Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 24 (buổi chiều)

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 24 (buổi chiều)

Địa lý

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ :

+ Thành phố Cần Thơ ở trung tâm đồng bằng sông Cửu long, bên sông Hậu.

+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.

- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ ( lược đồ ).

HS khá, giỏi :

- Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long : nhờ có vị trí địa lí thuận lợi ; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 24 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ 3 ngày 22 tháng 2 năm 2011
Âm nhạc
Giáo viên chuyên trách dạy
Kỷ thuật
Cô Thường dạy
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Thứ 4 ngày 23 tháng 2 năm 2011
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Địa lý
Thành phố cần thơ
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ :
+ Thành phố Cần Thơ ở trung tâm đồng bằng sông Cửu long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ ( lược đồ ).
HS khá, giỏi :
- Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long : nhờ có vị trí địa lí thuận lợi ; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu. 
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Các bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ giao thông Việt Nam
	- Bản đồ Cần Thơ
	- Tranh, ảnh về Cần Thơ. 
III. Hoạt động dạy - học 
1. Giới thiệu bài
2. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
Hoạt động của Gv 
Hoạt động của Gv
Cho HS hoạt động theo nhóm
- HS xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Cần Thơ, mô tả vị trí và ý nghĩa vị trí của Cần Thơ.
HS hoạt động theo nhóm 4
- HS xác định trên bản đồ 
- Cần Thơ nằm bên sông Hậu ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
3. Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long
- HS làm việc theo cặp
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận
- Trình bày những dấu hiệu thể hiện Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đồng bằng sông Cửu Long - Dựa vào kênh hình, kênh chữ để tìm kiến thức
- HS thảo luận
- Do vị trí thuận lợi nên Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ là nơi tiếp nhận các mặt hàng nông sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
4. Cũng cố - dặn dò 
	- Về nhà luyện tập mô tả vị trí địa lý của Cần Thơ
	- Cho HS điền vào sơ đồ
Tự học
Luyện viết : Đoàn thuyền đánh cá
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng viết chữ đúng, đẹp bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”.
- HS có ý thức rèn viết chữ.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giáo viên hướng dẫn HS luyện viết bài thơ .
1.HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Cả lớp đọc thầm và tìm từ khó viết trong bài.
- GV cho HS viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn từng HS.
- GV đọc lại bài một lần để HS khảo bài, soát lỗi.
- GV thu 5 – 7 bài chấm và nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Thứ 5 ngày 24 tháng 2 năm 2011
Bồi dưỡng HS giỏi toán
I.Mục tiêu :
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kiến thức đã học qua các đề thi.
- HS hoàn thành các bài tập do giáo viên đưa ra.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: Tính nhanh.
( 45 + 10 + 100 + 90 + 55 ) x ( 72 – 9 x 8 )
4 x 14 x 25
GV hướng dẫn HS quan sát kĩ và tính bằng cách nhanh nhất.
Cần chú ý thừa số thứ 2.
 a. ( 45 + 10 + 100 + 90 + 55 ) x ( 72 – 9 x 8 )
 = ( 45 + 10 + 100 + 90 + 55 ) x ( 72 – 72 )
 = ( 45 + 10 + 100 + 90 + 55 ) x 0
 = 0
4 x 14 x 25 = 4 x 25 x 14 = 100 x 14 = 1400
Bài 2: Tìm x.
a. 79 x ( X : 23 ) = 316 b. 1615 : ( X x 19 ) = 17
Gv hướng dẫn HS phải xem phần trong ngoặc là bộ phận chưa biết để giải sau đó đưa về bài tìm x quen thuộc.
Bài 3: Tìm hai số chẵn có tổng là 116, biết rằng giữa chúng còn có 3 số chẵn.
GV hướng dẫn HS nhận ra dạng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
 Giải:
Tổng hai số là 116, hiệu là 8
Số lớn là (116 + 8) : 2 = 62
Số bé là: 62 – 8 = 54 
 Đáp số : SL : 62
 SB : 54
Bài 4: Có 4 xe chở gạo . Xe thứ nhất chở 4 tấn , xe thứ hai chở 4 tấn 5 tạ . Xe thứ 3 chở 4 tấn 4 tạ . Xe thứ 4 chở kém mức trung bình của cả 4 xe là 3 tạ.
Hỏi : a. Xe thứ tư chở bao nhiêu tạ?
 b. Tổng số gạo của cả 4 xe chở là bao nhiêu ?
Giải:
Đổi 4 tấn = 40 tạ , 4 tấn 5 tạ = 45 tạ, 4 tấn 4 tạ = 44 tạ
Trung bình cộng của 4 xe là:
(40 + 45 + 44 – 3 ) : 3 = 42 ( tạ )
Xe thứ 4 chở được là:
42 – 3 = 39 ( tạ )
Số gạo của 4 xe là:
40 + 45 + 44 + 39 = 168 ( tạ )
 Đáp số : a. Xe thứ 4 : 39 tạ
 b. 4 xe : 168 tạ
Bài 5 : Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 180 m . Nếu tăng chiều rộng 5m , giảm chiều dài 5m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông.
 Tính diện tích mảnh đất đó?
Giải:
Nếu tăng chiều rộng 5m, giảm 5m thì chu vi không thay đổi .
Cạnh hình vuông là:
180 : 4 = 45 ( m)
Diện tích của hình vuông là:
45 x 45 = 2025 ( m2 )
 Đáp số: 2025 m 2
III.Củng cố dặn dò : Gv nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
 Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Luyện Toán
 Luyện tập: phép trừ phân số
I. Mục tiêu:
Củng cố cách trừ phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số.
Vận dụng vào giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động day, học: 
1.Hoạt động 1: Bài cũ.
* Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc trừ phân số khác mẫu số, lấy ví dụ.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Nhóm 1 làm thêm các bài tập sau;
Bài 1: HS cả lớp làm.
Tính a. - + b. + - c. - + 
Bài 2: Dành cho HS cả lớp.
Tính . a. - b. - c. - 
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi 
Một người bán hoa, lần thứ nhất bán được số hoa, lần thứ hai bán được số hoa. Hỏi người đó bán bao nhiêu phần số hoa nữa thì hết?
Giải:
Cả hai lần bán được số phần hoa là:
 + = ( số hoa )
Còn lại số phần hoa là :
1 - = ( số hoa )
 Đáp số : ( số hoa )
4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò
.
Tiếng việt
Luyện tập câu kể: Ai là gì?
Xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập viết câu kể có kiểu: Ai là gì?, xác định vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Tập viết đoạn văn miêu tả về cây cối. 
II. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Nêu nội dung ghi nhớ của bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
HS làm các bài tập: 
Bài 1: Đặt 3 câu có mẫu Ai là gì?, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong các câu vừa tìm được.
HS đọc các câu vừa tìm được, GV ghi nhanh lên bảng. Gọi 2 HS lên bảng tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em trong đó có sử dụng câu có mẫu Ai là gì?
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu và thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối.
 Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn tă cây chuối trong vườn nhà em hoặc một cây chuối em đã quan sát được.
HS tìm hiểu đề bài, phân tích yêu cầu đề bài.
Thực hành viết bài vào vở.
Một số HS trình bày trước lớp.
3. Hoạt động 3: Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố- dặn dò.
Luyện Tự nhiên và Xã hội
Ôn luyện Lịch sử và Địa lí
I . Mục tiêu: 
- Giáo viên hướng dẫn HS ôn luyện lại các kiến thức về lịch sử và địa lí tuần 22 , 23.
- HS có ý thức học lịch sử, địa lí.
II. Các hoạt động dạy học :
- Giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:
Lịch sử:
Câu 1: Nhà Hậu Lê đã có những biện pháp gì để phát triển giáo dục?
HS thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra câu trả lời.
Cho dựng lại nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám, trường học có kho sách, phòng học. Ngoài việc dạy con em vua quan ra còn thu nhận thêm con của thường dân học giỏi.
Cho xây trường tư bên cạnh các lớp học của các thầy đồ.
Câu 2 : Nội dung GD của thời Hậu Lê là?
Câu 3: Kể tên các kì thi của thời Hậu Lê?
Câu 4 : Văn học thời Hậu Lê được viết bằng loại chữ gì?
Câu 5 : Kể tên các tác giả tiêu biểu của thời kì Hậu Lê?
Địa lí: 
Câu 1: Tại sao đồng bằng Nam bộ trở thành vùng phát triển công nghiệp nhất nước ta?
Câu 2: Kể tên một số ngành công nghiệp tiêu biểu của đồng bằng Nam Bộ?
Câu 3 : Tại sao thành phố Hồ Chí Minh trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước?
Câu 4 : Tại sao thành phố Hồ Chí minh trở thành vùng văn hóa, khoa học lớn của đất nước?
HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời lần lượt từng câu hỏi.
III. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
Tiếng việt
Luyện tập về dấu gạch ngang
I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
 - Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.
II. Các hoạt động dạy- học.
1. Hoạt động 1: Gọi 1 HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
 - 1 HS làm lại bài tập 2 ở SGK.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
* GV tổ chức cho HS .
Bài 1: GV chép bài Đi chợ ( SáchTV2 tập 1), lên bảng. Yêu cầu HS điền dấu gạch ngang thích hợp và giải thích tác dụng của dấu gạch ngang đó.
 ( Các dấu cần điền là trước các câu văn dẫn lời nói của nhân vật: bà, cháu) .
Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn ngắn kể lại một cuộc trao đổi về một bài toán khó trong đó có sử dụng dấu gạch ngang đánh dấu chhõ bắt đầu lời nói của nhân vật, và có dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích lời nói của nhân vật.
3. Hoạt động 3: Chấm bài, chữa lỗi . Củng cố- dặn dò.
4. Củng cố- dặn dò: Nhắc HS học lại bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động ngoài giờ
 Làm vệ sinh lớp học
I. Mục tiêu: - Phong quang trường lớp sạch, đẹp.
 - Tập cho HS có nề nếp và thói quen làm việc tự phục vụ bản thân.
II. Phân công các tổ làm việc như sau:
 Tổ 1: Quét mạng nhện
 Tổ 2: Lau bàn ghế 
 Tổ 3: Quét sàn nhà.
III. Các tổ làm việc. Tổ trưởng điều hành.
IV. Tổ trưởng báo cáo kết quả. GV nhận xét. Tuyên dương những tổ làm tốt.
Thứ 4 ngày 20 tháng 2 năm 2008
Toán
Luyện tập: phép cộng phân số
I. Mục tiêu:
Củng cố cách cộng phân số có cùng mẫu số:.
Vận dụng vào giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động day, học: 
1.Hoạt động 1: Bài cũ.
* Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc cộng phân số cùng mẫu số, lấy ví dụ.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
GV tổ chức cho h/s làm các bài tập trong VBT.
Bài 1: Tính . HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán, tìm phép tính, đặt lời giải phù hợp.
 Trình bày bài giải vào vở.
GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Nhóm 1 làm thêm các bài tập sau;
Bài 1: Quy đồng các nhóm phân số sau, rồi tính tổng các nhóm phân số đó.
a. ; và b. ; và c. ; và 
Bài 2: Đoạn thẳng AB dài dm, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB dm.
Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu dm?
4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò
.
Tiếng Việt
Luyện đọc- kể chuyện
I. Mục tiêu: HS đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm khi đọc bài văn, bài thơ.
 - Đọc diễn cảm bài văn: Hoa học trò .Đọc thuộc lòng bài thơ: Chợ Tết.
Hiểu bài văn, bài thơ.
Kể được câu chuyện đã nge đã đọc về sự đấu tranh giữa cái xấu và cấi tốt..
II. Các hoạt động dạy- học.
1. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài văn: Hoa học trò.
+ Đọc trong nhóm. + Thi đọc trước lớp. Trả lời câu hỏi 1,2,3 ở SGK.
+ Nêu ý nghĩa của bài văn.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thuộc lòng bài: Chợ Tết.
* GV tổ chức cho HS đọc thuộc lòng cả bài( một số khổ thơ).
Nhận xét, tuyên dương những HS đọc thuộc, đọc hay.
Nhắc nhở, kèm cặp những HS đọc còn yếu.
3. Hoạt động 3: Luyện kể chuyện.
* GV cho HS thi kể chuyện theo yêu cầu bài tập, nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Hoạt động 4: Chấm bài, chữa lỗi . Củng cố- dặn dò.
Thứ 5 ngày 28 tháng 2 năm 2008
Hoạt động ngoài giờ
Tập múa hát về ngày quốc tế phụ nữ
Thứ 6 ngày 29 tháng 2 năm 2008
Toán
Luyện tập: phép cộng trừ phân số
I. Mục tiêu:
Củng cố cách cộng, trừ phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số.
Vận dụng vào giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động day, học: 
1.Hoạt động 1: Bài cũ.
* Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ phân số khác mẫu số, cùng mẫu số.
 Lấy ví dụ.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT.
Bài 1; 2: Tính . HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Tìm x. Hướng dẫn HS cách tìm thành phần chưa biết giống như các phép toán đối với số tự nhiên.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: Tính bàng cách thuận tiện nhất.
- HS áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để làm bài.
Bài 5: Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán, tìm phép tính, đặt lời giải phù hợp.
 Trình bày bài giải vào vở.
GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Nhóm 1 làm thêm các bài tập sau;
Bài 1: Tìm x: a. x - - = b. + - x = c. - x = - 
Bài 2: Một người bán vải , lần thứ nhất bán được số vải, lần thứ hai bán được nhiều hơn lần thứ nhất số vải. Hỏi người đó bán bao nhiêu phần số vải nữa thì hết?
4. Chấm bài, chữa lỗi- Củng cố, dặn dò
.
Tiếng việt
Luyện tập câu kể: Ai là gì?
Xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập viết câu kể có kiểu: Ai là gì?, xác định vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Tập viết đoạn văn miêu tả về cây cối. 
II. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Nêu nội dung ghi nhớ của bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
HS làm các bài tập: 
Bài 1: Đặt 3 câu có mẫu Ai là gì?, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong các câu vừa tìm được.
HS đọc các câu vừa tìm được, GV ghi nhanh lên bảng. Gọi 2 HS lên bảng tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em trong đó có sử dụng câu có mẫu Ai là gì?
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu và thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối.
 Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn tă cây chuối trong vườn nhà em hoặc một cây chuối em đã quan sát được.
HS tìm hiểu đề bài, phân tích yêu cầu đề bài.
Thực hành viết bài vào vở.
Một số HS trình bày trước lớp.
3. Hoạt động 3: Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố- dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docT23- chieu.doc