Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 11

I- MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.

2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 Hoạt động 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh (nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh)

- Bài học đầu tiên – Chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác (lầu) của một ngôi nhà giữa phố.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. 
II - đồ dùng dạy – học
Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
iii- các hoạt động dạy – học
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh (nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh)
- Bài học đầu tiên – Chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác (lầu) của một ngôi nhà giữa phố.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc hai HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài..
- GV giới thiệu tranh minh hoạ khu vườn nhỏ của bé Thu (trong SGK); giới thiệu thêm một vài tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố (nếu có).
- Từng tốp 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. Chia bài làm 3 đoạn: đoạn 1 (câu đầu), đoạn 2 (tiếp theo đến “không pải là vườn!”); đoạn 3 (còn lại). GV nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải sau bài (săm soi, cầu viện).
- HS luyện đọc theo cặp :1-2 em đọc cả bài trước lớp; GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, ngắt nhịp hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,); đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.
b) Tìm hiểu bài
- Đọc thầm bài văn và cho biết :
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
(Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối: nghe ông kể chuyện về từng lọai cây trồng ở ban công)
- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(HS nói về đặc điểm của từng loài cây, GV kết hợp ghi bảng những từ ngữ gợi tả: Cây quỳnh – lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn – thờ những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa ấn Độ - bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to)
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
(Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.)
- Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
(Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn,)
c). Hướng dẫn đọc diễn cảm
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Thu và ông). Chú ý đọc phân biệt lời bé Thu, lời của ông; nhấn giọng các từ ngữ hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
Hoạt động nối tiếp 
-Một HS nhắc lại nội dung bài văn. (Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thiêm trong lành, tươi đẹp.)
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS học theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
 chính tả
 tuần 11
I- Mục tiêu: 
1. Nghe – viết đúngchính tả một đoạn trong bài Luật bảo vệ môi trường.
2. Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng
II - đồ dùng dạy – học
- Vở BT .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe – viết 
- GV đọc Điều 3, khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường (về hoạt động bảo vệ môi trường). HS theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc lại Điều 3 khoản 3.
-GV hỏi: Nội dung Điều 3 khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường nói gì? (điều 3, khoản 3I giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường ?)
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày điều luật (xuống dòng sau khi viết Điều 3, khoản 3); những chữ viết trong ngoặc kép (“Hoạt động bảo vệ môi trường ”), những chữ viết hoa (Luật Bảo vệ, Điều 3,..); những từ ngữ các em dễ viết sai (phòng ngừa, ứng phó, suy thoái,)
- GV đọc cho HS viết bài chính tả
- HS đổi chéo soát bài.
- GV chấm, chữa một số bài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- GV tổ chức cho HS bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có tiếng chứa các âm, vần đó trên giấy nháp và bảng lớp. 
+ HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng; GV cùng cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm), bổ sung từ ngữ do các bạn khác tìm được (VD: lắm điều – nắm tay).
+ 2-3 HS đọc lại một số cặp từ ngữ phân biệt âm đầu l ./ n 
Bài tập 3
- HS làm BT3a
- Về hình thức hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm HS thi tìm các từ láy âm đầu n ( 2 nhóm , mỗi nhóm 4 em, thời gian 2 phút )
-HS và GV nhận xét
.- GV kết luận nhóm thắng cuộc .
Hoạt động nối tiếp 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp.
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A : Kiểm tra bài cũ : 2HS làm bài 3-4VBT 
B : Bài mới 
Hoạt động 1: Ôn cách cộng số thập phân
- Cho HS nêu cách cộng số thập phân
- HS khác nhận xét
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. 3 HS làm bài bảng 
HS biết cách đặt tính và tính tổng nhiều số TP
 a) 15,32+41,69 +8,44 b) 27,05+ 9,38 +11,23
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài.
HS nêu rõ đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để tính nhanh. Chẳng hạn:
 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 
=( 4,2 + 6,8 )+ ( 3,5 + 4,5 ) (Tính chất giao hoán của phép cộng)
= 11 + 8 (Tính tổng nhiều số)
* Tương tự các bài còn lại 
Bài 3: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
 (HS tính các tổng rồi so sánh các tổng).
- Cho HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau
Bài 4: HS làm bài cá nhân 
HS tự nêu tóm tắt (bằng lời) bài toán
HS nêu cách gi ải và làm bài vở -1HS làm bài bảng 
HS nhận xét 
- GV chấm 1số bài 
Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học 
Về làm bài tập trong VBT
 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I- Mục tiêu: 
1. Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
2. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
II - đồ dùng dạy – học
-VBT Tiếng Việt 5, tập một 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 Nhận biết đại từ xưng hô
- HS đọc nội dung BT1.- GV hỏi:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?(Hơ Bia, cơm và thóc gạo).
+ Các nhân vật làm gì? (Cơm Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo Hơ Bia, bỏ bào rừng)
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lời giải:
 + Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta.
 + Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi
 +Từ chỉ người hay vật mà câu chuyện hướng tới: chúng.
 - GV: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.Bài tập 2 : Cách sử dụng đại từ xưng hô
-HS đọc YC bài tập.
-HS nêu yêu cầu của bài; GVnhắc HS chú ý lời nói của hai nhân vật: cơm và Hơ Bia.
- HS đọc lời của từng nhân vật: nhận xét về thái độ của cơm, sau đó của Hơ Bia.
+Cách xưng hô của cơm (xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị): tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
+ Cách xưng hô của Hơ Bia (xưng là ta, gọi cơm là các ngươi): kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
Bài tập 3	Kỹ năng sử dụng đại từ xưng hô	
- HS đọc YC bài tập.
- GV nhắc HS tìm những từ các em thường tự xưng với thầy, cô/ bố, mẹ / anh, chị, em/ bạn bè. Để lời nói đảm bảo tính lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính,
- HS trả lời miệng –HS khác NX _GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải:
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ 
 HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK. 1 Rèn kỹ năng nhận biết đại từ xưng hô
- HS đọc YC bài tập .
Hoạt động 4.Hướng dẫn HS Luyện Tập 
Bài tập 1 Nhận biết đại từ xưng hô
- GV nhắc HS chú ý: để giải đúng BT1, cần tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng; phát biểu ý kiến.
- HS khác NX _ GV chốt lời giảI đúng :
Lời giải:
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng,coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
- Chốt KT : Vì sao những từ này là đại từ ?
Bài tập 2
- HS đọc YC bài tập .
- HS đọc thầm đoạn văn 
- GV hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào?Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?
(Bố chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nóvà Tu Hú gặp trụ chóng trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là tụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cười Bồ Chao quá sợ sệt)
- HS suy nghĩ, làm bài, điền vào 6 chỗ trống các đại từ xưng hô thích hợp: Tôi, nó hay chúng ta. Ghi lại các từ đó theo thứ tự từ 1 đến 6. 
- HS phát biểu ý kiến. HS khác NX .GV chốt đúng .
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Thứ tự điền vào các chỗ trống: 1- Tôi, 2- Tôi, 3- Nó, 4- Tôi, 5-Nó, 6- chúng ta.
- Một, hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ các đại từ xưng hô.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ kiến thức đã học về đại từ xưng hô để biết lựa chọn, sử dụng từ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Toán:
 Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A : Kiểm tra bài cũ :  2HS lên bảng làm bài 3-4 VBT
B : Bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân
a. Cho HS tự nêu ví dụ 1 (trong SGK), tự nêu phép tính để tìm số mét vải may quần, để có: 
 4,29 - 1,84 = ? (m)
- Cho HS tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, chẳng hạn, phải: 
+ Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên (như SGK)
+ Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ (tương tự như phần im đậm trong SGK): Cho HS nêu cách trừ 2 số thập phân :
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng đơn vị đặt thẳng cột với nhau, các dấu phẩy đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Đặt dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
b. Tương tự như a đối với ví dụ 2.
c. Cho vài HS nhắc lại để thuộc cách trừ hai số thập phân. 
Hoạt động 2: Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu  ... g của cặp từ chỉ quan hệ :vì -nên , tuy –nhưng ?
Bài tập 3
-HS đọc YC bài tập.
-HS hoạt động cá nhân.
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. 
- Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót. 
- Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
- Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
HS khác NX –GV chốt đúng .
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học. 
Kĩ THUậT: 
 Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I - Mục tiêu: HS cần phải:
 - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Có ý thức giúp gia đình .
II - Đồ dùng dạy học
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK. VBT.
III- Các hoạt động dạy – học 
 Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thừng dùng (đã học ở bài 7).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uông.
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Không rửa cốt (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa bát vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngòi của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát dưới nắng cho khô ráo.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Hoạt động 4: Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
Khoa học :
 tre, mây, song
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
-Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây, song.
-Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song đợc sử dụng trong gia đình.
II. đồ dùng học tập
Phiếu học tập.
Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III.hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
B- Dạy –học bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng cảu tre; mây, song
* Cách tiến hành
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn
 GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bàykết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: 
- HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song,
- HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây,song đợc sử dụng trong gia đình.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay song, mây.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận: Tre và mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình đợc làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò :
 - Đọc mục bạn cần biết .
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán:
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1 : Bài cũ : 2HS làm bài 3-4 VBT
2 : Bài mới : 
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
a. HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải: ‘Chu vi tam giác bằng tổng của ba cạnh”, từ đó hình thành phép tính 1,2x3.
- Gợi ý để HS có thể biết cách đổi đơn vị đo (1,2 m = 12dm) để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên 12 x 3.
- HS tự so sánh kết quả của phép nhân 12 x 3 = 36 (dm) với kết quả của phép nhân 1,2 x 3 = 3,6 (m), từ đó thấy tính hợp lí của quy tắc thực hiện phép nhân 1,2 x 3.
- Yêu cầu HS tự rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
b. GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng quy tắc mới học để thực hiện phép nhân 0,46 x 12 (đặt tính và tính).
c. Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
* Chú ý: Nhấn mạnh 3 thao tác trong quy tắc, đó là: Nhân, đếm và tách.
Hoạt động 2: Thực hành nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Bài 1: HS làm bài cá nhân4 HS làm bài bảng –Lớp làm bài vở 
* HS biết cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân 1số TP với 1 số tự nhiên 
Bài 2: HS làm bài theo nhóm 
-Yêu cầu một vài HS phát biểu lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Các nhóm trình bày kết quả vào bảng phụ ( bảng lớp )
-HS và GV nhận xét 
Hoạt động 3: Giải toán có liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Bài 3: - Hướng dẫn HS:
 - Gọi một HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà làm các bài trong VBT
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I- Mục tiêu: 
1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
2. Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng
- Nơi và ngày viết đơn.
- Tên của đơn.
- Nơi nhận đơn.
- Nội dung đơn:
+ Giới thiệu bản thân;
+ Trình bày tình hình thực tế;
+ Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra;
+ Kiến nghị cách giải quyết;
+ Lời cảm ơn.
- Chữ kí của người viết đơn ở cuối đơn.
ii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ
HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại (sau tiết trả bài trước).
- Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV tuần 6, các em đã luyện tập viết đơn xin tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Giữ lấy màu xanh, các em sẽ luyện tập viết lá đơn kiến nghị về bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS viết đơn 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1-2 HS đọc lại mẫu đơn.
Tên của đơn
Nơi nhận đơn
Giới thiệu bản thân
Đơn kiến nghị
- Đơn viết theo đề 1: uỷ ban nhân dân hoặc công ti cây xanh ở địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn)
Đơn viết theo đề 2: uỷ ban nhân dân hoặc công an ở địa phương (xã phường, thị trấn)
- Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đơn viết theo đề 1); bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đơn viết theo đề 2)
- GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
- GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
- Một vài HS nói đề bài các em đã chọn (đề 1 hay 2)
- HS viết đơn vào vở bài tập đã in sẵn mẫu đơn
- HS tiếp nói nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
- yêu cầu HS quan sát một người trong gia đình, chuẩn bị cho tiết TLV tới (lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân).
Địa lý:
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS :
Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tỡm hiểu về cỏc ngành lõm nghiệp, thủy sản nước ta.
Biết được cỏc hoạt chớnh trong lõm nghiệp, thủy sản.
Nờu được tỡnh hỡnh phỏt triển và phõn bố của lõm nghiệp, thủy sản.
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, khụng đồng tỡnh với những hành vi phỏ hoại cõy xanh, phỏ hoại rừng và nguồn lợi thủy sản.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thỏc và nuụi trồng thủy sản.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
 - Hóy cho biết ngành trồng trọt cú vai trũ như thế nào trong sản xuất nụng nghiệp ở nước ta?
Vỡ sao nước ta là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trờn Thế giới?
Những điều kiện nào giỳp cho ngành chăn nuụi phỏt triển ổn định và vững chắc?
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài
1 – Lõm nghiệp
* Hoạt động 1 : làm việc cả lớp
- HS quan sỏt hỡnh 1 và trả lời cõu hỏi – SGK.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp hoặc nhúm nhỏ.
Bước1: HS quan sỏt bảng số liệu và trả lời cõu hỏi trong SGK.
- GV gợi ý như SGK để HS trả lời.
Bước 2 : HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung
GV sửa chữa kết luận.
2 – Ngành thủy sản
* Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp hoặc nhúm nhỏ
- Hóy kể tờn một số loài thủy sản mà em biết ?
- Nước ta cú những điều kiện thuận lợi nào để phỏt triển ngành thủy sản?
- HS trả lời cõu hỏi ở mục 2 – SGK.
- GV kết luận.
--> Bài học SGK
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ :
- HS trả lời cõu hỏi 1,3 – SGK.
- Về nhà học bài và đọc trước bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 11.doc