Giáo án các môn lớp 5 - Học kì I - Tuần dạy 12

Giáo án các môn lớp 5 - Học kì I - Tuần dạy 12

Sáng TẬP ĐỌC

 Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả

 - Hiểu nội dung bài: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm dặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ, của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả .

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng vọng và nêu nội dung của bài.

 - GV nhận xét ghi điểm.

 * Giới thiệu bài.

HĐ2: Luyện đọc

 - HS đọc tiếp nối (3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Học kì I - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Sáng Tập đọc
 Tiết 23: 	 mùa thảo quả
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả
 - Hiểu nội dung bài: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm dặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ, của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả .
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng vọng và nêu nội dung của bài.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc 
 - HS đọc tiếp nối (3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ3: Tìm hiểu bài: 
 - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. 
 - Câu 1: Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp khăncũng thơm.
 - Các từ thơm, hương lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả...
 - Câu 2: Qua một năm thảo quả đã thành cây cao, một năm sau mỗi thân lẻ lại đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm chiếm không gian.
 - Câu 3: Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây, khi thảo quả chín rừng sáng như có lửa 
 - HS rút ra nội dung bài – GV bổ sung ghi bảng.
 * Nội dung : Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 - GV chọn đoạn “ Gió tây lướt thướt  từng nếp áo nếp khăn” để đọc diễn cảm.
 - Hướng dẫn HS khi đọc chú ý nhấn giọng các từ : lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp .
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - HS thi đọc diễn cảm. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét ghi điểm.
HĐ5: Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ND bài . GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về chuẩn bị bài sau Hành trình của bầy ong.
Toán
Tiết 56: nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố các kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập 3.
* Giới thiệu bài
HĐ2: Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- GV giới thiệu VD1, yêu cầu HS tự tìm ra kết quả của phép nhân 27,867 x 10.
 27,867 x 10 = 278,67
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra được nhận xét và tự nêu được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
- GV nêu VD2 yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 x 100 sau đó tự rút ra nhận xét và nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 100.
 53,286 x 100 = 5328,6
- GV gợi ý để HS tự nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc trong SGK.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Nhân nhẩm
- HS làm cá nhân, đổi chéo bài kiểm tra. Gọi vài HS nêu miệng kết quả.
1,4 x 10 = 14
9,63 x 100 = 963
5,328 x 1000 = 5328
2,1 x 10 = 21
25,08 x 100 = 2508
4,061 x 1000 = 4061
7,2 x 10 = 72
5,32 x 100 = 532
0,894 x 1000 = 894
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là xăng-ti-mét:
- HS làm bài cá nhân, trình bày nối tiếp, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
10,4dm = 104cm
12,6m = 1260cm
0,856m =85,6cm
5,75dm = 57,5cm
Bài 3: HS đọc đề bài, tự làm bài. HS chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
Bài giải
10 lít dầu hoả cân nặng là:
0,8 x 10 = 8 (kg)
Can dầu hoả đó cân nặng là: 
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số: 9,3 kg
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - Hệ thống nội dung bài học: Cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
 - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Đạo đức
 Tiết 12 : Kính già, yêu trẻ (T1)
I .Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Tài liệu và phương tiện
 GV: Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1 – HS: SGK
III Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung bài học của tiết trước.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc guíp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành
 - HS đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
 - HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
 - HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi trong SGK. HS phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận:
 +) Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc phù hợp với khả năng.
 +) Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện văn minh, lịch sự.
 +) GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
HĐ3: Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
- HS làm việc cá nhân.
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV kết luận:
 +) Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
 +) Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
HĐ4: HĐnối tiếp
 - GV hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học và hướng dẫn về nhà.
 - Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 57: luyện tập
I- Mục tiêu
 Giúp HS: 
 - Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000...
 - Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- 1 Hs nêu lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000....
 -1 HS khác nêu lại quy tắc nhân 1số thập phân với 1 số tự nhiên.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: a)Nhân nhẩm
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân. HS trình bày bài nối tiếp, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố cách nhân nhẩm.
 1,48 x 10 = 14,8
 15,5 x 10 = 155
 5,12 x 100 = 512
 0,9 x 100 = 90
 2,571 x 1000 = 2571
 0,1 x 1000 = 100
b) 8,05 x 10 = 80,5 8,05 x 100 = 805
 8,05 x 1000 = 8050 8,05 x 10000 = 80500
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, 4HS làm bảng. HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố nhân STP với STN.
* Kết quả: a) 384,5 b) 10080 c) 512,8 d) 49 284
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài vào vở, GV chấm chữa bài. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố giải toán có lời văn.
Bài giải
Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:
 10,8 x 3 = 32,4 (km)
Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ sau là:
 9,52 x 4 = 38,08 (km)
Quãng đường người đó đi được là: 
32,4 + 38,08 = 70,48 (km).
Đáp số: 70,48km.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN:5
Khoa học
Tiết 23: sắt, gang, thép
I. Mục tiêu
Sau bài học,HS có khả năng::
- Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: tranh ảnh một số đồ dung được làm từ gang hoặc thép - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu một số đặc điểm và công dụng của tre, song, mây ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành xử lí thông tin
* Mục tiêu: 
 HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
* Cách tiến hành
 - Bước 1: Làm việc cá nhân
 - Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp 
 +) Một số HS trình bày ý kiến trước cả lớp, HS khác bổ sung.
*GV KL: - Trong tự nhiên, sắt có trong thiên thạch và trong các quặng sắt.
 - Sự giống nhau giữa gang và thép: chúng đều là hợp kim của sắt và các – bon.
 - Sự khác nhau giữa gang và thép: gang có nhiều các bon hơn thép; gang rất cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi; thép có ít các bon hơn gang, thép có tính chất cứng, bền dẻo,
HĐ3: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: 
 HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép.
* Cách tiến hành
 - Bước 1: GV giao việc cho các nhóm
 - Bước 2: HS làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
 - Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*GVKL: 
 - Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như: nồi, chảo (được làm bằng gang); dao, kéo, cày, cuốc, và nhiều liaoj máy móc, cầu,... (được làm bằng thép).
 - Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng giòn, dễ vỡ.
 - Một số đồ dùng bằng thép như: cày, cuốc, dao, kéo,...dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch sẽ và cất ở nơi khô ráo.
HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế. HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhận xét giờ học nhắc, HS chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết 23: mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu 
Giúp HS:
 - Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường.
 - Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho.
 - Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học 
 - GV: bảng phụ viết sẵn bài tập 1b.
 - HS: SGK, từ điển HS
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đặt câu với một cặp quan hệ từ mà em biết.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi để hoàn thành bài tập.
 - ... dân ăn ở, sinh hoạt.
Khu dân cư
cảnh đẹp nổi tiếng.
Khu công nghiệp
nơi làm việc của các nhà máy, xí nghiệp,...
Khu bảo tồn thiên nhiên
nơi dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí của con người.
Khu vui chơi giải trí
nơi gìn giữ, bảo vệ cảnh vật, cây cối, con vật tự nhiên.
Bài 2: Những từ nào có tiếng bảo mang nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm” ?
a) bảo vệ
b) bảo hành
c) bảo tồn
d) bảo toàn
e) bảo kiếm
g) bảo quản
h) bảo hiểm
i) bảo ngọc
 - HS trao đổi nhóm đôi. Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
 +) Những từ có tiếng bảo mang nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm” là: bảo vệ, bảo hành, bảo toàn, bảo tồn, bảo quản, bảo hiểm.
Bài 3: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về những việc làm bảo vệ môi trường của em và các bạn nhỏ nơi em ở.
 - HS viết bài vào vở. GV gọi một số em đọc bài.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét sửa chữa cách dùng từ cho HS. Cho điểm bài viết hay.
HĐ3: Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 12: hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng
 ngày nhà giáo việt nam
I.Mục tiêu
 - Giúp HS hiểu thêm nội dung, ý nghĩa cá bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
 - Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn vâng lời thầy cô.
 - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
II.Chuẩn bị 
 - GV: Nội dung – HS: các tiết mục văn nghệ
III.Tiến hành hoạt động
HĐ1: Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu
- Lớp trưởng lên tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
- Nêu chương trình thi và giới thiệu ban giám khảo, thư kí.
- Nêu yêu cầu thi và cách chấm điểm.
HĐ2: Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn giữa các tổ
 - Các tổ lần lượt lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
 - Ban giám khảo chấm điểm theo các tiêu chuẩn sau:
 +) Thể loại phong phú.
 +) Đúng chủ điểm
 +) Phong cách biểu diễn.
 - Kết thúc cuộc thi, người điều khiển công bố kết quả.
 - GV chủ nhiệm phát thưởng cho tổ và các tiết mục đạt điểm cao nhất, biểu dương kết quả hoạt động của lớp.
HĐ3: Kết thúc hoạt động
 - Nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức kỉ luật của HS.
 - GV nhận xét biểu dương các cá nhân và các tổ có tiết mục hay.
 - Cả lớp và GV chọn lọc các tiết mục hay và đặc sắc để tham dự hội thi văn nghệ cấp trường.
- GV hướng dẫn và lên lịch cho HS tập luyện để đạt kết quả cao.
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 59: luyện tập
I- Mục tiêu Giúp HS:
 - Nắm đc quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
	- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân. 
- Củng cố kĩ năng đọc viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc nhân nhẩm với 10, 100, 1000, ...
* Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Bài 1: a) GV giới thiệu VD:
142,57 x 0,1 = 14,257
531,75 x 0,01 = 5,3175
- HS thực hiện nhân, rồi so sánh, nhận xét thừa số thứ nhất với từng tích của phép nhân. Rút ra cách nhân nhẩm STP với 0,1; 0,01; 0,001; ... (SGK)
b) Tính nhẩm.
- HS nhẩm trong cặp, trình bày nối tiếp.
a) 579,8 x 0,1 = 57,98
805,13 x 0,01 = 8,0513
362,5 x 0,001 = 0,3625
b) 38,7 x 0,1 = 3,87
67,19 x 0,01 = 0,6719
20,25 x 0,001 = 0,02025
c) 6,7 x 0,1 = 0,67
3,5 x 0,01 = 0,35
5,6 x 0,001 = 0,0056
Bài 2: Viết các số đo dưới dạng km2
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân. 
- Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố chuyển đổi đơn vị đo, nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001; ....
1000ha = 10km2
125ha = 1,25km2
12,5ha = 0,125km2
3,2ha = 0,032km2
Bài 3: HS đọc, nêu yêu cầu.
- GV giao việc, HS làm bài cá nhân.
- Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố tỉ lệ bản đồ, nhân nhẩm với 10; 100; 1000; ...
Bài giải
Quãng đường từ TPHCM đến Phan Thiết là:
19,8 x 1 000 000 = 19800 000 (cm) = 198 (km)
Đáp số: 198km.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001; ...
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 12: mùa thảo quả
I.Mục tiêu
 - Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Sự sống cứ tiếp tục đến hắt lên từ dưới đáy rừng trong bài Mùa thảo quả.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc vần at/ac. 
 - Rèn kĩ năng viết và kết hợp rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: thẻ ghi các tiếng có âm s/x; at/ac – HS: Vở bài tập TV 5 tập 1. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi 2 HS lên bảng tìm các từ láy âm đầu n. 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả
 * Trao đổi nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc văn, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn văn 
 - HS nêu: Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
 * Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai.
 - HS nêu: sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót, ..
 - HS luyện đọc và viết các từ trên.
 * HS viết chính tả
 - GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- GV đọc bài cho HS viết.
 * Thu bài chấm, nhận xét bài viết của HS.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 :a) HS nêu yêu cầu của bài tập
 - HS trao đổi và làm bài vào vở BTTV.
 - HS chữa bài – Cả nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
sổ – xổ
sơ – xơ
su – xu
xứ – sứ
sổ sách – xổ xố
vắt sổ – xổ lồng
sổ mũi – xổ chăn
cửa sổ – chạy xổ ra
sơ sài- xơ múi
sơ lược – xơ mít
sơ qua – xơ xác
sơ sinh – xơ cua
su su – đồng xu 
su hào – xu nịnh
cao su – xu thời
su sê – xu xoa
bát sứ – xứ sở
đồ sứ – tứ xứ
sứ giả – biệt xứ
cây sứ – xứ đạo
Bài 3: a) HS đọc yêu cầu và trao đổi theo cặp. HS chữa bài. - GV chốt lại ý kiến.
 +) Dòng thứ nhất là các tiếng đều chỉ tên các con vật, dòng thứ hai các tiếng chỉ tên các loài cây. Khi thay âm đầu s bằng âm đầu x thì các tiếng sau có nghĩa: xóc, xói, xẻ, xáo, xít, xam, xán, xen, xâm, xắn, xấu, xả, xi, xung.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. 
 - Hướng dẫn về nhà học bài.
Địa lí
Tiết 12: công nghiệp
I.Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh
- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: bản đồ HC Việt Nam, các hình minh họa trong SGK.
- HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ?
 - Nước ta có những điều kiện nào để phát triển thủy sản ? 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
*Bước 1: Yêu cầu HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK
*Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả. Lớp cùng GV nhận xét chốt ý đúng:
	+) Nước ta có nhiều ngành công nghiệp: Khai thác khoáng sản; Điện; Luyện kim; Cơ khí; Hóa chất; Dệt may mặc; Chế biến lương, thực thực phẩm; Chế biến thủy, hải sản; Sản xuất hàng tiêu dùng.
 +) Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng: Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí; hình b thuộc ngành công nghiệp điện (nhiệt điên).; hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
 +) Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh, ...
 +) Ngành công nghiệp có vai trò: cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
HĐ3: Nghề thủ công
*Bước 1: Dựa vào SGK và quan sát hình và trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
*Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc.
GV kết luận:
 * Đăc điểm: 
 +) Nghề thủ công đó là nghề chủ yếu dựa vào truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
 +) Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm Bát tràng, gốm Biên Hòa, hàng cói Nga Sơn, 
* Vai trò:
 +) Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
 +) Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
 +) Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
HĐ4: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Chiều Khoa học
 Tiết 24: đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu
- HS quan sát và phát hiện được một vài tính chất của đồng.
- Nêu được một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Đồ dùng dạy học
 - HS: SGK, Một số đoạn dây đồng. 
 - GV: Sưu tầm tranh ảnh về một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép trong gia đình ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
* Giới thiệu bài
HĐ2: Làm việc với vật thật 
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
* Cách tiến hành
+) Bước 1: Làm việc theo nhóm
+) Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
 - GVKL: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
HĐ3: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành
+) Bước 1: làm việc cá nhân
+) Bước 2: HS trình bày bài làm của mình, HS khác nhận xét bổ sung. 
GVKL: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng.
HĐ4: Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành
- HS kể tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK và trong gia đình ? Nêu cách bảo quản ?
KL: - Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện một số bộ phận của ô tô, tàu biển,
 - Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình, các nhạc cụ ...
 * Cách bảo quản: Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại.
HĐ5: Củng cố dặn dò
- Hệ thống bài. HS đọc bài học trong SGK.
- Cho HS liên hệ thực tế với cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng có trong gia đình của mình.
- GV nhận xét giời học. Nhắc HS về chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 12.doc