Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 21

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 21

Môn:TẬP ĐỌC

 Tiết 61 Bài: Bàn tay cô giáo

Sách giáo khoa trang 25

 Thời gian dự kiến: 40 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ).

 _____________________________________

Môn: TOÁN

Tiết101 : Bài: Luyện tập

Sách giáo khoa trang 103.

Thời gian dự kiến 40 phút

I/ Mục tiêu:

- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

___________________________________________________________________

 Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2010.

Môn:TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 62 – 63 Bài: Ông tổ nghề thêu

Sách giáo khoa trang 23 - 24

Thời gian dự kiến: 80 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ).

Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

 

doc 64 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21 Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2010
Môn:TẬP ĐỌC 
 Tiết 61 Bài: Bàn tay cô giáo
Sách giáo khoa trang 25
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ).
 _____________________________________
Môn: TOÁN
Tiết101 : Bài: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 103. 
Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
___________________________________________________________________
	Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2010.	
Môn:TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 62 – 63 Bài: Ông tổ nghề thêu
Sách giáo khoa trang 23 - 24
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ).
Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
____________________________________________
 Môn TOÁN
 Tiết 102 :Bài: Phép trừ các số trong phạm vi 1000
Sách giáo khoa trang104. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:	
- Biết trừ các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10000).
_____________________________________
 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
 Tiết 41 Bài: 	Thân cây 
Sách giáo khoa trang 80-81 .
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò), theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 80 - 81 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
 2/ Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây
* Cách tiến hành: 
 Gv yêu cầu hs quan sát các hình 1, 2, 3, trang 80 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
 + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
 + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên các chức năng khác của thân cây ( nâng đỡ, mang lá, hoa, quả,... )
* Kết luận: Như SGK/81
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật
* Cách tiến hành: 
Bước 1:
 Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn qs các hình 4, 5, 6, 7, 8/ 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế,hs nói về ích lợi của thân cây dựa vào các gợi ý:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.
+ Kể tên một số than cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, làm bàn ghế, giường, tủ,...
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trình bày nội dung vừa thảo luận, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, ...
 3/ Củng cố, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
Thứ tư, ngày 27 tháng 01 năm 2010
	Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 42 Bài: THAÂN CAÂY (Tieáp theo)
Sách giáo khoa trang 81-82 .
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
________________________________
 CHÍNH TẢ: (Nghe viết)
 Tiết 41 Bài: : Ông tổ nghề thêu``
 Sách giáo khoa trang 22
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b (chọn 3 trong 4 từ) 
___________________________________
Môn: TOÁN
Tiết 103 Bài: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 105.
Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
Củng cố về thực hiện phép trừ có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn
Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính
Học sinh làm vào bảng con - Một em làm ở bảng lớn.
Chấm, chữa bài. Cho học sinh nêu nhận xét về cách đặt tính của bạn.
Bài 3: Giải toán
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
 Bài giải:
Cách 1: Cách 2:
 Số cá còn lại sau buổi sáng: Số cá buổi sáng và buổi chiều bán được: 
 3650 – 1800 = 1850 ( kg ) 1800 + 1150 = 2950 ( kg )
 Số cá quầy đó còn lại: Số cá quầy đó còn lại:
 1850 – 1150 = 700 ( kg ) 3650 – 2950 = 700 ( kg )
 Đáp số : 700 kg Đáp số : 700 kg 
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
Học sinh nêu cách trừ các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Luyện tập chung 
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
________________________________
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 21 Bài: Giao tiếp với khách nước ngoài ( Tiết 1 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài hù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
______________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 29 tháng 01 năm 2010
Môn: TOÁN
Tiết 105 Bài: Tháng - Năm
Sách giáo khoa trang 107
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
- - Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
_________________________________
 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 21 Bài: Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Ở đâu?
Sách giáo khoa trang 26. 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Tiếp tục học về nhân hoá: năm được ba cách nhân hoá.
Ôn luyệncách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?( Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, trả lời đúng các câu hỏi. )
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn ở bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: 
	+ Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa.
	+ Hai, ba học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
b/ Bài tập 2: Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
+ Có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng, sao, đất, mưa, sấm.
- Học sinh đọc thầm lại gợi ý a, b, c, trả lời ý 2 của câu hỏi:
- Học sinh làm vào vở bài tập. 3 hs làm trên giấy khổ lớn.	
- Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
	+ Ba cách nhân hoá: Gọi sự vật bằng từ dùng để chỉ người: ông, chị;Tả sự vật bằng từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, chờ đợi,...; Nói với sự vật thân mật như nói với con người: Gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
c/ Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?”
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b/ Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c/ Để tưởng nhớ công lao to lớn của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông Ở quê hương ông.
Bài tập 4: Trả lời câu hỏi
Học sinh đọc yêu cầu bài, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến. Ví dụ:
a/ Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu..
b/ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sốngở trong lán.
c/ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuỏi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
IV/ Bổ sung:
 _______________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
	Tiết 21: 	Bài: Nói về trí thức. Nghe-kể: Nâng niu từng hạt giống
Sách giáo khoa trang 20
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe-kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
_______________________________
SINH HOẠT TUẦN 21
Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua:
1/ Hạnh kiểm
-Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em còn nói chuyện trong giờ học: Vỹ, Khánh,Long, Thành.
- Hay chọc ghẹo bạn: Thành, Tây.
2/ Học lực:
 - Các em có ý thức trong học tập
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài: Vân, Nhi, Thoa, Hương, Hậu
Đi học đầy đủ, đúng giờ..
Một số em biết giúp đỡ bạn trong học tập như: An, Vân 
3/ Công tác khác:
Cần có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Mua tăm tre ủng hộ người mù: 35 bịch
4/ Phương hướng :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.
TUẦN 21 Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
 Môn:TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 61 – 62 Bài: Ông tổ nghề thêu
Sách giáo khoa trang 23 - 24
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
TẬP ĐỌC:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: đốn củi, vỏ trúng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,...
2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ trong sgk/24
Hiểu được ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khải thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm, đã học được nghề thêu của Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )
1/ Bài cũ: Gọi học sinh đọc và TLCH bài Chú ở bên Bác Hồ
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động1 : Luyện đọc 
 - Luyện đọc câu
 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
 * Giáo viên đi đến giúp học sinh yếu và hướng dẫn các em cách đọc.
+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc.
+ Học sinh ... rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
4/ Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
5/ Có thể chọn ý a hoặc ý c.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài. Hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Vài em đọc lại bài
+ Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2/ Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh của câu chuyện. 
Hoạt động 1: Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
 - Học sinh đọc lại gợi ý trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên mở bảng phụ đã viết các tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1
 - Từng cặp học sinh tập kể .
 - Học sinh tiếp nối nhau thi kể.
 - Ba học sinh thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Lớp và giáo viên bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, kể hấp dẫn nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
Khuyến khích học sinh về tập kể lại theo lời nhân vật trong truyện.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 103 Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Mưa
Sách giáo khoa trang 134 - 135. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, tí tách, bác ếch, lặn lội,...
Biết đọcbài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Nắm được nghĩa các từ mới như SGK/134
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ nội dung bài thơ trong sách giáo khoa. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: 3 học sinh kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp .
+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài ( 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
Giải nghĩa từ ngữ ở SGK
Đọc từng đoạn trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu..
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/135
Trả lời:
1/ Khổ thơ 1: mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2,3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát; gió hát giọng trầm giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào,...
2/ Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bành khoai
3/ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
4/ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.
Luyện đọc lại:
+ Một học sinh khá đọc lại toàn bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc từng khổ, cả bài thơ.
+ Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung bài. Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 104 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T1 ).
Sách giáo khoa trang 140
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời đước 2 nội dung câu hỏi về bài đọc.
2/ Biết viết một văn bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên Đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 cau hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh đọc thầm lại bài quảng cáo: Chương trình xiếc đặc sắc
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi: Cần chú ý những điểm gì khi viết thông báo?
Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại.
Học sinh viết thông báo vào giấy.
Dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
Cả lớp và giáo viên bình chọn bản thông báo viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. Giáo viên chấm điểm.
Củng cố, dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện đọc, để tiếp tục kiểm tra.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 105 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T2 ).
Sách giáo khoa trang 140. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Làm bài theo nhóm
Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất.
Cả lớp làm vào vở bài tập.
* Lời giải:
Bảo vệ Tổ quồc
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, nước nhà, đất Mẹ,..
- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra trên biển, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược,...
Sáng tạo
- Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,...
Nghệ thuật
- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà quay phim, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà điêu khắc, diễn viên,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, nặn tượng, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, viết văn, múa, thiết kế thời trang,...
- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kjiến trúc, điêu khắc, điện ảnh, kịch,...
Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ những từ ngữ vừa ôn luyện.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T3 ).
Sách giáo khoa trang 141. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Rèn kĩ năng chính tả: nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát bài Nghệ nhân Bát Tràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Viết chính tả
Giáo viên đọc bài viết
Gọi hai học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, cảnh đẹp nào đã hiện ra? ( những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, ...)
Hỏi học sinh lại về cách trình bày bài thơ.
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
TẬP VIẾT
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T4 ).
Sách giáo khoa trang 142. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
Tìm tên các con vật có trong bài chính tả ( Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng ).
Những con vật trên được nhân hoánhờ những từ ngữ nào?
Học sinh làm bài vào VBT
Giáo viên đọc bài viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc chuan kien thuc 21.doc