Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 28

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 28

Môn: TẬP ĐỌC

 Tiết 82 Bài: Cùng vui chơi

Sách giáo khoa trang 83+84.

Thời gian dự kiến: 40 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ).

 _____________________________________

Môn: TOÁN

Tiết 136 Bài: So sánh các số trong phạm vi 100.000

Sách giáo khoa trang 147.

Thời gian dự kiến 35 phút

I/ Mục tiêu:

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.

___________________________________________________________________

Thứ ba, ngày 30 tháng 03 năm 2010.

Môn :TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 82 - 83 Bài : Cuộc chạy đua trong rừng

 Sách giáo khoa trang 80 – 81 - 82.

Thời gian dự kiến: 80 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

- Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo (trả lời được các CH trong SGK).

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 67 trang Người đăng hang30 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2010
Môn: TẬP ĐỌC
 Tiết 82 Bài: Cùng vui chơi
Sách giáo khoa trang 83+84. 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ).
 _____________________________________
Môn: TOÁN
Tiết 136 Bài: So sánh các số trong phạm vi 100.000
Sách giáo khoa trang 147. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
___________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 30 tháng 03 năm 2010.
Môn :TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 82 - 83 Bài : Cuộc chạy đua trong rừng
 Sách giáo khoa trang 80 – 81 - 82.
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo (trả lời được các CH trong SGK).
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
_____________________________________
Môn: TOÁN
Tiết 137 Bài: Luyện tập 
Sách giáo khoa trang 148. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:	
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100000 (tính viết và tính nhẩm).
____________________________
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 55 Bài: Thú
Sách giáo khoa trang 104+105 .
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: Sau bài học học sinh:
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 106 - 107 sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong sách giáo khoa trang 106 - 107 và thảo luận theo gợi ý:
 + Kể tên các con thú rừng mà bạn biết?
 + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
 + So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.
Bước 2: Làm việc cả lớp
	Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu một con, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
	Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
* Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm
	Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí của nhóm đặt ra, chẳng hạn: thú ăn thịt, thú ăn có,...
	Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
	Các nhóm thảo luận câu hỏi:
Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, cử người thuyết trình về nội dung của nhóm.
Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà học sinh ưa thích
* Cách tiến hành: - Học sinh vẽ con thú rừng mà các em ưa thích. Một số học sinh lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh.
 Hoạt động 4: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Hệ thống lại bài.- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Thứ tư, ngày 31 tháng 03 năm 2010
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Tiết 48 Bài: Mặt trời
 Sách giáo khoa trang 110+111 .
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
__________________________________
CHÍNH TẢ ( Nghe - Viết )
Tiết 55 Cuộc chạy đua trong rừng
Sách giáo khoa trang 83 .
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
_________________________________
Môn: TOÁN
	 Tiết 138 : Bài: Luyện tập
 Sách giáo khoa trang 149. 
 Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
 - Đọc, viết số trong phạm vi 100000.
- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100000.
- Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Viết ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên cho học sinh nêu cách làm bài a, sau đó học sinh tự làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập.
Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh đọc yêu cầu, giáo viên gợi ý để học sinh tìm được quy luật của dãy số. 
Học sinh tự làm vào vở bài tập .
Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Tìm x
Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên cho học sinh nêu cách tìm x.
Học sinh tự làm vào vở bài tập .
Chấm, chữa bài tập.
Bài 4: Bài toán
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài. Cả lớp tự làm vào vở bài tập.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
Chấm, chữa bài.
Giải:
Với một lít xăng thì ô tô chạy được quãng đường:
100 : 10 = 10 ( km )
Với 8 lít xăng thì ô tô chạy được quãng đường:
10 x 8 = 80 ( km )
Đáp số: 80 km
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Giáo viên hệ thống lại bài.
 Xem bài sau; Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
..
_______________________________________
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 28 Bài:Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu*
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập cho hoạt động 2 – 3.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Vẽ tranh
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em có sức khoẻ và phát triển tốt.
* Cách tiến hành:- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày. 
+ Cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật : điện, củi, nước, nhà, sách, ti vi, xe đạp, đồ chơi,...
+ Học sinh trình bày tranh; Giáo viên yêu cầu chọn lấy 4 thư cần thiết nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn.
* Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
2 / Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
 	- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập và nêu yêu cầu của bài tập: nhận xét trong mỗi trường hợp là đúng hay sai.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh trình bày kết quả và giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó là đúng hoặc sai.
*Kết luận: 
- a /sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
- b/ Sai/ vì nguồn nước ngầm có hạn.
- c/ Đúng/ vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây gời chúng ta không đủ nước để dùng.
- d/ Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
- đ/ Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
e/ Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
3/Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đung
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước .
*Cách tiến hành:
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phổ biến cách chơi: trong một khoảng thời gian các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 - Học sinh làm việc theo nhóm
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả chơi.
* Kết luận: Nứoc là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
4/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị bài sau.
IV/Bổsung
________________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 02 tháng 04 năm 2010
Môn: TOÁN
	 Tiết 140 :Bài: Đơn vị đo diện tích – Xăng- ti- mét-vuông
 Sách giáo khoa trang.151
 Thời gian dự kiến 35 ph
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
______________________________________
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	Tiết 28 :Bài: 	Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
 Sách giáo khoa trang 85 - 86.
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1).
- Tìm được bộ phận câu trả hỏi Để làm gì? (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng lớp ghi sẵn bài tập 1 . Giấy Ao ghi bài tập 2, 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: hôm nay chúng ta tiếp tục học về cách nhân hoá, ôn cách đặt và TLCH Để làm gì?, Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Giáo viên hỏi học lại sinh : Thế nào là nhân hoá?
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
1/ Bài tập 1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xung hô ấy có tác dụng gì?
+ Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi trên bảng lớp.
 + Cho học sinh thảo luận theo cặp ( 4 phút )
 + Từng cặp trrình bày : Một em hỏi, một em trả lời.
 + Các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xung là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô âý làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện với ta.
2/ Bài 2: Tìm bô phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi trên bảng lớp
Câu
Bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
a/ Con ... rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
4/ Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
5/ Có thể chọn ý a hoặc ý c.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài. Hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Vài em đọc lại bài
+ Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2/ Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh của câu chuyện. 
Hoạt động 1: Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
 - Học sinh đọc lại gợi ý trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên mở bảng phụ đã viết các tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1
 - Từng cặp học sinh tập kể .
 - Học sinh tiếp nối nhau thi kể.
 - Ba học sinh thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Lớp và giáo viên bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, kể hấp dẫn nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
Khuyến khích học sinh về tập kể lại theo lời nhân vật trong truyện.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 103 Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Mưa
Sách giáo khoa trang 134 - 135. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, tí tách, bác ếch, lặn lội,...
Biết đọcbài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Nắm được nghĩa các từ mới như SGK/134
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ nội dung bài thơ trong sách giáo khoa. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: 3 học sinh kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp .
+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài ( 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
Giải nghĩa từ ngữ ở SGK
Đọc từng đoạn trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu..
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/135
Trả lời:
1/ Khổ thơ 1: mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2,3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát; gió hát giọng trầm giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào,...
2/ Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bành khoai
3/ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
4/ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.
Luyện đọc lại:
+ Một học sinh khá đọc lại toàn bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc từng khổ, cả bài thơ.
+ Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung bài. Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 104 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T1 ).
Sách giáo khoa trang 140
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời đước 2 nội dung câu hỏi về bài đọc.
2/ Biết viết một văn bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên Đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 cau hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh đọc thầm lại bài quảng cáo: Chương trình xiếc đặc sắc
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi: Cần chú ý những điểm gì khi viết thông báo?
Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại.
Học sinh viết thông báo vào giấy.
Dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
Cả lớp và giáo viên bình chọn bản thông báo viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. Giáo viên chấm điểm.
Củng cố, dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện đọc, để tiếp tục kiểm tra.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 105 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T2 ).
Sách giáo khoa trang 140. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Làm bài theo nhóm
Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất.
Cả lớp làm vào vở bài tập.
* Lời giải:
Bảo vệ Tổ quồc
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, nước nhà, đất Mẹ,..
- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra trên biển, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược,...
Sáng tạo
- Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,...
Nghệ thuật
- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà quay phim, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà điêu khắc, diễn viên,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, nặn tượng, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, viết văn, múa, thiết kế thời trang,...
- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kjiến trúc, điêu khắc, điện ảnh, kịch,...
Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ những từ ngữ vừa ôn luyện.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T3 ).
Sách giáo khoa trang 141. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Rèn kĩ năng chính tả: nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát bài Nghệ nhân Bát Tràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Viết chính tả
Giáo viên đọc bài viết
Gọi hai học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, cảnh đẹp nào đã hiện ra? ( những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, ...)
Hỏi học sinh lại về cách trình bày bài thơ.
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
TẬP VIẾT
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T4 ).
Sách giáo khoa trang 142. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
Tìm tên các con vật có trong bài chính tả ( Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng ).
Những con vật trên được nhân hoánhờ những từ ngữ nào?
Học sinh làm bài vào VBT
Giáo viên đọc bài viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc chuan kien thuc 28.doc