Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 3 - Trường T’H Chiềng Khoong

Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 3 - Trường T’H Chiềng Khoong

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Đọc đúng: lính, chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, rục rịch, nào, nói lẹ, quẹo, .

- Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng, thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ láng, .

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: “Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí dể lừa giặc cứu cán bộ cách mạng”.

 2. Kỹ năng:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: Ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.

 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, .

II. Đồ dùng dạy, học:

 1. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trang 16/SGK.

- Bảng phụ viết sẵn: Bảng thống kê “Khoa thi của các Triều đại”SGK/15.

 2. Phương pháp:

 - Giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, .

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 3 - Trường T’H Chiềng Khoong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần học thứ: 03.
--œ--
Thứ, ngày, tháng.
Tiết
Môn
(Phân môn)
Tiết
PPCT
Đầu bài hay nội dung công việc.
Thứ .... 2 .....
Ngày: 30-08
1
Chào cờ.
3
Sinh hoạt dưới cờ.
2
Mĩ thuật.
3
Vẽ tranh: “Đề tài trường em”.
3
Tập đọc.
5
Lòng dân.
4
Toán.
11
Luyện tập.
5
Lịch sử.
3
Cuộc phản công ở Kinh thành Huế.
6
Thứ .... 3 .....
Ngày: 31-08
1
Thể dục.
5
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Bỏ khăn”.
2
Toán.
12
Luyện tập chung.
3
LTVC.
5
Mở rộng vốn từ: “Nhân dân”.
4
Khoa học.
5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ.
5
Đạo đức.
3
Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 1).
6
Thứ .... 4 .....
Ngày: 01-09
1
Tập đọc.
6
Lòng dân (Tiếp theo).
2
Toán.
13
Luyện tập chung.
3
Tập làm văn
5
Luyện tập tả cảnh.
4
Chính tả.
3
Nhớ viết: “Thư gửi các học sinh”.
5
Hát nhạc.
3
Ôn tập bài hát: “Reo vang bình minh” - TĐN số1.
6
Thứ .... 5 .....
Ngày: 02-09
1
Toán.
14
Luyện tập chung.
2
LTVC.
6
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
3
Địa lí.
3
Khí hậu.
4
Khoa học.
6
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
5
Kể chuyện.
3
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
6
Thứ .... 6 .....
Ngày: 03-09
1
Thể dục.
6
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Đua ngựa”.
2
Toán.
15
Ôn tập về giải toán.
3
Tập làm văn
6
Luyện tập tả cảnh.
4
Kĩ thuật.
3
Thêu dấu nhân.
5
Sinh hoạt.
3
Sinh hoạt lớp tuần 3.
6
Thực hiện từ ngày: 30/08 đến ngày 03/09/2010.
Ng­êi thùc hiÖn
NguyÔn ThÞ Nga.
Soạn: 28/08/2010.	 Giảng: Thứ 2 ngày 30 tháng 08 năm 2010.
Chủ điểm: “VIỆT NAM - TỔ QUỐC EM”.
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
Tiết 5: LÒNG DÂN.
Theo: NGUYỄN VĂN XE.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Đọc đúng: lính, chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, rục rịch, nào, nói lẹ, quẹo, ...
- Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng, thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ láng, ...
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: “Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí dể lừa giặc cứu cán bộ cách mạng”.
 2. Kỹ năng:
	- Biết đọc đúng văn bản kịch: Ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
 3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, ...
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trang 16/SGK.
- Bảng phụ viết sẵn: Bảng thống kê “Khoa thi của các Triều đại”SGK/15.
 2. Phương pháp:
	- Giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Ổn định tổ chức: (1’).
- Yêu cầu học sinh hát đầu giờ.
B. Kiểm tra bài cũ: (3’).
- Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: “Sắc màu em yêu”.
(?) Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu? vì sao?
(?) Tại sao bạn nhỏ trong bài lại nói: “Em yêu tất cả sắc màu Việt Nam”?
(?) Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Nhận xét ghi điểm.
C. Dạy bài mới: (29’).
 1. Giới thiệu bài:
(?) Các em đã được học vở kịch nào ở lớp 4?
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
- Hát đầu giờ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
=> Vở kịch “Ở vương quốc tương lai”.
- Quan sát và mô tả những gì thấy trong tranh.
=> Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ học phần đầu của vở kịch “Lòng dân”. Đây là vở kịch đã được giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe cũng đã hi sinh trong kháng chiến.
- Chúng ta cùng học bài để thấy được lòng dân đối với cách mạng như thế nào?
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Hướng dẫn luyện đọc.
- Gọi học sinh đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Đọc mẫu toàn bài, đọc đúng ngữ điệu, phù hợp với tính cách từng nhân vật.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
(?) Em có thể chia đoạn kịch này như thế nào?
- Gọi học sinh đọc từng đoạn của đoạn kịch.
- Sửa lỗi phát âm cho học sinh. 
=> Giải nghĩa từ:
+ Lâu mau: Lâu chưa.
+ Lịnh: Lệnh.
+ Tui: Tôi.
+ Con heo: Con lợn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn kịch.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi và đọc thầm đoạn.
(?) Câu chuyện xảy ra ở đâu?
(?) Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
(?) Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?
(?) Qua hành động đó em thấy dì Năm là người như thế nào?
=> Ghi bảng: Sự dũng cảm, nhanh trí của dì Năm.
(?) Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao?
(?) Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
=> Ghi bảng: Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí cứu cán bộ cách mạng.
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Đọc phần chú giải.
- Chia đoạn:
*Đoạn 1: “Anh chị kia! ... Thằng nầy là con”.
*Đoạn 2: “Chồng chị à? ... Rục rịch tao bắn”.
*Đoạn 3: “Trời ơi! ... đùm bọc lấy nhau”.
- Nhận xét và đánh dấu các đoạn.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Lắng nghe và ghi nhớ các từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn kịch.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc câu hỏi và đọc thầm đoạn.
=> Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam bộ trong thời kì kháng chiến.
=> Chú bị địch rượt bắt, chú chạy chốn vào nhà của dì Năm.
=> Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để bọn địch không nhận ra.
=> Dì Năm là người rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.
=> Thích chi tiết dì Năm khẳng định chú cán bộ là chồng, vì dì rất dũng cảm.
=> Thích chi tiết bé An oà khóc vì rất hồn nhiên và thương mẹ.
=> Thích chi tiết bọn giặc doạ dì Năm, dì nói: “Mấy cậu để ... để tui...”. Bọn giặc tưởng dì sẽ khai, hoá ra dì lại xin chết và muốn nói với con trai mấy lời trăng trối.
=> Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ.
- Nhắc lại nội dung đoạn kịch.
=> Kết luận: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Cách mạng. Nhân vật dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ: rất dũng cảm, mưu trí đối phó với giặc, bảo vệ cách mạng. Chi tiết kết thúc phần một của vở kịch hấp dẫn vì chúng ta không biết được bọn cai, lính sẽ xử lí thế nào. Cuối phần một mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm.
- Chúng ta sẽ biết khi học phần tiếp theo trong tiết sau.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi học sinh đọc đoạn kịch theo vai.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương và đánh giá.
D. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhận xét tiêt học.
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Thảo luận, phân vai các nhân vật.
- Nêu cách đọc của từng nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, tuyện dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 4: TOÁN.
Tiết 11: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
*Giúp học sinh củng cố về:
- Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kỹ năng làm tính, so sánh các hỗn số.
 2. Kỹ năng:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
 3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, óc tư duy, ...
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập để học sinh lên bảng làm.
 2. Phương pháp:
	 Vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy, học bài mới: (30’).
 3.1.Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 3.2.Hướng dẫn luyện tập:
*Bài tập 1/14: Chuyển các hỗn số sau ...
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
(?) Hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- Nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
*Bài tập 2/14: So sánh các hỗn số.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
(?) Muốn so sánh hai hỗn số, ta làm như thế nào?
........
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 3/14: Chuyển các hỗn số thành ...
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Về nhà làm lại các bài tập trong vở BTT/T1.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát chuyển tiết.
- Lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, sửa sai.
- Nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Ghi đầu bài vào vở, nhắc lại đầu bài.
*Bài tập 1/14: Chuyển các hỗn số sau ...
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 2/14: So sánh các hỗn số.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) và 
=> 
b) và 
=> 
c) và 
=> 
d) và 
=> 
=> Muốn so sánh hai hỗn số, ta phải chuyển các hỗ số thành phân số, sau đó so sánh, ...
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 3/14: Chuyển các hỗn số thành ...
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) 
b) 
c) 
d) 
- Nhận xét, sửa sai.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 5: LỊCH SỬ
Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
*Giúp học sinh củng cố về:
- Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy vào đêm mồng 5-7-1885 và một số quan lại yêu nước.
 2. Kỹ năng:
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành, Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu được tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ...ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
 3. Thái độ:
- Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Hế, đồn Mang C, toà Kâm Sứ.
- Bản đồ hành chính Việt N ... ển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Yêu cầu học sinh mang vở lên để kiểm tra
- Gọi học sinh đọc dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Nhận xét cho điểm.
C. Dạy bài mới: (25’).
 1. Giới thiệu bài:
- Hát chuyển tiết.
- Màn vở lên cho giáo viên kiểm tra.
- Đọc dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
=> Trong tiết học trước, các em đã nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách quan sát chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa.
 Tiết học này các em cùng viết tiếp các đoạn văn miêu tả quang cảnh sau cơn mưa của một bạn học sinh và luyện viết đoạn văn trong bài văn miêu tả một cơn mưa dựa vào dàn ý em đã lập.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 1/34:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
(?) Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét kết luận.
(?) Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh trình bày bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá và ghi điểm.
- Gọi học sinh đọc bài của mình đã làm trong vở.
*Bài tập 2/34: Chọn một phần trong ...
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
=>Gợi ý:
- Gọi học sinh đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày bài của mình.
- Nhận xét cho điểm bài văn đạt yêu cầu.
D. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Dặn học sinh về viết lại bài văn.
- Quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
*Bài tập 1/34:
- Đọc yêu cầu bài tập.
=> Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Thảo luận nhóm.
+Nội dung chính của mỗi đoạn là:
 *Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
 *Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 *Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
 *Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
+Có thể viết thêm:
 *Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
 *Đoạn 2: Viết thêm các chi tiết hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
 *Đoạn 3: Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
 *Đoạn 4: Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
- Làm vào giấy khổ to, lớp làm vào vở.
- Nối tiếp trình bày theo 4 đoạn.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.
- Đọc bài làm trong vở.
*Bài tập 2/34: Chọn một phần trong ...
- Đọc yêu cầu.
- Đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa.
- Làm vào giấy khổ to, lớp viết vào vở.
- Trình bày bài của mình.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Về nhà thực hiện theo yêu cầu.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 4: KĨ THUẬT.
Chương I: KĨ THUẬT PHỤC VỤ.
Tiết 3: THÊU DẤU NHÂN.
(Tiết 1).
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết cách thêu dấu nhân theo đúng quy trình, kĩ thuật.
 2. Kỹ năng:
- Theu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau.
- Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 3. Thái độ:
- Rèn tính khéo léo, cẩn thận, yêu thích và tự hào với sản phẩm mình làm ra, ...
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân (nếu có).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 x 35cm.
+ Kim khâu, len.
+ Len khác màu vải.
+ Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, ...
 2. Phương pháp:
	- Quan sát, trực quan, giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: (1’).
- Hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Nhận xét qua kiểm tra.
3. Bài mới: (25’).
 a.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Nội dung bài:
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
(?) Em hãy quan sát hình mẫu và H1/SGK, nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
(?) So sánh mặt phải và mặt trái của mẫu thêu chữ V với mẫu thêu dấu nhân?
(?) Mẫu thêu dấu nhân thường được ứng dụng ở đâu? (Cho học sinh quan sát một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân).
- Nhận xét, bổ sung cho học sinh.
- Hát chuyển tiết.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Quan sát theo dõi mẫu thêu.
=> Mặt phải là những hình thêu như dấu nhân. Mặt trái là những đường khâu cách đều và thẳng hàng song song với nhau.
=> Mặt phải khác nhau còn mặt trái giống nhau.
=> Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn tay, khăn trải bàn, ...
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
=> Kết luận: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí, ...
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Yêu cầu học sinh đọc mục II/SGK và quan sát H2. 
(?) Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân? 
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu.
- Yêu cầu quan sát H3 và đọc mục 2a/SGK 
(?) Nêu cách bắt đầu thêu?
- Giáo viên căng vải lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu.
=> Lưu ý: Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2b, 2c và quan sát H4a, 4b, 4c, 4d/SGK.
(?) Nêu cách thêu dấu nhân mũi thứ nhất, thứ hai?
- Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thêu thứ nhất, mũi thứ hai.
=> Lưu ý:
 +Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.
 +Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ 2 dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
 +Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi kim không bị dúm.
- Gọi học sinh lên thực hiện tiếp các mũi thêu.
(?) Nêu cách kết thúc đường thêu?
- Gọi học sinh lên thực hiện thao tác kết thúc đương thêu.
- Treo bảng phụ ghi quy trình thực hiện thêu dấu nhân và hướng dẫn lại nhanh các thao tác thêu dấu nhân.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Cho học sinh thực hành thêu trên giấy
 4. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Về các em thực hành cách thêu dấu nhân.
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành sau.
*Hoạt động 2: Các thao tác kĩ thuật.
- Đọc mục II và quan sát H2.
=> Vạch hai đường dấu song song cách nhau 1cm. Vạch các điểm dấu thẳng hàng với nhau trên 2 đường vạch dấu.
- Lên bảng thực hiện các đường vạch dấu
- Quan sát H3 và đọc theo yêu cầu.
- Nêu theo yêu cầu.
- Quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Đọc SGK và quan sát các hình.
- Nêu theo yêu cầu.
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn.
- Lên bảng thực hiện các thao tác thêu.
- Lớp quan sát, theo dõi bạn thêu.
- Nêu cách kết thúc đường thêu,
- Lên bảng thực hiện.
- Theo dõi.
- Nhắc lại quy trình kỹ thuật.
- Thực hành thêu trên giấy.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 5: SINH HOẠT.
Tuần 2: SINH HOẠT LỚP TUẦN 3.
I. Môc tiªu:
	- Häc sinh n¾m ®­îc nh÷ng ­u khuyÕt ®iÓm trong tuÇn.
	- Cã th¸i ®é söa ch÷a nh÷ng thiÕu sãt, vi ph¹m m¾c ph¶i.
	- Häc tËp vµ rÌn luyÖn theo “5 ®iÒu B¸c Hå d¹y”
I. NhËn xÐt chung:
 1. §¹o ®øc:
- §a sè c¸c em ngoan ngo·n, lÔ phÐp víi thÇy c« gi¸o, ®oµn kÕt víi b¹n bÌ.
- Kh«ng cã hiÖn t­îng g©y mÊt ®oµn kÕt.
- Häc tËp vµ rÌn luyÖn theo “5 ®iÒu B¸c Hå d¹y”.
 2. Häc tËp:
- §i häc ®Çy ®ñ, ®óng giê kh«ng cã b¹n nµo nghØ häc hoÆc ®i häc muén.
- S¸ch vë ®å dïng mang ch­a ®Çy ®ñ cßn quªn s¸ch, vë, bót, ...
- Mét sè em cã tinh thÇn v­¬n lªn trong häc tËp, nh­: ......................................................
- Bªn c¹nh ®ã cßn mét sè em ch­a cã ý thøc trong häc tËp cßn nhiÒu ®iÓm yÕu.
- Tuyªn d­¬ng: ...................................................................................................................
- Phª b×nh: ...........................................................................................................................
 3. C«ng t¸c V¨n ho¸ - V¨n nghÖ.
	- CÇn h¸t ®Çu giê, chuyÓn tiÕt ®Òu ®Æn h¬n.
	- Trang phôc ®i häc ph¶i s¹ch sÏ, gän gµng, ....
 4. C«ng t¸c thÓ dôc vÖ sinh
- VÖ sinh ®Çu giê:
+ C¸c em tham gia ®Çy ®ñ.
+ VÖ sinh líp häc t­¬ng ®èi s¹ch sÏ.
II. Ph­¬ng h­íng:
 *§¹o ®øc:
- Häc tËp theo 5 ®iÒu B¸c Hå d¹y.
- Nãi lêi hay lµm viÖc tèt nhÆt ®­îc cña r¬i tr¶ l¹i ng­êi mÊt hoÆc tr¶ cho líp trùc tuÇn.
 *Häc tËp:
- §i häc ®Çy ®ñ ®óng giê, häc bµi lµm bµi mang ®Çy ®ñ s¸ch vë.
- Häc bµi lµm bµi ë nhµ tr­íc khi ®Õn líp.
- ChuÈn bÞ s¸ch vë vµ ®å dïng häc tËp cho tuÇn sau.
--------------------—²–--------------------
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGA TUAN 3.doc