giải đố .
-GV cùng cả lớp nhận xét-ghi điểm.
III / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
Trong tiết học hôm nay , chúng ta sẽ viết chính tả bài :Ai là thuỷ tổ loài người ? Ôn lại cách viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài .
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả “Ai là thuỷ tổ loài người “ 
-Hỏi : Bài chính tả nói điều gì ? (G)
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai : Chúa Trời , Nữ Oa , Bra - hma , 
Sác - lơ Đác - uyn , nặn thành người.
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài  ...  bổ sung. HS chỉ bản đồ về các cảnh tự nhiên của châu Phi.
 Kết luận: 
 + Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
 + Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới .
 + Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên : rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất .
 + Mô tả một số quang cảnh tự nhiên điển hình ở châu Phi .
 Sau khi HS trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van. GV nên đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên . 
 GV cũng có thể vẽ sẵn sơ đồ, sau đó yêu cầu HS điền tiếp các nội dung vào sơ đồ hoặc đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lí.
IV - Củng cố, dặn dò :
 + Tìm vị trí của châu Phi trên hình 1 ở bài 17 .
 + Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van của châu Phi
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau : “ Châu Phi (tt) “
-2HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
-HS thảo luận theo cặp và nêu
+Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải. 
Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Aán Độ Dương.Phía tây và tây nam giáp với Đại Tây Dương.
+ Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi (lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo).
- HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của châu Phi.
- HS theo dõi .
-HS thảo luận theo nhóm4 và nêu
+ Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn 
+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền .
+ Các cao nguyên của châu Phi là : Cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên đông Phi, Các bồn địa của châu Phi là : Bồn địa Sát, bồn địa Ninh Thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các con sông lớn của châu Phi là : Sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn-gô, sông Dăm-be-de.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ .
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS chỉ bản đồ về các cảnh tự nhiên của châu Phi.
-HS nghe.
- HS trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van.
- HS điền tiếp các nội dung vào sơ đồ hoặc đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ
-HS trả lời.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
 Rút kinh nghiệm
TẬP LÀM VĂN
	Tiết 50	TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I / Mục tiêu:
Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ , biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh 1 đoạn đối thoại trong kịch.
GDKNS:Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên ,hoạt bát ,đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp ).Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).
Giáo dục HS tự tin, thích làm văn.
II / Chuẩn bị: 
 -GV : SGK. Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại .
 -HS : SGK .Vở nháp
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I-Ôn định: KT đồ dùng học tập của HS
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề :
 2 / Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1:GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 
-GV cho HS đọc thầm trích đoạn Thái sư Trần Thủ Độ .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc nội dung của bài tập 2 .
-GV nhắc HS : 
+SGK đã gợi ý sẵn về nhân vật , cảnh trí , thời gian , lời đối thoại , đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông . Nhiệmvụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch .
+Khi viết chú ý thể hiện tính cách của 2 nhân vật , Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông .
-GV cho HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại .
-GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn chỉnh màn kịch.GV phát giấy cho các nhóm làm bài (GDKNS).
-Cho đại diện các nhóm trình bày (GDKNS).
-GV nhận xét , bổ sung , tuyên dương .
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-GV cho mỗi nhóm tự phân vai đọc lại màn kịch 
-GV nhận xét , tuyên dương .
III/ Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình 
-Chuẩn bị cho tiết TLV tiếp theo ( Tập viết đoạn đối thoại )
-HS lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc , cả lớp đọc thầm 
-Cả lớp đọc thầm đoạn trích .
-HS 1 đọc yêu cầu bài tập 2., tên màn kịch ( Xin Thái sư tha cho ! ) và gợi ý về nhân vật , cảnh trí , thời gian .
-HS 2 đọc gợi ý và lời đối thoại .
-HS 3 đọc đoạn đối thoại .
-Cả lớp đọc thầm bài tập 2 .
-HS chú ý lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc , cả lớp đọc thầm 
-HS hoạt động nhóm .GV phát giấy cho HS làm bài .
-Đại diện nhóm trình bày trên giấy .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Từng nhóm phân vai và đọc lại .
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm :
 Toán 
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
-Giáo dục HS thích học toán.
II- Chuẩn bị:
 1 - GV : SGK.Bảng phụ.
 2 - HS :SGK. Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2HS TB nêu cách đặt tính và tính cộng (trừ) số đo thời gian.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS(TB) nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.
- Gọi HSK nhận xét.
- Nêu cách chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2: Cho HS đọc bài, HS tự làm.
- Gọi 3 HSTB lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian. 
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3:
Gọi 3 HSTB-K lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HSY nhắc lại cách tính cộâng (trừ) hai số đo thời gian.
-HDBTVN:Bài 4.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Nhân số đo thời gian.
-2 HS nêu miệng. 
-Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
HS làm bài.
HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.
Nhận xét.
- Chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với hệ số giữa hai đơn vị.
Chữa bài.
- HS làm bài.
- Nhận xét.
- HS nêu.
 b) 80%
- Tính được đáp số là:
a) 1 năm 7 tháng
b) 4 ngày 18 giờ
c) 7 giờ 38 phút.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC
	Tiết 50	ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG(tt)
I – Mục tiêu : Sau bài học HS biết :	
 - Các kiến thức phân Vật chất trong năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 -Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
 -Yêu thiên nhiên & có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II – Chuẩn bị:
 1 – GV : _ Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất & vui chơi giải trí.
 + pin, bóng đèn, dây dẫn,
 + Một cái chuông nhỏ (Hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
  _ Hình trang 101, 102 SGK. 
 2 – HS : SGK,chuẩn bị theo nhóm.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KTsĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời
-Sự biến đổi hoá học là gì?(K)
-Dung dịch là gì,kể một số dung dịch em biết?(G)
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài-ghi đề : 
2 – Hướng dẫn ôn tập : 
 a) Hoạt động 1 :Quan sát và trả lời câu hỏi.
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
 *Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS quan sát lại các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK: Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
*GV kết luận hoạt động1. 
c) Hoạt động 2 : Trò chơi “thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”.
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
 *Cách tiến hành:
 _ GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “tiếp sức”.
 _ Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
 Mỗi nhóm 5 em. Khi GV hô bắt đầu HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết hết thời gian, nhóm nàoviết nhiều nhất là thắng cuộc.
*GV kết luận.
 IV – Củng cố,dặn dò:
 -GV cho HS nhắc lại nội dung đã ôn tập.
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài “ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
- HS trả lời.
- HS nghe .
-Lắng nghe
HS quan sát,thảo luận nhóm và nêu
- Năng lượng cơ bắp của người.
- Năng lượng chất đốt từ xăng.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng nước.
- Năng lượng chất đốt từ than đá.
- Năng lượng mặt trời.
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV.
(Cử 5 bạn đại diện nhóm để tham gia chơi tiếp sức).
-Cả lớp theo dõi động viên cổ vũ nhóm thắng cuộc
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
 Kĩ thuật
 Tiết 25 LẮP XE BEN(tt)
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
 -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
 -Tích hợp:Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng.
II.- Chuẩn bị:
 -GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - HS:Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Ổn định:KTDCHT
2)Kiểm tra bài cũ:
- Cho2 HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài-ghi đề: 
 b) Giảng bài:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ben
a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
GV cho HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
+Lắp khung sàn xe và giá đỡ (hình 2 SGK) cần chú ý đến vị trí trên dưới của các thanh thẳng 3 lỗ,11 lỗ và thanh chữ U dài.
+Lắp (hình 3 SGK) chú ý thứ tự lắp như đẫ hướng dẫn
+Lắp hệ thống trục bánh xe sau,cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục. 
c-Lắp ráp xe ben(hình 1 SGK)
+HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK
+Kiểm tra sản phẩm:Kiểm tra mức nâng lên,hạ xuống của thùng xe.
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
-GV nhận xét,đánh giá chung.
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
4) Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu ghi nhớ bài học.
- GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau:Lắp máy bay trục thăng.
Bày DCHT lên bàn
-HS nêu
-Lắng nghe
HS chọn các chi tiết
 -HS quan sát và lắp từng bộ phận
 -HS lắp ráp xe
 -Kiểm tra sản phẩm:Kiểm tra mức nâng lên,hạ xuống của thùng xe.
-HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
 HS nêu
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 long ghep tuan 25.doc