Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5

Luyện toán

 LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- HS được củng cố về giây, thế kỉ. Một số đơn vị đo khối lượng.

- HS cả lớp làm phần B.

- HS khá, giỏi làm thêm phần A.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Cho HS làm các bài tập sau:

A. Dành cho HS khá ,giỏi.

1. Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm.

 15 dag = g 5700g = 5 kg 700 .= 5kg 7

 4 kg 500 g = g 78000g = 78

 7500 g = 7kg g 3kg 4 g= .g

2. Tính kết quả

125 g x 8 + 250 g x3 =

( 640 g : 4 + 680 g :2 ) x2=

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5 Chiều thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS được củng cố về giây, thế kỉ.. Một số đơn vị đo khối lượng.
- HS cả lớp làm phần B.
- HS khá, giỏi làm thêm phần A.
II. hoạt động dạy và học
	Cho HS làm các bài tập sau:
A. Dành cho HS khá ,giỏi.
1. Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm.
 15 dag = g	5700g = 5 kg 700.= 5kg 7 
 4 kg 500 g =  g	78000g = 78
 7500 g = 7kg g	3kg 4 g= .g
2. Tính kết quả
125 g x 8 + 250 g x3 = 
( 640 g : 4 + 680 g :2 ) x2=
3. Để đúc được mỗi khối bê tông cần 25 kg sắt và 50 kg xi măng. Một xe tải đã chở sắt và xi măng đủ để đúc được 8 khối bê tông. Hỏi xe đó đã chỡ tất cả bao nhiêu tạ hàng.
B. Dành cho HS trung bình, yếu
1> 1 kg =  g	1 tấn= tạ= yến
3kg =g	13000kg = ..tấn
 15hg= ..g	3tạ 12kg=.. kg
 1500g= hg
2> 9 thế kỉ=năm	1/4 phút = .. giây
1tuần = .. ngày 	i/2 ngày=.giờ
3 phút= giây	1/5thế kỉ=năm
Luyện Tiếng Việt
	 Luyện: Từ ghép ,từ láy
I: Mục tiêu
Hệ thống củng cố kiến thức về từ ghép ,từ láy.
HS làm bài 1;2;3.
HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
II: Hoạt động dạy học 
Lý thuyết 
Từ như thế nào được gọi là từ ghép ? Cho ví dụ 
 Từ như thế nào được gọi là từ láy ? Cho ví dụ 
Luyện tập 
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
Tìm từ ghép và từ láy trong mỗi câu sau 
Mùa xuân/ mong ước/ đã/ đến .Đầu tiên/ từ trong vườn ,mùi /hoa hồng/ hoa huệ /sực nức /bốc lên/ .
Nước /Việt Nam/ có/ muôn ngàn/ cây lá /khác /nhau/ .Cây/ nào/ cũng/ đẹp/ ,cây /nào/ cũng /quý./Nhưng /thân thuộc/ nhất/ vẫn /là/ tre nứa ,tre /Đồng Nai ,nứa/ Việt Bắc/,tre /ngút ngàn/ Điện Biên Phủ ... 
Bài 2: Dành cho HS cả lớp.
Tìm mỗi kiểu từ láy 4 từ để ghi vào ô trống trong mỗi cột sau 
Láy tiếng
 Láy âm 
Láy vần 
Láy cả âm lẫn vần 
Xinh xinh
Xa xa 
Xanh xanh 
Cao cao 
Long lanh 
đẹp đẽ 
vui vẻ 
may mắn 
Bối rối 
Lò mò 
Lơ mơ 
Lề mề 
Ngoan ngoãn 
Đo đỏ 
Nhè nhẹ 
Xâu xấu 
Bài 3: Dành cho HS cả lớp.
Tìm hai từ láy ,hai từ ghép có các tiếng sau To ,nhỏ,xinh, xấu, mới
Tiếng 
Từ ghép 
Từ láy 
To
To lớn ,to gan 
To to ,to tát 
Nhỏ
Nhỏ bé ,nhỏ to 
Nhỏ nhắn ,nhỏ nhen 
Xinh 
Xinh đẹp ,xinh tươi 
Xinh xắn ,xinh xẻo 
Xấu
Xấu tính ,tốt xấu 
Xấu xa ,xấu xí 
Mới
Mới lạ ,mới tinh 
Mơi mới ,mới mẻ 
Bài 4. Dành cho HS khá, giỏi.
 Đánh dấu x vào ý đúng
Từ ghép
Có nghĩa phân loại
Từ ghép
Có nghĩa tổng hợp
Từ láy
Học hành
ăn uống
Ngoan ngoãn
Bạn học
Hăm hở
Lăn tăn
Cây cối
Tươi cười
Màu sắc
Mặt trời
Ba bể
ào ào
III. GV củng cố, dặn dò về nhà.
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Chiều thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Kỷ thuật
Cô Thường dạy
 Thể dục
 Cô Tú Anh dạy
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Chiều thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
 Biết bày tỏ ý kiến
I.Mục tiêu
-Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II.Tài liệu, phương tiện
 HS chuẩn bị, mỗi em 3 tấm bìa trắng
III.Các hoạt động dạy học
 1.Cách chơi 
GV chia HS thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh hoặc đồ vật ngồi thành vòng tròn lần lượt từng người trong nhóm cầm tranh quan sát và nêu nhận xét.
 2.Thảo luận
ý kiến của cả nhóm về bức tranh có giống nhau không?
 3.GV kết luận
Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau
Hoạt động 1 :
 GVchia HS thành nhóm nhỏ giao nhiệm vụ mỗi nhóm 1 tình huống.
HS thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày
Thảo luận lớp : Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân, đến lớp?
GV kết luận.Mọi tình huống em nêu rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và cuả trẻ em nói chung.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận theo nhóm 3
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV kết luận
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
GV phổ biến cho học sinh cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm hồ màu.
Màu đỏ: Biểu hiện thái độ tán thành
Màu xanh: Biểu hiện thái độ phản đối
Màu trắng: Biểu hiện thái độ phân vân
GV nêu từng ý kiến.HS biểu hiện thái độ
HS giải thích lý do
Thảo luận chung cả lớp
GV kết luận.
Tự học
 Luyện tập Toán
I. Mục tiêu
- Củng cố về số có một chữ số, hai chữ số.
- Thực hiện các phép tính với cộng, trừ , nhân, chia.
- HS làm bài 1;2.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
II. hoạt động dạy và học
Cho hs làm các bài tập sau:
Bài1.Dành cho HS cả lớp.
Viết một chữ số thích hợp vào ô trống
a. 75362 6 078 125
b. 54326 > 584 362	53 686 < 253 686
Bài 2. Dành cho HS cả lớp.
Tìm x
a. x là số tròn chục, 30 < x < 72
b. x là số lẻ; x là số có bốn chữ số; x < 1002
Bài 3. Dành cho HS khá,giỏi.
Tổng số tuổi của hai anh em là 25 . Nếu bớt đi tuổi anh 3 tuổi và thêm vào tuổi em 2 tuổi thì tuổi hai anh em bằng nhau. Tính tuổi của mỗi người.
 HS làm bài vào vở sau đó GV chữa bài.
Giải:
Anh hơn em số tuổi là:
3 + 2 = 5(tuổi)
Tuổi anh là:
(25 + 5) : 2 = 15(tuổi)
Tuổi em là:
15 – 5 = 10 (tuổi)
 Đáp số: Anh :15 tuổi
 Em :10 tuổi
III. Giáo viên củng cố, dặn dò về nhà.
________________________
Luyện tự nhiên – xã hội
Ôn Lịch sử và Địa lý
I. Mục tiêu
- HS nắm được kiến thức đã học về Lịch sử và địa lýcủa bài 1-2.
- Học thuộc lòng các ghi nhơ đồng thời hiểu để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra.
II. hoạt động dạy và học
GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đỉnh núi phan- xi- păng cao bao nhiêu mét?
2.Nêu các đặc điểm của dãy núi phan – xi – păng?
3. Dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào?
4.Nêu các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn?
5.Nối một số nét chính về phiên chợ vùng cao?
6. Nước Văn Lang được ra đời từ lúc nào?
7. Nước Âu Việt ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS thảo luận nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời.
Chiều thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Điạ lí
Trung du Bắc bộ
I Mục tiêu 
Học xong bài học này HS biết :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc bộ :
 +Vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ :
 +Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
 +Trồng rừng được đẩy mạnh .
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ : che phủ đồi ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. 
II: Đồ dùng dạy học 
	-Bản đồ hành chính Việt Nam 
	-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
III: Hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ
Em hãy chỉ dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ?
B. Dạy bài mới
HĐ1)Vùng đồi với đỉnh tròn,sườn thoải 
HS đọc mục 1sgk trả lời câu hỏi 
	-Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng bằng ?
	-Các đồi ở đây như thế nào ?
	-Mô tả sơ lược vùng trung du .
	-Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ ?
	-Gọi một số hs trả lời 
	-HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên ,Phú Thọ ,Vĩnh Phúc ,Bắc Giang ...những tỉnh có vùng đồi trung du 
2)HĐ2) Chè và cây ăn quả ở trung du 
HĐ2làm việc theo nhóm 
HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 sgk ,thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
	+Trung du Bắc Bộ thích hợp cho trồng những loại cây gì ?
	+H1,H2 cho biết những cây nào có ở vùng Thái nguyên ,Bắc Giang ?
	+Xác định vị trí địa lí hai địa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
	+Em biết gì về chè Thái Nguyên ?
	+Chè ở đây được trồng để làm gì ?
	+Trong những năm gần đây ,ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại trồng loại cây gì 
	+Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè ?
	-Đại diệncác nhóm trả lời câu hỏi ?
3)HĐ3) Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
HĐ3 :Làm việc cả lớp 
HS quan sát tranh ảnh đồi trọc 
HS lần lượt trả lời câu hỏi
Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ có nơi đất trống đồi trọc ?
Để khác phục tình trạng này người dân nơi đây đã tròng loại cây gì ?
HS nêu được những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ 
4)GV nhận xét dặn dò 
Luyện Tiếng việt
Tập làm văn: viết thư
I. Mục tiêu
-Ôn luyện lại kiến thức về văn viết thư.
-HS vận dụng để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II. hoạt động dạy và học
HĐ1. Tìm hiểu đề
 Em hãy viết thư cho người thân để thăm hỏi và kể cho người thân nghe về tình hình của em đầu năm học mới.
	GV gợi ý: 
? Mục đích viết thư để làm gì
? Cách xưng hô trong bài này như thế nào.
? Cần hỏi thăm người thân những gì.
? Kể cho người thân nghe những gì ở lớp, ở trường.
? Nên chúc và hứa hẹn với người thân điều gì.
? Sau khi viết xong nội dung cần viết gì thêm?
? Khi gửi thư cần viết nội dung ngoài phong bì như thế nào?
HĐ2.Thực hành 
HS viết bài vào vở.
Sau khi hs thực hành ,gv thu bài và chấm bài.
GV nhận xét bài làm của HS.
GV cho HS đọc bài làm khá của HS để cả lớp tham khoảo.
GV dặn dò về nhà.
Hoạt động tập thể
An toàn giao thông
Bài 1: Biển báo giao thông đường bộ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được một số biển báo giao thông quan trọng như: biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ.
- HS biết để thực hiện an toàn giao thông khi ra đường.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Biển báo cấm.
GV giới thiệu cho HS quan sát biển cấm đi xe đạp, biển dừng lại.
GV cho HS quan sát và nhận xét đặc điểm của chúng.
GV cho hS nêu tác dụng của mỗi biển.
2.Biển hiệu lệnh.
GV giới thiệu cho HS quan sát các biển chỉ dẫn các hướng phải theo như: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải
HS nêu đặc điểm và tác dụng của mỗi loại biển.
3.Biển báo nguy hiểm.
GV cho HS quan sát các biển báo hình tam giác cho HS nêu đặc điểm, tác dụng của mỗi biển.
4.Ghi nhớ: Khi đi đường phải tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
III.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
Chiều thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán
Ôn tập củng cố, nâng cao kiến thức về phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập củng cố và nâng cao kiến thức về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 000.
- HS áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
II.Các hoạt động day học:
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: 46 732 39 213 45 678 21 987 57 684 
 + + + + +
 27 942 12 376 98 465 20 765 32 187
 GV hướng dẫn HS cộng theo thứ tự từ trái qua phải.
 HS làm bài vào vở sau đó chữa bài.
Bài 2: Trong cuộc thi Rô bốt, ba rô bốt A,B,C chuyển được 25 khối màu xanh vào ô quy định . Nếu Rô bốt A chuyển thêm được hai khối màu xanh nữa thì cả 3 Rô bốt chuyển được số khối màu xanh bằng nhau. Hỏi mỗi Rô bốt chuyển được mấy khối màu xanh?
GV hướng dẫn HS làm bài theo các câu hỏi gợi ý sau:
Nếu Rô bốt A chuyển thêm 2 khối màu xanh nữa thì cả ba Rô bốt sẽ chuyển được tất cả bao nhiêu?
Tổng số khối của 3 Rô bốt biết và mỗi Rô bốt chuyển đều bằng nhau thì muốn biết số khối của Rô bốt B,C ta làm thế nào?
Muốn tìm số khối cảu Rô bốt A ta làm thế nào?
HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
 Giải:
Nếu Rô bốt A chuyển thêm 2 khối nữa thì tổng số khối chuyển được là:
25 + 2 = 27(khối)
Số khối màu xanh của Rô bốt B và C là:
27 : 3 = 9(khối)
Số khối màu xanh của Rô bốt A là:
9 – 2 = 7 (khối )
Đáp số: A: 7 khối
 B: 9 khối
 C: 9 khối
Nếu ta thêm (hay bớt bao nhiêu đơn vị vào một số hạng thì tổng củng tăng thêm hay bớt đi bấy nhiêu đơn vị.
Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 96 cm. Nếu bớt chiều dài 7cm, thêm chiều rộng 7 cm thì hình chữ nhật đó thành hình vuông. Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.
Trong một tổng hay số hạng , nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi.
Giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
96 : 2 = 48(cm)
Khi thêm chiều rộng 7 cm, bớt chiều dài 7 cm thì nửa chu vi sẽ không thay đổi. Do đó chu vi sẽ không thay đổi .Vậy chu vi hình vuông là 96 cm .
Cạnh hình vuông là:
96 : 4 = 24 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
24 – 7 = 17(cm)
Chiều dài hình chữ nhật là :
24 + 7 = 31(cm)
 Đáp số: 17cm; 13cm. 
III. GV củng cố bài học và dặn dò về nhà.
Thể dục
Quay sau, đI đều vòng phảI, vòng tráI, đổi chân khi đI đều sai nhịp- trò chơI “Bỏ Khăn”
I.Mục tiêu – yêu cầu
Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện động tác đúng, đều.
Trò chơi “Bỏ Khăn”. Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, nhiệt tình trong khi chơi.
II.Địa điểm, phương tiện
 Vệ sinh sân tập, 1 còi, khăn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu: 6-10 phút
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học: 1-2 phút
Chạy theo 1 hàng dọc quanh sân: 1-2 phút
Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”: 1-2 phút
Phần cơ bản: 18-22 phút
Đội hình đội ngũ: 10-12phút
Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 + GV điều khiển lớp tập : 2-3 phút
 + Chia tổ luyện tập: tổ trưởng điều khiển: GV nhận xét
 + Từng tổ thi đua trình diễn.
Trò chơi vận động: 6-8 phút
Trò chơi “ Bỏ Khăn” GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi và luật chơi. Sau đó cả lớp cùng chơi. GV quan sát.
Phần kết thúc: 4-6 phút
Cả lớp vừa đi vừa hát: 1-2 phút
GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút
GV nhận xét giờ học: 1-2 phút
Luyện toán
Tự học
Luyện toán
Đổi các đơn vị đo khối lượng -Giải toán có lời văn
I : Mục tiêu 
Hệ thống hoá các kiến thức về tấn ,tạ ,yến ,kg ,hg ,dag ,g và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lợng 
-Giải một số bài toáncó lời văn liên quan đến đơn vị đo khối lợng 
II : Hoạt dộng dạy học 
Lí thuyết 
GV cho hs lập lại bảng đơn khối lợng vào nháp –GV theo dõi hứơng dẫn thêm 
Hỏi một số mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lợng 
Luyện tập 
Bài 1: Điềm số thích hợp vào chỗ trống
 2437kg=....tấn ...tạ ...yến ....kg 5tạ =....kg 
45yến = .....kg 2tấn 5tạ =....kg 
12kg =.........g 4kg5hg =....g 
36yến =.....tạ ....yến 9hg 8dag =.....g 
Bài 2:Một cửa hàng ngày thứ nhất bán đợc 1234 kg lúa ,ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 34 kg nhưng lại ít hơn ngày thứ ba 89 kg .Hỏi cả ba ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg lúa ?
Bài 3: Để cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt sau cơn bão số 6 ,một kho dữ trữ Quốc gia ngày thứ nhất đã xuất ra 43 tấn lúa ,ngày thứ hai xuất nhiều hơn ngày đầu 4 tấn .Ngày thứ ba xuất bằng tổng số lúa của hai ngày đầu.Hỏi trong ba ngày kho dự trữ Quốc gia đó đã xuất bao nhiêu tấn lúa ? 
HS làm bài gv theo dõi hướng dẫn thêm
3)Củng cố ,dặn dò 
 Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2007
Tự học
Luyện chữ:
I: Mục tiêu
 Hướng dẫn HS viết chữ đẹp, chữ nghiêng, thanh đậm.
II: Hoạt động học dạy
Bước 1. GV viết mẫu.
Bước 2. HS thực hành viết theo hướng dẫn của giáo viên.
GV theo dõi, giúp đỡ hs viết còn sai chính tả, chưa đẹp.
 Luyện toán
Luyện tập
I: Mục tiêu 
HS nắm được dãy số tự nhiên.
II: Hoạt động học dạy
1.Đánh dấu x trước dãy số tự nhiên
 	 0;1;2;3;.;100;101;102;.
 	1;2;3;.6;8;9;.
 	0;1;2;3;.;1001;1002;1003
2.Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 506;507;508;..;;..;512;513.
b. 420;422;426;;.;;
c. 101;103;105;.;;;..
3. Tìm x
 x - 375 =425	x : 4 =567
 	 x+ 1999 =2000	x x 6 =451
Hs làm bài.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
 	 Chiều thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Thực hành khoa học
 Ôn tập các bài 2 đến bài 9
I.Mục tiêu
Giúp HS nắm được vai trò của chất bột đường, chất đạm, chất béo.
Biết vận dụng vào bữa ăn hàng ngày.
II. hoạt động dạy và học
Cho HS chơi trò chơi :Rung chuông vàng.
1. Hằng ngày, cơ thể người lấy từ môi trường những gì?
2. Hằng ngày, cơ thể người thải ra môi trường những gì?
3. Trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện?
4. Nêu một thức ăn chứa chất bột đường?
5. Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ động vật hay thực vật?
6. Các thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ :
A , động vật. B. Thực vật C. động vật và thực vật
7. Các thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật hay thực vật?
A. động vật. B. Thực vật C. động vật và thực vật
8. Chất gì tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể?
9. Chất gì giúp bộ máy cơ thể hoạt động bình thường?
GV chốt lại các kiến thức cơ bản.	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 b2.doc